Đavưđốp đi thong thả, nhưng dài bước. Lên tới đỉnh đồi anh dừng lại, ngắm nhìn dãy lán của đội vào giờ này vắng tanh vắng ngắt, nhìn cánh đồng đã cày thoải ra trên sườn bên kia hầu như tới tận chân trời. Những ngày qua anh đã làm tận lực, khỏi nói, và mong rằng cả cô Varia lẫn cặp bò của Kônđrát không giận vì anh đã bắt làm chí chết… Đến tháng Mười ra nhìn cánh đồng này thì vui mắt phải biết: những bụi lúa mì đông xanh rờn sẽ ken dày đặc khắp cả, sương giá ban mai sẽ rắc vẩy bạc lên chúng, và đến giữa trưa, khi mặt trời lơ lửng chênh chếch trên bầu trời xanh nhạt đã toả nắng ấm, cánh đồng sẽ long lanh đủ ngũ sắc cầu vồng, tưởng đâu như vừa sau một trận mưa rào, và mỗi giọt sương sẽ phản chiếu trong nó cả cái bầu trời thu lạnh lẽo, cả những đám mây trắng mịn như lông tơ và cả vầng mặt trời mờ dịu…
Đứng đây, nhìn từ xa, cánh đồng với một đường viền cỏ xanh nom như một tấm thảm nhung đen trải rộng. Duy chỉ ở rìa phía bác, nơi đất á sét dâng lên sát mặt ruộng, là có một vệt nâu nhấp nhô điểm những mảng xém hung hung đỏ. Dọc các luống, loang loáng những tảng đất đen bị lưỡi cày lật lên và miết nhẵn; trên trời mấy con quạ đang chao lượn; và trên nền đen của cánh ruộng hiện ra một vệt xanh xanh, nom như một bông hoa điểm tuyết lẻ loi, đó là Varia Kharlamôva, đầu rũ xuống, đang lững thững lê bước về lán, quẳng lại đó một công việc lúc này đối với cô không còn tí lý thú gì nữa. Và trên một luống cày, Maiđanhikốp ngồi lẳng lặng hút thuốc. Không có người dắt bò thì anh còn việc gì để làm nữa, bó tay bất lực trước đôi bò đang bị một đám ruồi trâu lăn xả vào tấn công.
Trông thấy Đavưđốp dừng chân lưng đồi, Varia cũng dừng lại, nhanh nhẹn tháo tấm khăn vuông ra khẽ vẫy anh. Cái vẫy gọi ấy lặng lẽ và rụt rè đó làm anh phải mỉm cười. Anh cầm mũ kêpi vẫy đáp, rồi bước đi không ngoái lại. Anh vừa đi vừa nghĩ lan man:
"Con bé ngang quá! Xinh thì xinh thật, nhưng được nuông quen thân rồi, và ngang như cua. Nhưng trên đời này có đứa con gái nào mà lại không được nuông nhỉ? Đến cái mức không sinh ra điệu tí tỉnh? Những loại như thế cả đời mình chưa hề gặp, cũng như chưa hề nằm mơ thấy bao giờ… Các cô nàng xinh đẹp ấy, hễ cứ ngấp nghé mười sáu mười bảy là y như rằng bắt đầu làm đỏm làm dáng đủ trò, đem anh em ta ra sẽ sàng thử sức mạnh quyến rũ của họ, ối giào ơi, thực tế thế! Đấy như cô ả Varia hẩm hiu kia đang định cưa ta đấy, để trổ tài mà! Nhưng em ơi, đừng hòng, lính thuỷ Bantích đây, đâu phải bỡn! Nhưng cô ả đi về xe lều làm gì thế nhỉ? Thủng thà thủng thỉnh thế kia có nghĩa không phải Kônđrát sai về có việc, mà là tự tiện bỏ về, cái kiểu con gái chơi chướng. Hay là vì không có mặt mình ở đội nữa chăng? À, nếu như thế thì bậy quá đấy và là một sự trắng trợn vi phạm kỷ luật lao động! Nếu như cô ả đi có lý do chính đáng thì được thôi, xin mời, còn nếu là hứng lên mà đi thì đến cuộc họp đội, phải cạo ngay cho một trận, trẻ cũng mặc, xinh cũng mặc! Việc cày bừa đồng áng đâu phải trò chơi đu và xin cô em hãy làm ăn tử tế cho tôi nhờ", - Đavưđốp nghĩ đến đó đã cảm thấy nóng gáy.
Lúc này anh có một cảm giác hay đáo để, trong lòng như xẻ làm đôi: một mặt anh bực mình với cái lối tự tiện vô kỷ luật của Varia, nhưng mặt khác anh cũng thấy khoan khoái vì có người con gái đã bỏ công bỏ việc vì anh…
Anh nhớ đến một anh bạn ở Lêningrát của mình, cũng là dân lính thuỷ cũ, cứ mỗi lần bắt đầu tán cô nào là lại kéo anh ra một chỗ, bí mật thì thà thì thào vào tai anh, cố ra vẻ nói như thật: "Xêmiôn ơi, mình tiến vào tiếp cận địch đây. Trong trường hợp mình gặp khó khăn, cậu hãy bắn tạt sườn chi viện cho mình, còn nếu như mình địch không nổi thì cậu chịu khó yểm trợ cho cuộc rút lui nhục nhã của mình". Nhớ lại chuyện cũ xa xôi ấy anh mỉm cười, và liền theo đó nghĩ bụng: "Không, cái "quân địch" Varia kia thì mình "tiếp cận" làm quái gì cho mệt. Tuổi tác khác nhau, quân chủng khác nhau… Vả lại, mình mà bám nó thì thế nào bà con nông trang viên cũng sẽ kháo nhau ngay rằng mình có thiên hướng đặc biệt với giới phụ nữ. Thiên hướng cái con khỉ gì khi có độc một ả Luska kia mà mình cũng cóc biết làm cách nào rũ ra được. Không, một con bé dễ thương như Varia thì chỉ có thể yêu một cách nghiêm chỉnh, chứ đùa với nó thôi thì lương tâm mình không cho phép. Nó là một đứa thật là trong sáng, cứ như buổi bình minh một ngày đẹp trời, nó nhìn mình với đôi mắt thật là thanh khiết… Mà yêu một cách nghiêm chỉnh thì mình có được học tập gì đâu, có biết mô tê gì đâu, vậy thì lung lạc con bé ấy làm gì cho khổ thân nó. Thôi, anh lính thuỷ Đavưđốp ơi, nhổ neo đi, cao chạy xa bay đi thôi!... Và nói chung, mình nên xa nó đi. Cần lựa lời giải thích cho nó, để nó khỏi tự ái, rồi.. phăng teo", - Đavưđốp quyết định như vậy và bất giác thở dài.
Nghĩ làn man về cuộc sống khá khắc khổ của mình ở Grêmiatsi Lốc, về những nhiệm vụ mà đồng chí bí thư mới của huyện uỷ đã đặt ra cho anh, đầu óc anh lại quay trở lại chuyện Luska: "Cái nút ấy làm thế nào gỡ cho khỏi đau được nhỉ? Cái cậu Maka nhà ta nói thế mà chí lý: tay không cởi được, răng không cởi được, thì phải chặt! Mả mẹ nó, cái chuyện rắc rối thật! Cắt đứt với cô ả thì sẽ gay cho mình lắm đó. Nhưng sao lại thế nhỉ? Tại sao Maka coi cứ nhẹ như lông hồng, mà mình thì lại gay? Mình thiếu nghị lực chăng? Chẳng có lẽ! Và biết đâu đối với Maka cũng chẳng phải là dễ dàng, chỉ là vì anh ấy không để lộ ra mà thôi. Chắc thế, lòng vả cũng như lòng sung, nhưng Maka biết giấu nỗi đau khổ của mình, còn mình thì không, mình chịu. Đó, tất cả vấn đề là ở chỗ ấy đó".
Đavưđốp đi đã được một quãng đường dài từ lúc nào chẳng hay. Anh ngả lưng dưới bóng một bụi sơn trà bên lề đường nằm nghỉ và làm một điếu thuốc. Anh nghẫm nghĩ hồi lâu, cân nhắc xem đứa nào đã bắn Nagunốp, nhưng rồi anh hậm hực gạt phăng đi mọi điều phỏng đoán: "Chả cần có chuyện bắn trộm ấy cũng thừa biết là sau khi đánh đổ bọn kulắc, trong làng vẫn còn một bọn chó chết. Mình sẽ gặp Maka, nghe cậu ấy kể đầu đuôi, lúc ấy vấn đề có lẽ sẽ rõ ra là thế nào, vậy hơi đâu mà nát óc vô ích".
Anh bỏ đường cái, rẽ tắt đâm thẳng qua đồng cỏ hoang. Nhưng đi chưa được nửa cây số thì bỗng thấy như vừa vượt qua một đường ranh giới vô hình, bước sang một thế giới khác: cỏ dại không xào xạc đập vào ống giày ủng của anh nữa, bốn bề hoa đồng đã biến đâu mất sạch, không còn phô màu nữa, hương nồng của mọi loại hoa thơm cỏ dại đã tan biến, và thảo nguyên trần trụi, xám xịt, ảm đạm trải dài ra trước mắt anh.
Cái mảnh đất hoang dại như vừa trải qua một trận hoả hoạn tàn phá ấy, nom nó tang tóc đến nỗi Đavưđốp cảm thấy trong bụng nao nao. Nhìn quanh một vòng, anh hiểu rằng mình vừa bước ra phía đỉnh "Lũng chó sói", tới cái giải đất hoang mà một lần Iakốp Lukits có nhắc tới trong một cuộc họp ban quản trị: "Ở vùng Cápcadơ, Chúa đã nặn ra toàn những núi là núi để làm gì chẳng biết, mặt đất chỗ nào cũng lổn nhổn những u bướu thổ tả, người cũng chịu, ngựa cũng chịu, không lèn chân qua được. Và sao Chúa lại chơi khăm chúng ta, nghĩa là bà con kô- dắc Grêmiatsi chúng ta như vậy, tôi thật chẳng hiểu. Gần năm trăm đêxiachin đất tốt đã bị Chúa làm cho chua mặn đến nỗi từ thuở khai thiên lập địa đến nay cấm có cày, cấm có gieo được cái gì. Mùa xuân có thể thả súc vật ra đó được, nhưng chỉ được mấy bữa thôi, rồi sau đó cứ nhổ toẹt vào cái đất khốn khổ khốn nạn ấy, đừng mò ra nữa làm gì mất công, cho đến tận mùa xuân sang năm. Tất cả ích lợi của nó chỉ có thế này đây thôi: nó nuôi đàn cừu Grêmiatsi được nửa tháng với mức vừa đủ để khỏi chết đói, rồi sau đó nó chỉ còn là một ô trên bản đồ địa chính của chúng ta và làm nơi trú ngụ của đủ loại thằn lằn rắn rết".
Đavưđốp chậm bước lại, vòng tránh những mô đất mặn, bước qua nhưng hố sâu do móng bò, móng cừu đào xuống, những cái hố mà miệng đã bị những cái lưỡi ram ráp của đám cừu, bò liếm nhẵn bóng, và đất ở thành hố xám từa tựa màu xám của viên đá hoa cương.
Giải thảo nguyên ảm đạm ấy kéo dài khoảng năm cây số tới tận "Khe ướt". Nó bàng bạc màu xám nhờ nhờ của những bụi cỏ dại, màu đất mặn khô cằn và nứt nẻ dưới ánh mặt trời, nó bốc lên những làn hơi rung rinh và nó thở ra cái hơi nóng hầm hập của buổi giữa trưa. Nhưng ngay cả ở đây, trên mảnh đất cằn cỗi này, sự sống vĩnh hằng vẫn ngự trị: dưới bước chân đi của Đavưđốp chốc chốc lại tanh tách bay vù lên những chú cào cào cánh đỏ; những ả thằn lằn xám màu đất lặng lẽ bò đi; chuột đồng kêu chin chít báo động cho nhau; một chú diều hâu lượn là là mặt đất, hoà mình vào những bụi cây vũ mao và tròng trành đôi cánh ở những khúc liệng; những ả sơn ca nhẹ dạ tin người thản nhiên để cho Đavưđốp tới sát mới cất cánh, vẻ như miễn cưỡng, rồi bay vút lên cao, chìm đi trong màn khói màu xanh sữa của bầu trời không gợn bóng mây, và từ trên cao đó rót xuống tiếng hót không bao giờ cạn của chúng, nghe nhỏ đi, nhưng êm ái hơn.
Sắp sang xuân, khi tuyết bắt đầu tan loang lổ từng đám, đàn chim sơn ca lại bay về cái mảnh đất cằn cỗi và không hiểu sao lại được chúng ưa thích này, xây tổ bằng những cọng cỏ mục lứa năm ngoái, sinh con đẻ cái, và từ đó cho đến giữa thu, chúng làm thảo nguyên tươi vui lên bằng tiếng hót của chúng, tiếng hót mộc mạc nhưng đối với con người là thân tình ngay từ những ngày thơ ấu. Đavưđốp suýt xéo phải một trong những tổ chim đan rất khéo trong lòng một hố chân ngựa. Anh giật mình rụt cẳng lại, cúi xuống nhìn. Thì ra là một tổ cũ đã bỏ, xung quanh vương vãi những chiếc lông chim tí xíu dính bết lại vì nước mưa, những mảnh vỏ trứng vỡ nho nhỏ.
