Đào Hoa Trong Gió Loạn

Chương 5: Chương 5: Tây Hồ Máu Hận




Đợi cho bóng Nguyễn Đại Thạch chìm hẳn vào màn đêm nhòe nhoẹt, Phước Quang quay sang hỏi em:

- Ta về ông ngoại thôi tiểu muội!

Hồ Cầm giãy nảy:

- Nguyễn đại ca đi rồi, tiểu muội không về nhà ông ngoại nữa đâu, tiểu muội muốn ra Thăng Long du ngoạn một chuyến cho phỉ chí.

Phước Quang tròn xoe đôi mắt:

- Ra Thăng Long một mình? Tiểu muội không biết bọn Mãn Thanh đã chiếm mất kinh đô chúng rất tàn ác, chúng sang xâm chiếm nước ta chỉ toàn cướp bóc hãm hiếp hay sao?

- Tiểu muội biết chứ, nhưng ca ca quên tiểu muội có cặp song kiếm này thì còn sợ ai?

- Đừng tự mãn, nhưng dù sao ta cũng phải về trả ông ngoại cuốn bí pháp này chứ!

- Ca ca cứ về trả đi, còn tiểu muội ngủ đây sáng dậy thẳng đường ra Thăng Long luôn!

Biết tính tình cô em gái xinh đẹp này hết sức ương ngạnh, ngang bướng nên Phước Quang đành dặn dò em rồi xuống núi.

Hổ Cầm tuy là thiếu nữ mới mười lăm tưổi nhưng vì từ thuở nhỏ đã luyện tập võ công nên thân hình cao lớn khoẻ mạnh, phát triển như một thiếu nữ mười tám, đôi mươi. Thế nhưng tính nết cô bê còn rất trẻ con. Đợi anh đi rồi, không biết sợ hãi là gì, cô bé phủi sạch mặt đá chuẩn bị ngủ đêm ở đây.

Sáng hôm sau vẫn không thấy Phước Quang trở lại, Hồ Cầm một mình lặng lẽ xuống núi am đường tránh nhà ông ngoại thẳng một mạch nhắm hướng Thăng Long thành.

Cứ lầm lũi Hổ Cầm đi đến chiều tối. Cô đã xa nhà trên hai mươi dặm và đến ngay dưới dãy Tam Điệp. Đây là phòng tuyến của tướng Ngô Văn Sở của Tây Sơn rút quân về cố thủ và chặn đường hành binh của Tôn Sĩ Nghị.

Dưới chân núi Tam ĐiỆp là một thị trấn nhỏ nhưng mấy hôm nay trở nên ồn ào đông đúc vì lúc nào cũng có binh lính Tây Sơn tìm ra mấy hàng quán để ăn uống đùa vui và tán tĩnh mấy cô bán quán có nước da đen giòn dễ làm điêu đứng mấy anh lính xa nhà. Nhịn ăn từ sáng sớm nên giờ đây đã muốn đói lả, Hồ Cầm liền tìm vào một hàng cơm định đánh một bữa no nê nhưng sực nhớ trong túi không có tiễn nàng liền tạt vào một cửa hàng kim hoàn gần đó gạ bán đôi bông tai. Một tên lính Tây Sơn trong cửa hàng thấy nàng có nhan sắc buông lời trêu chọc:

- Của hồi môn sao cô nương lại bán đi?

Hồ Cầm cũng không kém, cô đốp chát liền:

- Chừng nào tướng quân lấy thiếp thì thiếp sẽ không bán!

Tên lính Tây Sơn tưởng đã cắn câu cười híp mắt đưa tay định nắm lấy tay của Hồ Cầm. Lưỡi gươm như có gắn lò so bật ra làm bàn tay hắn rụng ngay xuống đất. Hắn la lên đau đớn:

- Con tiện tì! Cứu tôi với!

Nơi đây dày đặc quân lính và thám bán Tây Sơn nên chỉ cần một tiếng kêu cứu là cả chục tên đã đổ ập lại.

