Đế Quốc Thiên Phong

Chương 71: Q.4 - Chương 71: Trận Chiến An Phủ Xuyên (Phần 4)




Điểm thứ nhất đã giải thích qua, điểm thứ hai cũng nên giải thích thêm một chút.

Bất kể là chiến thuật nào, hay một chiến lược nào, chỉ cần là thế cục lấy yếu chống mạnh, đều không thể tránh đi vào ưu thế cục bộ, bởi vì mục đích cuối cùng đều như nhau, chỉ là do biểu hiện về thủ đoạn khác nhau mà thôi.

Thiển Thủy Thanh lợi dụng lòng oán hận của Hộ dân quân đối với mình mà bức bách đối thủ xuất kích, chính là xuất phát từ nguyên lý như vậy, tạo ra trận chiến trên Lam Thảo pha cũng là xuất phát từ nguyên lý như vậy, trong trận chiến thành Kinh Viễn bí mật sử dụng chiến sĩ Hùng tộc cường công cửa Định Vũ cũng chính là dựa vào nguyên lý như vậy. Thậm chí vừa rồi nhắc đến vấn đề thời gian do ưu thế về nhân số tạo thành cũng có thể quy kết vào trong ưu thế cục bộ, bởi vậy ưu thế cục bộ mới là trọng tâm.

Chiến thuật có thể thiên biến vạn hóa, nhưng trọng tâm vĩnh viễn không bao giờ thay đổi.

Mà hôm nay, Lâm Trung Hưng và Bích Không Tình cũng tính toán giống nhau, dùng trăm phương ngàn kế để tạo ra ưu thế cục bộ cho mình, sau đó nghĩ cách mở rộng dần dần, từ đó đi tới thắng lợi.

Ưu thế cục bộ đơn giản nhất, rõ ràng nhất chính là: sau khi Bích Không Tình tạo ra ưu thế cục bộ ở chiến trường phía Tây thành công, hắn có thể trợ giúp hai chiến trường khác chiến thắng bất cứ cánh quân hùng mạnh nào của địch, cũng chính là thông qua việc tạo ra ưu thế cục bộ làm sinh ra hiệu ứng tằm ăn rỗi.

Hai vạn Hộ dân quân của Lâm Trung Hưng vây công ba ngàn chiến sĩ Hùng tộc, hắn coi đây là trọng tâm. Hắn tin rằng cho dù quân mình không thể tiêu diệt hết đối thủ, cũng có thể làm cho đối thủ mệt chết, sau đó với số quân còn lại của mình tuyệt đối đủ để ngăn cản mũi nhọn tấn công của bảy ngàn quân còn lại của Bích Không Tình. Chỉ cần tiêu diệt được chiến sĩ Hùng tộc, quân của Bích Không Tình mất đi lực lượng tấn công hùng mạnh nhất, cũng sẽ trở thành một con cá nằm trên thớt cho Lâm Trung Hưng mặc tình giết mổ.

Nhưng ngay khi hai vạn chiến sĩ Hộ dân quân của Lâm Trung Hưng xuất động, binh sĩ thủ hạ của Bích Không Tình cũng phất cờ lệnh chỉ huy trong tay.

Lúc này, chiến sĩ Hùng tộc không hề nhúc nhích, mà là Hổ Báo Doanh xuất động.

Ba ngàn thiết kỵ ngay lập tức cất tiếng rống giận long trời lở đất, vó ngựa rền vang, một đám trường mâu chọc trời toát ra ánh sáng lạnh lẽo đầy chết chóc.

Mục tiêu của bọn họ chính là hai vạn bộ binh Hộ dân quân đang muốn vây công chiến sĩ Hùng tộc.

Mặt đất rung động đến mức gần như muốn sụp, tiếng vó kỵ binh giẫm trên mặt đất giống như thiên thạch vừa rơi xuống, trào dâng khí thế kinh người. Bọn họ xông tới nghênh đón phương trận bộ binh của địch ở phía trước, dùng tốc độ và sức mạnh chia cắt thành từng đường ngang dọc trong phương trận bộ binh của địch, xông thẳng về cuối đội hình địch.

Chiến thuật xuyên phá!