"Con mẹ đã tha con đi đâu rồi. Giá được xem mấy chú sơn ca con thì cũng hay đấy chứ nhỉ! Mình chả nhớ, không biết hồi bé mình đã được xem lần nào chưa, - Đavưđốp nghĩ bụng. Và anh buồn rầu nhếch mép cười: - con chim tí tẹo nào cũng xây tổ, sinh con đẻ cái, còn mình thì cứ khấp khểnh cuộc đời độc thân đã gần bốn chục năm trời, và cũng chẳng biết liệu mình có được trông thấy mặt con mặt cái không… Về già mình mới lấy vợ hay sao?".
Đavưđốp bật cười ra tiếng, thoáng mường tượng cái cảnh mình là một ông chồng khệ nệ đứng đắn, cặp kè một bà vợ phì nộn, kiểu bà cấp dưỡng Đaria Kuprianốpna, với một đàn con lúc nhúc lớn bé đủ các tuổi. Anh đã từng nhìn thấy những tấm ảnh gia đình như vậy bày ở tủ kính các hiệu ảnh tỉnh lẻ. Cái ý nghĩ lấy vợ vừa bất chợt nảy ra trong đầu óc anh, anh thấy nó buồn cười và ngô nghê quá nên anh chỉ khoát tay một cái và rảo bước về làng.
Đavưđốp không đi về nhà mà đi thẳng đến trụ sở nông trang. Anh nóng ruột muốn hỏi cho rõ chuyện đã xảy ra với Nagunốp.
Sân trụ sở rộng thênh thang cỏ mọc loăn xoăn lúc này vắng tanh vắng ngắt, chỉ có mấy con gà mái nhà hàng xóm đang uể oải bới bới đống phân bên chuồng ngựa, và con dê, không hiểu sao lại được đặt tên là con Tơrôphim, đang đứng lặng dưới mái hiên kho, trâm ngâm như một ông già. Thấy Đavưđốp tới, nó hoạt lên, hiên ngang vểnh bộ râu dê, giậm chân tại chỗ mấy cái rồi nhong nhong lao lên phía trước. Nửa đường nó cúi đầu xuống, ngỏng cái đuôi chổi sể cũn cỡn lên với một thái độ hiếu chiến, và chuyển sang phi nước đại. Ý đồ của nó lộ liễu quá làm cho Đavưđốp phải mỉm cười dừng lại trong tư thế sẵn sàng ứng chiến cái tên gây gổ dài râu ấy.
- Đón ông chủ tịch kiểu thế à? Giày tây ông đá phốc cho một cái bây giờ, con quỷ già! - Đavưđốp cười nói, và nhanh tay tóm lấy cái sừng khía xoáy trôn ốc của con dê. - Nào, bây giờ ta vào trụ sở thanh toán với nhau chuyện này, anh bạn nối khố của bác Suka ạ, anh là dân vô công rồi nghề chuyên môn đi cà khịa!
Con Tơrôphim tỏ ra thái độ hoàn toàn quy phục: nó ngoan ngoãn lon ton chạy bên Đavưđốp, chỉ thỉnh thoảng lúc lắc cái đầu, cố gỡ sừng ra một cách từ tốn. Nhưng tới bậc đầu tiên bước lên thềm, nó kiên quyết đu cả bốn chân kìm lại, và khi Đavưđốp cũng dừng lại, nó tin cậy vươn cổ về phía anh, hít hít đánh hơi túi áo, đôi môi xám ngoét mấp ma mấp máy nom đến ngộ nghĩnh.
Đavưđốp lắc đầu chê và mắng mỏ nó, cố sao cho giọng mình có sức biểu cảm cao nhất:
- Ê, cái con Tơrôphim này! Già nua tuổi tác rồi, lại là nông trang viên về hưu nữa, nói thế không ngoa đâu, thế mà vẫn chứng nào tật nấy, chuyên môn đi gây sự, và gây sự không xong thì xoay ra ăn mày mẩu bánh. Xấu lắm, dơ dáng ấy nữa chứ, thực tế thế! Nào, mày hít hít cái gì?
Đavưđốp móc ra một mẩu bánh mì ỉu nằm trong đáy túi, dưới túi thuốc và bao diêm, phủi sạch những vụn thuốc lá dính vào bánh và không hiểu sao đưa lên mũi ngửi đã rồi mới chìa món quà nhỏ của mình cho con dê. Con dê khúm núm nghiêng đầu cầu khẩn, nhìn Đavưđốp bằng đôi mắt khôn ranh của một con Dương thần gi�, nhưng chỉ vừa mới ngửi qua mẩu bánh nó đã khinh bỉ phì ra một cái, chững chạc bỏ đi ra khỏi thềm.
- Chưa đến lúc đói meo mõm mà, - Đavưđốp tự ái ra mặt, nói: - Mày chưa biết mùi đời lính, đồ quỷ già, chứ nếu không thì mày đã nhai ngấu nhai nghiến nuốt chửng rồi! Bánh bị tí mùi thuốc lá, thế thì đã sao nào! Mày dứt khoát là có máu quý tộc, đồ ăn hại, cho nên mày mới kênh kiệu thế chứ, thực tế thế!
Đavưđốp quẳng mẩu bánh đi, bước vào hành lang mát rượi, múc một ca nước trong thùng, nốc cạn. Chỉ đến bây giờ anh mới cảm thấy thấm mệt vì cuộc đi bộ dưới trời nắng oi.
Trong trụ sở chỉ có độc Radơmiốtnốp và anh kế toán. Thấy Đavưđốp về, Radơmiốtnốp toét miệng ra cười:
- Về đấy hả, ông lính thuỷ? Chà, thật là mình trút được gánh nặng ngàn cân! Ốm xác với cái việc chỉ đạo nông trang này, khổ thấy cha thấy mẹ! Lúc thì lò rèn hết than, lúc thì gầu giếng gãy, lúc thì ông nọ tới mè nheo, lúc thì bà kia tới ám… Cái công việc nhức đầu nhức óc này thật chả hợp với mình tí nào. Mình phải ngồi đây thêm tuần lễ nữa khéo mình sẽ phát rồ phát dại lên mất, nom không ra cái chó gì!
- Cậu Maka thế nào?
- Vẫn sống sờ sờ ra đấy.
- Ai chả biết vẫn sống, nhưng đã bình phục chưa?
Radơmiốtnốp bĩu môi:
- Ô hay, bị có viên đạn mà cậu bảo bình phục? Dễ cậu tưởng chúng nó bắn cậu ấy bằng pháo 76 li chăng? Chậc, hắn có choáng váng tí, lấy rượu vốtka rửa chỗ đạn bắn xước da, rồi chỗ còn lại của nửa lít vốtka hắn dốc tuột vào mồm, thế là hết chuyện.
- Bây giờ hắn đâu?
- Xuống đội.
- Câu chuyện đầu đuôi thế nào?
- Rất chi là đơn giản: đêm hôm ấy cậu Maka ngồi bên cửa sổ mở toang, với nhà học giả là bác Suka ngồi đầu bàn đối diện. Thế rồi có đứa dùng súng trường bắn vào Maka. Đứa nào bắn, cái đó thì chỉ có bóng đêm biết được, duy có một điều là rõ: khẩu súng ở trong tay một thằng cà là mèng.
- Sao kết luận thế?
Radơmiốtnốp tròn xoe mắt ngạc nhiên:
- Lại còn "sao" à? Thế cậu, cách ba mươi bước cậu cầm súng trường có bắn trượt không? Sáng hôm sau chúng mình đã tìm thấy chỗ thằng ông mãnh nấp bắn. Căn cứ vào chỗ đui đạn rơi mà. Chính chân mình đo: đúng hai mươi tám bước, từ hàng rào vào đến thềm.
- Đêm hôm thì ba mươi bước cũng có thể bắn trượt.
- Không, không đời nào, - Radơmiốtnốp gân cổ cãi lại. - Mình thì không thể trượt được! Ông không tin, cứ thử xem: đêm nay ông cứ ngồi đúng chỗ cậu Maka ngồi, và đưa tôi khẩu súng trường. Chỉ cần độc một viên tôi sẽ khoan cho ông một cái lỗ xinh xinh giữa sống mũi. Thành ra rõ rành rành thằng bắn là một dân tò te, chứ không phải lính thực thụ.
- Kể rõ hơn một tí tớ nghe.
- Mình sẽ kể tỉ mỉ đầu đuôi. Gần nửa đêm, mình nghe thấy trong xóm có tiếng súng bắn: một tiếng trường, rồi hai tiếng nhỏ hơn, kiểu như súng lục, rồi lại một tiếng nổ đanh, tức là súng trường, nghe tiếng phân biệt rõ lắm. Mình vớ vội khẩu súng lục dưới gối, đâm bổ ra đường, vừa chạy vừa kéo quần. Mình chạy đến nhà Maka; tiếng súng nổ nghe có vẻ từ phía ấy lại. Thú thực là mình đã nghĩ bụng: thằng cha Maka lại giở trò gì ra đây…
Mình chạy bổ tới nhanh như chớp. Mình đấm cửa: cửa đóng chặt, nhưng nghe bên trong có tiếng người rên rỉ. Thế là mình lấy vai hích hai cái thật lực, bật tung then cửa ra, nhảy xổ vào bên trong nhà, đánh que diêm lên. Trong bếp, dưới gầm giường có hai bàn chân người thò ra. Mình liền túm lấy, và lôi. Ôi cha mẹ ơi, cái của khỉ dưới gậm giường ấy nó rống lên ăng ẳng mới khiếp chứ! Thậm chí mình phát hoảng lên nữa, nhưng mặc, cứ thế mình lôi dần. Mình lôi xềnh xệch cái lão ấy ra giữa gian bếp, lúc ấy mới té ra không phải là một lão, nghĩa là không phải một ông lão, mà là bà lão chủ nhà. Mình hỏi bà lão, Maka đâu, nhưng bà ấy sợ quá không cạy răng thốt ra được một lời.
Mình đâm bổ sang phòng Maka, mình vấp phải vật gì nhùn nhũn, ngã dúi xuống, đứng bật dậy, hết cả hồn vía. Mình nghĩ bụng: "Thế nghĩa là Maka bị chúng nó bắn chết rồi, cậu ấy nằm đây đây". Mình lóng ngóng đánh diêm lên, nhìn: lão Suka đang nằm sóng soài dưới sàn, ti hí một mắt nhìn mình, còn mắt kia nhắm tịt. Trán và một bên má lão có máu. Mình hỏi lão: "Sống đấy chứ? Cậu Maka đâu?". Nhưng lão lại hỏi lại mình: "Anh Anđrây ơi, vì Chúa, làm ơn nói cho lão biết lão còn sống hay đã chết rồi?". Nhưng giọng lão nói nghe nhỏ nhẻ yếu đuối quá, tưởng đâu như lão sắp về chầu trời thật vậy… Mình mới động viên lão, bảo: "Bác còn múa lưỡi được nghĩa là tạm thời vẫn còn sống. Nhưng xem ra thì bác sặc mùi người chết rồi…". Lão oà khóc, bảo: "Thế thì đích thị phần hồn lão đang lìa khỏi phần xác đây, cho nên mới có cái mùi nằng nặng thế. Nhưng nếu tạm thời lão còn đang sống thì lão cũng sắp chết đến nơi rồi: trong sọ lão có một viên đạn mà".
- Chuyện gì mà lăng nhăng! - Đavưđốp sốt ruột cắt ngang. - Sao mặt lão lại có máu? Chả còn hiểu cái chết tiệt gì cả! Lão cũng bị thương sao?
Radơmiốtnốp mỉm cười kể tiếp:
- Nào có ai bị thương đâu, yên ổn cả. Thế rồi, mình ra đóng cửa sổ lại đề phòng bất trắc, châm đèn lên. Lão Suka vẫn nằm ngửa đó, im như thóc, chỉ khác là con mắt kia lão đã nhắm nốt lại và hai tay chắp lên bụng. Lão nằm như nằm trong sáu tấm, không cựa, y xì người chết rồi! Lão lễ phép đề nghị bằng một giọng lí nhí: "Anh ơi, vì Chúa, anh đi gọi hộ bà nhà lão. Trước khi nhắm mắt, lão muốn giối giăng vài lời!".
Mình cúi xuống, cầm đèn soi. - Radơmiốtnốp phì cười, cố lắm mới khỏi cười phá lên. - Mình soi, và thấy trên trán, nghĩa là trên trán lão Suka, thò ra một mẩu dằm thông… Thì ra là viên đạn sượt qua khung cửa sổ đã làm bắn tung ra một mẩu dằm gỗ nó cắm phập vào trán lão Suka. Lão dớ dẩn tưởng đó là viên đạn, và thế là lăn kềnh ngay ra đất. Lão đang giả vờ chết, còn mình thì cười một trận gần chết. Đường nhiên là mình rút mẩu dằm ra cho lão, và bảo: "Tôi trích viên đạn ra cho bác rồi đấy, bây giờ dậy thôi, không việc gì phải nằm ườn ra nữa, nhưng bố nói đi cho con nhờ: cậu Maka chạy đâu rồi?".
