-Quảng đường dài đấy, và những người du cư mà cô nói đến vượt nần ấy cây số đường với mục đích gì?
-Để vượt qua con đường nối các Cực rồi tới châu Mỹ.
-Ý đó chưa thật sự trả lời cho câu hỏi của tôi.
-Để truyền tải một thông điệp.
-Vậy cô nghĩ tôi có thể giúp cô chứng minh được một cuộc phiêu lưu như vậy là có thực ư? Ai gieo vào đầu cô cái ý tưởng này vậy?
-Thornsten, ông ấy khẳng định ông là một chuyên gia về các nền văn minh Xume, tôi đoán viên đá ông vừa cho chúng tôi xem đã xác nhận lời Thornsten nói.
-Làm thê nào cô cậu gặp được Thornsten?
-Thông qua một người bạn đã khuyên chúng tôi tới gặp ông ấy.
-Chuyện này có vẻ vui đây.
-Tôi không thấy có gì vui đến mức ấy?
-Và bạn cô không quen biết Inovy sao?
-Theo tôi biết thì không!
-Cô sẵn sàng thề rằng họ chưa từng gặp nhau chứ?
Egorov đưa điện thoại cho Keira kèm theo ấy mắt đầy thách thức.
-Hoặc cô là đồ ngốc, hoặc ngây thơ đến lạ kỳ. Gọi cho bạn cô đi, rồi hỏi anh ta xem!
Keira và tôi nhìn Egorov, không hiểu ông ta muốn đi đến đâu. Keira cầm điện thoại, ấn số của Max rồi đi ra xa- tô phải thứ thực, chuyện naby2 khiến tô bực vô cùng; rồi lác sau cô ấy quay lại, mặt mũi tiu nghỉu.
-Vậy ra em thuộc lòng số điện thoại của Max…, tôi nói.
-Bây giờ không phải là lúc nói chuyện đó.
-Anh ta có hỏi thăm gì đến anh không?
-Anh ây đã nói dối em. Em hỏi thẳng luôn anh ấy, anh ấy thề với em là không biết Inovy, nhưng em cảm nhận được anh ấy đã nói dối.
Egorov tiên lại gần giá sách, nhìn lướt các tầng giá rồi rút ra một quyển sách khổ lớn.
-Nếu tôi không nhầm, ông ta tiếp, vị giáo sư ấy cử cô cậu tới đây với sự dắt mối của một người bạn khuyên cô cậu đến gặp Thornsten, rồi Thornsten bảo cô cậu đến gặp tôi. Và, như thê tình cờ, ba mươi năm về trước, chính cái người tên Inovy đó đã tìm cách sở hữu vie6nv đá này của tôi, trên đó có khắc một văn bản tiếng Xume, bản văn mà ông ta đã chuyển cho cô cậu một bản sao. Toàn bộ chuyện này, dĩ nhiên, chỉ đơn thuần là trùng hợp…
-Ý ông muốn nói gì? Tôi hỏi.
-Cô cậu là hai con rối để Inovy tùy ý giật dây chứ sao, cô cậu đi từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây theo sự điều khiển của ông ta. Nếu cô cậu còn chưa hiểu mình bị biến thành công cụ trong tay ông ta thì cô cậu còn ngốc hơn tôi tưởng đấy.
-Tôi nghĩ chúng tôi đã hiểu rõ rằng ông coi chúng tôi là dạng thiểu năng rồi, Keira rít lên, và điềm đó thì ông đã nói khá rõ rồi, nhưng tại sao ông ta lại làm vậy? Đê được cái gì cơ chứ?
-Tôi không biết đích xác cô cậu đang tỉm thứ gì, nhưng tôi tin rằng vật tìm thấy hẳn khiến giáo sư hết sức quan tâm. Cô cậu đang theo đuổi một công việc mà ông ta đành phải bỏ dỡ chẳng hạn. Rốt cuộc, không cân phải thông minh lắm để hiểu hai vị đang làm việc cho lão mà không hề hay biết.