Hồ Cầm không đổi sắc mặt, cô lạnh lùng chống song kiếm trước đường phố.

- Tên này định làm hỗn với ta. Quân pháp các ngươi để đâu mà lộng hành giữa phố vậy?

Một tên có vẻ chỉ huy quát hỏi:

- Cô nương là ai mà hạ thủ độc địa như vậy?

Không đợi Hồ Cầm trả lời hắn lấy tay ra hiệu cho cả bọn cùng tấn công.

Song kiếm của Hổ Cầm đão lộn như một cặp rồng và trong chốc lát đường phố vang động vì những tiếng kêu la rên rỉ của những kẻ bị thương. Cặp kiếm của Hồ Cầm là thứ kiếm được tôi luyện bằng loại thép đặc biệt của miền núi Thanh Nghệ, cô múa kiếm tới đâu là ở đó có tiếng rú lên vì kẻ bị chặt đứt tay, đứt chân. Nhưng lính Tầy Sơn ở thị trấn này quá đông nên càng lúc chúng kéo đến càng đông.

Đột nhiên có tiếng hô:

- Phạm chỉ huy sứ đến!

Một trung niên vạm vở gạt bọn lính sang một lên tiến gần Hồ Cầm. Y cầm một đại đao ánh màu thép xanh lè. Tự chỉ tay vào ngực nơi áo đeo cái kính tâm của bộ giáp trụ bằng những vảy thép lóng lánh như vảy rắn, y nói:

- Ta là chỉ huy quân cấm vệ ở đây. Cô nương là ai mà dám vọng động đả thương quá nhiều binh lính của ta.

Hồ Cầm ngửa mặt cười lúng lính hai núm đồng tiền:

- Tại bọn lính ngài tự tìm đến chỗ chết chứ ta đang đói bụng đây đâu muốn đánh đấm làm gì!

- Muốn ăn hãy về doanh trại của ta mà ăn!

Nói xong, Phạm chỉ huy sứ vẫy lộng đại đao kiếm tới. Nhưng đại đao cộng với sở học võ thuật của một võ quan làm sao chống lại song kiếm của Hố Cầm đã được tôi luyện trên Vạn Sơn từ thuở bé? Chĩ cần qua một vài chiêu đầu lưỡi dao nặng trăm cân tưởng rằng khó có ai dám lại gần đã gãy lìa làm hai, Phạm chỉ còn nắm được cái cán bằng ngà chạm nguyên một con rồng. Phạm chỉ huy mướt mồ hôi trán đành lùi ra ba bước chấp tay vái:

- Bái phục bản lãnh của cô nương. Dám hỏi xuất thân?

Hồ Cầm trở lại với tính trẻ con cười nấc nẻ:

- Đất trời bao la biết nói xuất thân ở chốn nào, nhưng vài chiêu vừa rồi đủ cho tướng quân biết thế nào là võ học dòng họ Nguyễn, gởi lời nhắn với Long Nhương là hãy đề phòng thực lực của chúa Nguyễn phương Nam!

- Đa tạ! Bây giờ cô nương định đi đâu?

Hồ Cầm tròn xoe mắt:

- Đi ăn cơm chớ còn đi đâu!

Phạm chĩ huy sứ rút mấy vụn bạc trong thắt lưng đưa cho Hồ Cầm:

- Ngưỡng mộ người đẹp tài cao, xin nhận cho ít vật ngoại thân này:

dùng tạm hôm nay!

Hồ Cầm cảm động vì thái độ quân tử của viên tì tướng Tây Sơn cầm lấy tiền.

- Tôi phải cảm tạ tướng quân mới phải lẽ, vì trong người tôi hiện không có một đồng bạc! Xin ghi ân này và mong có ngày được báo đáp.

