Dạo Chơi Đất Kinh Kỳ

Chương 36: Chương 36: Xắn tay áo




Edit: uyenchap210

Dẫu sao Phùng Cao cũng nhìn Vương Hi lớn khôn. Mưu ma chước quỷ của nàng hầu như đều thành công nên nghe Vương Hi nói vậy, nỗi lo trong huynh ấy cũng vơi đi quá nửa, có thể bình tĩnh tiễn Vương Hi lên xe ngựa.

Vương Hi mệt mỏi một đêm, sau khi trở về lập tức nằm phịch xuống giường, đầu tiên là ngủ bù, sau đó lấy lại tinh thần qua dùng bữa trưa chỗ thái phu nhân. Thái phu nhân đang nói đến tiệc chúc thọ của Trưởng công chúa Bảo Khánh:

- Ngoại trừ Thục phi nương nương thì mấy vị hoàng tử cũng tới. Các cháu tuyệt đối đừng chạy lung tung, nếu gặp phải quý nhân trong cung tức là mất hết mặt mũi, có khi hai mươi năm sau vẫn có người nhắc đến. Nếu đứa nào không sợ, cứ tùy hứng theo ý mình...

Thái phu nhân đã nói chuyện này rất nhiều lần.

Thường Kha lén kéo tay áo Vương Hi, thì thầm:

- Nghe nói muội đến tiệm trang sức đặt đồ. Thế nào? Chọn được bộ nào đẹp không?

Đây là cái cớ vú Vương nghĩ ra. Vương Hi hàm hồ đáp. Thái phu nhân đã nói qua chuyện khác:

- Khách nữ đều ở phía Tây của phủ Trưởng công chúa. Sân khấu kịch sẽ được chia làm hai nơi trong hậu hoa viện. Chỗ cho khách nữ là Oanh Uyển quán, nằm ở phía Tây. Còn khách nam sẽ ở Ly Âm hiên, nằm ở phía Đông. Các cháu nhớ không được đi nhầm.

Mọi người mỉm cười thưa vâng, điệu bộ như thể được ra ngoài thành dạo chơi, ai nấy cũng vui vẻ hết sức.

Thường Ngưng thậm chí còn góp lời:

- Phủ Trưởng công chúa mời những đoàn hát nào ạ? Đã có danh sách chưa?

Thái phu nhân cười nói:

- Mời Lê Hoa Ban và Liên Châu Phường.

- Liên Châu Phường nữa ạ? - Đại nãi nãi bình thường không nói tiếng nào mà hôm nay lại sáng hai con mắt, coi bộ rất hào hứng.

Thái phu nhân cười ha hả:

- Phải mời cả hai đoàn không thì sẽ không đủ người!

Tất cả vui vẻ nói chuyện, chỉ riêng Vương Hi là chẳng có tâm trạng. Nàng chỉ muốn về ngủ thôi.

Chờ mãi mới tan thì Thi Châu lại mời trà mấy đứa bọn nàng, kể rằng nham trà này do thuộc hạ lúc trước của phụ thân nàng ta gửi từ Quảng Đông tới Phúc Kiến:

- Trà này khác với trà nhài, trà xanh mà chúng ta thường uống. Ban đầu, ta không thể quen nổi, nhưng năm nào họ cũng gửi, còn nói là cống phẩm gì đó. Ta uống mấy năm này thì mới cảm nhận được đấy.

Đương nhiên Thường Ngưng sẽ tham gia, còn Vương Hi thì chẳng có hứng. Nàng lấy cớ phải chép kinh Phật cho bà nội cúng miếu để từ chối.

Thi Châu nhìn bóng lưng của nàng mà cười khẩy một tiếng.

Vú Thi biết chuyện bèn bẩm lại thái phu nhân. Nhưng thái phu nhân chẳng để tâm, còn cười ha hả:

- Dù A Châu dễ giận nhưng cũng nhanh quên. Còn A Hi thì khỏi phải nói, đáng yêu, ngoan ngoãn, dù chịu thiệt thòi cũng sẽ không làm cứng với A Châu đâu. Hai đứa nó ở chung một thời gian, tự khắc hiểu nhau thôi.