Mình thấy bố Suka nhà ta tươi tỉnh hẳn lên, nhưng có mặt mình đấy mà ngồi nhỏm dậy thì trơ quá, nên lão không dậy, cứ quằn quại dưới đất… Và cái lão ba hoa bất trị ấy cứ nằm thế mà lải nhải như đấm vào tai mình. Lão nói: "Khi quân địch xả súng vào lão, cho lão một phát trúng giữa trán, lão ngã đổ kềnh ra như bị sét đánh, nằm bất tỉnh nhân sự, trong khi đó thì anh Maka tắt phụt đèn, nhảy tót qua cửa sổ, chuồn đi đâu không biết. Đấy, thật là chán mớ đời cái tình bằng hữu: lão bị thương nằm đó, nửa sống nửa chết, còn anh ta thì sợ mất mật bỏ chạy, mặc xác lão cho quân thù giày xéo. Anh Anđrây ơi, anh đưa lão cái viên đạn nó xuýt giết lão chết toi xem nào. Nếu nhờ ơn Chúa lão tai qua nạn khỏi được, lão sẽ giữ nó ở chỗ bà lão, đặt trên bàn thờ thánh giữ làm kỷ niệm cho muôn đời sau!".
Mình trả lời lão: "Không, tôi chả thể đưa cho bác xem viên đạn ấy được đâu, nó bê bết máu, bác trông thấy nó thì lại ngất xỉu đi lần nữa mất thôi. Viên đạn lịch sử này chúng tôi sẽ gửi đi Rôxtốp để bày vào viện bảo tàng". Nghe thế, lão càng khoái tợn, quay phắt sang nằm nghiêng, miệng hỏi: "Này, anh Anđrây ơi, do cái vết thương oanh liệt này, và do cái sự lão đã đánh lui được quân thù như vậy, có thể lão sẽ được thượng cấp gắn cho cái huy chương gì cũng nên đấy nhỉ?". Đến đây thì mình không thể chịu được nữa. Mình dúi cái dằm vào tay lão, bảo: "Đây, viên đạn của lão đây, cái của này viện bảo tàng không thèm. Lão mang về bày lên bàn thờ mà làm kỷ niệm, nhưng trước hết hãy xéo ngay ra giếng rửa ráy cho sạch cái oanh liệt của lão đi đã, và sửa sang lại quần áo, kẻo người lão nồng nặc như cái hố phân"
Lão Suka lủi ra sân, đi mất tăm, và chẳng bao lâu sau cậu Maka xuất hiện, thở hổn hển như con ngựa phi mệt lử. Hắn ngồi vào bàn, nín thinh. Thở một trận hết mệt, hắn mở miệng: "Sểnh mất cái thằng chó chết ấy rồi! Mình tương hai phát. Tối quá, không nhìn rõ đầu đuôi, cứ bắn bừa, trượt cả. Còn nó thì đứng lại, bắn trả lại mình phát nữa. Cứ như có ai túm áo varơi mình giật mạnh một cái vậy". Maka vạch tà áo varơi ra, và quả đúng là ở lườn bên phải, trên thắt lưng một tí có lỗ đạn xuyên qua. Mình hỏi cậu ấy có nhận ra là đứa nào không? Cậu ấy cười khẩy: "Mắt mình đâu phải mắt cú. Mình chỉ biết nó là một thằng trẻ trẻ, vì nó nhanh thoăn thoắt. Người có tuổi không chạy được thế đâu. Mình đuổi theo nó, chẳng ăn thua mẹ gì cả! Thằng ấy thì ngựa đuổi cũng không kịp". Mình bảo cậu ấy: "Sao cậu lại liều thế nhỉ? Không biết chúng nó có bao nhiêu đứa mà lại đuổi theo? Thế ngộ nhỡ có hai thằng nữa nấp phục ở hàng rào thì sao? Và chỉ cần một thằng thôi cũng có thể đợi cậu tới sát, bắn cho chết tươi". Nhưng Maka thì có nghe ai bao giờ? Hắn bảo: "Thế theo cậu thì mình phải làm thế nào? Tắt đèn rồi rúc xuống gầm giường chắc?". Đấy, đầu đuôi là như thế. Đối với cậu Maka, hậu quả duy nhất của vụ mưu sát này là hắn bị sổ mũi.
- Sao lại sổ mũi?
- Ấy là cậu ấy bảo thế, còn sao thì có trời biết, và chính mình cũng lấy làm lạ. Ồ, sao cậu lại cười? Đúng là sau vụ mưu sát ấy hắn bị sổ mũi kinh khủng thực. Mũi hắn chảy nước như tháo cống, và hắt hơi liên tục, cứ như súng máy bắn.
- Chẳng qua là do anh ấy học thức kém mà thôi, - bác kế toán, một dân kô- dắc đứng tuổi đã từng làm văn thư trung đoàn, càu nhàu nói. Bác ta đẩy ngược lên trán đôi kính gọng bạc dùng lâu đã xỉn, và nhắc lại bằng một giọng khô khốc: - Chẳng qua là đồng chí Nagunốp đã tỏ ra là một người kém học thức!
- Bây giờ thì những người kém học thức lại càng hay bị ăn đòn, - Radơmiốtnốp cười khẩy, nói. - Đấy như ông là người học thức ác, bàn tính gẩy như gió, chữ viết như rồng bay phượng múa thì chúng nó có bắn vào ông đâu, mà lại bắn vào Nagunốp…- Và quay sang Đavưđốp, anh kể tiếp: - Sáng hôm sau, mình đến thăm cậu ấy từ sớm tinh mơ, thấy hắn đang tranh cãi với ông y sĩ cái gì kịch liệt lắm, nghe đến ma cũng không biết đằng nào mà lần. Lão y sĩ bảo là cậu Maka bị sổ mũi là do đêm khuya ngồi bên cửa sổ mở toang bị trúng phong nhiễm lạnh. Còn cậu Maka thì cứ nhất định sổ mũi là do viên đạn đã chạm vào dây thần kinh mũi. Lão y sĩ vặn lại; "Viên đạn đi qua mé trên tai, sượt vào thái dương, sao lại chạm vào dây thần kinh mũi được?". Cậu Maka đối đáp lại: "Sao nó chạm được thì không việc gì đến ông; thực tế là nó đã chạm rồi, và nhiệm vụ của ông là chữa cho người ta khỏi cái bệnh sổ mũi thần kinh ấy, chứ không phải nói ba lăng nhăng về những cái ông không biết".
Cậu Maka là thằng tổ sư cha bướng, mà cái ông lão y sĩ cũng chẳng kém, kẻ tám lạng người nửa cân. Ông ấy cãi: "Anh đừng đem những chuyện dấm dớ ấy ra bịp tôi. Người ta bị thần kinh thì chỉ giật giật mi mắt thôi chứ không giật cả hai mí, rung rung một bên má chứ không rung cả hai bên. Cớ làm sao trong trường hợp này anh bị sổ mũi, không sổ một lỗ mà lại sổ cả hai lỗ mũi? Rõ rành rành là do cảm lạnh".
Cậu Maka im lặng một tí, rồi hỏi: "Này, ông y sĩ đại đội ơi, ông đã bao giờ bị ai quại cho một quả vào mang tai chưa?".
Đề phòng xảy ra chuyện gì không hay, mình kéo ghế ngồi gần vào hắn, để còn kịp túm tay hắn, còn lão y sĩ thì ngược lại, lảng ra xa, mắt đã liếc ra cửa và nói bằng một giọng nhũn như chi chi: "Khô- ô- ông, lạy Chúa tha cho, chẳng ai quại cả. Sao anh lại hỏi tôi thế?".
Cậu Maka lại hỏi tiếp: "Thế giả dụ tôi thoi cho ông một quả vào mắt trái, dễ ông tưởng chỉ riêng tai trái ông ù lên thôi hẳn? Ông yên chí, cả hai tai ông sẽ rung loạn lên, như chuông nhà thờ ngày lễ Phục sinh cho mà xem!".
Lão y sĩ đứng dậy, rồi len lén, len lén lảng ra cửa. Cậu Maka lại bảo: Này, ông đừng có giở hung, ngồi xuống đây ông ơi, tôi không định nện ông đâu, chỉ là giải thích cho ông thôi, để làm thí dụ. Rõ chưa?".
Làm sao mà lão y sĩ lại có thể giở hung được? Lão dịch ra cửa là vì lão hoảng qúa, nhưng nghe Maka nói thế, lão lại ngồi xuống ghế, nhưng chỉ ngồi ghé nửa đít thôi, trong khi mắt vẫn lấm lét nhìn ra cửa… Maka nắm tay lại, ngắm nghía mặt nọ mặt kia quả đấm của mình, cứ như lần đầu tiên trông thấy nó, rồi lại hỏi: "Thế giả dụ tôi mời ông xơi thêm một quả này nữa thì thế nào nhỉ?". Lão y sĩ lại đứng dậy, lỉnh ra cửa, và khi tay đã nắm quả đấm cửa rồi, lão mới nói: "Anh nói toàn những chuyện dấm dớ! Quả đấm của anh không có tí liên quan gì đến y học và thần kinh cả!", - Cậu Maka đáp lại: "Có quá đi chứ!", rồi lại yêu cầu lão y sĩ ngồi xuống và lịch sự kéo lão ngồi xuống ghế. Đến lúc ấy không hiểu sao lão y sĩ tự nhiên mồ hôi toát ra như tắm, và kêu lão bận lắm, phải đi thăm bệnh nhân ngay bây giờ. Nhưng cậu Maka dứt khoát bảo rằng bệnh nhân có thể đợi thêm vài phút nữa, rằng cuộc tranh luận về đề tài y học này cứ sẽ tiếp tục, và hắn, Maka, tin rằng về môn khoa học này hắn sẽ ăn đứt ông y sĩ.
Đavưđốp nhếch một nụ cười mệt mỏi, bác kế toán thì che miệng cười rinh rích như một bà lão, nhưng Radơmiốtnốp vẫn cứ hết sức nghiêm trang, kể tiếp:
- Cậu Maka nói: "Thế này nhé, giả dụ tôi tống thêm cho ông một quả nữa vào đúng chỗ cũ, thì ông chớ tưởng chỉ có mắt trái ông vãi ra nước mà thôi đâu. Cả hai mắt ông sẽ vọt nước ra, như quả cà chua chín bị bóp vỡ vậy, điều ấy tôi chắc chắn đảm bảo với ông! Thế thì cái bệnh sổ mũi thần kinh cũng vậy: nếu lỗ mũi bên trái chảy nước thì lỗ mũi bên phải cũng phải chảy. Rõ chưa?". Đến đây thì lão y sĩ lại hăng lên, nói: "Thôi anh ơi, anh đã không biết mô tê gì về y học thì đừng ba hoa bốc phét nữa, và xin anh hãy uống mấy giọt thuốc tôi đưa cho anh đây". Chà, cậu Maka nhà ta mới nhảy cẫng lên một cái nhá! Suýt nữa thì đầu húc vào trần nhà, và miệng thì gào lên, lạc cả giọng: "Tôi đây mà không biết gì về y học hả?! Ông là lão lang băm thì có! Tôi đây, trong chiến tranh chống Đức đã bốn lần bị thương, hai lần chấn thương và một lần bị hơi độc, trong nội chiến đã ba lần bị thương, đã từng lang thang ba mươi trạm cấp cứu, nhà thương, bệnh xá mà lại không biết mô tê gì về y học hả?! Này, đồ lang vườn, ông biết những bác sĩ và giáo sư nào đã chữa cho tôi đây không? Đồ ngu như lợn, những nhà bác học như vậy thì cái đời ông chưa bao giờ mơ thấy đâu!". Nhưng đến đây thì lão y sĩ hăng tiết lên, chẳng hiểu hắn lấy được can đảm ở đâu ra, và quát lại cậu Maka: "Dù anh có được những nhà bác học chạy chữa cho thì bản thân anh, tôi nói anh tha lỗi cho, về y học thì vẫn cứ là dốt đặc cán mai!". Maka đốp chát lại: "Còn ông, về y học, ông dốt đặc cán thuổng! Ông thì chỉ được cái cắt rốn cho trẻ mới đẻ và chữa bệnh sa đì cho mấy ông già là cùng thôi, còn về chuyện thần kinh thì ông thông thạo cũng như con lừa thông thạo kinh thánh vậy! Về môn khoa học ấy ông biết cái chó gì!".
Thế là lời đi tiếng lại, họ xỉ vả nhau một hồi thậm tệ, rồi lão y sĩ ù té bỏ chạy như bị ma đuổi. Rồi cậu Maka nguôi nguôi đi một tí và bảo tôi: "Cậu về trụ sở trước đi, mình chữa theo lối cổ truyền, xoa tí mỡ vào mũi, rồi mình đến ngay". Đavưđốp ạ, cậu có biết một tiếng sau hắn đến mặt mũi nom thế nào không? Mũi sưng vêu, tím như quả cà dái dê, mà vẹo sang một bên. Chắc là hắn xát mạnh quá, vênh cha nó cả mũi. Và hắn, nghĩa là cái mũi hắn, sặc mùi mỡ cừu, nồng nặc cả trụ sở. Cái lối xoa bóp ấy chính hắn nghĩ ra đấy… Mình nhìn hắn, và nói không ngoa đâu, mình cười một trận tưởng chết. Chà, cu cậu tự làm tình làm tội mình đã khiếp! Mình định hỏi hắn làm sao mà nên nông nỗi ấy, nhưng không thở ra được một câu vì cười. Thế là hắn nổi cơn điên lên, hỏi mình: "Cười cái gì, đồ con lợn? Hoá dại hay sao đấy thì bảo? Có cái gì mà cậu phởn, đồ con vật? Trí khôn của cậu thì cũng chỉ vừa vặn bằng của con Tơrôphim, thế mà còn dám mở miệng cười người!".