Hồ Cầm nhét tiền vào túi rồi bước tới ngay quán cơm gần đó Thấy chủ soái đã đối đãi với thiếu nữ một cách đặc biệt cao thượng bọn võ sĩ cũng tản mác đi nơi khác.

Ăn cơm xong nhân còn dư một ít tiền Hồ Cầm nhờ chủ quán tìm mua cho nàng một con ngựa đế dùng làm phương tiện đến Thăng Long. Qua việc vừa rồi nàng không muốn dừng chân ở bất cứ nơi nào khác sợ rằng có thêm rắc rối.

Vì ít tiền nên chủ quán chỉ có thể mua được một con ngựa vừa già vừa ốm nhưng Hồ Cầm đành phải dùng tạm thủng thằng quất ngựa lền đương, mãi đến ba ngày sau Hồ Cầm mới tới Thăng Long. Kinh kỳ không có gì đẹp như trong trí tưởng tượng của nàng, phố phường gần như vắng vẻ vì dân chúng sợ sự tàn phá cướp bóc của bọn Mãn Thanh đã bỏ cửa nhà tản cư về các vùng khác.

Buổi chiều chầm chậm buông xuống kinh thành. Hồ Cảm chậm rãi thả con ngựa về phía hồ Tây mùa này chỉ có nơi đây là còn có chút ít gió mát. Nhìn cảnh hổ Tây đông đúc người đến hóng gió mới thấy được khí trời nóng như thế nào. Bọn quân lính Mãn Thanh ở xứ Bắc lạnh lẽo hình như cũng không chịu nổi khí nóng phương Nam nên cùng đổ đồn chung quanh Tây hồ.

Hồ Cầm cho ngựa gặm cỏ bên vệ hỗ, còn nàng đứng thơ thẩn ở doi đất trông ra ngôi chùa Trấn Quốc cổ kính.

Mặt nước Tây hồ xanh ngất khẽ xao động dưới chân nàng phả lên làn hơi nước mát dịu ... Trên bờ hồ dọc theo mép nước là một dãy hàng quán mới được dựng lên phục vụ cho bọn lính Mãn Thanh, đa số chủ nhân là người Hoa Kiều đã từng ở Thăng Long lâu năm, trong những hàng quán ấy Hồ Cầm thấp thoáng thấy có những bóng hồng mặc sườn xám khá hở hang có lẽ là những kỹ nữ này ỏng ẹo móc túi bọn lính viễn chinh buồn bã vì xa nhà, xa vợ con.

Đang mơ màng nhìn ba chữ "Trấn Quốc tự" đắp nổi ở cổng tam quan bỗng Hồ Cầm nghe tiếng vó ngựa dừng ở sau lưng mình. Bốn thám báo Mãn Thanh mặc võ phục đen tuyền đã đứng bốn góc vây Hồ Cầm vào giữa:

Một tên hất đuôi sam ra sau lưng chỉ vào mặt Hồ Cầm:

- Có lệnh bắt cô nương!

- Ai ra lệnh?

- Đế đốc Hứa Thế Thanh!

Hắn đưa ra một tín chỉ có ấn triện đỏ chói:

- Cô nương là thám báo của Tây Sơn sai ra do thám Bắc Hà phải không?

Hồ Câm nổi máu ương nghạnh lên:

- Không phải! Nhưng nếu phải thì sao?

Nàng đã rút song kiếm chống hai bên người. Tên Mãn Thanh cười khẩy:

- Gái nước Nam kỳ quái thật, chưa chi đã định dùng võ lực lồi! Hảo à!

Hắn đưa mắt cho đồng bọn. Bốn tên liền sử dụng kiếm tấn công.

