Đại Lão Lại Muốn Tan Vỡ

Chương 280: Chương 280: Xin chào, Nhiếp Chính Vương đại nhân (17)




"Thời điểm biểu ca mới lên nắm quyền Phượng gia thì Phượng gia bất ngờ xảy ra nội loạn. Sau trận nội chiến đó thì tất cả đều chết..."

Hệ thống nghe xong.

Trái tim giả tưởng tự giác run lên.

Vị quận chúa này đang kể chuyện xưa sao?

Vì cái gì mà sau nội chiến mọi người đều chết hết?

Hệ thống không muốn ký chủ bị người khác dạy hư.

Nên bắt đầu phổ cập cho ký chủ ngọn nguồn câu chuyện là thế nào.

Phượng Cửu Tô, năm mười lăm tuổi, phụ thân qua đời, lên nắm quyền Phượng gia.

Ba tháng sau tham gia khoa cử, đặt được vị trí Trạng Nguyên(*).

Lúc yết kiến hoàng đế, được phong làm Thị lang(*).

Bộ dáng học thức cùng gia thế của Phượng Cửu Tô khi đó đã mê hoặc không biết bao nhiêu tiểu thư khuê cá trong kinh thành.

Tháng 9 cùng năm, chi thứ Phượng gia liên thủ với nhau mưu phản.

Cảm thấy không cam lòng vì bị một tiểu hài tử chưa đủ lông đủ cánh đè đầu cưỡi cổ.

Sau đó, cũng chính tiểu hài tử này khiến cho họ không thể bước ra cửa Phượng phủ nửa bước.

Nghe nói, đêm đó, Phượng gia máu chảy thành sông.

Cũng trong đêm đó, thủ đoạn tàn nhẫn của Phượng Cửu Tô khiến cả triều đình chấn kinh.

Không ít người thay nhau dâng tấu nói tâm tính của Phượng Cửu Tô quá ác độc, không thích hợp ở trong triều làm quan.

Có người còn dâng tấu muốn trị tội Phượng Cửu Tô.

Nhưng hoàng đế lại nhìn trúng tài mưu lược của hắn.

Trùng hợp lúc đó nước láng giềng bắt đầu khiêu chiến với Thịnh Long quốc, bệ hạ ra lệnh cho hắn mang binh đánh giặc, nếu thắng không những được tha tội mà còn được ban đặc ân miễn tử suốt đời.

Đúng như hoàng đế dự kiến, trong vòng nửa năm, hắn đánh tan quân địch, khải hoàn thắng lợi trở về.

Sau khi về kinh, chẳng những vô tội mà còn được ban chức quan lớn.

Thậm chí còn được hoàng đế phong vương.

Cũng không biết hoàng đế nghĩ thế nào.

Mà vô cùng tín nhiệm Phượng Cửu Tô.

Hiện tại, bệ hạ ngã bệnh, sớm đã hôn mê.

Trước khi hôn mê còn hạ chỉ phong Phượng Cửu Tô làm Nhiếp Chính Vương, để hắn giám quốc lo liệu chính sự.

Càng làm cho người ta kinh ngạc hơn chính là hoàng đế chưa lập Thái tử.

Nói cách khác, hiện tại tất cả mọi chuyện của Thịnh Long quốc đều nằm trong tay Phượng Cửu Tô.

Đối với chuyện này, có vài quan viên đã hiểu rõ từ lâu, đoán được sẽ có ngày hôm nay.

Bởi vì bắt đầu từ ba năm trước, mười vạn binh mã của Thịnh Long quốc đã hoàn toàn thuộc về Phượng Cửu Tô.

Binh quyền trong tay ai thì người đó mới là người cầm quyền chân chính.

Nhưng bọn họ nghĩ thế nào cũng không nghĩ đến việc bệ hạ sẽ hạ chỉ giúp Phượng Cửu Tô có thể danh chính ngôn thuận ngồi lên vị trí Nhiếp Chính Vương.

Tất cả mọi việc đến đây đều được sắp xếp kĩ càng, không chút lỗ hổng.

Thậm chí mấy vị quan văn chanh chua nhất cũng không biết nên lấy chuyện gì ra để mắng.

Chỉ có thể liên tục nhắc nhở phải lập Thái tử, để có người kế thừa chân chính.

Còn Diệp Tử Đào, nàng không phải sinh ra đã có thân phận quận chúa.

Tuy nàng là tiểu thư thế gia.

Nhưng sau khi biểu ca Phượng Cửu Tô được phong vương, nàng mới có thân phận quận chúa này.

Vì sao lại có được danh hiệu này?

Đương nhiên là vì Diệp Tử Đào là biểu muội của Phượng Cửu Tô, hơn nữa còn là người thân duy nhất còn sót lại của hắn.

Mẫu thân của Diệp Tử Đào và phụ thân của Phượng Cửu Tô đều do một mẹ sinh ra.

Ba năm trước, hoàng đế đã đặc xá phong nàng làm quận chúa.

Tất cả mọi người trong gia đình nàng đều cảm thấy đây là vinh quang vô hạn.

Nhưng chỉ có một mình Diệp Tử Đào biết cảm giác khi làm một vị quận chúa là thế nào.

Nghĩ vậy, nàng lại uống một hớp trà rồi thở dài.

Cúi đầu phiền não.

Nàng thật sự không thích đọc sách.

Không muốn thêu thùa, cũng không muốn học lễ nghi quy củ của quận chúa.

Nàng chỉ muốn câu cá, muốn đi dạo phố mua son phấn, y phục.

Vốn dĩ Diệp Tử Đầu ban đầu chỉ đơn giản muốn tác hợp giúp Nam Nhiễm thành tẩu tẩu của nàng.

Kết quả nói chuyện một hồi lại chuyển sang chuyện khác.

Bản thân còn ở chỗ này phiền nào không dứt.

Thị nữ bên cạnh nhìn thấy vẻ mặt buồn bã của quận chúa nhà mình đành ho khan một tiếng: "Quận chúa, người đã đi rồi."

Tiếng nói vừa dứt, Diệp Tử Đào liền ngẩng đầu lên.

Lúc này mới phát hiện ghế đá bên cạnh đã trống trơn.

Diệp Tử Đào nhìn trái nhìn phải một hồi.

Nghi ngờ hỏi: "Người đâu?"

Thị nữ nhắc nhở: "Nàng nhận hộp đồ ăn từ tay của công công, rồi cứ thế đi mất."

...

(*) Trạng nguyên (狀元): là danh hiệu thuộc học vị Tiến sĩ của người đỗ cao nhất trong các khoa đình thời phong kiến ở của các triều Lý, Trần, Lê, và Mạc, kể từ khi có danh hiệu Tam khôi dành cho 3 vị trí đầu tiên. Người đỗ Trạng nguyên nói riêng và đỗ tiến sĩ nói chung phải vượt qua 3 kỳ thi: thi hương, thi hội và thi đình.

(*) Thị lang (侍郎): là chức quan đứng thứ ngay sau Thượng thư (thời kỳ trước triều Nguyễn, tương đương với Thứ trưởng ngày nay); sang thời Nguyễn chức này đứng ngay sau Tham tri một bộ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.