Egorov mở cuốn sách khổ lớn ra rồi gở một tấm bản đồ châu Á cổ.
-Bằng chứng mà cô cậu mong tìm thấy đây, ông ta tiếp, nó đang ở ngay trước mắt cô, đó là viên đá khắc văn bản tiếng Xume. Giao sư Inovy hy vọng tô vẫn giữ nó trong tay, và ông ta đã thu xếp để cô cậu tới tận đây gặp tôi.
Egorov ngồi sau bàn làm việc, mời chúng tôi ngồi vào hai chiếc ghế bành lớn phía đối diện.
-Các nghiên cứu khảo cổ ở Xibia bắt đầu từ thê kỷ thư XVIII, theo sự khởi xướng của Pierre Đại Đế. Cho tới lúc đó, ngưới Nga còn chưa quan tâm chút nào đến quá khứ của họ. Khi tôi lãnh đạo nhánh Xibia của Viện Hàn lâm, tôi đã phải vò đầu bức tai tìm cách thuyết phục các nhà chức trách bảo tồn các kho báu vô giá; tôi không phải kẻ buôn lậu tầm thường như cô cậu nghĩ đâu. Dĩ nhiên, tôi có mạng lưới riêng, nhưng nhờ có họ tôi đã bảo toàn và phục chế hàng nghìn hiện vật, nếu không có tôi, chúng hẳn đã bị phá hủy hết rồi. Cô cậu nghĩ viên đá của người Xume vẫn tồn tại đến ngày hôm nay nếu không có sự can thiệp của tôi hay sao? Có lẽ nó đã chịu chung số phận như hàng trăm hiện vật khác, được dùng để chèn móng tường doanh trại hoặc đấp nền đường rồi. Tôi không phủ nhận đã thu về chút lợi ích từ công việc buôn bán nhỏ này, nhưng tô id9a4 luôn hành động với ý thức rõ ràng về việc mình đang làm. Tôi không bán các di tích của Xibia này cho bất cứ ai, Thôi được, dù thế nào thì vị giáo sư này cũng sẽ không làm cô cậu mất thời gian đâu. Bởi quả là tôi đã nghiên cứu về nền văn minh Xume kỹ lưỡng hơn bât cứ ai hết trên đất nước Nga này và tô luôn tin rằng họ đã vượt qua quảng đường dài hơn so với các giả thuyết đã nêu. Không một ai tin vào học thuyêt của tôi, người ta coi tôi như là một kẻ cuồng tưởng và bất tài. Hiện tượng nhân tạo mà cô cậu tìm kiếm, chứng nhận rằng nhóm người du cư đ1o đã tới Bắc Đại, đang ở ngay trước mắt cô cậu. Cô cậu có biết bản văn này được khắc lên đá từ bao giờ không? Chính xác là năm 4004 trước Công Nguyên. Cô cậu tự nhìn đi, Egorov vừa nói vừa chỉ vào một dòng chữ nhỏ hơn các dòng chữ khác trên chóp viên đá, đây là một hình thức ghi lại ngày tháng. Bây giờ, cô cậu có thể cho tôi biết những ý do khiến họ nãy ra ý định đến châu Mỹ được không, nếu dựa vào giả thiết của cô? Bởi tôi hình dung rằng, một khi đã có mặt tại đây, cô phải biết những nguyên do đó.
-Tôi đã nói rổi đấy thôi, Keira nhắc lại, để truyền tải một thông điệp.
-Cảm ơn, tôi không điếc, nhưng thông điệp nào mới được?
-Tôi không rõ, thông điệp được gưi tớ những người đứng đầu các nền văn minh cổ đại.
-Và cô nghĩ các sứ giả của cô đã tới đích?
Keira cúi xuống nhìn tấm bản đồ, chỉ vào một đường mảnh tượng trưng cho eo biển Bering, rồi ngón trỏ của cô ấy lướt dọc theo bờ biển Xibia.