- Hồ Cầm vừa đánh vừa liếc nhìn chung quanh thấy bọn võ sĩ Mãn Thanh đã kéo đến gần một lúc càng đông hơn, nàng vờ vô ý dẫm nhằm một chỗ đất trững lảo đảo chực ngã, một tên Mãn chỏm tới đưa kiếm thọc vào cổ họng nàng nhưng hắn đã rú lên một tiếng kinh hoàng vì lưỡi kiếm sắc như lá lúa của Hồ Cầm đã cắm xiên tữ trước ngực đến sau lưng hắn, người hắn đổ vật xuống mặt nước như một khúc cây bị đốn gục. Tên thứ hai 1a lên bằng một thứ tiếng kinh dị gì đó huy động kiếm pháp nhanh hơn. Sẵn đã rút kiếm ra Hồ Cầm đẩy kiếm thành thế "song long đoạt châu" hai lưỡi kiếm cùng quặp vào huyệt thái dương của đối phương. Tên Mãn thứ hai chưa kịp nghe một tiếng "phụp" thì óc não và máu me đã phun ra ngã xuống theo đồng bọn. Thấy hai bạn đã chết máu vấy đỏ cả một khoảng nước Tây hồ bọn võ sĩ Mãn Thanh đứng bu chung quanh bèn xì xổ trao đổi với nhau bằng tiếng Mãn líu lo với nhau. Hồ Cầm không hiểu bọn chúng trao đổi với nhau những gì, sau đó nàng thấy một tên cho tay vào túi bên lưng áo tung ra một thứ phấn đỏ rực. Hồ Cầm thấy đầu óc choáng váng quay cuồng, lần này nàng lảo đảo thực sự, trước khi chìm trong hôn mê nàng mơ hồ nghĩ trong óc:

"Trứng độc khí của bọn Mãn rỗi" sau đó nàng nằm thẳng bất động không còn biết gì nữa. Không biết bao lâu sau Hồ Cầm trỗi dậy thấy mình đang nằm trên một chiếc giường gỗ trong một căn nhà lạ. Đư hương của mùi phấn độc và mùi hương phấn nỗng nặc làm thành một mùi lợm giọng khiến Hồ Cầm ho sặc sụa, đầu óc nàng vẫn còn choáng váng vì độc khí chưa tan hết. Liếc mắt qua kẽ vách nàng kinh hoàng khi thấy ở phòng bên mấy cặp trai gái trần truồng đang đú đởn với nhau. Thân thể Hồ Cầm hiện vẫn không còn mảnh vải và nàng cảm thấy cả toàn thân ê ẩm. Nàng ể oải, hình như nơi mình nằm hơi ẩm ướt, Hỗ Cầm bật ngồi dậy, nàng thấy ngay những dấu vết của một cuộc hoan lạc vừa tàn. Nàng uất hận, tủi hổ, nấc lên vì vừa chợt nhận ra rằng đời con gái của nàng đã bị bọn Mãn Thanh hãm hại và chấm dứt quá sớm. Mới mười lăm tuổi nàng đã trở thành thiếu phụ mất rồi. Lòng nàng đầy căm hận, lay hoay tìm bộ quần áo mặc vào nhưng không tìm thấy một mảnh rách. Đang hoang mang chưa biết làm sao thì từ phía cánh cửa khẽ rên lên. Một gã Mãn Thanh bước vào mang theo mùi phấn sáp đàn bà thơm sực mũi. Hắn trạc gần ba mươi tuổi, tóc chải ngược ra đằng sau quấn thành cái đuôi sam dài thượt đế lộ vầng trán cao đẹp một cách thông minh. Hắn lên tiếng trước bằng một giọng Thăng Long còn lơ lớ vì học chưa kỹ:

- Nương tử đã tỉnh hẳn. Tốt lắm! Tôi là Sa La Nạp, quốc thích của Mãn triều.

Nương tử có cần gì không?

Không đợi Hồ Cầm trả lời Sa La Nạp quăng cho nàng một bộ y phục còn thơm mùi băng phiến. Hồ Cầm đón lấy mặc vội vã vào ngay. Bộ quần áo này may theo kiểu phụ nữ Mãn Thanh nên mặc vào Hố Cầm biến thành đàn bà Mãn không có chút gì khác.