Hắn bỏ ra chuồng ngựa. Mình theo luôn. Mình thấy hắn lấy bộ yên, thắng con ngựa hồng, dắt ra ngoài, và cứ lầm lì chẳng nói chẳng ràng. Nghĩa là hắn vẫn cáu chuyện mình cười. Mình hỏi: "Đi đâu vậy?". Hắn hầm hầm đáp: "Ra đồng chặt cái cành cây, về quật cho anh một trận". Mình hỏi: "Mình làm gì mà ông quật?". Hắn im. Mình bước đi theo hắn. Hai đứa không mở miệng cho đến tận nhà hắn. Tới cổng, hắn quẳng dây cương cho mình, đi vào nhà. Mình thấy hắn trong nhà bước ra, thắt lưng bao súng chỉnh tề, và tay thì cầm chiếc khăn mặt…
- Khăn mặt à? - Đavưđốp ngạc nhiên, hỏi: - Sao lại cầm khăn mặt?
- Mình đã bảo cậu là hắn sổ mũi kinh khủng, không mùi xoa nào chịu nổi. Còn như xỉ toẹt mũi xuống đất như anh em chúng mình thì hắn ngượng, ngay cả đứng giữa thảo nguyên cũng vậy. - Radơmiốtnốp cười hóm hỉnh: - Cậu chớ có tưởng người ta tầm xoàng, chẳng gì thì người ta cũng học tiếng Anh, người ta phải tỏ ra là người học thức chứ… Thế cho nên hắn mới mang theo khăn mặt thay cho mùi xoa. Mình bảo hắn: "Này, Maka, cậu cũng phải băng bó lại tí chứ, cho kín vết thương đi". Hắn phát khùng lên, quát tướng: "Thương cái khỉ gió, xéo cha anh đi! Mắt anh mù hay sao mà không thấy đây là cái vết xước, đâu phải vết thương?! Những cái trò đàn bà ấy tôi cứ coi khinh! Tôi đi xuống đội, gió sẽ thổi nó se, bụi bám vào đóng thành vẩy, nó khắc liền, như da con chó già vậy. Việc gì anh phải chõ mõm vào công việc người khác, anh hãy vác những lời khuyên dấm dớ của anh xéo đi cho được việc!".
Mình thấy là do cuộc đấu khẩu với lão y sĩ và do bị mình cười, hắn đang bực, cho nên mình lựa lời khuyên hắn đừng phô súng lục ra như thế. Úi chào! Hắn mới đuổi tống đuổi táng mình đi chứ, và bảo: "Bất cứ một quân chó má nào cũng có thể bắn vào tôi, thế mà tôi đây, tôi cứ phải chạy nhông với khẩu súng cao su trong tay chắc? Tám năm nay súng lục tôi đút túi, bao nhiêu túi rách mẹ nó hết, bây giờ thì xin đủ! Từ nay tôi sẽ đeo công khai. Súng tôi không phải của ăn cắp, tôi đã đem xương máu giành lấy nó. Nó là tặng phẩm người ta thay mặt đồng chí Phrunde trao cho tôi, có cả tên tôi khắc trên cái lập lắc bạc gắn vào báng hẳn hoi chứ chơi đâu? Thôi đi ông, ông đừng có chõ mũi vào công việc người khác nữa cho tôi nhờ". Nói xong hắn nhảy lên yên, đi thẳng. Và cho đến lúc hắn ra khỏi đầu làng còn nghe thấy tiếng hắn xỉ mũi vào khăn mặt to như người thổi kèn. Xêmiôn ạ, cậu nên bảo hắn một câu về chuyện đeo súng. Dù sao trước mặt bà con cũng không hay đâu. Cậu nói thì hắn nghe đấy.
Tiếng Radơmiốtnốp nói không còn lọt vào tai Đavưđốp nữa. Hai tay chống má, khuỷu tì xuống bàn, anh đăm đăm nhìn mấy tấm gỗ mặt bàn đầy vết sứt sẹo, vết mực, và nhớ lại lời kể của Argianốp anh nghĩ: "Được, Iakốp Lukits là một tên kulắc, cứ cho là như thế đi, nhưng tại sao mình nghi cho chính lão ấy. Chẳng phải tay lão bắn đâu, lão ấy già rồi, và khôn chán; vả lại cậu Maka nói thằng kia là một thằng trẻ, chạy nhanh thoăn thoắt. Hay là thằng con lão đồng loã với lão? Dẫu sao không có chứng cớ rõ ràng thì không thể cách chức Iakốp Lukits được, làm thế thì nếu như lão có dính vào một âm mưu nào thật sẽ chỉ tổ làm cho lão cảnh giác đề phòng, và bọn đồng loã cao chạy xa bay nữa chứ. Đơn độc thì Iakốp Lukits chẳng làm cái việc ấy. Thằng quỷ ấy ranh lắm, một mình hắn thì không đời nào hắn lao đầu vào cái trò ấy cả. Nghĩa là đối với lão, ta cứ phải như bình thường, không để lộ tí gì nghi ngờ, không thì hỏng bét cả. Ván bài bắt đầu sử dụng đến chủ bài đây… Tốt hơn hết là ta nên lên huyện, trao đổi với đồng chí bí thư và trưởng phòng GPU huyện. GPU ta vẫn ăn no ngủ kỹ, trong khi đó thì ở đây đêm hôm đạn bắt đầu bay vèo vèo. Hôm nay bắn Maka, mai vào mình hoặc Radơmiốtnốp. Không, không thể để thế được. Nếu ta không hành động thì chỉ một tên chó chết nào đó cũng có thể trong ba ngày cho chúng mình đi đời nhà ma tất… Nhưng chẳng có lẽ Iakốp Lukits lại lao vào cái trò phản cách mạng này. Lão tính toán khôn lắm, thực tế thế! Mà lão được lợi quái gì? Lão làm quản lý, uỷ viên ban quản trị, lão sống ung dung, sung túc. Không, mình không thể tin được rằng lão lại bám khư khư lấy quá khứ. Cái quá khứ đã ra đi không có ngày trở lại, điều ấy tất lão phải hiểu. Giả thử như bây giờ ta có chiến tranh với một ông láng giềng nào đó thì lão có thể cựa quậy thật đấy, nhưng lúc này mình không tin là lão cựa quậy".
Radơmiốtnốp cắt đứt dòng suy nghĩ của Đavưđốp. Anh ta lẳng lặng nhìn hồi lâu khuôn mặt gầy tọp đi của bạn, rồi săn đón hỏi:
- Cậu ăn sáng chưa?
- Ăn sáng hả? Làm sao? - Đavưđốp lơ đãng đáp.
- Cậu gày lắm, nom phát sợ! Độc thấy răng với mắt, mặt thì cháy nắng.
- Lại chuyện cũ rích giở ra hả?
- Không mà, mình nói nghiêm chỉnh, thật đấy!
- Mình chưa ăn. Không kịp ăn, và cũng chẳng muốn ăn, vì hôm nay mới sáng đã nóng khiếp.
- Mình cũng đang đói meo đây. Về nhà mình đi, Xêmiôn, tìm cái gì chén chơi. - Radơmiốtnốp đề nghị.
Đavưđốp miễn cưỡng đồng ý.
Họ cùng bước ra sân, và ngọn gió thảo nguyên khô hanh, nóng bỏng và ngào ngạt mùi hương cỏ ngái hầm hập phả vào mặt họ.
Tới bên cổng, Đavưđốp dừng lại, hỏi:
- Anđrây ạ, cậu có nghi ai không?
Radơmiốtnốp nhún vai và từ từ giang hai cánh tay:
- Có thánh biết! Mình đã cân đi nhắc lại không biết đến bao nhiêu lần rồi, nhưng vẫn chẳng suy ra được cái chết tiệt gì. Mình đã điểm tất cả đám kô- dắc trong làng, nhưng chẳng rút ra được cái gì đứng vững cả. Một thằng quỷ tha ma bắt nào đặt ra cho chúng mình câu đánh đố này, và bây giờ chúng mình cứ việc tha hồ mà nát óc. Một đồng chí GPU huyện đã về đây, đi mấy vòng xung quanh nhà cậu Maka, hỏi cậu Maka, lão Suka, bà chủ nhà cậu Maka và tôi, xem xét cái đui đạn chúng mình đã tìm thấy, cái đui đạn ấy không có chữ gì cả… Xem xong, anh ta nói: "Nhất định là ở đây có bàn tay kẻ địch". Cậu Maka liền hỏi vặn lại anh ta: "Này, ông anh ơi, vậy theo ông anh có trường hợp là bàn tay đồng chí mình ư? Mời ông anh tếch ngay đi cho được việc! Chúng tôi khắc tự lo liệu lấy". Cái anh chàng dấm dớ ấy chẳng nói chẳng rằng một lát, rồi nhảy lên ngựa tếch thẳng.
- Cậu nghĩ thế nào? Có thể là Ôxtơrốpnốp đã chơi cái cú này không?
Radơmiốtnốp tay đã nắm lấy then cổng, nghe hỏi thế sửng sốt quá lại buông thõng tay xuống, rồi cười phá:
- Cậu có điên không đấy? Iakốp Lukits ấy ư? Lão ấy lao vào chuyện này làm gì? Lão ấy nghe tiếng xe ngựa cót két đã hết hồn vía rồi, cậu nghĩ gì mà lẩm cẩm vậy! Cứ chặt đầu mình đi, mình vẫn bảo hắn không dính đến việc này! Ai thì ai, nhưng nhất định không phải hắn.
- Thế thằng con hắn?
- Cũng không phải. Này, nếu cứ đoán già đoán non thế thì rồi có thể chụp cho cả mình nữa đấy. Không, câu đố này phức tạp lắm… Đây là cái ổ khoá chìm.
Radơmiốtnốp rút hộp thuốc lá ra, cuốn một điếu, nhưng chợt nhớ ra hôm nay mình vừa ký cái thông tri cấm các bà nội trợ nổi lửa ban ngày và đàn ông hút thuốc ngoài đường. Anh hậm hực vò nát điếu thuốc đi. Thấy Đavưđốp nhìn mình không hiểu, anh đáp một cách thản nhiên, cứ như không phải chuyện mình, mà là chuyện ai khác:
- Có những cái thông tri dấm dớ. Cấm hút thuốc ngoài đường! Thôi, vào nhà mình làm một điếu.
° ° °
Bữa ăn sáng, bà mẹ Radơmiốtnốp dọn ra món cháo kê loãng muôn thuở mà Đavưđốp ăn mãi đã phát ngán, với tí thịt mỡ băm, gọi là chạy qua hàng mỡ. Nhưng khi bà cụ ra vườn mang về một đĩa dưa chuột tươi thì mặt anh tươi tỉnh lên. Anh ăn ngon lành hai quả thơm hương đất và hương nắng, uống một cốc nước quả luộc, rồi đứng dậy.
- Cám ơn mẹ nhá, hôm nay được một bữa no căng. Cám ơn nhất là khoản dưa chuột. Năm nay con được ăn dưa chuột tươi lần này là lần đầu tiên. Ngon, ngon không chê được, thực tế thế!
Bà lão là người bản tính ân cần và hay chuyện, buồn rầu tì tay chống má:
- Khốn khổ, anh thì kiếm đâu ra dưa mà ăn? Vợ con chả có…
Đavưđốp mỉm cười:
- Con chả còn thời giờ nào mà đi hỏi vợ nữa.
- Hỏi vợ không có thời giờ thì đừng chờ có dưa chuột mà ăn. Muốn trồng cây hái quả thì phải có anh có ả, có cả đôi bên chứ. Đấy như thằng Anđrây nhà tôi cũng thế, cứ ở vậy một mình. Không có mẹ lo cơm nước cho thì khéo chết đói nhăn răng rồi. Có mẹ thì thỉnh thoảng còn được miếng ăn. Trông các anh mà tôi nẫu cả ruột. Đã thằng Anđrây nhà tôi ở vậy, lại thêm anh Maka, rồi lại cả anh nữa. Ba anh không biết lấy thế làm xấu hổ à? Như ba con bò tót thế mà chạy nhông khắp làng không kiếm nổi cô vợ. Có thật các anh nhất định không anh nào lấy vợ không? Thế thì đáng xấu hổ lấy rổ mà che!
Radơmiốtnốp cười, trêu mẹ:
- Có ma nào thèm lấy chúng con đâu hả mẹ.
- Các anh cứ như thế này dăm sáu năm nữa thì chẳng ma nào thèm thật. Già câng rồi thì một mẹ nạ dòng nó cũng chả lấy làm gì. Còn gái tơ thì tôi chả nói nữa, các anh đã quá cái tuổi lấy gái tơ rồi!
Radơmiốtnốp nói đùa đánh trống lảng:
- Gái tơ chẳng đứa nào muốn lấy chúng con, vì chúng con già câng rồi, chính mẹ nói thế. Còn gái già thì chúng con lại không muốn lấy. Phải vạ gì mà còng lưng nuôi con người khác!
Câu chuyện như thế xem ra Radơmiốtnốp đã quen tai rồi, nhưng Đavưđốp thì cứ ngồi im và không hiểu sao cảm thấy mất tự nhiên.
Cảm ơn chủ nhà mến khách, anh chào ra về, và đi thẳng đến lò rèn. Anh muốn, trước khi tiểu ban tiếp nhận nông cụ tới, được tự mình kiểm tra lại những cỗ máy cắt và cào cỏ vừa được sửa chữa chuẩn bị cho vụ cắt cỏ, nhất lại là vì chính anh đã tham gia một tay vào công việc sửa chữa ấy.