-Tôi không rõ, cô ấy nhỏ giọng, chính vì thế mà tôi cần phải lần theo dấu họ.
Egorov chụp lấy bàn tay của Keira rồi chầm chậm di tay cô ấy trên bản đồ.
-Man-Pupu-Nyor, ông ta vừa nói vừa đặt tay Keira lên phần phía Đông của dãy Uran, trê một điểm nằm phía Bắc cộng hòa Komi. Cảnh quan Bảy Người Khổng Lồ của dãy Uran chính là điểm dưng chân cuối cùng của các ưứ giả mà cô nói tới.
-Làm cách nào ông biết được? Keira không nén nổi tò mò.
-Bởi vì Tây Xibia chính là nơ viên đá được tìm thấy. Nhóm dân du cư cô nói tới không xuôi theo hướng dòng Ienissei mà theo dòng Ob, không phải ra hướng biển Kara mà là biển Trắng. Để tới đích, họ sẽ đi qua Na Uy, đường đó ngắn hơn và dễ đi hơn.
-Tại sao ông lại nói “điểm dừng chân cuối cùng”?
-Bởi tôi có những lý do xác đáng để tin rằng cuộc hành trình của họ dừng lại ở đó. Điều mà tôi sắp tiết lộ với cô đây, chúng tôi chưa hề tiết lộ với ai. Cách đây ba mươi năm, chúng tôi tiến hành một chiên dịch khai quật trong vùng đó. Tại Man-Pupu-Nyor, trên một cao nguyên rộng lớn nằm trên một đỉnh núi mọc lên bảy cột đá, mỗi cây cao từ ba mươi đên bốn mươi hai mét. Bề ngoài trông chúng giống như những đài đá khổng lồ. Sáu cột đá tạo thành hình bán nguyệt, cột thứ bảy trông như đang hướng về phía sáu cột đá kia. Bảy Người Khổng Lồ của dãy Uran là một bí mật vẫn chưa được khám phá. Không ai biết tại sao chúng ở đó, và sự xối mòn không phải là nguyên nhân duy nhất tạo nên một kiến trúc như vậy. Cảnh quan này của Nga cũng tương tự như Stonehenge của hai vị, chỉ khác về kích thước các khối đá mà thôi.
-Tại sao lại không tiết lộ gì hết?
-Cô sẽ thấy kể cũng lạ, chúng tôi đã phủ kính lại và để nguyên trạng thái như lúc tìm thấy. Chúng tôi đã cố ý xóa mọi dấu vết chứng tỏ sự xuất hiện của mình tại đó. Vào thời ấy, Đảng xem thường công việc của chúng tôi. Cái chúng tôi phát hiện sẽ bị các viên chức vô dụng của Matxcova lờ đi. Khá hơn nữa thì các khám phá đặc biệt của chúng tôi sẽ được lưu trữ mà không hề được phân tích, không hề được chăm lo hay bảo tồn. Rốt cuộc chúng sẽ mục mủn đi trong những thùng hòm, bị bỏ quên dưới tầng hầm của một tòa nhà nào đó.
-Và ông tìm thấy gì? Keira hỏi.
-Nhiều bộ hài cốt người có từ thiên niên kỷ thứ IV, khoảng năm chục cái xác được băng bảo quản hoàn hảo. Hòn đá Xume được tìm thấy giữa những cái xác đó, được chôn trong mộ họ. Những người cô đang lần theo dấu vết đã bị mùa đông và băng tuyết cầm tù, tất cả bọn họ đều chết vì đói.
Keira quay sang nhìn tôi, phấn khích tột độ.
-Nhưng đây là một khám phá quan trọng! Trước giờ chưa ai có thể chứng minh được người Xume có thể đi xa đến vậy; giá mà ông công bố công trình của mình với ngần ấy bằng chứng đi kèm, cộng đồng khoa học quốc tế sẽ rât hoan nghênh ông.