- Tôi đã thành Mãn nhân rồi, ông là ai?

Sa La Nạp cười cay đắng:

- Tôi đang vui chơi ngoài tửu điếm thì thấy bọn thám mã mang nương tử về đang hôn trầm và bọn ấy còn kêu thêm đồng bọn tới cho đông để cùng chung vui. Tôi không thích cảnh này nên đang cuộc vui của bọn chúng tôi vô phá đám đuổi bọn chúng đi hết rồi!

Hồ Cầm quắc mắt:

- Ông là chỉ huy của bọn chúng vậy chắc ông cũng được chia phần?

Sa La Nạp cười xòa:

- Tôi hoàn toàn không tham dự gì vào việc của quân cẩu tặc ấy:

Tôi vốn là ngoại tộc của Càn Long khi vua du Giang Nam, theo bọn Tôn Sĩ Nghị qua đây du ngoạn cho biết cảnh đẹp An Nam mà thôi!

Hồ Câm tức khí chửi ngay:

- Bọn Mãn Thanh các ông đúng là lũ súc vật! Phù Lê diệt Nguyễn gì mà toàn cướp bóc phụ nữ?

- Hà! Đúng là súc vật rồi! Biết sao được khi tôi chĩ có hai bàn tay yếu đuối này đây?

Hắn giơ hai bàn tay gầy gò lên trời nói tiếp:

- Tiếc rằng từ khi theo tổ tiên vào Trung Nguyên, gia đình tôi còn say mê văn học Hán tộc nên tôi không được cầm tới đao kiếm. Chứ không tôi cũng không thể ngồi yên nhìn quân câtu tặc này qua An Nam làm bậy!

Hắn nở một nụ cười vừa có vẻ ngây thơ có vẻ như đau khổ hiện rõ trên gương mặt xanh xao trắng trẻo của hắn trông có mạt chút gì đó thành thật, hắn đẹp quá làm Hồ Cầm dịu hắn xuống.

Đột nhiên Sa La Nạp rút cái túi nhỏ mà hắn vẫn đeo ở cườm tay ra đưa cho Hồ Cầm một mảnh lụa vuông bằng lòng bàn tay:

- Nương tử nên ra khỏi đây. Tôi cho nương tử tín chỉ có ấn triển của tôi. Ai hỏi nương tử cứ nhận là họ hàng của Sa La Nạp này là có thể yên ổn ra khỏi Thăng Long đước!

Hồ Cầm đáp:

- Nhưng tôi không thể để yên cho bọn Mãn Thanh đã làm nhục tôi vừa rồi được! Tôi phãi trả mối hận này!

- Oán không thể trả bằng oán nương tử ơi! Vả chăng quân Mãn ở đây dày đặc như rừng núi ở Tân Cương, nương tử sức cô làm sao mà trả hận được? Tôi cũng là người Mãn đây hoặc nương tữ cứ giết tôi để trả thù cũng được!

Hồ Cầm lắc đầu:

- Giết một người không biết cầm gươm như ông thì có ích gì? Và kẻ gây bão ...

Sa La Nạp ngắt lời:

- Kẻ gây bão không phải ai trong bọn thám mã Mãn Thanh ở đây đâu, mà là tên vua Càn Long ở Yên Kinh kia!

- Ở Mà làm sao tôi có thể tới Yên Kinh được?

Sa La Nạp cười khà:

- Có thể được chớ vì tôi cũng sắp về Yên Kinh. Nhiều đêm trước tôi có xem thiên trượng thấy vùng sao Dực sao Chấn còn tinh anh nhiều lắm, chắc đại quân của Tôn Sỉ Nghị sắp kéo về nước thôi!

Hồ Cầm kinh ngạc:

- Sao lại kéo về nước được? Phú Xuân còn Nguyễn Huệ, Bình Định còn Nguyễn Nhạc ấy là chưa kể Gia Định còn Nguyễn Ánh, bộ Lê Chiêu Thống đã yên tâm đề đại quân họ Tôn về nước sao?