Đavưđốp đi thong thả, nhưng dài bước. Lên tới đỉnh đồi anh dừng lại, ngắm nhìn dãy lán của đội vào giờ này vắng tanh vắng ngắt, nhìn cánh đồng đã cày thoải ra trên sườn bên kia hầu như tới tận chân trời. Những ngày qua anh đã làm tận lực, khỏi nói, và mong rằng cả cô Varia lẫn cặp bò của Kônđrát không giận vì anh đã bắt làm chí chết… Đến tháng Mười ra nhìn cánh đồng này thì vui mắt phải biết: những bụi lúa mì đông xanh rờn sẽ ken dày đặc khắp cả, sương giá ban mai sẽ rắc vẩy bạc lên chúng, và đến giữa trưa, khi mặt trời lơ lửng chênh chếch trên bầu trời xanh nhạt đã toả nắng ấm, cánh đồng sẽ long lanh đủ ngũ sắc cầu vồng, tưởng đâu như vừa sau một trận mưa rào, và mỗi giọt sương sẽ phản chiếu trong nó cả cái bầu trời thu lạnh lẽo, cả những đám mây trắng mịn như lông tơ và cả vầng mặt trời mờ dịu…
Đứng đây, nhìn từ xa, cánh đồng với một đường viền cỏ xanh nom như một tấm thảm nhung đen trải rộng. Duy chỉ ở rìa phía bác, nơi đất á sét dâng lên sát mặt ruộng, là có một vệt nâu nhấp nhô điểm những mảng xém hung hung đỏ. Dọc các luống, loang loáng những tảng đất đen bị lưỡi cày lật lên và miết nhẵn; trên trời mấy con quạ đang chao lượn; và trên nền đen của cánh ruộng hiện ra một vệt xanh xanh, nom như một bông hoa điểm tuyết lẻ loi, đó là Varia Kharlamôva, đầu rũ xuống, đang lững thững lê bước về lán, quẳng lại đó một công việc lúc này đối với cô không còn tí lý thú gì nữa. Và trên một luống cày, Maiđanhikốp ngồi lẳng lặng hút thuốc. Không có người dắt bò thì anh còn việc gì để làm nữa, bó tay bất lực trước đôi bò đang bị một đám ruồi trâu lăn xả vào tấn công.
Trông thấy Đavưđốp dừng chân lưng đồi, Varia cũng dừng lại, nhanh nhẹn tháo tấm khăn vuông ra khẽ vẫy anh. Cái vẫy gọi ấy lặng lẽ và rụt rè đó làm anh phải mỉm cười. Anh cầm mũ kêpi vẫy đáp, rồi bước đi không ngoái lại. Anh vừa đi vừa nghĩ lan man:
"Con bé ngang quá! Xinh thì xinh thật, nhưng được nuông quen thân rồi, và ngang như cua. Nhưng trên đời này có đứa con gái nào mà lại không được nuông nhỉ? Đến cái mức không sinh ra điệu tí tỉnh? Những loại như thế cả đời mình chưa hề gặp, cũng như chưa hề nằm mơ thấy bao giờ… Các cô nàng xinh đẹp ấy, hễ cứ ngấp nghé mười sáu mười bảy là y như rằng bắt đầu làm đỏm làm dáng đủ trò, đem anh em ta ra sẽ sàng thử sức mạnh quyến rũ của họ, ối giào ơi, thực tế thế! Đấy như cô ả Varia hẩm hiu kia đang định cưa ta đấy, để trổ tài mà! Nhưng em ơi, đừng hòng, lính thuỷ Bantích đây, đâu phải bỡn! Nhưng cô ả đi về xe lều làm gì thế nhỉ? Thủng thà thủng thỉnh thế kia có nghĩa không phải Kônđrát sai về có việc, mà là tự tiện bỏ về, cái kiểu con gái chơi chướng. Hay là vì không có mặt mình ở đội nữa chăng? À, nếu như thế thì bậy quá đấy và là một sự trắng trợn vi phạm kỷ luật lao động! Nếu như cô ả đi có lý do chính đáng thì được thôi, xin mời, còn nếu là hứng lên mà đi thì đến cuộc họp đội, phải cạo ngay cho một trận, trẻ cũng mặc, xinh cũng mặc! Việc cày bừa đồng áng đâu phải trò chơi đu và xin cô em hãy làm ăn tử tế cho tôi nhờ", - Đavưđốp nghĩ đến đó đã cảm thấy nóng gáy.
Lúc này anh có một cảm giác hay đáo để, trong lòng như xẻ làm đôi: một mặt anh bực mình với cái lối tự tiện vô kỷ luật của Varia, nhưng mặt khác anh cũng thấy khoan khoái vì có người con gái đã bỏ công bỏ việc vì anh…
Anh nhớ đến một anh bạn ở Lêningrát của mình, cũng là dân lính thuỷ cũ, cứ mỗi lần bắt đầu tán cô nào là lại kéo anh ra một chỗ, bí mật thì thà thì thào vào tai anh, cố ra vẻ nói như thật: "Xêmiôn ơi, mình tiến vào tiếp cận địch đây. Trong trường hợp mình gặp khó khăn, cậu hãy bắn tạt sườn chi viện cho mình, còn nếu như mình địch không nổi thì cậu chịu khó yểm trợ cho cuộc rút lui nhục nhã của mình". Nhớ lại chuyện cũ xa xôi ấy anh mỉm cười, và liền theo đó nghĩ bụng: "Không, cái "quân địch" Varia kia thì mình "tiếp cận" làm quái gì cho mệt. Tuổi tác khác nhau, quân chủng khác nhau… Vả lại, mình mà bám nó thì thế nào bà con nông trang viên cũng sẽ kháo nhau ngay rằng mình có thiên hướng đặc biệt với giới phụ nữ. Thiên hướng cái con khỉ gì khi có độc một ả Luska kia mà mình cũng cóc biết làm cách nào rũ ra được. Không, một con bé dễ thương như Varia thì chỉ có thể yêu một cách nghiêm chỉnh, chứ đùa với nó thôi thì lương tâm mình không cho phép. Nó là một đứa thật là trong sáng, cứ như buổi bình minh một ngày đẹp trời, nó nhìn mình với đôi mắt thật là thanh khiết… Mà yêu một cách nghiêm chỉnh thì mình có được học tập gì đâu, có biết mô tê gì đâu, vậy thì lung lạc con bé ấy làm gì cho khổ thân nó. Thôi, anh lính thuỷ Đavưđốp ơi, nhổ neo đi, cao chạy xa bay đi thôi!... Và nói chung, mình nên xa nó đi. Cần lựa lời giải thích cho nó, để nó khỏi tự ái, rồi.. phăng teo", - Đavưđốp quyết định như vậy và bất giác thở dài.
Nghĩ làn man về cuộc sống khá khắc khổ của mình ở Grêmiatsi Lốc, về những nhiệm vụ mà đồng chí bí thư mới của huyện uỷ đã đặt ra cho anh, đầu óc anh lại quay trở lại chuyện Luska: "Cái nút ấy làm thế nào gỡ cho khỏi đau được nhỉ? Cái cậu Maka nhà ta nói thế mà chí lý: tay không cởi được, răng không cởi được, thì phải chặt! Mả mẹ nó, cái chuyện rắc rối thật! Cắt đứt với cô ả thì sẽ gay cho mình lắm đó. Nhưng sao lại thế nhỉ? Tại sao Maka coi cứ nhẹ như lông hồng, mà mình thì lại gay? Mình thiếu nghị lực chăng? Chẳng có lẽ! Và biết đâu đối với Maka cũng chẳng phải là dễ dàng, chỉ là vì anh ấy không để lộ ra mà thôi. Chắc thế, lòng vả cũng như lòng sung, nhưng Maka biết giấu nỗi đau khổ của mình, còn mình thì không, mình chịu. Đó, tất cả vấn đề là ở chỗ ấy đó".
Đavưđốp đi đã được một quãng đường dài từ lúc nào chẳng hay. Anh ngả lưng dưới bóng một bụi sơn trà bên lề đường nằm nghỉ và làm một điếu thuốc. Anh nghẫm nghĩ hồi lâu, cân nhắc xem đứa nào đã bắn Nagunốp, nhưng rồi anh hậm hực gạt phăng đi mọi điều phỏng đoán: "Chả cần có chuyện bắn trộm ấy cũng thừa biết là sau khi đánh đổ bọn kulắc, trong làng vẫn còn một bọn chó chết. Mình sẽ gặp Maka, nghe cậu ấy kể đầu đuôi, lúc ấy vấn đề có lẽ sẽ rõ ra là thế nào, vậy hơi đâu mà nát óc vô ích".
Anh bỏ đường cái, rẽ tắt đâm thẳng qua đồng cỏ hoang. Nhưng đi chưa được nửa cây số thì bỗng thấy như vừa vượt qua một đường ranh giới vô hình, bước sang một thế giới khác: cỏ dại không xào xạc đập vào ống giày ủng của anh nữa, bốn bề hoa đồng đã biến đâu mất sạch, không còn phô màu nữa, hương nồng của mọi loại hoa thơm cỏ dại đã tan biến, và thảo nguyên trần trụi, xám xịt, ảm đạm trải dài ra trước mắt anh.
Cái mảnh đất hoang dại như vừa trải qua một trận hoả hoạn tàn phá ấy, nom nó tang tóc đến nỗi Đavưđốp cảm thấy trong bụng nao nao. Nhìn quanh một vòng, anh hiểu rằng mình vừa bước ra phía đỉnh "Lũng chó sói", tới cái giải đất hoang mà một lần Iakốp Lukits có nhắc tới trong một cuộc họp ban quản trị: "Ở vùng Cápcadơ, Chúa đã nặn ra toàn những núi là núi để làm gì chẳng biết, mặt đất chỗ nào cũng lổn nhổn những u bướu thổ tả, người cũng chịu, ngựa cũng chịu, không lèn chân qua được. Và sao Chúa lại chơi khăm chúng ta, nghĩa là bà con kô- dắc Grêmiatsi chúng ta như vậy, tôi thật chẳng hiểu. Gần năm trăm đêxiachin đất tốt đã bị Chúa làm cho chua mặn đến nỗi từ thuở khai thiên lập địa đến nay cấm có cày, cấm có gieo được cái gì. Mùa xuân có thể thả súc vật ra đó được, nhưng chỉ được mấy bữa thôi, rồi sau đó cứ nhổ toẹt vào cái đất khốn khổ khốn nạn ấy, đừng mò ra nữa làm gì mất công, cho đến tận mùa xuân sang năm. Tất cả ích lợi của nó chỉ có thế này đây thôi: nó nuôi đàn cừu Grêmiatsi được nửa tháng với mức vừa đủ để khỏi chết đói, rồi sau đó nó chỉ còn là một ô trên bản đồ địa chính của chúng ta và làm nơi trú ngụ của đủ loại thằn lằn rắn rết".
Đavưđốp chậm bước lại, vòng tránh những mô đất mặn, bước qua nhưng hố sâu do móng bò, móng cừu đào xuống, những cái hố mà miệng đã bị những cái lưỡi ram ráp của đám cừu, bò liếm nhẵn bóng, và đất ở thành hố xám từa tựa màu xám của viên đá hoa cương.
Giải thảo nguyên ảm đạm ấy kéo dài khoảng năm cây số tới tận "Khe ướt". Nó bàng bạc màu xám nhờ nhờ của những bụi cỏ dại, màu đất mặn khô cằn và nứt nẻ dưới ánh mặt trời, nó bốc lên những làn hơi rung rinh và nó thở ra cái hơi nóng hầm hập của buổi giữa trưa. Nhưng ngay cả ở đây, trên mảnh đất cằn cỗi này, sự sống vĩnh hằng vẫn ngự trị: dưới bước chân đi của Đavưđốp chốc chốc lại tanh tách bay vù lên những chú cào cào cánh đỏ; những ả thằn lằn xám màu đất lặng lẽ bò đi; chuột đồng kêu chin chít báo động cho nhau; một chú diều hâu lượn là là mặt đất, hoà mình vào những bụi cây vũ mao và tròng trành đôi cánh ở những khúc liệng; những ả sơn ca nhẹ dạ tin người thản nhiên để cho Đavưđốp tới sát mới cất cánh, vẻ như miễn cưỡng, rồi bay vút lên cao, chìm đi trong màn khói màu xanh sữa của bầu trời không gợn bóng mây, và từ trên cao đó rót xuống tiếng hót không bao giờ cạn của chúng, nghe nhỏ đi, nhưng êm ái hơn.
Sắp sang xuân, khi tuyết bắt đầu tan loang lổ từng đám, đàn chim sơn ca lại bay về cái mảnh đất cằn cỗi và không hiểu sao lại được chúng ưa thích này, xây tổ bằng những cọng cỏ mục lứa năm ngoái, sinh con đẻ cái, và từ đó cho đến giữa thu, chúng làm thảo nguyên tươi vui lên bằng tiếng hót của chúng, tiếng hót mộc mạc nhưng đối với con người là thân tình ngay từ những ngày thơ ấu. Đavưđốp suýt xéo phải một trong những tổ chim đan rất khéo trong lòng một hố chân ngựa. Anh giật mình rụt cẳng lại, cúi xuống nhìn. Thì ra là một tổ cũ đã bỏ, xung quanh vương vãi những chiếc lông chim tí xíu dính bết lại vì nước mưa, những mảnh vỏ trứng vỡ nho nhỏ.