Vú Thi nghe mà chỉ muốn bịt luôn lỗ tai.

Cụ của tôi ơi, mắt nào của cụ thấy được hai cô nương kia - một người nhanh quên, một người chịu được thiệt thòi vậy.

Cơ mà bà không dám nói câu này ra khỏi miệng nên chỉ có thể lo lắng trong lòng.

Ngược với đó là bên đại chưởng quỹ, quả nhiên không phụ sự nhờ cậy của Vương Hi. Mới được hai ngày, ông đã bảo Phùng Cao qua đưa túi thơm tết Đoan Ngọ cho nàng, nhưng thực chất là để nói về chuyện của Phùng đại phu:

- Sư phụ không hề muốn từ chối Trần Lạc và Nhị Hoàng tử. Nhưng sư phụ sợ đồng ý quá nhanh sẽ khiến hai người họ nghi ngờ nên mới dùng dằng, nào ngờ lại xuất hiện Kim đại nhân.

Khi ấy, Vương Hi đã lờ mờ đoán được. Nàng thắc mắc:

- Phùng gia gia muốn làm gì?

Nếu vì danh lợi thì lúc trước đã không dừng chân ở nhà họ Vương, làm một thầy thuốc bình thường.

Phùng Cao thì thầm với Vương Hi:

- Muội cũng biết sư mẫu và sư huynh đã sớm không còn mà phải không? Sư tổ không có con trai nên muốn chọn con rể trong số đồ đệ của mình, và cũng là để chọn người kế tục. Mới đầu, sư tổ ưng Đại sư bá của chúng ta, nhưng vì sư mẫu thích sư phụ nên sư phụ trở thành con rể của người, kế tục sư tổ. Khi sư huynh ba tuổi, sư phụ được mời đi xem bệnh cho Tuần phủ Tứ Xuyên, chẳng qua chỉ là một nốt đốt nho nhỏ, ai biết lại tái đi tái lại. Sư phụ rất suốt ruột, ngày nào cũng ở trong thư phòng xem sách. Chỉ cách nhau một bức tường, vậy mà sự mẫu và sư huynh mới ba tuổi lại bị ai đó vô thanh vô thức cắt cổ giết chết ngay trong phòng ngủ. Hôm sau, sư tổ biết chuyện thì suy sụp, cứ thế mà đi. Sự phụ bàng hoàng, may có các vị sư bá và sư thúc lo liệu tang sự. Ai ngờ đến nửa đêm xảy ra hỏa hoạn, thiêu rụi hiệu thuốc, mấy vị sự bá và sư thúc cũng gặp nạn theo.

Vương Hi từng nghe bà nội và mẫu thân kể về chuyện này, nhưng lúc đó nàng còn nhỏ nên không nhớ rõ lắm. Giờ nghe Phùng Cao nhắc đến, nàng lập tức hồi tưởng. Vụ án này đã xảy ra được ba mươi mấy năm về trước mà giờ vẫn chưa tìm được hung thủ. Trong số các sư huynh, sư đệ của Phùng đại phu, chỉ có một vị sư đệ qua nhà bên mượn ghế và Phùng đại phu đang buộc hoa giấy cho thê tử ở hậu viện là sống sót.

Phùng Cao càng hạ giọng:

- Sư phụ nghi ngờ có kẻ phóng hỏa nhằm che giấu chứng cứ giết người. Những năm đầu, sư phụ điều tra hết đường vị sư thúc may mắn sống sót kia, nhưng quả thật không phát hiện có vấn đề gì. Vì một mồi lửa đã thiêu rụi dần như tất cả nên quan phủ cũng không thể điều tra ra, vụ án này cứ đi vào ngõ cụt như vậy. Chỉ là sư phụ không chịu từ bỏ, dẫu đã nhiều năm mà vẫn muốn một câu trả lời.

Sau này để mượn lực nên đã nương nhờ họ Vương. Đương nhiên là Phùng Cao không nói câu này, nhưng Vương Hi tự sáng tỏ.

Nàng hỏi:

- Phùng gia gia muốn ngao du khắp nơi cũng bởi vì chuyện này ư?

