Tôi bị ngã bổ chửng,
may mà trong giây phút hoảng loạn tôi vẫn kịp co người lại, hai tay ôm
đầu bảo vệ, cũng may người tôi không sao, chỉ lăn hai vòng, đập người
mấy cái thì rớt xuống dưới hố. Tôi mở mắt ngó nghiêng không biết đây là
đâu, liền nhỏm dậy ngó lên trên, bụng thầm rủa thằng chó chết nào chơi
đểu mình.
Không ngờ, tôi vừa ngóc đầu lên thì đột nhiên một trận
đá băng nhè thẳng đầu tôi ném tới tấp, mặt tôi lĩnh trọn đám băng răm.
Thấy bị tấn công phần trên, tôi vội vàng giơ tay lên đỡ. Những cục băng
liên tiếp nhằm thẳng gáy tôi ném xuống, cứ thế chúng ném lia lịa vào đầu và gáy tôi. Tôi đột nhiên thấy tức giận vô cùng, định bụng nhặt mấy cục băng ném trả miếng, nhưng vừa mới cúi xuống nhặt thì lại lãnh trọn một
loạt băng răm, lần này thì viên nào viên nấy to hơn, nặng hơn và số
lượng nhiều hon, có viên rơi trúng gáy khiến tôi lảo đảo suýt ngã.
Tôi chợt hiểu vẩn đề, đối phương muốn chôn sống tôi trong đống băng, trong trường hợp này hẳn họ muốn tôi phải chết.
Nghĩ vậy tôi lập tức sởn gai ốc. Theo nghề khảo sát địa chất, tôi đã không
ít lần gặp nguy hiểm, nhưng đây là lần đầu tiên tôi bị người khác cố
tình ám hại, lẽ nào quân địch vẫn mai phục ở đây, thấy tôi một mình thì
muốn ra tay giết người? Nghĩ đến đây, tôi thấy bừng bừng lửa giận, nghĩ
thầm nếu mày không dùng súng mà lại dùng cách thức này để hòng giết tao
thì mày nhầm to rồi, dù sao tao cũng là một người lính, những năm tuổi
trẻ từng đi bộ đội đâu phải đế phí hoài? Tôi cũng đã từng tập vác những
bao cát nặng chừng năm chục cân để chạy đấy chứ.
Nghĩ đến đây tôi vội chụp lấy mấy cục băng đá vừa mới rớt xuống trước đó rồi dùng hết
sức ném lại về phía vừa ném xuống, tôi không cần biết có trúng hay
không, nhưng vừa ném trả xong lại cúi xuống nhặt để ném tiếp; tôi thấy
nhũng cú ném từ trên xuống giảm hẳn, rõ ràng là người kia đang bận né
tránh trận trả đũa của tôi.
Tôi hiểu lúc này không thể để mất
thời cơ, vội vàng bám lấy vách băng leo lên, nhưng mới đạp chân lên vài
bước thì tôi bỗng chùng xuống.
Băng trơn quá, tôi không thể nào leo lên được.
Tôi đạp chân lên vách băng nhưng không bám vào được, đành phải tuột xuống.
Mẹ kiếp, tôi bỗng cuống cả lên, buột miệng chửi bậy rồi đạp vào vách băng
một đạp, lúc đó tôi bám được lên vách băng, tôi rướn người lên trên,
nhìn thấy bên trên một màn đen hỗn độn, bỗng một cú đạp mạnh khiến tôi
ngã ụp xuống dưới.
Cú ngã này nặng hơn lần trước rất nhiều, đau
tới nổ đom đóm mắt, cái đèn pin mắc trong tay tôi cũng rơi mất, thế
nhưng trong tích tắc ngắn ngủi đó, tôi đã kịp nhận ra trang phục của đối phương, một kiểu quân phục lạ lùng, trời ơi, tim tôi thắt lại vì sợ, đó chính là quân phục của lính Nhật.
Lính Nhật?
Phát hiện ấy khiến tôi vô cùng khiếp sợ, lẽ nào người muốn chôn sống tôi lại là một tên lính Nhật?
Tôi vội nhớ tới những lời của hội Vương Tứ Xuyên đoán trước đây, nơi này
tuy hoang phế đã gần hai mươi năm, nhưng nếu còn đầy đủ lương thực thì
rất có thể những tên tàn binh Nhật vẫn còn sống sót, tuy nhiên khả năng
đó không cao, bởi tiên đường khảo sát chúng tôi thấy hang động này không hề có dấu vết của sự sống con người.