"Con mẹ đã tha con đi đâu rồi. Giá được xem mấy chú sơn ca con thì cũng hay đấy chứ nhỉ! Mình chả nhớ, không biết hồi bé mình đã được xem lần nào chưa, - Đavưđốp nghĩ bụng. Và anh buồn rầu nhếch mép cười: - con chim tí tẹo nào cũng xây tổ, sinh con đẻ cái, còn mình thì cứ khấp khểnh cuộc đời độc thân đã gần bốn chục năm trời, và cũng chẳng biết liệu mình có được trông thấy mặt con mặt cái không… Về già mình mới lấy vợ hay sao?".
Đavưđốp bật cười ra tiếng, thoáng mường tượng cái cảnh mình là một ông chồng khệ nệ đứng đắn, cặp kè một bà vợ phì nộn, kiểu bà cấp dưỡng Đaria Kuprianốpna, với một đàn con lúc nhúc lớn bé đủ các tuổi. Anh đã từng nhìn thấy những tấm ảnh gia đình như vậy bày ở tủ kính các hiệu ảnh tỉnh lẻ. Cái ý nghĩ lấy vợ vừa bất chợt nảy ra trong đầu óc anh, anh thấy nó buồn cười và ngô nghê quá nên anh chỉ khoát tay một cái và rảo bước về làng.
Đavưđốp không đi về nhà mà đi thẳng đến trụ sở nông trang. Anh nóng ruột muốn hỏi cho rõ chuyện đã xảy ra với Nagunốp.
Sân trụ sở rộng thênh thang cỏ mọc loăn xoăn lúc này vắng tanh vắng ngắt, chỉ có mấy con gà mái nhà hàng xóm đang uể oải bới bới đống phân bên chuồng ngựa, và con dê, không hiểu sao lại được đặt tên là con Tơrôphim, đang đứng lặng dưới mái hiên kho, trâm ngâm như một ông già. Thấy Đavưđốp tới, nó hoạt lên, hiên ngang vểnh bộ râu dê, giậm chân tại chỗ mấy cái rồi nhong nhong lao lên phía trước. Nửa đường nó cúi đầu xuống, ngỏng cái đuôi chổi sể cũn cỡn lên với một thái độ hiếu chiến, và chuyển sang phi nước đại. Ý đồ của nó lộ liễu quá làm cho Đavưđốp phải mỉm cười dừng lại trong tư thế sẵn sàng ứng chiến cái tên gây gổ dài râu ấy.
- Đón ông chủ tịch kiểu thế à? Giày tây ông đá phốc cho một cái bây giờ, con quỷ già! - Đavưđốp cười nói, và nhanh tay tóm lấy cái sừng khía xoáy trôn ốc của con dê. - Nào, bây giờ ta vào trụ sở thanh toán với nhau chuyện này, anh bạn nối khố của bác Suka ạ, anh là dân vô công rồi nghề chuyên môn đi cà khịa!
Con Tơrôphim tỏ ra thái độ hoàn toàn quy phục: nó ngoan ngoãn lon ton chạy bên Đavưđốp, chỉ thỉnh thoảng lúc lắc cái đầu, cố gỡ sừng ra một cách từ tốn. Nhưng tới bậc đầu tiên bước lên thềm, nó kiên quyết đu cả bốn chân kìm lại, và khi Đavưđốp cũng dừng lại, nó tin cậy vươn cổ về phía anh, hít hít đánh hơi túi áo, đôi môi xám ngoét mấp ma mấp máy nom đến ngộ nghĩnh.
Đavưđốp lắc đầu chê và mắng mỏ nó, cố sao cho giọng mình có sức biểu cảm cao nhất:
- Ê, cái con Tơrôphim này! Già nua tuổi tác rồi, lại là nông trang viên về hưu nữa, nói thế không ngoa đâu, thế mà vẫn chứng nào tật nấy, chuyên môn đi gây sự, và gây sự không xong thì xoay ra ăn mày mẩu bánh. Xấu lắm, dơ dáng ấy nữa chứ, thực tế thế! Nào, mày hít hít cái gì?
Đavưđốp móc ra một mẩu bánh mì ỉu nằm trong đáy túi, dưới túi thuốc và bao diêm, phủi sạch những vụn thuốc lá dính vào bánh và không hiểu sao đưa lên mũi ngửi đã rồi mới chìa món quà nhỏ của mình cho con dê. Con dê khúm núm nghiêng đầu cầu khẩn, nhìn Đavưđốp bằng đôi mắt khôn ranh của một con Dương thần gi�, nhưng chỉ vừa mới ngửi qua mẩu bánh nó đã khinh bỉ phì ra một cái, chững chạc bỏ đi ra khỏi thềm.
- Chưa đến lúc đói meo mõm mà, - Đavưđốp tự ái ra mặt, nói: - Mày chưa biết mùi đời lính, đồ quỷ già, chứ nếu không thì mày đã nhai ngấu nhai nghiến nuốt chửng rồi! Bánh bị tí mùi thuốc lá, thế thì đã sao nào! Mày dứt khoát là có máu quý tộc, đồ ăn hại, cho nên mày mới kênh kiệu thế chứ, thực tế thế!
Đavưđốp quẳng mẩu bánh đi, bước vào hành lang mát rượi, múc một ca nước trong thùng, nốc cạn. Chỉ đến bây giờ anh mới cảm thấy thấm mệt vì cuộc đi bộ dưới trời nắng oi.
Trong trụ sở chỉ có độc Radơmiốtnốp và anh kế toán. Thấy Đavưđốp về, Radơmiốtnốp toét miệng ra cười:
- Về đấy hả, ông lính thuỷ? Chà, thật là mình trút được gánh nặng ngàn cân! Ốm xác với cái việc chỉ đạo nông trang này, khổ thấy cha thấy mẹ! Lúc thì lò rèn hết than, lúc thì gầu giếng gãy, lúc thì ông nọ tới mè nheo, lúc thì bà kia tới ám… Cái công việc nhức đầu nhức óc này thật chả hợp với mình tí nào. Mình phải ngồi đây thêm tuần lễ nữa khéo mình sẽ phát rồ phát dại lên mất, nom không ra cái chó gì!
- Cậu Maka thế nào?
- Vẫn sống sờ sờ ra đấy.
- Ai chả biết vẫn sống, nhưng đã bình phục chưa?
Radơmiốtnốp bĩu môi:
- Ô hay, bị có viên đạn mà cậu bảo bình phục? Dễ cậu tưởng chúng nó bắn cậu ấy bằng pháo 76 li chăng? Chậc, hắn có choáng váng tí, lấy rượu vốtka rửa chỗ đạn bắn xước da, rồi chỗ còn lại của nửa lít vốtka hắn dốc tuột vào mồm, thế là hết chuyện.
- Bây giờ hắn đâu?
- Xuống đội.
- Câu chuyện đầu đuôi thế nào?
- Rất chi là đơn giản: đêm hôm ấy cậu Maka ngồi bên cửa sổ mở toang, với nhà học giả là bác Suka ngồi đầu bàn đối diện. Thế rồi có đứa dùng súng trường bắn vào Maka. Đứa nào bắn, cái đó thì chỉ có bóng đêm biết được, duy có một điều là rõ: khẩu súng ở trong tay một thằng cà là mèng.
- Sao kết luận thế?
Radơmiốtnốp tròn xoe mắt ngạc nhiên:
- Lại còn "sao" à? Thế cậu, cách ba mươi bước cậu cầm súng trường có bắn trượt không? Sáng hôm sau chúng mình đã tìm thấy chỗ thằng ông mãnh nấp bắn. Căn cứ vào chỗ đui đạn rơi mà. Chính chân mình đo: đúng hai mươi tám bước, từ hàng rào vào đến thềm.
- Đêm hôm thì ba mươi bước cũng có thể bắn trượt.
- Không, không đời nào, - Radơmiốtnốp gân cổ cãi lại. - Mình thì không thể trượt được! Ông không tin, cứ thử xem: đêm nay ông cứ ngồi đúng chỗ cậu Maka ngồi, và đưa tôi khẩu súng trường. Chỉ cần độc một viên tôi sẽ khoan cho ông một cái lỗ xinh xinh giữa sống mũi. Thành ra rõ rành rành thằng bắn là một dân tò te, chứ không phải lính thực thụ.
- Kể rõ hơn một tí tớ nghe.
- Mình sẽ kể tỉ mỉ đầu đuôi. Gần nửa đêm, mình nghe thấy trong xóm có tiếng súng bắn: một tiếng trường, rồi hai tiếng nhỏ hơn, kiểu như súng lục, rồi lại một tiếng nổ đanh, tức là súng trường, nghe tiếng phân biệt rõ lắm. Mình vớ vội khẩu súng lục dưới gối, đâm bổ ra đường, vừa chạy vừa kéo quần. Mình chạy đến nhà Maka; tiếng súng nổ nghe có vẻ từ phía ấy lại. Thú thực là mình đã nghĩ bụng: thằng cha Maka lại giở trò gì ra đây…
Mình chạy bổ tới nhanh như chớp. Mình đấm cửa: cửa đóng chặt, nhưng nghe bên trong có tiếng người rên rỉ. Thế là mình lấy vai hích hai cái thật lực, bật tung then cửa ra, nhảy xổ vào bên trong nhà, đánh que diêm lên. Trong bếp, dưới gầm giường có hai bàn chân người thò ra. Mình liền túm lấy, và lôi. Ôi cha mẹ ơi, cái của khỉ dưới gậm giường ấy nó rống lên ăng ẳng mới khiếp chứ! Thậm chí mình phát hoảng lên nữa, nhưng mặc, cứ thế mình lôi dần. Mình lôi xềnh xệch cái lão ấy ra giữa gian bếp, lúc ấy mới té ra không phải là một lão, nghĩa là không phải một ông lão, mà là bà lão chủ nhà. Mình hỏi bà lão, Maka đâu, nhưng bà ấy sợ quá không cạy răng thốt ra được một lời.
Mình đâm bổ sang phòng Maka, mình vấp phải vật gì nhùn nhũn, ngã dúi xuống, đứng bật dậy, hết cả hồn vía. Mình nghĩ bụng: "Thế nghĩa là Maka bị chúng nó bắn chết rồi, cậu ấy nằm đây đây". Mình lóng ngóng đánh diêm lên, nhìn: lão Suka đang nằm sóng soài dưới sàn, ti hí một mắt nhìn mình, còn mắt kia nhắm tịt. Trán và một bên má lão có máu. Mình hỏi lão: "Sống đấy chứ? Cậu Maka đâu?". Nhưng lão lại hỏi lại mình: "Anh Anđrây ơi, vì Chúa, làm ơn nói cho lão biết lão còn sống hay đã chết rồi?". Nhưng giọng lão nói nghe nhỏ nhẻ yếu đuối quá, tưởng đâu như lão sắp về chầu trời thật vậy… Mình mới động viên lão, bảo: "Bác còn múa lưỡi được nghĩa là tạm thời vẫn còn sống. Nhưng xem ra thì bác sặc mùi người chết rồi…". Lão oà khóc, bảo: "Thế thì đích thị phần hồn lão đang lìa khỏi phần xác đây, cho nên mới có cái mùi nằng nặng thế. Nhưng nếu tạm thời lão còn đang sống thì lão cũng sắp chết đến nơi rồi: trong sọ lão có một viên đạn mà".
- Chuyện gì mà lăng nhăng! - Đavưđốp sốt ruột cắt ngang. - Sao mặt lão lại có máu? Chả còn hiểu cái chết tiệt gì cả! Lão cũng bị thương sao?
Radơmiốtnốp mỉm cười kể tiếp:
- Nào có ai bị thương đâu, yên ổn cả. Thế rồi, mình ra đóng cửa sổ lại đề phòng bất trắc, châm đèn lên. Lão Suka vẫn nằm ngửa đó, im như thóc, chỉ khác là con mắt kia lão đã nhắm nốt lại và hai tay chắp lên bụng. Lão nằm như nằm trong sáu tấm, không cựa, y xì người chết rồi! Lão lễ phép đề nghị bằng một giọng lí nhí: "Anh ơi, vì Chúa, anh đi gọi hộ bà nhà lão. Trước khi nhắm mắt, lão muốn giối giăng vài lời!".
Mình cúi xuống, cầm đèn soi. - Radơmiốtnốp phì cười, cố lắm mới khỏi cười phá lên. - Mình soi, và thấy trên trán, nghĩa là trên trán lão Suka, thò ra một mẩu dằm thông… Thì ra là viên đạn sượt qua khung cửa sổ đã làm bắn tung ra một mẩu dằm gỗ nó cắm phập vào trán lão Suka. Lão dớ dẩn tưởng đó là viên đạn, và thế là lăn kềnh ngay ra đất. Lão đang giả vờ chết, còn mình thì cười một trận gần chết. Đường nhiên là mình rút mẩu dằm ra cho lão, và bảo: "Tôi trích viên đạn ra cho bác rồi đấy, bây giờ dậy thôi, không việc gì phải nằm ườn ra nữa, nhưng bố nói đi cho con nhờ: cậu Maka chạy đâu rồi?".