- Tôi cũng không hiểu sao. Nhưng tôi học thiên văn địa lý từ thuở nhỏ. Tôi đã thiệp hiệp hết xứ Bắc Hà, long mạch còn nhiều. Đêm nào tôi cũng nhìn tính tứ. Sao Dực Chẩn còn rất sáng. Năm nay quẻ ly lại vượng, e rằng Tôn Sĩ Nghị cũng khó cưởng lại nổi mệnh trời ...

Đột ngột Sa La nạp hỏi lên:

- Nương tữ có thích đi với tôi về Yên Kinh một chuyến không?

Hắn cười khẩy ngay rồi tiếp:

- Để thăm vua Càn Long ấy mà!

Hồ Cầm nổi máu giang hồ con trẻ liền:

- Ông cho tôi đi thì đi! Phen này tôi sẽ cho Càn Long ăn một gươm vào ngay huyệt "Âm giao" để trả mối hận của tôi!

- Hay! Được lắm! Tôi sẽ phụ giúp nương tữ ấn lực gươm ấy sâu thêm một tí để vong hồn người mẹ tôi ở Giang Nam được ngậm cười ...

Nhớ tới tình trạng hiện thời, Sa La Nạp nói:

- Nhưng hiện tại có lẽ nương tử nên rời khỏi cái hắc điếm này về ở tạm nhà tôi để coi tình hình ra sao đã ...

- Nhà của ông ở đâu?

- Tôi được Tôn nguyên soái cấp cho một tư dinh ngay bên hồ Hoàn Kiếm.

Thôi chúng ta sửa soạn lên đường!

Thực ra đâu có gì mà phải sửa soạn. Hồ Cầm xốc lại cặp song kiếm theo người bạn mới ra cửa. Tuy mới gặp Sa La Nạp, nhưng không hiểu sao linh tính báo cho nàng biết đây là người trung thực đáng tin nên nàng rất yên tâm theo y.

Cùng sa La Nạp đi bộ vào trung tâm kinh đô, dọc đường Hồ Cầm để ý thấy bọn lính Mãn Thanh gặp y đều chào rất cung kính chứng tỏ y cũng vai vế gì đó trong đoàn quân xâm lược này.

Tư dinh của Sa La Nạp nằm cạnh hồ Hoàn Kiếm, đứng trên thềm dinh của y có thể thấy bao quát cả mặt hồ, khi đó chưa có tháp Rùa.

Tại dinh cơ rộng lớn bền ngoài cổng có lính cấm vệ còn bên trong tòa ngang dãy dọc nhưng chỉ có Sa La Nạp và bốn năm tên hộ vệ người Mãn, không có tên nào là người Hán cả chứng tỏ có lẽ y là quốc thích Mãn tộc thật.

Sa La Nạp cho Hồ Cầm ở trong một phòng riêng rộng mênh mông, ở cửa có treo một bức hoành sơn sơn thếp vàng lộng lẫy đề hai chữ "Vân đài". Thì ra đây là thư viện riêng của y. Y dẫn nàng vào phòng rồi nói:

- Tôi rất yêu quí phòng sách này và trần trọng nương tử lắm nên mới cho nương tữ ở tạm đây, nhân tiện để nương tử đọc kinh sử cho khuây khỏa thời gian.

Hồ Cầm rất cảm động nhưng nàng nói thật:

- Cảm ơn quan gia lắm nhưng tôi có bao nhiêu chữ nghĩa để mà đọc kinh sử của các thánh nhân?

Sa La nạp đáp rất tự nhiên:

- Tôi biết nương tử bẩm sinh rất thông minh, khi nào buồn nương tử cứ mang sách ra đọc, có lẽ chỉ trong thời gian ngắn nương tử sẽ thấy mình được mở mang nhiều lắm.

Nghe nói vầy, Hồ Cầm chỉ còn biết nhìn cười duyên dáng cám ơn y.