Suy nghĩ đó lướt qua rất
nhanh, tôi lại tiếp tục nhặt những cục đá băng bị ném đầy nửa hố ném
chống trả. Ở trên hố, kẻ địch rõ ràng đã thay đổi sách lược, chúng định
xô ngã tôi xuống rồi vùi hố chôn sống tôi bằng lớp băng vụn. Chỗ băng
vụn dần dần đóng băng thành tảng, tôi nghĩ mình không thể để chúng chôn
sống ở đây, nhưng tôi có muốn leo lên khỏi hố băng này cũng không phải
chuyện dễ.
Có lẽ do nhiệt độ ở đây lạnh quá nên đầu óc tôi trở
nên rất minh mẫn, lúc đó tôi nghĩ cứ như thế này thì không được, tôi
không leo lên trên được thì khác gì con thú đã sập bẫy, bây giờ đối
phương dẫu không vùi băng chôn sống được tôi thì cũng thừa thời gian để
nghĩ ra cách khác giết tôi, hoàn cảnh này càng kéo dài, tôi càng bất
lợi.
Thế nhưng tôi biết tìm cách nào đây, lẽ nào tôi giả chết?
Lúc đó, chiếc đèn pin đã rơi của tôi đã bị lớp băng phủ lên trên, thế này
càng nguy hiểm, tôi hành động theo phản xạ, vừa lấy chân đạp đống băng
ra, vừa ngồi xổm dùng hai tay mò tìm đèn pin trong đống băng vụn.
Cứ mò mẫm một lúc, tuy không mò thấy đèn pin nhưng không ngờ tôi lại mò
được một vật, mà vừa sờ vào đã khiến tôi sợ toát mồ hôi. Thôi chết rồi!
Tôi không màng nguy hiểm ở bên trên nữa, tay trái ôm đầu bảo vệ, tay kia
chùi vào chân cho sạch lớp tuyết, tuy cảm giác lúc trước của tôi không
rõ ràng lắm, nhưng tôi vẫn lờ mờ nhận thấy mình đã sờ vào một vật vô
cùng nguy hiểm.
Lúc nãy, tôi sờ thấy phần đầu của vật đó hình trụ chóp tròn, lớp băng xung quanh lạnh cóng và vật đó cũng lạnh không kém; nó chỉ lộ ra một phần nhỏ, giống như mỏm nhọn bằng sắt, nếu là người
khác, chưa chắc đã nhận ra sự khác biệt ấy, nhưng tôi lại khác, bởi thời còn đi học, tôi được đi thực tập ở Jiamusi và từng sờ một vật tương tự
như vậy ở trong nhà kho lạnh. Lúc đó, tôi sợ gần chết, chỉ muốn mau
chóng được ra khỏi cái động này.
Mò mẫm thêm một lúc, tôi tìm
được cái đèn pin, tôi lại dùng chính cái đèn pin đó để đào tiếp, chẳng
bao lâu sau tôi đã đào đến bên dưới của lớp băng vụn, một vật đen đen,
tròn dài xuất hiện trước mắt tôi.
Vừa thấy nó tôi đã lạnh toát vì sốc, mãi một lúc sau tôi mới sực tỉnh và ý thức được nó là vật gì.
Đó là một đầu đạn pháo.
Vì nó chỉ lộ một phần trên mặt băng, nên tôi không thể phán đoán được
đường kính của ngòi đạn pháo ở bên dưới lớp băng, nhưng chắc chắn nó
không phải là loại đầu đạn cỡ 92 của pháo bộ binh, loại đạn pháo này to
hơn nhiều, chắc nó phải thuộc cỡ đầu pháo hạng nặng.
Tôi chợt
hiểu tại sao nhóm người trước đó đang đào dở thì đột nhiên dừng lại. Nếu là tôi thì tôi cũng không dám đào tiếp, ngòi của đầu đạn này hẳn đã bị
tháo kíp, lúc này chỉ bổ thêm một nhát nữa thì chắc toàn bộ chỗ này sẽ
nổ tan xác pháo. Vừa nghĩ thế, người tôi đã thấy run, không ngờ bên dưới lớp băng lại bảo vệ vật nguy hiểm này. Bên ngoài hầm lạnh có vô số hố
băng và nếu chúng đều được dùng để chứa đầu đạn, thì nơi này cả thảy có
bao nhiêu đầu đạn?