Mình thấy bố Suka nhà ta tươi tỉnh hẳn lên, nhưng có mặt mình đấy mà ngồi nhỏm dậy thì trơ quá, nên lão không dậy, cứ quằn quại dưới đất… Và cái lão ba hoa bất trị ấy cứ nằm thế mà lải nhải như đấm vào tai mình. Lão nói: "Khi quân địch xả súng vào lão, cho lão một phát trúng giữa trán, lão ngã đổ kềnh ra như bị sét đánh, nằm bất tỉnh nhân sự, trong khi đó thì anh Maka tắt phụt đèn, nhảy tót qua cửa sổ, chuồn đi đâu không biết. Đấy, thật là chán mớ đời cái tình bằng hữu: lão bị thương nằm đó, nửa sống nửa chết, còn anh ta thì sợ mất mật bỏ chạy, mặc xác lão cho quân thù giày xéo. Anh Anđrây ơi, anh đưa lão cái viên đạn nó xuýt giết lão chết toi xem nào. Nếu nhờ ơn Chúa lão tai qua nạn khỏi được, lão sẽ giữ nó ở chỗ bà lão, đặt trên bàn thờ thánh giữ làm kỷ niệm cho muôn đời sau!".
Mình trả lời lão: "Không, tôi chả thể đưa cho bác xem viên đạn ấy được đâu, nó bê bết máu, bác trông thấy nó thì lại ngất xỉu đi lần nữa mất thôi. Viên đạn lịch sử này chúng tôi sẽ gửi đi Rôxtốp để bày vào viện bảo tàng". Nghe thế, lão càng khoái tợn, quay phắt sang nằm nghiêng, miệng hỏi: "Này, anh Anđrây ơi, do cái vết thương oanh liệt này, và do cái sự lão đã đánh lui được quân thù như vậy, có thể lão sẽ được thượng cấp gắn cho cái huy chương gì cũng nên đấy nhỉ?". Đến đây thì mình không thể chịu được nữa. Mình dúi cái dằm vào tay lão, bảo: "Đây, viên đạn của lão đây, cái của này viện bảo tàng không thèm. Lão mang về bày lên bàn thờ mà làm kỷ niệm, nhưng trước hết hãy xéo ngay ra giếng rửa ráy cho sạch cái oanh liệt của lão đi đã, và sửa sang lại quần áo, kẻo người lão nồng nặc như cái hố phân"
Lão Suka lủi ra sân, đi mất tăm, và chẳng bao lâu sau cậu Maka xuất hiện, thở hổn hển như con ngựa phi mệt lử. Hắn ngồi vào bàn, nín thinh. Thở một trận hết mệt, hắn mở miệng: "Sểnh mất cái thằng chó chết ấy rồi! Mình tương hai phát. Tối quá, không nhìn rõ đầu đuôi, cứ bắn bừa, trượt cả. Còn nó thì đứng lại, bắn trả lại mình phát nữa. Cứ như có ai túm áo varơi mình giật mạnh một cái vậy". Maka vạch tà áo varơi ra, và quả đúng là ở lườn bên phải, trên thắt lưng một tí có lỗ đạn xuyên qua. Mình hỏi cậu ấy có nhận ra là đứa nào không? Cậu ấy cười khẩy: "Mắt mình đâu phải mắt cú. Mình chỉ biết nó là một thằng trẻ trẻ, vì nó nhanh thoăn thoắt. Người có tuổi không chạy được thế đâu. Mình đuổi theo nó, chẳng ăn thua mẹ gì cả! Thằng ấy thì ngựa đuổi cũng không kịp". Mình bảo cậu ấy: "Sao cậu lại liều thế nhỉ? Không biết chúng nó có bao nhiêu đứa mà lại đuổi theo? Thế ngộ nhỡ có hai thằng nữa nấp phục ở hàng rào thì sao? Và chỉ cần một thằng thôi cũng có thể đợi cậu tới sát, bắn cho chết tươi". Nhưng Maka thì có nghe ai bao giờ? Hắn bảo: "Thế theo cậu thì mình phải làm thế nào? Tắt đèn rồi rúc xuống gầm giường chắc?". Đấy, đầu đuôi là như thế. Đối với cậu Maka, hậu quả duy nhất của vụ mưu sát này là hắn bị sổ mũi.
- Sao lại sổ mũi?
- Ấy là cậu ấy bảo thế, còn sao thì có trời biết, và chính mình cũng lấy làm lạ. Ồ, sao cậu lại cười? Đúng là sau vụ mưu sát ấy hắn bị sổ mũi kinh khủng thực. Mũi hắn chảy nước như tháo cống, và hắt hơi liên tục, cứ như súng máy bắn.
- Chẳng qua là do anh ấy học thức kém mà thôi, - bác kế toán, một dân kô- dắc đứng tuổi đã từng làm văn thư trung đoàn, càu nhàu nói. Bác ta đẩy ngược lên trán đôi kính gọng bạc dùng lâu đã xỉn, và nhắc lại bằng một giọng khô khốc: - Chẳng qua là đồng chí Nagunốp đã tỏ ra là một người kém học thức!
- Bây giờ thì những người kém học thức lại càng hay bị ăn đòn, - Radơmiốtnốp cười khẩy, nói. - Đấy như ông là người học thức ác, bàn tính gẩy như gió, chữ viết như rồng bay phượng múa thì chúng nó có bắn vào ông đâu, mà lại bắn vào Nagunốp…- Và quay sang Đavưđốp, anh kể tiếp: - Sáng hôm sau, mình đến thăm cậu ấy từ sớm tinh mơ, thấy hắn đang tranh cãi với ông y sĩ cái gì kịch liệt lắm, nghe đến ma cũng không biết đằng nào mà lần. Lão y sĩ bảo là cậu Maka bị sổ mũi là do đêm khuya ngồi bên cửa sổ mở toang bị trúng phong nhiễm lạnh. Còn cậu Maka thì cứ nhất định sổ mũi là do viên đạn đã chạm vào dây thần kinh mũi. Lão y sĩ vặn lại; "Viên đạn đi qua mé trên tai, sượt vào thái dương, sao lại chạm vào dây thần kinh mũi được?". Cậu Maka đối đáp lại: "Sao nó chạm được thì không việc gì đến ông; thực tế là nó đã chạm rồi, và nhiệm vụ của ông là chữa cho người ta khỏi cái bệnh sổ mũi thần kinh ấy, chứ không phải nói ba lăng nhăng về những cái ông không biết".
Cậu Maka là thằng tổ sư cha bướng, mà cái ông lão y sĩ cũng chẳng kém, kẻ tám lạng người nửa cân. Ông ấy cãi: "Anh đừng đem những chuyện dấm dớ ấy ra bịp tôi. Người ta bị thần kinh thì chỉ giật giật mi mắt thôi chứ không giật cả hai mí, rung rung một bên má chứ không rung cả hai bên. Cớ làm sao trong trường hợp này anh bị sổ mũi, không sổ một lỗ mà lại sổ cả hai lỗ mũi? Rõ rành rành là do cảm lạnh".
Cậu Maka im lặng một tí, rồi hỏi: "Này, ông y sĩ đại đội ơi, ông đã bao giờ bị ai quại cho một quả vào mang tai chưa?".
Đề phòng xảy ra chuyện gì không hay, mình kéo ghế ngồi gần vào hắn, để còn kịp túm tay hắn, còn lão y sĩ thì ngược lại, lảng ra xa, mắt đã liếc ra cửa và nói bằng một giọng nhũn như chi chi: "Khô- ô- ông, lạy Chúa tha cho, chẳng ai quại cả. Sao anh lại hỏi tôi thế?".
Cậu Maka lại hỏi tiếp: "Thế giả dụ tôi thoi cho ông một quả vào mắt trái, dễ ông tưởng chỉ riêng tai trái ông ù lên thôi hẳn? Ông yên chí, cả hai tai ông sẽ rung loạn lên, như chuông nhà thờ ngày lễ Phục sinh cho mà xem!".
Lão y sĩ đứng dậy, rồi len lén, len lén lảng ra cửa. Cậu Maka lại bảo: Này, ông đừng có giở hung, ngồi xuống đây ông ơi, tôi không định nện ông đâu, chỉ là giải thích cho ông thôi, để làm thí dụ. Rõ chưa?".
Làm sao mà lão y sĩ lại có thể giở hung được? Lão dịch ra cửa là vì lão hoảng qúa, nhưng nghe Maka nói thế, lão lại ngồi xuống ghế, nhưng chỉ ngồi ghé nửa đít thôi, trong khi mắt vẫn lấm lét nhìn ra cửa… Maka nắm tay lại, ngắm nghía mặt nọ mặt kia quả đấm của mình, cứ như lần đầu tiên trông thấy nó, rồi lại hỏi: "Thế giả dụ tôi mời ông xơi thêm một quả này nữa thì thế nào nhỉ?". Lão y sĩ lại đứng dậy, lỉnh ra cửa, và khi tay đã nắm quả đấm cửa rồi, lão mới nói: "Anh nói toàn những chuyện dấm dớ! Quả đấm của anh không có tí liên quan gì đến y học và thần kinh cả!", - Cậu Maka đáp lại: "Có quá đi chứ!", rồi lại yêu cầu lão y sĩ ngồi xuống và lịch sự kéo lão ngồi xuống ghế. Đến lúc ấy không hiểu sao lão y sĩ tự nhiên mồ hôi toát ra như tắm, và kêu lão bận lắm, phải đi thăm bệnh nhân ngay bây giờ. Nhưng cậu Maka dứt khoát bảo rằng bệnh nhân có thể đợi thêm vài phút nữa, rằng cuộc tranh luận về đề tài y học này cứ sẽ tiếp tục, và hắn, Maka, tin rằng về môn khoa học này hắn sẽ ăn đứt ông y sĩ.
Đavưđốp nhếch một nụ cười mệt mỏi, bác kế toán thì che miệng cười rinh rích như một bà lão, nhưng Radơmiốtnốp vẫn cứ hết sức nghiêm trang, kể tiếp:
- Cậu Maka nói: "Thế này nhé, giả dụ tôi tống thêm cho ông một quả nữa vào đúng chỗ cũ, thì ông chớ tưởng chỉ có mắt trái ông vãi ra nước mà thôi đâu. Cả hai mắt ông sẽ vọt nước ra, như quả cà chua chín bị bóp vỡ vậy, điều ấy tôi chắc chắn đảm bảo với ông! Thế thì cái bệnh sổ mũi thần kinh cũng vậy: nếu lỗ mũi bên trái chảy nước thì lỗ mũi bên phải cũng phải chảy. Rõ chưa?". Đến đây thì lão y sĩ lại hăng lên, nói: "Thôi anh ơi, anh đã không biết mô tê gì về y học thì đừng ba hoa bốc phét nữa, và xin anh hãy uống mấy giọt thuốc tôi đưa cho anh đây". Chà, cậu Maka nhà ta mới nhảy cẫng lên một cái nhá! Suýt nữa thì đầu húc vào trần nhà, và miệng thì gào lên, lạc cả giọng: "Tôi đây mà không biết gì về y học hả?! Ông là lão lang băm thì có! Tôi đây, trong chiến tranh chống Đức đã bốn lần bị thương, hai lần chấn thương và một lần bị hơi độc, trong nội chiến đã ba lần bị thương, đã từng lang thang ba mươi trạm cấp cứu, nhà thương, bệnh xá mà lại không biết mô tê gì về y học hả?! Này, đồ lang vườn, ông biết những bác sĩ và giáo sư nào đã chữa cho tôi đây không? Đồ ngu như lợn, những nhà bác học như vậy thì cái đời ông chưa bao giờ mơ thấy đâu!". Nhưng đến đây thì lão y sĩ hăng tiết lên, chẳng hiểu hắn lấy được can đảm ở đâu ra, và quát lại cậu Maka: "Dù anh có được những nhà bác học chạy chữa cho thì bản thân anh, tôi nói anh tha lỗi cho, về y học thì vẫn cứ là dốt đặc cán mai!". Maka đốp chát lại: "Còn ông, về y học, ông dốt đặc cán thuổng! Ông thì chỉ được cái cắt rốn cho trẻ mới đẻ và chữa bệnh sa đì cho mấy ông già là cùng thôi, còn về chuyện thần kinh thì ông thông thạo cũng như con lừa thông thạo kinh thánh vậy! Về môn khoa học ấy ông biết cái chó gì!".
Thế là lời đi tiếng lại, họ xỉ vả nhau một hồi thậm tệ, rồi lão y sĩ ù té bỏ chạy như bị ma đuổi. Rồi cậu Maka nguôi nguôi đi một tí và bảo tôi: "Cậu về trụ sở trước đi, mình chữa theo lối cổ truyền, xoa tí mỡ vào mũi, rồi mình đến ngay". Đavưđốp ạ, cậu có biết một tiếng sau hắn đến mặt mũi nom thế nào không? Mũi sưng vêu, tím như quả cà dái dê, mà vẹo sang một bên. Chắc là hắn xát mạnh quá, vênh cha nó cả mũi. Và hắn, nghĩa là cái mũi hắn, sặc mùi mỡ cừu, nồng nặc cả trụ sở. Cái lối xoa bóp ấy chính hắn nghĩ ra đấy… Mình nhìn hắn, và nói không ngoa đâu, mình cười một trận tưởng chết. Chà, cu cậu tự làm tình làm tội mình đã khiếp! Mình định hỏi hắn làm sao mà nên nông nỗi ấy, nhưng không thở ra được một câu vì cười. Thế là hắn nổi cơn điên lên, hỏi mình: "Cười cái gì, đồ con lợn? Hoá dại hay sao đấy thì bảo? Có cái gì mà cậu phởn, đồ con vật? Trí khôn của cậu thì cũng chỉ vừa vặn bằng của con Tơrôphim, thế mà còn dám mở miệng cười người!".
