Đại Niết Bàn

Chương 210: Q.6 - Chương 210: Phải giải quyết từ cơ chế.




Vào tháng mười hai, thời tiết Thượng Hải bắt đầu nghênh đón mùa đông tới, từ thời tiết chợt nóng chợt lạnh khi cuối thu chuyển sang cái lạnh ẩm thấp, từng cơn gió rét buốt từ phương bắc tràn về cứ tìm cách luồn qua mọi khe hở của quần áo chui vào trong da thịt hành hạ người ta.

Lúc này đây chỉ còn một tháng rưỡi nữa thôi là tới thi cuối kỳ rồi, thời gian này Lâm Lạc Nhiên nói mình phải tứng phó với kỳ thi tiếng Nhật gian nan, ôn tập đối phó môn số học khô khốc, còn phải thi môn kinh tế học chuyên ngành, vì Tô Xán nhiều bạn ở nước ngoài nhờ bạn y mang cho mấy cuốn sách ( kinh tế học tài chính), ( nhà kinh tế học), toàn là những cuốn sách có quyền uy ở nước ngoài, nhưng ở trong nước thì gần như tuyệt tích. Sau bữa cơm hôm đó tuyên bố bận rộn, tập trung toàn bộ tinh thần vào cuộc chiến dầu sôi lửa bỏng cuối kỳ, ai còn muốn ăn thức ăn do mình nấu thì đợi năm sau, hơn nữa còn phải xem biểu hiện thế nào đã.

Cuộc sống mọi người thoáng cái trở nên bận rộn.

Cuộc sống sinh viên quay lại vòng tuần hoàn cũ, sự chú ý sự kiện Tô Xán giảm đi nhiều.

Thực ra sự kiện ở lễ trở lại trường kia nếu như truyền thông không bị ĐH Thượng Hải cực lực áp chế, thì lúc này đây có lẽ đang lên trang nhất xuất hiện khắp các mặt báo không dễ chìm xuống như vậy. Đương nhiên cho dù e ngại quyền uy của ĐH Thượng Hải, nhưng giới truyền thông vẫn có cách khác để thể hiện tiếng nói của mình, những bài báo về "lừa gạt quyên góp từ thiện", tới " quỹ từ thiện trong nước thiếu giám sát", thậm chí "chính phủ vì chính tích ép doanh nghiệp quyên góp" lần lượt xuất hiện.

Chuyện thoáng cái thành đề tài tính xã hội, có học giả đứng lên đề nghị lập cơ chế giám sát trong hoạt động quyên gáp từ thiện, cơ cấu từ thiện, tăng cường biện pháp khả thi ngăn chặn loại tư tưởng lợi dụng từ thiện mưu lợi, bất kể là lợi ích thực chất hay danh tiếng.

- Xem xem tuần xan đông nam có bình luận về vấn đề từ thiện rồi, thật đúng là, trước đó chẳng ai nói tới nó, cho đăng toàn là ai đó góp bao nhiêu tiền, công ty nào tổ chức hoạt động gì, nhìn giống như xã hội đầy tình thương trách nhiệm, hiện giờ không còn là ca tụng công đức nữa, bắt đầu thành kiểm điểm lại, chỉ mong những người làm từ thiện thực sự không vì sợ công chúng có cái nhìn sai lệch mà tránh sự kiện này.

Tiêu Húc ở trong phòng cầm cuốn tạp chí mới lật xem, nói lớn với mọi người trong phòng:

Trương Tiểu Kiều ngáp dài:

- Đây là mở đầu tốt, khỏi phải thấy những kẻ lợi dụng từ thiện cho mục đích cá nhân, nói chung là bớt đi những kẻ này thì tiền từ thiện thu được sự ít đi một chút, nhưng tạo nên một phong khí tốt trong nhân dân sẽ có lợi ích lâu dài, tất nhiên phải xem xem sau này chính phủ liệu có động thái phù hợp nào không, nếu không chẳng mấy chốc dư luận lắng xuống thì đâu lại vào đó mà thôi. Còn những người làm tự thiện thực sự họ đâu có phô trương ầm ĩ mà sợ người khác hiểu lầm.

Lý Hàn cười ha hả:

- Các cậu toàn quan tâm tới mấy chuyện xa xôi đâu đâu ấy, mười năm nữa đợi các cậu thành ông to bà lớn rồi để ý cũng chưa muộn, bây giờ kêu ca chỉ làm tiêu hao nhiệt tình thôi. Chẳng bằng đoán xem khi nào Tống Chân lại tới mời chúng ta ăn cơm.

Cuộc đời lắm chuyện có ai ngờ, sau sự kiện làm hỏng xe kia, Lý Hàn và Tiêu Húc tưởng chừng thành kẻ thù không đợi trời chung với người của tập đoàn Sâm Xuyên, ấy thế mà chẳng hiểu thế nào Tống Chân từ bao giờ thành bạn bè trong vòng tròn bọn họ, đột nhiên cùng họ thân thiết, còn tới mời bọn họ đi ăn ờ quán ven đường ngoài Đh Thượng Hải. Đến Trương Tiểu Kiều cũng phải tán thưởng nội tâm cứng cỏi của cô gái này, người khác e có chút vướng mắc tâm lý với ĐH Thượng Hải, thậm chí cả đời cũng không bước chân vào ngôi trường này nữa cũng nên.