Căn cứ theo diện tích, thì nơi này dễ phải có tới năm ngàn quả đạn pháo.
Thế nhưng tại sao hồi đó phát xít Nhật lại dùng hố băng để đông lạnh những đầu đạn pháo này?
Đang mải ngẫm ngợi, bỗng một mảnh băng phía trên đầu bay xuống làm cắt đứt
dòng suy nghĩ của tôi, người ở bên trên tiếp tục ném các cục băng đá
xuống khiến tôi không còn có thời giờ mà nghĩ nữa, nhưng trong đầu vẫn
thoáng nỗi nghi ngờ, tôi vội cào lớp băng vụn để chôn phần đầu đạn pháo
lộ ra ngoài, rồi nghĩ cách thoát thân để báo cáo lại chuyện này cho hội
Vương Tứ Xuyên.
Lúc đó, tôi chưa biết đầu đạn đó là loại đạn pháo gì, nếu như đó chỉ là loại đạn pháo thông thường thì người Nhật chôn
chúng ở bên dưới này chắc hẳn là để chuẩn bị phá hủy con đập trên kia.
Theo lý thuyết về bộc phá cháy nổ, công trình kiên cố như lô cốt của con đập tiên kia rất khó phá hủy, thuốc nổ thông thường chưa chắc đã thổi bay
được nó. Hồi trước, khi Quốc dân đảng định dùng bộc phá để đánh giặc
Tiểu Mãn Châu, họ cũng gặp phải vấn đề tương tự, muốn phá hủy hoàn toàn
một con đập to lớn cỡ này, phải dùng vùi từng này chỗ đầu đạn xuống đáy
đập may ra mới có tác dụng. Cho nên chúng tôi lúc này đang đứng ngay
trên đống thuốc nổ, quả thực vô cùng nguy hiểm.
Hoàn cảnh của tôi lúc đó còn nảy sinh thêm một vần đề nan giải: lúc này, tôi buộc phải
khom người che chở cho đống đạn không bị băng đá ném trúng, cả người tôi còn bận co ro một chỗ, thì nói gì đến việc thoát thân.
Đó đúng
là trải nghiệm khiến người ta phát điên, thật chẳng khác nào bị nắm
trúng thóp, rõ ràng thấy nó đánh mình, mình không thể nện lại, mà lòng
cũng bất phục đến cực độ.
Chừng hơn chục phút sau, người tôi đã
lạnh cứng như băng, sắp bị vụn băng vùi kín. Nhưng lúc đó tôi cũng không thể nghĩ ra cách giải quyết nào, lòng thầm nghĩ có khi mình phải bỏ
mạng ở nơi này cũng nên. Tôi hít một hơi dài, sợ đếch thằng nào, tôi mò
được một cục băng ném trả lại, vừa ném vừa hét lên: “Mẹ mày, dưới này có mìn, mày mà còn ném tiếp thì ông với mày cùng chết.”
Tôi vừa nói xong thì một tảng băng nữa từ trên lại lia xuống như thay cho lời đáp,
tôi cúi đầu tránh được, đang định chửi tiếp, thì thấy bên trên bỗng yên
tĩnh hẳn, không có âm thanh nào vọng lại, băng vụn cũng ngừng lăn xuống.
Tôi ngẩn người một lúc, rồi lại chửi ầm ĩ mấy câu, nhưng không thấy phản
ứng gì, lúc này tôi mới chợt hiểu và chiếu đèn lên xem thì quả nhiên
không thấy một ai.
Chúng đi rồi sao? Tôi chợt cảm thấy sờ sợ,
nghĩ bụng hay là chúng thấy cách này hơi chậm nên đi lấy hung khí giải
quyết cho nhanh. Thế là, tôi vội vàng dùng hết sức kéo chân ra khỏi lớp
băng, lúc đó bên dưới toàn là mảnh băng vụn, vừa mới giẫm chân xuống thì cả người chực ngã úp xuống, chỗ đó giống như vùng đất tuyết vậy, tôi
giậm chân lấy đà mấy lần nhưng phát hiện không thể dùng lực được, cũng
may lúc đó tôi thấy có hai luồng ánh sáng đèn pin chiếu từ trên xuống.