-Cô xinh đẹp nhưng còn quá trẻ để biết mình đang nói gì. Gỉa sử cấp trên nghe thấy phong thanh về tầm quan trọng của khám phá này, chúng tôi sẽ lặp tức bị đày vào trại lao cải ngay, còn công trình của chúng tôi sẽ bị gán cho các lãnh đạo cao cấp của Đảng. Từ “quốc tế” nào có tồn tại trong Liên ban Xô Viết.
-Chính vỉ thế mà các ông lại chôn vùi tất cả ư?
-Cô sẽ làm gì nếu ở vào địa vị chúng tôi?
-Chôn vùi lại hầu như tất cả chứ… nêu tôi có thể mạo mụi chen ngang, tôi thốt lên. Tôi hình dung viên dá này không phải là thứ duy nhất ông mang theo về trong hành lý của mình.
Egorov liếc tôi sắc lẻm.
-Cũng có một số đồ đạc cá nhân khác thuộc về những người thích phiêu lưu ấy, chúng tôi giữ lại ít lắm, đối với mỗi người trong nhóm mà nói giữ im lặng là vấn đề sống còn mà.
-Adrian này, Keira quay sang nói với tôi, nếu hành trình của người Xume kết thúc trong những điều kiện ấy thì có lẽ mảnh ghép vẫn còn nằm đâu đó trên cao nguyên Ma-Pupi-Nyor.
-Man-Pupu-Nyor, Egorov đính chính, mà cô đọc thành Manpupuner cũng được, người phương Tây thường phát âm thế đấy. Cô đang nhắc đến mảnh ghép nào nhỉ?
Keira nhìn tôi, cô ấy không chờ câu trả lời cho một câu hỏi chưa thành lời, cô ây tháo sợi dây chuyền đang đeo trên cổ ra, cho Egorov xem mặt dây chuyền rồi kể cho ông ta nghe hầu như toàn bộ cuộc tìm kiếm mà chúng tôi đang tiến hành,
Mãi nghe chúng tôi kể, Egorov giữ chúng tôi lại ăn tối, vì lúc đó trời đã tối muộn, ông ta còn dành cho chúng tôi một phòng nghỉ đêm, lời mời đến thật đúng lúc vì chúng tôi quên khuấy chuyện thuê phòng trọ.
Suốt bữa tố được bày biện trong một căn phòng có diện tích khiến người ta dễ liên tưởng tới một sân cầu lông hơn là một phòng ăn, Egorov đặt ra cho chúng tôi rất nhiều câu hỏi. Khi tôi tiết lộ cho ông ta hiện tượng xảy ra nếu ghép các mảnh lại với nhau, ông ta xin được tận mắt chứng kiến. Keira và tôi đưa hai mảnh lại gần nhau, chúng lập tức chuyển sang màu xanh phớt, ngay cả khi màu sắc còn nhạt hơn cả lúc trước. Egorov mở to mắt, gương mặt ông ta dường như trẻ lại, tuy vẫn tỏ ra là người điềm tĩnh từ đầu tới giờ lúc này ông ta bổng phấn khích như một cậu bé vào đêm giao thừa.
-Theo cô cậu thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu tất cả các mảnh ghép lại với nhau?
-Tôi không rõ, tôi lên tiếng trước Keira.
-Cả hai vị đều chắc chắn rằng các mảnh đá này đã được hình thành cách đây bốn trăm triệu năm?
-Chúng không phải đá, Keira đáp, nhưng đúng thế, chúng tôi chắc chắn về niên đại của chúng.
-Bề mặt của chúng có nhiều lỗ xốp tạo thành hàng triệu lỗ thủng li ti. Khi được đặt trước một nguồn sáng cực mạnh, chúng sẽ chiếu lên một bản đồ sao với vị trí của từng ngôi sao trên bầu trời hoàn toàn tương ứng với vị rí riêng của mình vào thời đó, tôi tiếp lời. Nếu sẵn có một máy chiếu laser đù mạnh, tôi sẽ cho ông xem.
