Đế Bá

Chương 912: Chương 912: Cự Trúc quốc.




Đương nhiên Lý Thất Dạ đã thấy nhiều báu vật, mặc kệ Cổ Tùng yêu vương tặng quà gì thì không lọt vào mắt hắn được.

Lý Thất Dạ nói:

- Nhận đi, có lẽ ngươi sẽ dùng được.

Thạch Hạo lấy lại tinh thần, ngoan ngoãn nghe lời Lý Thất Dạ, nhận hộp báu.

Lý Thất Dạ nói:

- Có gì cần thu thì hãy thu hết đi, chuyến này đi quốc đô có lẽ ngươi sẽ ở lại đó. Miễn ngươi chăm chỉ cố gắng, tương lai Cự Trúc quốc sẽ không bạc đãi ngươi.

Thạch Hạo cung kính nói:

- Ta luôn khắc ghi lời Lý huynh nói!

Thạch Hạo nhớ kỹ từng lời Lý Thất Dạ nói.

Trừ phi người bên cạnh mình, nếu không Lý Thất Dạ sẽ không tùy tiện truyền công pháp, thuật dược đạo của mình cho ai. Lý Thất Dạ truyền đan thuật cho Thạch Hạo không chỉ vì xem trọng gã, hắn có lòng muốn bồi dưỡng gã.

Trong lòng Lý Thất Dạ có chút tình cảm với Cự Trúc quốc, hắn đào tạo Thạch Hạo cũng vì bồi dưỡng một dược sư có tiềm lực cho Cự Trúc quốc.

Thạch Hạo thu dọn hành lý, có chút lưu luyến nhưng cuối cùng gã dứt khoát cùng đám Lý Thất Dạ lên đường, muốn đến quốc đô. Thạch Hạo là người trẻ tuổi, gã không kiềm được sự hưng pahná.

Đoàn người Cổ Tùng yêu vương đi quốc đô. Cổ Tùng yêu vương lo trước lo sau, tự cho mình là thuộc hạ, rất cung kính phục vụ. Nếu ai khác thấy cảnh tượng này sẽ rất khó tin, vì Cổ Tùng yêu vương là một trong mười tám yêu vương của Cự Trúc quốc, là đại nhân vật trấn thủ một phương. Bây giờ Cổ Tùng yêu vương làm người hầu cho kẻ khác, thật khó tin.

Cổ Tùng yêu vương hết sức cung kính lòng biết rõ được phục vụ cho Lý Thất Dạ đã là hắn xem trọng lão mới cho phép đi theo bên cạnh, nếu không lão chẳng có tư cách làm người hầu.

Bạch Ông thì chỉ người làm nền bên cạnh Cổ Tùng yêu vương, làm sai vặt.

Quốc đô của Cự Trúc quốc là một thành cổ to lớn, nơi đây cực kỳ phồn hoa, chúng yêu tập hợp, còn có nhiều Thạch Nhân tộc.

Khi bước chân vào quốc đô của Cự Trúc quốc sẽ thấy mây trên trời có một gốc tre cổ khổng lồ thấp thoáng, che lấp nửa khung trời. Cây tre to mọc từ chỗ sâu trong hoàng cung, nó khổng lồ đâm lên tầng mây.

Quốc đô của Cự Trúc quốc được che dưới bóng tre, tình tơ ý họa. Cây tre to vươn trên bầu trời, mơn mởn xanh biếc làm người vào Cự Trúc quốc kinh thán.

Cự Trúc quốc đặt tên từ gốc tre to này. Có tin đồn cây tre to đó bao nhiêu tuổi thì Cự Trúc quốc sừng sững bấy nhiêu năm, có người nói cây tre còn cổ xưa hơn Cự Trúc quốc rất nhiều.

SSương thời không ai nói rõ lai lịch cây tre to này được, trong hoàng cung ghi chép ít ỏi về nó.

Truyền thuyết cây tre to là thần linh hộ quốc của Cự Trúc quốc. Bản thân tre to là thần linh vô địch, từ trăm ngàn vạn năm nay luôn trấn thủ Cự Trúc quốc, bởi vậy Cự Trúc quốc trăm ngàn vạn năm không ngã.

Tuy nói cây tre to là thần linh hộ quốc của Cự Trúc quốc nhưng từ trăm ngàn vạn năm nay không ai thấy nó ra tay bao giờ. Từ trăm ngàn vạn năm nay Cự Trúc quốc khá là bình yên, không có chiến sự gì lớn, không ai tấn công quốc đô Cự Trúc quốc.

Cự Trúc quốc là một quốc gia yêu tộc, trong Cự Trúc quốc không thiếu người đá nhưng có nhiều yêu tộc hơn.

Thủy tổ của Cự Trúc quốc không phải yêu tộc hay người đá mà là nhân tộc, nếu không biết lịch sử sẽ rất khó tin khi biết điều này.

Truyền thuyết thủy tổ Cự Trúc quốc là một vị thần nữ siêu giỏi, có người bảo thủy tổ Cự Trúc quốc là một vị tiên nữ siêu đẳng. Dù là thần nữ hay tiên nữ, tóm lại ở thời đại đó thủy tổ Cự Trúc quốc siêu mạnh.