Đây chính là chiêu số kỵ binh nhờ vào đó mà thành danh, cũng là chiêu số mà kỵ binh thích sử dụng nhất.

Có đôi khi, một sự thay đổi nho nhỏ trên chiến trường cũng đủ tạo thành một sự biến hóa lớn đến mức làm cho nghiêng trời lệch đất!

Chiến thuật xuyên phá tên như ý nghĩa, chính là một lưỡi dao sắc bén xé toang đội hình của đối phương, khiến cho đối phương không thể phối hợp tác chiến, làm tan rã đội hình tổ chức của đối phương, với mục đích tạo thuận lợi cho hậu quân chia ra bao vây.

Kẻ sử dụng chiến thuật xuyên phá chính là Hổ Báo Doanh, cánh quân này có thể nói là cánh quân hùng mạnh nổi tiếng từ lâu trong quân Đế quốc Thiên Phong, trong đó Vệ số Ba tiếng tăm lừng lẫy đã từng đi theo Thiển Thủy Thanh lập nên kỳ công cái thế: đánh hạ hai quan Nam Bắc chỉ trong một ngày đêm.

Bọn họ là binh sĩ tinh nhuệ nhất, cũng là binh sĩ kiên cường nhất, dũng mãnh nhất, là cánh quân mà Thiển Thủy Thanh tin cậy nhất. Từ lúc tiến vào Chỉ Thủy tới nay, cánh quân này đã từng lập nên vô số công lao hãn mã cho Thiết Phong Kỳ, bao gồm các hành động vĩ đại như tập kích bất ngờ ba vạn đại quân của Thạch Dung Hải, bắt sống Vũ Văn Liễu… Hôm nay, bọn họ phải tiếp tục phát huy tinh thần kiên cường của một cánh quân hùng mạnh, tạo nên một chiến tích huy hoàng trên lục địa này.

Hiện giờ Phương Hổ đã là Doanh Chủ, nhưng hắn vẫn hung hãn như một tên chiến sĩ bình thường. Vào lúc bắt đầu xung phong, hắn lập tức làm gương cho binh sĩ, dẫn đầu nhanh như chớp xông vào tung hoành ngang dọc trong trận địch.

Vó ngựa làm cuốn lên vô số bụi mù, trong khoảnh khắc, cả người lẫn ngựa của Phương Hổ dường như treo lơ lửng trên không. Phía sau hắn, các thân binh theo sát phía sau hắn anh dũng chém giết, tiếng ngựa hí, tiếng thương rít gió, tiếng người rống, tiếng binh khí cắm vào xương thịt vang lên. Các binh sĩ lúc này đã tiến nhập vào trạng thái chiến đấu tốt nhất, bọn họ đã quên đi tất cả, chỉ biết xông tới, xông tới và xông tới! Chém chặt, chém chặt và chém chặt! Các chiến sĩ Hùng tộc theo sau bọn họ, thừa cơ triển khai tàn sát bộ binh của địch đã bị chiến hữu của mình xé toang đội hình rời rạc ra từng mảnh nhỏ.

Nếu nói kỵ binh là lưỡi cày của nông dân dùng để cày ruộng mùa Xuân, phụ trách gieo giống, gieo nên hạt giống hy vọng thắng lợi, như vậy bộ binh chính là lưỡi liềm trên tay nông dân vào mùa Thu, phụ trách gặt hái sinh mạng, thu hoạch thành quả thắng lợi.

Kỵ binh của Hổ Báo Doanh mở đường phía trước, bộ binh ở phía sau cần cù thu hoạch mạng người, đây chính là một hình thức phối hợp chiến đấu hoàn hảo nhất trên chiến trường. Một khi đã xây dựng được tình thế như vầy, bất kể là kỵ binh hay bộ binh đều đã rơi vào trạng thái chém giết tốt nhất trong thời gian ngắn nhất, giống như mọi người đạt tới trạng thái hoàn hảo nhất, lúc ấy làm bất cứ chuyện gì cũng vô cùng thuận lợi, chiến đấu cũng là như vậy.