-tôi rất muốn xem cảnh tượng đó, nhưng tiếc thay, nhà tôi không có loại máy đó.
-Nếu có thì tôi mới lo ấy, tôi thú thật.
Món tráng miệng- thứ bánh xốp nồng mùi rượu- đã thưởng thức xong, Egorov rời khỏi bàn ăn và bắt đầy sãi bước quanh phòng.
-Cô cậu đang nghĩ, ông ta nói tiếp, một trong những mảnh còn thiếu có thể được tìm thấy ở cảnh quan Bảy Người Khổng Lồ của dãy Uran? Phải rồi, dĩ nhiên là cô cậu nghĩ vậy, câu hỏi mới thừa thải làm sao!
-ước gì tôi có thể trả lời ông, Keira đáp.
-Vừa ngây thơ vừa lạc quan! Cô đúng là duyên dáng quá thể.
-Còn ông…
Tôi thúc nhẹ đầu gối Keira dưới bàn trước khi cô ấy kịp nói hết câu.
-giờ đang là mùa đông, Egorov tiếp lời, cao nguyên Man-Pupu-Nyor lồng lộng những cơn gió lạnh và khô đến mức băng tuyết hầu như không thể đọng lại trên mặt đất, Mặt đất đóng băng, cô tính tiến hành khai quật với hai chiếc xẻn nhỏ và một chiếc chảo đựng kim loại ư?
-Ông thô cái giọng bề trên ấy đi, nghe mà phát bực. Vả lại ông liệu đường cư xử, các mảnh ghép này không phải bằng kim loại, Keira văn lại.
-Thứ tôi đang nói với cô không phải thiết bị dò tìm kim loại dành cho mấy kẻ nghiệp dư tìm kiếm đồ vật thất lạc ngoài bãi biển, Egorov bác lại, mà là một vật có cấu tạo phức tạp hơn nhiều…
Egorov dẫn chúng tôi sang phòng khách, căn phòng cũng rộng không kém gì phòng ăn. Sàn lác đá hoa cương đã nhường chổ cho ván gỗ sồi, đồ đạc nhập toàn bộ từ Ý và Pháp. Chúng tôi ngồi trên những chiếc tràn kỷ êm ái, đối diện một lò sưởi đồ sộ đang cháy rừng rực, lửa kêu tí tách. Những ngọn lửa chòm cả vào đáy sâu của lò, bốc ngùn ngụt.
Egorov đề cử hai chục người trợ giúp chúng tôi và cung câp toàn bộ đồ dùng dụng cụ mà Keira cần để tiến hành khai quật. Ông ta hứa sẽ cung cấp cho cô ấy nhiều hơn tất cả những gì cô ấy dã sử dụng qua từ trước tới giờ. Điều kiện duy nhất đổi lại sự giúp đỡ quá sức mong đợi này là mọi khám phá cô ấy có được ông ta đều đứng tên người cộng tác.
Keira nói rõ rằng trong tương lai sẽ không có lợi ích gì về mặt kinh tế. Thứ chúng tôi khao khát tìm kiếm không có giá trị thương mại, chỉ mang lại lợi ích về mặt khoa học. Egorov nổi cáu.
-Ai nói với cô về tiền? Ông ta gắt ầm lên. Chính cô mới là kẻ mở miệng ra là nhắc đền tiền. Tôi đã nhắc với cô về tiền chắc?
-Không, Keira ngượng ngùng thú nhận- và tôi nghĩ cô ấy nói thật lòng, nhưng chúng ta đều biết những phương tiện ông cung cấp cho chúng tôi là một khoảng đầu tư khổng lồ, và từ lúc vào nghề cho đên giờ tôi mo7ii1 gặp rât ít người không vu lợi, cô ấy nói gần như hối lỗi.
Egorov mở một hộp xì gà ra mời chúng tôi. Tôi thiếu chút nữa thì nhận một điều hút thử, nhưng nhìn thấy vẻ mặt sa sầm của Keira tôi lại thôi.