- Ừ! Mở hiệu thuốc ở kinh thành cũng liên quan đến việc này. Sư phụ đã nghĩ hết biện pháp mà qua bao nhiêu năm vẫn không tìm được hung thủ. Sư phụ thấy cứ tiếp tục như vậy thì không được nên muốn chuyển chỗ khác tìm xem. Nhưng sư phụ đã nhiều tuổi, đứng vững ở kinh thành lại không dễ dàng, nếu đi Tô Hàng, e rằng cũng chẳng còn sức và thời gian. Sư phụ định nhân cơ hội vào cung lần này, mượn thế lực của Nhị Hoàng tử để tìm bắt hung thủ.

Vương Hi nhíu mày, nói:

- Nếu xảy ra chuyện gì, chúng ta đều không thoát khỏi liên can. Phùng gia gia không phải người như thế. Có phải ông ấy phát hiện ra điều gì nên nhất thời quyết định vậy không? - Thế rồi nàng lập tức nghĩ ra. - Chẳng lẽ chuyện năm đó liên quan đến Triều Vân của chùa Đại Giác?

Phùng đại phu mua rất nhiều hương bách hoa của người ta, còn nói thủ pháp điều hương của Triều Vân rất giống với nhà vợ của ông.

Nếu là huynh đệ đồng môn, vậy chuyện này dễ giải thích rồi.

Phùng Cao nhìn Vương Hi bằng ánh mắt tán thưởng:

- Muội đoán không sai. Sư phụ phát hiện Triều Vân kia có vấn đề nên mới quyết định vào cung. Sư phụ muốn gặp gã mấy lần nhưng đều không được. Mà lý do gã được xưng là đệ nhất điều hương của kinh thành cũng bởi có Đại trưởng công chúa Lâm An ưu ái. Nếu chúng ta cứ xông tới rồi lấy cứng chọi cứng thì chắc chắn không được.

- Vậy thì chơi mềm!

Vương Hi híp mắt. Nàng tin Phùng đại phu không phải loại người bắn tên không nhắm đích. Ông ấy đã nói vậy tức là Triều Vân chắc chắn có vấn đề.

- Huynh chuyển lời cho Phùng gia gia, muội sẽ lo bên Triều Vân, còn chuyện vào cung nên bàn bạc kỹ lưỡng lại chăng?

Phùng Cao cười khổ:

- Sư phụ không muốn nói cho chúng ta cũng vì sợ muội đứng ra giúp ông ấy. Ông ấy không muốn muội bị cuốn vào.

- Dù muội không giúp đỡ, nhưng với quan hệ giữa Phùng gia gia và nhà muội, họ Vương nhà muội có thể rũ sạch được sao?

Phùng Cao im lặng.

Vương Hi nói:

- Nếu Triều Vân kia dựa các quý phu nhân để đánh bóng tên tuổi, còn dùng cái danh người cõi tiên thì chắc chắn rất quen thuộc với nữ quyến. Huynh nhìn túi thơm gã bán cho Vân Tường Dung là biết. Muội đứng ra lo liệu sẽ dễ dàng hơn người khác. Mọi người cứ yên tâm, nếu muội thấy không ổn thì sẽ rút ngay, quyết không đẩy mình vào nguy hiểm.

Phùng Cao tin.

Vương Hi lại hỏi:

- Phùng gia gia nghi Triều Vân kia là ai?

- Chính là Đại sư bá suýt cưới sư mẫu của chúng ta. - Phùng Cao nghiêm mặt. - Gã nguyên gọi là Trình Linh, là con trai của sư đệ đồng môn với sư tổ. Sau khi sư đệ của sư tổ qua đời, sư tổ đã nuôi dạy Trình Linh. Trình Linh theo học y thuật từ nhỏ, am hiểu phụ khoa và nhi khoa, hơn nữa còn rất giỏi, mới hai mươi tuổi đã có danh tiếng ở đất Thục.