Khi các chiến sĩ tiến vào trạng thái này, lúc này không còn ý niệm về sinh tử tồn vong nữa, thậm chí không còn cả cảm giác vất vả mệt mỏi, chỉ biết giết mà thôi! Giết chóc không ngừng, máu nóng trào dâng trong lồng ngực. Bọn họ dùng cách thức sở trường của mình tận tình thỏa sức chém giết, dường như đối thủ không hề phản kháng, cũng không cần lo tới đối thủ có phản kháng hay không. Bọn họ ra sức chém giết, xông xáo lui tới, người ngựa hợp nhất, tinh thần vô ngại, hợp tác ăn ý với nhau, cử chỉ động tác hoàn toàn phù hợp với những khi tập luyện. Bọn họ đang trong trạng thái tốt nhất, phát huy ra sức chiến đấu lớn nhất, hơn nữa có thể tiếp tục trong một khoảng thời gian dài, cho đến khi chấm dứt trận chiến mới thôi.

Ngược lại, Hộ dân quân vì không thể giữ vững đội hình, cho nên khó có thể hình thành trạng thái lấy nhiều đánh ít, lúc nào toán chiến sĩ phía trước cũng luôn phải đối phó với một đám đông quân địch, còn những chiến sĩ ở phía sau lại không tìm thấy mục tiêu tấn công. Cho đến khi những chiến sĩ Hộ dân quân phía trước hoàn toàn ngã xuống trong vũng máu, lúc ấy cái mà mình gặp phải trước mặt là đám đông của địch liều mạng trong máu tươi xông tới, giống như quần ma dưới địa ngục xông lên. Bởi vì Hộ dân quân gặp phải quân địch đón đầu mà giết như vậy cho nên bị trói tay trói chân, không biết nên ứng phó như thế nào. Rất nhiều chiến sĩ tỏ ra sợ hãi, một ít chiến sĩ bình thường có trải qua huấn luyện cơ bản nhưng vì kinh hoảng mà quên mất những gì mình đã tập luyện qua. Ý niệm kinh khủng trong đầu vì vậy mà dần dần xuất hiện, cũng dần dần lan ra khắp toàn quân, cho dù là chiến sĩ dũng mãnh không sợ chết đến mức nào đi nữa, đối mặt với thế công như triều dâng của địch, cùng với bị chiến thuật xuyên phá chia cắt làm cho bọn chúng không thể phối hợp được với nhau, cũng sẽ sinh ra một cảm giác sai lầm rằng phe mình căn bản không thể nào chống cự được.

Một khi lòng tin đã mất, nỗi sợ hãi đã từng bị lòng oán hận lấn át đi, lúc này một lần nữa xuất hiện trong lòng.

Ở điểm này, sĩ khí và lòng quân không chỉ nhờ vào tinh thần dũng cảm không sợ chết mà rèn luyện được, mà còn cần phải có ý chí chiến đấu tất thắng mới có thể có được.

Mà Hộ dân quân chỉ có lòng can đảm không sợ chết, nhưng lại thiếu đi niềm tin tất thắng. Một khi để cho bọn chúng trải qua rèn luyện trên chiến trường tàn khốc nhất, trải nghiệm chiến tranh tuyệt đối không đơn giản như trong tưởng tượng. Sau khi trải qua cảnh tượng chết chóc máu thịt tung bay, đồng đội của mình thi nhau ngã xuống từng người một, cảm thấy phe mình không thể nào chiến thắng đối thủ, niềm hy vọng vừa khơi lên nhờ vào bầu nhiệt huyết rất có khả năng sụp đổ trong nháy mắt, từ đó dẫn tới toàn quân tan tác.

Chuyện này có liên quan với chuyện bọn chúng thiếu thốn huấn luyện, thiếu thốn kinh nghiệm chiến đấu, cũng liên quan tới chuyện bọn chúng thiếu niềm tin, không biết mình chiến đấu vì cái gì. Hộ dân quân thiếu thốn rất nhiều, bọn chúng không có khả năng tưới ra bầu máu nóng, không thể hy sinh tính mạng mà bảo vệ một cái gì đó, chỉ đơn giản dựa vào thù hận ngập lòng là không đủ tạo cơ sở cho thắng lợi.