-Tôi đã dành phần lớn cuộc đời mình cho những công trình khảo cổ, Egorov nói tiếp, và làm việc trong những điều kiện cực khổ có lẽ cô chưa bao giờ biết đến. Tôi đã mạo hiểm sinh mạng của mình, cả thể xác lẫn chính trị, tôi đã cứu nhiều kho báu, tôi đã giải thích với cô trong hoàn cảnh nào rổi đấy, thế mà sự biết ơn suy nhất lũ đểu cán ở Viện Hàn lân Khoa học dành cho tôi, đó là coi tôi như một tên buôn lậu tầm thường. Như thể ngày nay thời thế đã đổi khác lắm rồi vậy! Quân đạo đức giả! Gần ba thập niên người ta bôi nhọ tôi. Nếu dự án của cô thành công, tôi còn được nhiều hơn là tiền. Thời người ta chôn theo người chết của cải của họ đã qua đi rồi, tôi sẽ kho6nng đem xuống dưới mồ những tấm thảm Ba Tư này, cũng không đem theo những bức tranh thế kỷ XIX đang treo trên tường nhà mình. Tôi đang nói với cô về việc trả lại cho tôi chút tôn trọng. Cách đây ba mươi năm, nếu không vì sợ cấp trên, chúng tôi đã cho công bố công trình nghiên cứu của mình, và như cô nói rất chính xác, tôi sẽ trở thành một nhà khoa học được thừa nhận và tôn trọng. Tôi sẽ không bỏ lỡ cơ may đến lần thứ hai đâu. Nếu cô đồng ý, chúng ta sẽ cùng tiến hành chiến dịch này và nếu chúng ta tìm được thứ gì đó xác minh giả thuyết cô đưa ra, nếu vận may mỉm cười với chúng ta thì chúng ta sẽ đưa ra trước cộng đồng khoa học thứ chúng ta khám phá ra. Cô có chấp nhận giao kèo như vậy không?
Keira lưỡng lư. Trong hoàn cảnh của chúng tôi hiện giờ thật khó lòng từ chối một liên minh dạng này. Tôi ước lượng giá trị chính xác của sự bảo vệ mà vụ kết hợp này mang lại. Nếu Egorov cũng muốn đem theo hai vệ sĩ lưc lưỡng có vũ khí đã đón tiếp chúng tôi ngoài cổng, thì lần tới đây, chúng tôi đã sẵn có cách tiếp đãi kẻ nào đó muốn mưu sát mình. Keira trao đổi với tôi liên tục bằng ánh mắt. Quyết định thuộc về cả hai chúng tôi, nhưng theo phép lịch sự, tôi muốn cô ấy là người lên tiếng trước.
Egorov ngoác miệng ra cười với Keira.
-Đưa cho tôi một trăm dô ban nãy, ông ta nói giọng hết sức nghiêm trang.
Keira lấy tờ bạc ra, Egorov lặp tức nhận lấy, cất đi.
-Đó, cô đã góp vốn cho chuyến đi, từ giờ trở đi chúng ta là những người cộng tác; giờ thì vấn đề tiền bạc có lẽ khiến cô bận tâm đến thế đã giải quyết xong, chúng ta có thể tập trung bàn bạc chi tiết cách thức tổ chức như giữa các nhà khoa học với nhau để chiến dịch khai quật lớn lao này thành công không?
Họ ngồi xuống quanh chiếc bàn thấp. Suốt một giờ đồng hồ, họ lập danh sách những trang thiết bị cần mang theo. Tôi nói “họ” là vì tôi thấy bị loại ra khỏi cuộc nói chuyện giữa họ. Tôi tranh thủ lúc họ mãi nói chuyện để tới xem kỹ hơn các tầng giá sách. Tôi thấy ở đó nhiều sách khảo cổ, một cuốn nói về thuật giả kim từ thế kỷ XVII, một cuốn khác nói về giải phẫu cổ cũng như vậy, trọn bộ tác phẩm của Alexandre Dumas, một bản sách gốc cuốn Đỏ và Đen. Bộ sưu tập sách mà tôi vừa lướt nhìn qua trị giá cả một gia tài. Tôi chăm chú đọc một cuốn chuyên luận tuyệt vời về thiên văn học có từ thế kỷ XIV trong lúc Keira và Egorov đang bàn thảo công việc.