Hắn bỏ ra chuồng ngựa. Mình theo luôn. Mình thấy hắn lấy bộ yên, thắng con ngựa hồng, dắt ra ngoài, và cứ lầm lì chẳng nói chẳng ràng. Nghĩa là hắn vẫn cáu chuyện mình cười. Mình hỏi: "Đi đâu vậy?". Hắn hầm hầm đáp: "Ra đồng chặt cái cành cây, về quật cho anh một trận". Mình hỏi: "Mình làm gì mà ông quật?". Hắn im. Mình bước đi theo hắn. Hai đứa không mở miệng cho đến tận nhà hắn. Tới cổng, hắn quẳng dây cương cho mình, đi vào nhà. Mình thấy hắn trong nhà bước ra, thắt lưng bao súng chỉnh tề, và tay thì cầm chiếc khăn mặt…
- Khăn mặt à? - Đavưđốp ngạc nhiên, hỏi: - Sao lại cầm khăn mặt?
- Mình đã bảo cậu là hắn sổ mũi kinh khủng, không mùi xoa nào chịu nổi. Còn như xỉ toẹt mũi xuống đất như anh em chúng mình thì hắn ngượng, ngay cả đứng giữa thảo nguyên cũng vậy. - Radơmiốtnốp cười hóm hỉnh: - Cậu chớ có tưởng người ta tầm xoàng, chẳng gì thì người ta cũng học tiếng Anh, người ta phải tỏ ra là người học thức chứ… Thế cho nên hắn mới mang theo khăn mặt thay cho mùi xoa. Mình bảo hắn: "Này, Maka, cậu cũng phải băng bó lại tí chứ, cho kín vết thương đi". Hắn phát khùng lên, quát tướng: "Thương cái khỉ gió, xéo cha anh đi! Mắt anh mù hay sao mà không thấy đây là cái vết xước, đâu phải vết thương?! Những cái trò đàn bà ấy tôi cứ coi khinh! Tôi đi xuống đội, gió sẽ thổi nó se, bụi bám vào đóng thành vẩy, nó khắc liền, như da con chó già vậy. Việc gì anh phải chõ mõm vào công việc người khác, anh hãy vác những lời khuyên dấm dớ của anh xéo đi cho được việc!".
Mình thấy là do cuộc đấu khẩu với lão y sĩ và do bị mình cười, hắn đang bực, cho nên mình lựa lời khuyên hắn đừng phô súng lục ra như thế. Úi chào! Hắn mới đuổi tống đuổi táng mình đi chứ, và bảo: "Bất cứ một quân chó má nào cũng có thể bắn vào tôi, thế mà tôi đây, tôi cứ phải chạy nhông với khẩu súng cao su trong tay chắc? Tám năm nay súng lục tôi đút túi, bao nhiêu túi rách mẹ nó hết, bây giờ thì xin đủ! Từ nay tôi sẽ đeo công khai. Súng tôi không phải của ăn cắp, tôi đã đem xương máu giành lấy nó. Nó là tặng phẩm người ta thay mặt đồng chí Phrunde trao cho tôi, có cả tên tôi khắc trên cái lập lắc bạc gắn vào báng hẳn hoi chứ chơi đâu? Thôi đi ông, ông đừng có chõ mũi vào công việc người khác nữa cho tôi nhờ". Nói xong hắn nhảy lên yên, đi thẳng. Và cho đến lúc hắn ra khỏi đầu làng còn nghe thấy tiếng hắn xỉ mũi vào khăn mặt to như người thổi kèn. Xêmiôn ạ, cậu nên bảo hắn một câu về chuyện đeo súng. Dù sao trước mặt bà con cũng không hay đâu. Cậu nói thì hắn nghe đấy.
Tiếng Radơmiốtnốp nói không còn lọt vào tai Đavưđốp nữa. Hai tay chống má, khuỷu tì xuống bàn, anh đăm đăm nhìn mấy tấm gỗ mặt bàn đầy vết sứt sẹo, vết mực, và nhớ lại lời kể của Argianốp anh nghĩ: "Được, Iakốp Lukits là một tên kulắc, cứ cho là như thế đi, nhưng tại sao mình nghi cho chính lão ấy. Chẳng phải tay lão bắn đâu, lão ấy già rồi, và khôn chán; vả lại cậu Maka nói thằng kia là một thằng trẻ, chạy nhanh thoăn thoắt. Hay là thằng con lão đồng loã với lão? Dẫu sao không có chứng cớ rõ ràng thì không thể cách chức Iakốp Lukits được, làm thế thì nếu như lão có dính vào một âm mưu nào thật sẽ chỉ tổ làm cho lão cảnh giác đề phòng, và bọn đồng loã cao chạy xa bay nữa chứ. Đơn độc thì Iakốp Lukits chẳng làm cái việc ấy. Thằng quỷ ấy ranh lắm, một mình hắn thì không đời nào hắn lao đầu vào cái trò ấy cả. Nghĩa là đối với lão, ta cứ phải như bình thường, không để lộ tí gì nghi ngờ, không thì hỏng bét cả. Ván bài bắt đầu sử dụng đến chủ bài đây… Tốt hơn hết là ta nên lên huyện, trao đổi với đồng chí bí thư và trưởng phòng GPU huyện. GPU ta vẫn ăn no ngủ kỹ, trong khi đó thì ở đây đêm hôm đạn bắt đầu bay vèo vèo. Hôm nay bắn Maka, mai vào mình hoặc Radơmiốtnốp. Không, không thể để thế được. Nếu ta không hành động thì chỉ một tên chó chết nào đó cũng có thể trong ba ngày cho chúng mình đi đời nhà ma tất… Nhưng chẳng có lẽ Iakốp Lukits lại lao vào cái trò phản cách mạng này. Lão tính toán khôn lắm, thực tế thế! Mà lão được lợi quái gì? Lão làm quản lý, uỷ viên ban quản trị, lão sống ung dung, sung túc. Không, mình không thể tin được rằng lão lại bám khư khư lấy quá khứ. Cái quá khứ đã ra đi không có ngày trở lại, điều ấy tất lão phải hiểu. Giả thử như bây giờ ta có chiến tranh với một ông láng giềng nào đó thì lão có thể cựa quậy thật đấy, nhưng lúc này mình không tin là lão cựa quậy".
Radơmiốtnốp cắt đứt dòng suy nghĩ của Đavưđốp. Anh ta lẳng lặng nhìn hồi lâu khuôn mặt gầy tọp đi của bạn, rồi săn đón hỏi:
- Cậu ăn sáng chưa?
- Ăn sáng hả? Làm sao? - Đavưđốp lơ đãng đáp.
- Cậu gày lắm, nom phát sợ! Độc thấy răng với mắt, mặt thì cháy nắng.
- Lại chuyện cũ rích giở ra hả?
- Không mà, mình nói nghiêm chỉnh, thật đấy!
- Mình chưa ăn. Không kịp ăn, và cũng chẳng muốn ăn, vì hôm nay mới sáng đã nóng khiếp.
- Mình cũng đang đói meo đây. Về nhà mình đi, Xêmiôn, tìm cái gì chén chơi. - Radơmiốtnốp đề nghị.
Đavưđốp miễn cưỡng đồng ý.
Họ cùng bước ra sân, và ngọn gió thảo nguyên khô hanh, nóng bỏng và ngào ngạt mùi hương cỏ ngái hầm hập phả vào mặt họ.
Tới bên cổng, Đavưđốp dừng lại, hỏi:
- Anđrây ạ, cậu có nghi ai không?
Radơmiốtnốp nhún vai và từ từ giang hai cánh tay:
- Có thánh biết! Mình đã cân đi nhắc lại không biết đến bao nhiêu lần rồi, nhưng vẫn chẳng suy ra được cái chết tiệt gì. Mình đã điểm tất cả đám kô- dắc trong làng, nhưng chẳng rút ra được cái gì đứng vững cả. Một thằng quỷ tha ma bắt nào đặt ra cho chúng mình câu đánh đố này, và bây giờ chúng mình cứ việc tha hồ mà nát óc. Một đồng chí GPU huyện đã về đây, đi mấy vòng xung quanh nhà cậu Maka, hỏi cậu Maka, lão Suka, bà chủ nhà cậu Maka và tôi, xem xét cái đui đạn chúng mình đã tìm thấy, cái đui đạn ấy không có chữ gì cả… Xem xong, anh ta nói: "Nhất định là ở đây có bàn tay kẻ địch". Cậu Maka liền hỏi vặn lại anh ta: "Này, ông anh ơi, vậy theo ông anh có trường hợp là bàn tay đồng chí mình ư? Mời ông anh tếch ngay đi cho được việc! Chúng tôi khắc tự lo liệu lấy". Cái anh chàng dấm dớ ấy chẳng nói chẳng rằng một lát, rồi nhảy lên ngựa tếch thẳng.
- Cậu nghĩ thế nào? Có thể là Ôxtơrốpnốp đã chơi cái cú này không?
Radơmiốtnốp tay đã nắm lấy then cổng, nghe hỏi thế sửng sốt quá lại buông thõng tay xuống, rồi cười phá:
- Cậu có điên không đấy? Iakốp Lukits ấy ư? Lão ấy lao vào chuyện này làm gì? Lão ấy nghe tiếng xe ngựa cót két đã hết hồn vía rồi, cậu nghĩ gì mà lẩm cẩm vậy! Cứ chặt đầu mình đi, mình vẫn bảo hắn không dính đến việc này! Ai thì ai, nhưng nhất định không phải hắn.
- Thế thằng con hắn?
- Cũng không phải. Này, nếu cứ đoán già đoán non thế thì rồi có thể chụp cho cả mình nữa đấy. Không, câu đố này phức tạp lắm… Đây là cái ổ khoá chìm.
Radơmiốtnốp rút hộp thuốc lá ra, cuốn một điếu, nhưng chợt nhớ ra hôm nay mình vừa ký cái thông tri cấm các bà nội trợ nổi lửa ban ngày và đàn ông hút thuốc ngoài đường. Anh hậm hực vò nát điếu thuốc đi. Thấy Đavưđốp nhìn mình không hiểu, anh đáp một cách thản nhiên, cứ như không phải chuyện mình, mà là chuyện ai khác:
- Có những cái thông tri dấm dớ. Cấm hút thuốc ngoài đường! Thôi, vào nhà mình làm một điếu.
° ° °
Bữa ăn sáng, bà mẹ Radơmiốtnốp dọn ra món cháo kê loãng muôn thuở mà Đavưđốp ăn mãi đã phát ngán, với tí thịt mỡ băm, gọi là chạy qua hàng mỡ. Nhưng khi bà cụ ra vườn mang về một đĩa dưa chuột tươi thì mặt anh tươi tỉnh lên. Anh ăn ngon lành hai quả thơm hương đất và hương nắng, uống một cốc nước quả luộc, rồi đứng dậy.
- Cám ơn mẹ nhá, hôm nay được một bữa no căng. Cám ơn nhất là khoản dưa chuột. Năm nay con được ăn dưa chuột tươi lần này là lần đầu tiên. Ngon, ngon không chê được, thực tế thế!
Bà lão là người bản tính ân cần và hay chuyện, buồn rầu tì tay chống má:
- Khốn khổ, anh thì kiếm đâu ra dưa mà ăn? Vợ con chả có…
Đavưđốp mỉm cười:
- Con chả còn thời giờ nào mà đi hỏi vợ nữa.
- Hỏi vợ không có thời giờ thì đừng chờ có dưa chuột mà ăn. Muốn trồng cây hái quả thì phải có anh có ả, có cả đôi bên chứ. Đấy như thằng Anđrây nhà tôi cũng thế, cứ ở vậy một mình. Không có mẹ lo cơm nước cho thì khéo chết đói nhăn răng rồi. Có mẹ thì thỉnh thoảng còn được miếng ăn. Trông các anh mà tôi nẫu cả ruột. Đã thằng Anđrây nhà tôi ở vậy, lại thêm anh Maka, rồi lại cả anh nữa. Ba anh không biết lấy thế làm xấu hổ à? Như ba con bò tót thế mà chạy nhông khắp làng không kiếm nổi cô vợ. Có thật các anh nhất định không anh nào lấy vợ không? Thế thì đáng xấu hổ lấy rổ mà che!
Radơmiốtnốp cười, trêu mẹ:
- Có ma nào thèm lấy chúng con đâu hả mẹ.
- Các anh cứ như thế này dăm sáu năm nữa thì chẳng ma nào thèm thật. Già câng rồi thì một mẹ nạ dòng nó cũng chả lấy làm gì. Còn gái tơ thì tôi chả nói nữa, các anh đã quá cái tuổi lấy gái tơ rồi!
Radơmiốtnốp nói đùa đánh trống lảng:
- Gái tơ chẳng đứa nào muốn lấy chúng con, vì chúng con già câng rồi, chính mẹ nói thế. Còn gái già thì chúng con lại không muốn lấy. Phải vạ gì mà còng lưng nuôi con người khác!
Câu chuyện như thế xem ra Radơmiốtnốp đã quen tai rồi, nhưng Đavưđốp thì cứ ngồi im và không hiểu sao cảm thấy mất tự nhiên.
Cảm ơn chủ nhà mến khách, anh chào ra về, và đi thẳng đến lò rèn. Anh muốn, trước khi tiểu ban tiếp nhận nông cụ tới, được tự mình kiểm tra lại những cỗ máy cắt và cào cỏ vừa được sửa chữa chuẩn bị cho vụ cắt cỏ, nhất lại là vì chính anh đã tham gia một tay vào công việc sửa chữa ấy.