Thứ sáu hôm đó Tô Xán có một buổi sáng tới công ty, non nửa buổi chiều ở thư viện, xem giờ thu thập sách vở, rời thư viện nhắn tin cho Đường Vũ, thong dong đi tới một quán ăn nhỏ ngoài trường, được chủ quán dẫn tới phòng bao, đẩy cửa ra bên trong là Vương Tiểu Ất và trợ lý Dương Nhất Minh.

Bữa cơm hôm nay Tô Xán được Vương Tiểu Ất mời.

- Trường ta chuẩn bị tổ chức một số hạng mục từ thiện, có suy nghĩ muốn tham gia không, đảm nhận vai trò nào đó.

Trong khi đợi thức ăn đưa lên, Vương Tiểu Ất đi thẳng vào vấn đề, trường học thuê sinh viên đảm nhận một số vị trí không phải là chuyện hiếm gì:

- Như cố vấn chẳng hạn.

- Thôi ạ, em làm cố vấn chưa hợp cách, nhưng cũng có chút ý tưởng.

Tương đối hiểu ông già này rồi, Tô Xán không ngại:

- Được, có được sự nghiệp như em ở độ tuổi này thì riêng ý tưởng cũng đáng nghe rồi.

Vương Tiểu Ất cười khuyến khích:

- Nói ý tưởng của em xem.

Nhắc tới chuyện này, Tô Xán không vờ vịt khiêm tốn gì cả, khiêm tốn ở trường hợp không cần thiết là giả dối, Vương Tiểu Ất đã mời y ăn cơm hôm nay thì tất nhiên không muốn nghe lời vô nghĩa:

- Em thấy người làm từ thiện trong nước có một cái đặc điểm rất rõ ràng, đó là cứu người cần gấp mà không cứu người nghèo, mà toàn quyên góp từ xí nghiệp lớn và nhà giàu có, mức độ tham dự của người bình dân không cao. Thể chế từ thiện này khiến cho một khi tài chính chấn động, quy mô từ thiện bị đả kích, sự nghiệp thậm chí còn tụt lùi. Người bình thường dù quy mô đóng góp ít, nhưng cơ số cực lớn, chỉ có như thế mới vững vàng, giảm bớt được tác động bên ngoài. Từ thiện quan trọng nhất là khi nhắc tới nó, đừng để người ta thấy đây là từ ngữ mà chỉ người giàu mới có.

Trợ lý Dương Nhất Minh nhìn ánh mắt hiệu trưởng, rất biết nhìn tình thế làm việc nói với vẻ không tán đồng lắm:

- Trong tay tôi có tài liệu về tiền quyên góp từ thiện hàng năm trong nước, đại khái quy mô từ 30 - 40 tỷ, tổ chức quỹ từ thiện trong nước khoảng hai nghìn. Gdp trong nước mỗi năm tăng lên, nhưng quy mô quỹ từ thiện nhận đóng góp từ người dân lại không có mức tăng tương ứng, nếu tính theo tỉ lệ GPD của các nước phát triển, thì bây giờ chúng ta phải có quỹ từ thiện từ 300 tỷ - 400 tỷ mới được tính là bình thường.

Tô Xán gật đầu, giọng có chút bất mãn:

- Không phải người dân trong nước thiếu tinh thần làm việc thiện, mà thực ra có nhiều người nhiệt tình làm việc thiện, song không có một cơ chế tốt để phát huy sự nhiệt tình của họ.

- Ví như hàng năm chúng ta đều có những trận thiên tai lớn nhỏ, không ai ngại bỏ ra một phần lương một trăm đồng hoặc vài trăm đồng cứu giúp đồng bào vượt qua khốn khó. Nhưng quan trọng là bằng cái gì để bọn họ tin tưởng mình xuất phát từ tấm lòng quyên góp mồ hôi nước mắt được dùng vào đúng mục đích, mà không bị các mắt xích cơ cấu quan liêu tầng tầng bớt xén cho tới khi hết sạch.

- Cơ cấu từ thiện bây giờ đều là "không nhìn thấy" và "không biết" tiền rốt cuộc dùng vào việc gì, không biết cái quỹ từ thiện nào đủ uy tín. Thế nên ngày càng nhiều chuyện từ thiện biến thành hoạt động mua danh kiếm tiến, chẳng quan tâm tới được tay người thực sự cần hay không.

- Nói cho cùng thì vẫn là vấn đề chế độ, cái chế độ này nếu như không cải thiện, sẽ bóp chế nhiệt tình từ thiện của người dân trong nước. Em lấy kinh nghiệm của nước tiên tiến hơn nói, như ở nước Mỹ có trung tâm tra cứu tương ứng, ai quyên góp bao nhiêu, quyên góp cho ai, được dùng vào việc gì đều công khai rõ ràng, đằng sau kết quả đơn giản đó là một hệ thống giám sát mạnh mẽ, cùng phương thức thao tác vận hành từ thiện hiệu quả cao. Theo em chuyện này phải giải quyết từ cơ chế ...

Vương Tiểu Ất nhìn Tô Xán nói một cách kích động, miệng cười tủm tỉm, ông biết chuyện hôm nay coi như thành rồi..

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.