Rốt cuộc cũng nhận ra sự vắng mặt của tôi, dẫu sao đó cũng đã gần một giờ sáng, Keira tới tìm tôi; cô ấy còn cả gan hỏi tôi đang làm gì thế. Tôi suy nghĩ rằng câu hỏi này cũng giống một lời trách, tôi bèn đến trước lò sưởi gặp cô ây..
-Thật khó tin, Adrian ạ, chúng ta sẽ có tất cả đồ dùng dụng cụ cần thiết, chúng ta có thể tiến hành khai quật trên diện rộng. Em không biết chúng ta sẽ mất bao nhiêu thời gian, nhưng với những trang thiết bị như thế này, nếu mảnh ghép thật sự nằm đâu đó dưới những đài đá kia, chúng ta có nhiều cơ may tìm ra nó.
Tôi lướt qua danh sách cô ấy lập cùng Egorov, bay, dao phết, dây chì, chổi lông, thiết bị định vị GPS, thước, cọc chia ô, lưới sắc, rây, cân, máy đo nhân trắc, máy nén, máy hút, máy phát điện và đèn lớn để làm việc ban đêm, lều, máy đánh dấu, máy ảnh, trong bản kiểm kê hoành tráng này có vẻ không thiếu thứ gì để xứng với một cửa hàng bán đồ chuyên dụng. Egorov nhấc điện thoại đặt trên cái bàn một chân. Lát sau, hai người đàn ông bước vào phòng khách, ông ta đưa cho họ bản danh sách rồi họ lặp tức trở ra.
-Tất cả sẽ được gom đủ trước trưa mai, Egorov nói rồi vươn vai.
-Làm cách nào ông có thể vận chuyển tất cả những thứ đó? Tôi đánh bạo lên tiếng.
Keira quay về phía Egorov đang nhìn tôi với vẻ long trọng.
-Đó sẽ là một bất ngờ thú vị, trong khi chờ đợi, chúng ta phỉa ngủ thôi vì đã muộn rồi, hẹn gặp cô cậu vào bữa sáng mai; hãy chuẩn bị sẵn sàng, cuối giờ sáng chúng ta sẽ lên đường.
Một vệ sĩ dẫn chúng tôi về phòng. Phòng ngủ dành cho khách tới thăm trông chẳng khác nào một phòng trong khách sạn hạng sang. Tôi chưa qua lại những khách sạn hạng sang bao giờ nhưng tôi không chắc người ta có thể thiết kế phòng rộng hơn phòng chúng tôi ngủ tối hôm đó. giường rộng đến nổi có thể nằm theo chiều nào cu4ngg được. Keira nhảy tưng tưng trên tấm chăn lông vũ dày và gọi tôi lên cùng. Tôi chưa từng thấy cô ấy hạnh phúc đến thế kể từ khi… Nghĩ kỹ, tôi chưa bao giờ thây cô ây hạnh phúc đến thế. Tôi đã nhiêu lần mạo hiểm mạng sống của mình, vượt nhiều nghìn km để tìm gặp cô ấy. Nếu biết thế này, tôi đã bằng lòng với việc tặng cho cô ấy một cái xẻn và một cái rây! Suy cho cùng, có nhận ra vận may mình đang nắm giữ hay không chỉ phụ thuộc ở tôi, chỉ cần vài thứ nhỏ nhặt để người phụ nữ tôi yêu được hạnh phúc trọn vẹn. Cô ấy vươn vai, cởi áo len, tháo áo ngực rồi làm điệu bộ mời gọi, ý bảo tôi đừng chần chừ gì nữa. Tôi cũng không có ý định đó.