Mặt Lâm Ngọc đỏ lên, bên cạnh dòng người tới lui, y không dám to gan hôn lại, không thể hôn trả, nhưng có thể làm ra hành động khác, vì thế y nắm lấy tay Chu Trạch, mười ngón tay đan xen, dùng hành động biểu đạt tâm ý.
Chu Trạch cười nhẹ, tùy ý Lâm Ngọc lôi kéo, đi theo y.
Ven hồ có rất nhiều sạp hàng, người cũng nhiều, hiện tại là tiết mùa xuân, thỉnh thoáng lại có cơn gió nhẹ thổi qua, không đến nỗi quá nóng, chứ nếu không, người tụ tập đông như thế này thật sự là chịu tội.
Đến lần thứ hai Lâm Ngọc bị đạp phải chân, Chu Trạch sâu sắc cảm thấy nên tìm một chỗ ít người hơn để ngồi một lát, cứ chen chúc như thế này không phải cách hay.
“A Ngọc, có đói bụng hay không, chúng ta tìm một chỗ ăn cơm trưa.” Chu Trạch nói xong ngẩng đầu nhìn mặt trời, đoán rằng đã trưa.
Trước lúc đi dạo hai người đã ăn vặt, Lâm Ngọc không cảm thấy quá đói, nhưng lại khát.
“Chu đại ca, ta không đói bụng, chỉ khát nước.”
“Vậy à, để ta xem gần đây có quán trà nào hay không.” Chu Trạch đưa mắt nhìn quanh, nhìn thấy có quán trà không xa: “A Ngọc, ngươi nhìn bên kia có quán trà, chúng ta đến đó ngồi một lát, ăn gì đó.”
Lâm Ngọc gật đầu, ánh mắt hiếu kì, y còn chưa ngồi quán trà bao giờ, chỉ được uống trà ven đường người ta hay bán bằng bát lớn. Không biết trong quán trà, trà sẽ có vị ra sao, còn có bán điểm tâm, nghe qua đã thấy rất thuận tiện.
Chu Trạch dẫn Lâm Ngọc đến quán trà. Diện tích quán trà không nhỏ, bày hơn mười cái bàn, giữa gian có bàn một cái bàn tròn, bên bàn có người đứng lể chuyện, lúc hai người vừa bước vào, vừa lúc nghe vị thuyết tiên sinh kia “Ba” một tiếng, đập thước lên bàn, bắt đầu kể chuyện.
Khách uống trà trong quán bị tiếng thước gõ này làm giật mình, tạm dừng trò chuyện, dõi ánh mắt đến trên người vị thuyết tiên sinh kia, nghe xem hắn nói gì.
Khi còn bé Lâm Ngọc từng được cha dẫn đến rạp hát nghe diễn, nghe kể chuyện thì đây là lần đầu, y hết sức tò mò, chăm chú nhìn, lắng tai nghe, muốn xem người này kể chuyện như thế nào.
Vị thuyết tiên sinh này chừng hơn bốn mươi tuổi, mặc quần áo màu nho xanh, đầu đội khăn, để râu dài, nhìn rất ra dáng, khá giống với vị phu tử mà hồi nhỏ y được theo đọc sách.
Chu Trạch và Lâm Ngọc chọn một bàn trống ngồi xuống, tiểu nhị quán nhanh chân đi đến: “Hai vị khách quan dùng gì? Quán chúng ta có hồng trà, trà thiết quan âm, trà long tỉnh, trà mao tiêm…”
Chu Trạch không có nghiên cứu về trà, cũng không nghiện trà, tùy tiện chọn một loại: “Một bình trà long tỉnh, thêm vài món điểm tâm.”
“Được, một bình trà long tỉnh, vài món điểm tẩm, lập tức tới ngay!” Tiểu nhị hô to, chạy đi bưng trà.
Lâm Ngọc ghé sát vào Chu Trạch hỏi: “Chu đại ca, trà long tỉnh uống rất ngon à?”
“Chắc là ngon đi, ít nhất thì có thể giải khát.” Chu Trạch tùy ý nói.
Lâm Ngọc cũng không rành trà, lực chú ý nhanh chóng bị người kẻ chuyện hấp dẫn. Tài kể chuyện của vị thuyết tiên sinh này quá tốt, từ lời nói, động tác, biểu cảm, cùng cố sự câu chuyện, một vòng hấp dẫn người nghe.
Lâm Ngọc nghe đến mê mẩn, một lòng muốn biết tình tiết tiếp theo, không riêng gì y, khách uống trà trong quán đều giống y, ai cũng chăm chú lắng nghe.
Rất nhanh, trà được bưng lên, Chu Trạch rót cho mỗi người một chén, đặt chén trà vào tay Lâm Ngọc, đẩy đĩa điểm tâm lại gần y, nhỏ giọng nhắc nhở: “A Ngọc, vừa ăn điểm tâm vừa nghe kể chuyện đi.”
Nghe tiếng hắn, Lâm Ngọc hồi thần, lúc này mới biết trà và điểm tâm đã được bưng lên. Y lấy một khối điểm tâm đưa cho Chu Trạch, sau đó tự mình cầm một khối đưa lên miệng ăn, lực chú ý lại dồn về phía thuyết tiên sinh.
Chu Trạch nhìn y như thế, tâm nói, sau này phải thường xuyên mang Lâm Ngọc ra bên ngoài, cho y mở mang kiến thức.
Qua khoảng thời gian hai chén trà, thuyết tiên sinh gõ thước lần hai, để lại một câu: “Muốn biết kết cục ra sao, lần kể sau sẽ rõ!”
Thuyết tiên sinh nói xong, chắp tay với khách uống trà.
Mọi người nghe chưa đã tai, còn muốn nghe tiếp, có người móc tiền ra, vứt lên bàn của thuyết tiên sinh, thưởng tiền.
Lâm Ngọc vẻ mặt hưng phấn, vui vẻ nói: “Chu đại ca, thuyết tiên sinh kể chuyện thật hay, khiến người nghe còn muốn nghe tiếp, muốn biết tình tiết phia sau, lát nữa hắn còn kể không, ta muốn nghe tiếp!”
Đây chính là chỗ cao minh của người kể chuyện, mỗi lần kể xong sẽ lưu lại một câu tựa như “nút thắt”, để hấp dẫn người nghe. Chỉ cần ngươi muốn biết đoạn sau, thì người kể vẫn có thể kiếm ra tiền. Đáng tiếc thông thường thì người kể phải liên tục đổi nơi kể chuyện, hoặc đổi câu chuyện mới, nếu không người nghe sẽ không còn hứng thú.
Chu Trạch không lên tiếng, bàn bên cạnh có người mở miệng nói: “Trương tiên sinh mỗi ngày nhiều nhất chỉ kể ba lần, tính cả lần này thì đã là lần thứ hai, nếu như tâm trạng của hắn tốt, thì sẽ kể thêm một lần.”
“Vậy như thế nào thì được xem là tâm trạng tốt?” Lâm Ngọc hiếu kỳ hỏi.
“Kia, ngươi xem cái bàn để tiền kia, tất nhiên là tiền càng nhiều, tâm trạng sẽ càng tốt.” Người nọ vừa nói vừa chỉ vào bàn tròn của thuyết tình sinh, lúc này thuyết tiên sinh đang bưng chén trà lên uống, thỉnh thoảng lại phe phẩy quạt, vừa thản nhiên vừa đắc ý.