Một trận chiến động trời, sau đó Thanh Châu chìm trong tĩnh lặng. Một đêm ngắn ngủi Thanh Châu có nhiều đại giáo cương quốc lần lượt tuyên bố phong kín sơn môn, trong đó bao gồm đế thống tiên môn.
Lão tổ từng cường đại không gì sánh bằng cảnh cáo đệ tử môn hạ không được ra ngoài, không cho gây chuyện thị phi. Ở thời kỳ phi thường này có đại giáo cương quốc cắt đứt liên lạc với bên ngoài, không cho phép đệ tử môn hạ bước ra sơn môn nửa bước, tránh cho bọn họ trêu vào mầm họa gì.
Sau trận chiến Thanh Châu đặc biệt yên tĩnh, Kim Qua trở thành Thiên Đế vốn là chuyện rất náo nhiệt, nhưng hôm nay trong Thanh Châu không ai thảo luận chuyện Kim Qua trở thành Thiên Đế.
Trận chiến Viễn Hoang rung động nguyên Thanh Châu, tuy trừ Đại Đế Tiên Vương ra cường giả Thanh Châu không thể thấy tận mắt, nhưng cảm nhận rõ rệt dao động lực lượng đẳng cấp diệt thế. Tu sĩ đạo hạnh cạn không biết xảy ra chuyện gì nhưng bọn họ bị lực lượng trấn áp.
Sau trận chiến, cường giả không dám thảo luận chuyện này, nói năng thận trọng. Kẻ yếu không biết ngọn nguồn trận chiến, chỉ nghe người ta nói không được nhắc.
Nên sau trận chiến khiến vô số cường giả tu sĩ Thanh Châu giữ im lặng, có vãn bối muốn biết chuyện xảy ra thì trưởng bối trong tông môn cũng cẩn trọng, thậm chí nhiều lần cảnh cáo không được bàn tán, thăm dò, sơ sẩy một cái là sẽ vời đến tai họa diệt môn cho tông môn.
Tuy Thanh Châu im lặng sau trận chiến này nhưng nhiều đại giáo cương quốc phong sơn môn mang đến ích lợi, vì trẻ tuổi bị nhốt trong tông môn khiến bọn họ anh dũng tu luyện. Vài năm về sau Thanh Châu có rất nhiều nhân tài kiệt xuất, tuấn kiệt.
Sau trận chiến này Lý Thất Dạ rời khỏi Thanh Châu. Đám người Chiến Vương Thiên Đế, Tề Lâm Tiên Vương hợp sức mở cửa áp nhỏ đi thông Kiêu Hoành Châu cho Lý Thất Dạ, hắn thuận lợi đến Kiêu Hoành Châu.
Lý Thất Dạ tới Kiêu Hoành Châu là có lý do, trừ hội hợp với nhóm Nam Đế từ Cửu Giới lên ra cũng vì có chuyện cần làm.
Kiêu Hoành Châu, một trong Thập Tam Châu, cũng là mảnh đất bách tộc hưng thịnh. Trong Thập Tam Châu thì Kiêu Hoành Châu có nhiều bách tộc cư ngụ nhất, cũng là nơi bách tộc cắm rễ lâu nhất.
Trong Kiêu Hoành Châu, bách tộc phát triển hưng thịnh, ba tộc Thần, Ma, Thiên ở đây yếu thế hơn.
bách tộc hưng thịnh như hôm nay trong Kiêu Hoành Châu trừ các tiên hiền qua từng đời cố gắng, công lao lớn nhất là của Kiêu Hoành Tiên Đế.
Trước kia Kiêu Hoành Tiên Đế độc đoán đại thế, ép buộc sửa tên châu, đổi Bạch Châu thành Kiêu Hoành Châu, còn tuyên bố tất cả bách tộc Kiêu Hoành tộc tách khỏi ba tộc Thần, Ma, Thiên cai quản, từ đó đặt dấu địa vị bách tộc trong Kiêu Hoành Châu.
Nên con dân bách tộc ở Kiêu Hoành Châu khắc ghi cái tên Kiêu Hoành Tiên Đế, đời đời truyền tụng.
Lý Thất Dạ đến Kiêu Hoành Châu rồi không hội hợp với nhóm Nam Đế ngay, hắn đi một nơi, một chỗ không bắt mắt.
Nơi này là dãy núi trập trùng, cổ thụ chọc trời, ưng bay lộc chạy, có thác nước ở khắp nơi.
Tuy dãy núi này đã có thôn xóm rải rác, nhưng phần lớn mảnh đất hoang. Trong mười vạn đại sươn có thôn xóm cũng toàn là thôn nhỏ.
Trong ngọn núi lớn, Lý Thất Dạ dựa lưng vào vách đá nhìn núi xanh trập trùng phương xa, thôn trang nhỏ bốc khói bếp.
Lý Thất Dạ đang ngồi trên ngọn núi cao vút đâm mây, ngọn núi thẳng tắp, tứ phía đều là vách đá, phàm nhân không thể trèo lên được.
Ngọn núi bốn phía đều là vách đá, trên núi dựng các mộ bia, chỉ có vài nét viết tên lên bia, ngoài ra không còn gì khác.