Đợi Sa La Nạp ra khỏi phòng Hồ Cầm mới quan sát thật kỹ gian phóng. Quả là thiên binh vạn quyển, sách xếp từng chồng trên bệ đóng bằng thứ gỗ mun đen bóng có chạm trổ những nét tinh vi. Không hiểu chỉ ở tạm đất Nam này theo lời y nói mà y lại đem theo nhiều sách như thế này để làm gì?

Hồ Cầm lấy làm thắc mắc hỏi, Sa La Nạp cười xòa đáp:

- Có phải sách vở của tôi đâu. Đây vốn là tư doanh của một tiến sĩ triều Lê, ông bỏ nhà trốn về quê đâu ở Quảng Bình nên Tôn nguyên soái cho tôi ở tạm đó thôi. Nếu nương tử thích cuốn nào nương tử cứ việc lấy đi cũng không sao!

Hồ Cầm mừng thầm trong bụng vì đêm qua trong lúc buồn bã nhớ nhà khó ngủ, nàng đã lục lạo những kệ sách và nàng bắt gặp ở đây một bí kíp về võ thuật Bình Định. Nàng không hiểu hết ý nghĩa trong sách ấy vì nàng được học ít nhưng nàng biết nếu tặng cho ông ngoại sách này ông nàng sẽ mừng lắm.

Nhưng Hồ Cầm không nói ra điều ấy nàng lắng lặng vào phòng. Thấm thoát Hồ Cầm đã ở trong dinh Sa La Nạp được gần một tuần. Sa La Nạp đi đâu vắng suốt ngày bỏ mặc dinh cơ cho Hồ Cầm muốn làm gì thì làm, đến tối mò trở về gần như đêm nào y cũng có mùi rượu. Tuy vậy trong cách đối xử với Hồ Cầm y rất đứng đắn giữ lễ, chưa bao giờ y vô tình buông ra lời sàm sỡ với nàng. Hồ Cầm cũng đoán không ra ý định của y.

Một hôm, nhân sáng sớm ra vườn đi quyền gặp y sửa soạn rời khỏi dinh, Hồ Cầm nói:

- Hôm nào quan gia cũng ra đi sớm quá có việc gì vậy?

Sa La Nạp đứng lại, y chỉ ra nước hồ Hoàn Kiếm thở dài:

- Nương tử tưởng mặt hồ kia bình lặng lắm sao? Nó đang có những sóng ngầm dưới đáy đó. Hôm nào tôi cũng vào dinh Tổng đốc, nương tữ không đế ý mấy hôm nay việc quân bận rộn lắm. Lê Chiêu Thống cứ giục giã Nam tiến mà ý tôi - vì tôi là quân sư cho Tổng Đốc - thì tôi không muốn vì Nam tiến đế làm gì khi thiên cơ tôi đã rõ ...

Vừa lúc ấy có quân vào cấp báo:

- Bẩm quan gia, ngoài cổng có một tiểu tử đến xin ăn.

Sa La Nạp quát:

- Thì cho nó chút gạo hoặc nếu thích thì cứ tống cổ nó xuống Hồ Gươm, việc gì mà bẩm báo ...

- Nhưng bẩm quan gia hắn đã giết chết hai cấm vệ quân rồi!

- A quân láo xược! Ta sẽ ra ngay.

Sa La Nạp bước vội ra cổng, nhân tiện thấy chuyện lạ Hồ Cầm cũng bước ra theo. Đứng giữa cổng là một gã mặt mũi kỳ dị xấu xí, mặc một cái áo rách bươn và cái quần ống ngắn tới đầu gối cũng rách rưới không kém gì áo. Tay gã vẫn còn nắm chặt một thanh kiếm dài đỏ lòm toàn máu. Vừa nhìn thấy gã, Hồ Cầm đã rú lên:

- Ôi! Nguyễn Phước Quang ca ca!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.