Tôi ngẩng đầu lên xem nhưng vì ngược sáng nên không nhìn thấy gì, song lại
nghe được tiếng Mã Tại Hải gọi: “Kĩ sư Ngô phải không?”
Bỗng chốc tôi cảm thấy mình được cứu sống thật rồi! Sau phút vui mừng, tôi vội
vàng hét to cảnh báo: “Cẩn thận! Ở đây có lính Nhật!”
Mã Tại Hải
không nghe rõ. Lúc này, tôi lại nghe thấy tiếng của đội phó, anh ấy nghe rõ lời của tôi, nhưng dường như không hiểu ý lắm.
Mã Tại Hải thò tay kéo tôi lên, toàn thân tôi lúc đó đã cứng đơ, cậu ta liền hỏi tôi đã gặp chuyện gì.
Bên ngoài có gió, tôi bắt đầu lạnh run lập cập, vội chiếu đèn khắp xung
quanh, nhưng lúc đó không thấy bóng dáng tên lính Nhật đâu nữa.
Sau khi đội phó tỉnh lại, anh liền mắng Mã Tại Hải một trận, rồi hai người
họ cùng nhau đi tìm chúng tôi, đội phó bảo họ là bộ đội công trình đi
theo đội khảo sát với nhiệm vụ bảo vệ mấy kĩ sư khảo sát chúng tôi. Tại
sao lại phải bảo vệ? Bởi vì chúng tôi là nhân tài của đất nước, nếu cần
xả thân thì những người lính như họ phải xông lên phía trước, chứ lẽ nào lại còn gây thêm phiền cho chúng tôi.
Thế mà lúc này, việc dò đường lại do hai kỹ sư bọn tôi đảm nhiệm, còn hai anh lính lại nằm một chỗ để ngủ.
Thật đáng xấu hổ! Vậy nên đội phó mới giục Mã Tại Hải mau đi tìm chúng tôi.
Nghe anh nói, tôi rất cảm động, nhưng lại thấy suy nghĩ như vậy cũng hơi
quan trọng hóa vấn đề, song ngay lúc ấy tôi cũng không giải thích gì
thêm.
Tôi kể những chuyện mình vừa trải qua cho đội phó và Mã Tại Hải nghe, họ đều bất ngờ, Mã Tại Hải nói nếu quả thực bọn Nhật vẫn sống ở đây thì vấn đề phức tạp rồi đây, chúng tôi phải cẩn thận mới được,
kháng chiến thành công đã từng ấy năm mà vẫn bị quân Nhật giết chết thì
thật lãng xẹt. Còn chuyện cái bóng mờ mờ dưới lớp băng là một đầu đạn
pháo thì thực họ cũng không thể ngờ đến.
Chúng tôi tìm kiếm xung
quanh, nhưng không hề thấy dấu vết của tên lính Nhật, đội phó nói thế
này thì vô lý quá, khả năng không chỉ có một tên, chắc lúc nãy nhìn thấy ánh đèn của chúng tôi nên đã chạy trốn mất rồi, chưa biết chừng tí nữa
chúng có cứu viện đến, ở đây không an toàn, mọi người phải rời khỏi chỗ
này càng nhanh càng tốt.
Nếu họ đã quay lại tìm chúng ta, thì
chúng ta không nên quay trở về chỗ để xuồng nữa, như vậy sẽ tiết kiệm
được khá nhiều thời gian. Tôi xác định hướng chạy, rồi Mã Đại Hải cõng
tôi chạy về phía cánh cửa sắt.
Lần này mọi việc diễn ra khá thuận lợi, lúc về đến gần chỗ chiếc cần cẩu, từ phía xa, tôi đã nhìn thấy ánh lửa của hội Vương Tứ Xuyên, vừa nghĩ đến có lửa, toàn thân tôi bỗng râm ran cả lên, chỉ muốn chạy đến thật nhanh để sưởi ấm.
Đội phó
cũng lạnh cóng cả người, anh run cầm cập, mấy người chúng tôi đi thật
nhanh, Mã Đại Hải gọi thật to: “Đồng chí Vương Tứ Xuyên!”
Chúng
tôi lập tức nhìn thấy một người ngồi cạnh đống lửa động đậy, tiếp đó
chúng tôi nhìn thấy mười mấy người mặc quân phục lính Nhật ngồi ngay
cạnh tấm vải bạt căng phía sau vụt đứng dậy.