Ngọn núi có hàng trăm gôi mộ, mỗi ngôi mộ rất bình thường, không có trang sức gì, thậm chí có thể nói là đơn sơ.
Các ngôi mộ dựa vào vách đá phía sau, nhìn xa ní xanh trập trùng, thôn trang bốc khói bếp. Các ngôi mộ không có người quét dọn, nhưng không nhiều cỏ dại mọc, chỉ rải rác vài cọng cỏ xanh ló ra từ khe đá lắc lư trong gió núi nhẹ.
Lý Thất Dạ đổ rượu ngon xuống đất, hắn dựa lưng vào vách đá, mắt nhìn phương xa, uống từng hớp rượu ngon trong vò.
– Thật ra ngắm hoàng hôn rồi dần già đi, có tử tôn loanh quanh, chết già cũng là chuyện tốt. Như phàm nhân nói, đây là phúc thọ đầy đủ, cuộc đời không còn mong gì hơn.
Không ai biết ngọn úi này chôn các tồn tại từng uy nhiếp Thập Tam Châu, trong bọn họ khá nhiều là cường giả thần giai, từng là chiến tướng mạnh nhất, đẫm máu sa trường, khiến kẻ địch nghe tiếng sợ vỡ mật.
Gió nhẹ thổi, Lý Thất Dạ yên lặng ngồi nhìn phương xa, một lúc lâu sau hắn khẽ nói:
– Cuộc đời vốn là thế, khi ngươi là phàm nhân như con kiến nhỏ sẽ hướng tới tu sĩ, hướng tới trứ bản lĩnh lên trời xuống đất, vợt qua thiên sơn vạn thủy, hướng về cuộc sống như mây như sương, hâm mộ ngày tháng ăn sương uống gió.
Lý Thất Dạ khẽ thở dài:
– Khi ngươi thật sự trở thành cường giả, trải qua phong sương, tham ngộ ảo diệu, xem nhiều, biết nhiều sẽ cảm thấy làm phàm nhân thật tốt. Bình thường vô tri là hạnh phúc, mấy chục năm ngắn ngủi từ sống đến chết, không cần trải qua nhiều hành hạ, có phụ mẫu, nhi nữ, có cuộc sống, cuối cùng chết giả, tất cả đều đủ.
Qua thậ lâu sau Lý Thất Dạ uống rượu ngon, cười nói:
– Nói tới thì ta cũng hâm mộ các ngươi, ít nhất các ngươi có thể buông xuống, các ngươi có thể giải giáp quy điền, buông bỏ tất cả, rời khỏi giới tu sĩ, rời khỏi tuế nguyệt càn quét bát phương.
– Tiếc rằng ta không thể, dù có ngày ta muốn cũng không được. Đi lên con đường này ta đã định trước không thể quay đầu, chỉ có tiếp tục đi, mặc kệ hiện tại thế nào, tương lai ra sao ta đều phải đi tiếp. Không thể dừng bước vì ai, không thể dừng chân.
Lý Thất Dạ cười khổ buông tiếng thở dài:
– Ai kêu ta là Lý Thất Dạ làm chi?
Lý Thất Dạ ngồi uống rượu, xem phương xa. Lý Thất Dạ ngồi mấy ngày trời, nhìn mặt trời mọc rồi lặn, nhìn mây cuốn mây tan, dường như ngắm mãi phong cảnh không chán.
Cuối cùng Lý Thất Dạ đứng dậy vốc nắm đất bùn trôi qua kẽ tay bay theo gió:
– Hẹn gặp lại bằng hữu, yên nghỉ đi.
Lý Thất Dạ nhìn một lần cuối các ngôi mộ trước mắt, tiếp đó xoay người rời khỏi.
Cách gọn núi này không xa có một thôn trang, thôn trang không lớn, chỉ có mấy chục hộ gia đình. Tất cả mưu sinh bằng nghề săn thú, mặt trời mọc làm việc, mặt trời lặn liền nghỉ ngơi.
Thôn trang tên Đào thôn, có tên gọi này vì thôn dân toàn họ Đào. Bọn họ đế từ đâu thì thôn dân không biết, bọn họ chỉ biết tổ tiên đời đời cư ngụ tại đây.
Đào thôn không khác gì thôn xóm khác, các thôn dân đời đời sống săn thú trồng trọt, mặt trời mọc làm việc, mặt trời lặn nghỉ ngơi, đời này đến đời khác đều là như vậy.
Đầu Đào thôn có một dòng suối nhỏ chảy, nước suối róc rách. Khi mặt trời chậm rãi từ ngọn núi dâng lên, ánh ban mai rơi xuống khe suối lấp lánh đốm sáng.
Lý Thất Dạ dựa vào cây Hòe già bên dòng suối nhìn Đào thôn buổi sáng.
Đào thôn văng vẳng tiếng đọc sách, có nam có nữ, thanh âm non nớt, là giọng đọc của con nít.
Tiếng đọc sách phát ra từ cái sân trong thôn trang, bình thường nơi đó để phơi thóc, giờ sáng sớm trẻ con trong thôn ngồi xếp bằn dưới đất tĩnh tọa thổ tức.