Bởi vậy một khi hai bên chiến đấu với nhau, có một bên xuất hiện ra tình trạng như vậy, nếu để mặc cho tình cảnh này tiếp tục phát triển, hậu quả chính là cho dù binh lực có nhiều hơn đối phương gấp mười lần đi nữa, cũng chỉ có con đường thất bại mà thôi.

Có lẽ biểu hiện ở trận chiến đầu tiên của chiến sĩ Hùng tộc đã kích thích kỵ binh Hổ Báo Doanh rất nhiều. Bọn họ vừa ra chiến trường, không ngờ đã lộ ra trạng thái vô cùng hưng phấn. Chiến sĩ Hùng tộc và kỵ binh Hổ Báo Doanh hợp tác chặt chẽ, giết cho hai vạn bộ binh của địch tan tác.

Giống như chủ ý của Lâm Trung Hưng là muốn tiêu diệt chiến sĩ Hùng tộc trước tiên, để đạt thắng lợi cục bộ trong trận chiến này, chủ ý của Bích Không Tình cũng giống hệt như vậy.

Chẳng qua dã tâm của hắn càng lớn hơn, hung ác hơn, tham lam hơn!

Hắn muốn tiêu diệt một lần hai vạn bộ binh này!

Lấy chiến sĩ Hùng tộc làm mồi nhử, phối hợp với kỵ binh của Hổ Báo Doanh tấn công mạnh mẽ, tiêu diệt hai vạn kỵ binh của đối thủ không phải là chuyện khó. Sự ảo diệu của chuyện này nằm ở chỗ là, nếu bằng vào sáu ngàn chiến sĩ Hùng tộc hay sáu ngàn kỵ binh, cũng không dám nói có thể tiêu diệt toàn bộ hai vạn bộ binh của địch. Nhưng ba ngàn bộ binh dũng mãnh phối hợp với ba ngàn kỵ binh, lại đem một chuyện hoàn toàn không có khả năng biến thành sự thật.

Hổ Báo Doanh đang ra sức chém giết, số bộ binh còn lại của Bích Không Tình cũng bắt đầu chuyển động, cất bước tiến về phái chiến trường.

Lúc này Bích Không Tình không chờ Lâm Trung Hưng ứng biến, trái lại tranh trước Lâm Trung Hưng một bước, cho số bộ binh còn lại của mình hành động.

Trên chiến trường căn bản không có cái gọi là tiên hạ thủ vi cường hay là hậu phát chế nhân gì gì đó. Chiến tranh như đánh cờ, nhưng dù sao cũng không phải là đánh cờ, không phải cứ chờ cho địch ứng biến sau đó ta mới ứng biến. Chủ nghĩa giáo điều cứng nhắc như vậy không thích hợp trong chiến tranh.

Tình thế trước mắt chính là ba ngàn kỵ binh Hổ Báo Doanh thêm vào ba ngàn chiến sĩ Hùng tộc chiến đấu với hai vạn bộ binh của đối phương vẫn còn thừa sức. Hơn nữa nếu căn cứ vào chiến lực của một kỵ binh có thể chống lại ba đến bốn bộ binh mà nói, chiến cục trước mắt dùng kỵ binh đối phó với bộ binh, dùng quân tinh nhuệ đối phó với quân tầm thường, lấy hình thức phối hợp đánh với hình thức chiến đấu đơn độc, một khi binh sĩ Thiết Phong Kỳ chiến thắng, cơ bản sẽ không bị tổn thương nhiều. Đối với Lâm Trung Hưng, thế cục trước mắt đã phát triển đến nước này, lựa chọn của hắn chỉ còn lại duy nhất một con đường, đó chính là tiếp tục phái binh ra, cản trở thế tiến công đang cuồng nhiệt hăng say của địch. Đồng thời qua đó mà tiếp viện cho phương trận hai vạn bộ binh của mình, tranh thủ ưu thế về nhân số biến trận chiến này thành hỗn chiến, chuyện này đối với Hộ dân quân mà nói đúng là chuyện lấy sở trường của mình đối phó với sở đoản của địch. Nếu như xử lý thích đáng, thậm chí còn có cơ hội chuyển bại thành thắng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.