- Nhưng tính gã chất phác, sư mẫu không thích, sư tổ hết cách nên đã thuận theo ý sư mẫu. Sau khi sư phụ và sư mẫu thành thân, gã vẫn sống trong nhà sư tổ. Sư tổ áy náy với gã, vì vậy đã chia đất cho gã mở hiệu thuốc, cũng là để gã kiếm thê tử. Sau vụ cháy, duy chỉ có thi thể của gã khiến sư phụ thấy không ổn. Ngoại trừ sư thúc, sư phụ nghi ngờ gã nhất —— chỉ có gã có thể đi lại tùy ý trong nhà. Ngoại trừ sư phụ, cũng chỉ có gã có chìa khóa hòm xiểng đựng y thư của sư tổ. Khi sư mẫu qua đời được mười năm, lại có một người lạ mặt đã đến tu sửa phần mộ của gã.

Vương Hi gật đầu, nói:

- Phùng gia gia không nói vì sao lại nghi ngờ Trình Linh còn sống và gã là hung thủ giết người sao?

Nếu như chỉ căm hận Phùng gia gia và Phùng nãi nãi thì gã phải giết cả Phùng gia gia nữa chứa? Tại sao lại giết mẹ con Phùng nãi nãi, bức chết sư phụ của mình, sát hại huynh đệ đồng môn? Và tại sao gã lại để Phùng gia gia và một sư đệ còn sống?

Vương Hi cảm giác như Trình Linh này không lên kế hoạch trước, mà là hành động bộc phát.

Quả nhiên, Phùng Cao nói:

- Sư phụ đoán có lẽ vì quyển “Thái bình thiên kim phương” do sư tổ viết.

Vương Hi chưa từng nghe đến quyển sách này. Nàng nhíu mày.

Phùng Cao kể:

- Sư phó nói, sư tổ năm đó muốn học theo các bậc tiền nhân, viết một bản “Thiên kim phương” lưu truyền hậu thế. Sư mẫu hết lòng giúp sư tổ điều chỉnh phương thuốc. Khi đã hoàng thành ba mươi sáu quyển, sư tổ bảo rằng chỉ cần mời Viện chính của Ngự Y viện đến viết tên là có thể mang đi tin. Nhưng cái đêm sư mẫu qua đời ấy, mọi người đều hoảng, chỉ lo truy tìm hung thù, lo liệu an táng cho người đã khuất, chứ không ai nhớ đến chuyện trông coi thư phòng. Mãi đến khi sư tổ qua đời, một vị sư bá hỏi ai cầm bản thảo của sư tổ thì lúc ấy mới phát hiện bản thảo biến mất, Vì thế, sư phụ và mấy vị sư bá, sư thúc còn xảy ra tranh cãi. Mọi người đều nghi ngờ sư phụ đã giấu đi. Sư phụ bực bội, một mình chạy tới hậu viện buộc hoa giấy...

Thiên Kim Phương là một trong những tác phẩm rất nổi tiếng của y học Trung Hoa, được sáng tác bởi Tôn Tư Mạo thời Đường, là một trong những bộ sách y học có giá trị được lưu truyền đến đời nay. Rất nhiều phương thuốc hay được ứng dụng ngày nay có nguồn gốc từ “ Thiên Kim Phương“.

Vương Hi hơi thổn thức. Nhưng nàng vẫn tỉnh táo nói:

- Tóm lại là giờ Phùng gia gia nghi ngờ Triều Vân. Chúng ta phải nghĩ cách chứng thực Triều Vân có phải Trình Linh không. Còn những chuyện khác cứ từ từ đã, đừng làm mọi chuyện rốii lên, cuối cùng lại tự đào hố chôn mình.

Phùng Cao nói:

- Huynh đã ngửi qua hương do Triều Vân chế rồi. Dù Triều Vân không phải Trình Lình thì cũng liên quan đến gã.

Vương Hi đáp:

- Dù là thế nhưng lúc Phùng gia gia mượn muội Vương Hỉ và Bạch Quả thì cũng nên kể chuyện này cho muội, không thì đã không như hiện tại, vẫn chưa thể xác định được danh tính của Triều Vân. Huynh về nhất định phải khuyên Phùng gia gia, chuyện phức tạp nên nghĩ đơn giản, chỉ có đơn giản mới giải quyết được.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.