Tuy thời đại đó không có nhiều ghi chép về thủy tổ Cự Trúc quốc nhưng lúc thủy tổ sáng tạo Cự Trúc quốc là việc lớn trong cửu giới, rất chấn động.

Truyền thuyết thủy tổ xây dựng Cự Trúc quốc thì thiên tộc vạn giáp đến, nhiều truyền thừa trong cửu giới đến, vật khổng lồ trong Thạch Dược giới như Dược quốc, Tiễn Long thế gia cũng đến. Có tin đồn khi thủy tổ Cự Trúc quốc dựng nước, tiên đế thời đại đó cũng đích thân đến.

Chuyện như vậy đã từng khiến nhiều hậu nhân tu sĩ đọc qua đoạn lịch sử cảm thấy rất khó tin. Nếu là ghi chép của Cự Trúc quốc thì rất có thể bọn họ phóng đại, tô đậm cho mình.

Nhưng sự thật liên quan Cự Trúc quốc dựng nước không chỉ Cự Trúc quốc có ghi chép, vật khổng lồ như Dược quốc cũng ghi lại.

Mặc dù những ghi chép này không rõ ràng, ít ỏi vài chữ nhưng lúc thủy tổ Cự Trúc quốc dựng nước đúng là cực kỳ oanh động. Có ghi chép vạn tộc cửu giới, các thần hoàng đều đến.

Nhiều tu sĩ đời sau đọc ghi chép cảm thấy khó hiểu, người đời sau ít biết về thủy tổ Cự Trúc quốc vì ghi chép rất ít ỏi. Có ghi nàng là tiên nữ, có ghi nàng là thần nữ.

Về lai lịch, xuất thân của nàng thì không có ghi lại, rất bí ẩn.

Người không được đời sau ghi lại nhưng khi dựng nước lại khiến vạn tộc cửu giới, các thần hoàng đều đến. Nghe nói tiên đế cũng tới.

Chuyện này không thể nghĩ bàn, là loại người gì khiến vạn tộc cửu giới, các thần hoàng đều đến. Thậm chí là tiên đế tới chúc mừng?

Tiên đế có đích thân chúc mừng hay không thì khó nói, bản thân Cự Trúc quốc có nhắc khi đó tiên đế tự mình đến chúc. Có truyền thừa chỉ bảo tiên đế chúc mừng, không nhắc gì tự mình đến. Nhưng nói sao thì khi thủy tổ Cự Trúc quốc dựng nước chấn động cửu giới, vạn tộc cửu giới đều đến, tiên đế bị kinh động.

Lịch sử như thế từng gây ra tranh luận trong Cự Trúc quốc, thậm chí nguyên Dược vực. Tất cả thấy khó hiểu là tại sao thủy tổ Cự Trúc quốc dựng nước lại tạo náo động như vậy.

Nói chung là thủy tổ Cự Trúc quốc dựng nước náo động như thế nào, từ trăm ngàn vạn năm nay Cự Trúc quốc không mạnh, không sóng vai với truyền thừa đế thống tiên môn được nhưng Cự Trúc quốc rất bình an. Cho đến nay không có đại giáo cường quốc, đế thống tiên môn nào dám đụng vào Cự Trúc quốc.

Từ trăm ngàn vạn năm nay Cự Trúc quốc không hiển hách cửu giới như lúc mới dựng nước, thực lực chỉ cỡ cường quốc bình thường, không thể xếp vào hàng đầu môn phái truyền thừa, càng không sánh bằng đế thống tiên môn.

Nhưng Cự Trúc quốc luôn hòa bình an ninh, hoàng chủ Cự Trúc quốc toàn do người có tài kế thừa. Trong Dược vực Cự Trúc quốc không phải cường quốc cực mạnh nhưng là thiên đường an cư lạc nghiệp, ít ra đối với người bình thường.

Lý Thất Dạ, Thạch Hạo, Bạch Ông, Cổ Tùng yêu vương bước vào quốc đô. Tâm tình bốn người khác nhau.

Thạch Hạo trẻ tuổi nhất trong nhóm, lần đầu gã đến quốc đô nên siêu hưng phấn. Bước chân vào quốc đô, Thạch Hạo nhìn đông ngó tây như nhà quê lên tỉnh, khi thấy cây tre to đâm mây thì càng rung động hơn.

Thạch Hạo siêu hưng phấn, gã luôn muốn đến quốc đô, hôm nay rốt cuộc mãn nguyện, hỏi sao gã không phấn khởi?

Còn về Lý Thất Dạ, hắn nhìn cây tre to trên mây, nhìn quốc đô trước mắt, tâm tình cực kỳ phức tạp.

Bao nhiêu năm trôi qua Cự Trúc quốc vẫn còn đây, cây tre to vẫn ở đó nhưng người xưa đã mất. Sau khi Nhận Nhi đi, Lý Thất Dạ cũng thường đến Cự Trúc quốc. Nhưng đời sau mỗi lần đến Thạch Dược giới Lý Thất Dạ chỉ đứng nhìn tòa thành cổ từ xa, nhìn mảnh đất xa xăm, hắn không bước chân vào quốc đô.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.