Điều Tuyệt Vời Nhất Của Chúng Ta

Chương 41: Chương 41: Chúng Tôi Đã Từng Vui Vẻ Như Thế.




Sinh nhật tôi là vào chủ nhật, ngày 21 tháng 12.

Tối thứ bảy, mẹ đưa tôi đi ăn bít tết, tôi năn nỉ cầu xin mãi bà mới đồng ý cho

tôi thưởng thức chút rượu vang.

“Vừa này người phục vụ có nói là mua một tặng một, lời thật!”

Mẹ tôi miễn cưỡng cho phép tôi uống thử một chút, tôi thấy vô cùng thỏa mãn, bắt đầu bắt chước dáng vẻ lắc lắc ly rượu của một nhân vật trong phim, song vừa mới lắc được một vòng đã bị rượu vẩy lên khắp mặt.

Trên trán mẹ tôi viết rõ dòng chữ: Sao con gái tôi có thể ngốc được đến thế, chắc chắn là lúc sinh ở bệnh viện y tá đã bế nhầm rồi.

Mẹ tôi phải lái xe nên không uống rượu, chai rượu vang chưa uống hết nên tôi mang theo về.

“Mẹ ơi, chai rượu này cho con nhé!”

“Hâm à, con mới mấy tuổi? Trước khi hỏi vấn đề này có dùng não để nghĩ không hà? Con nghĩ mẹ có thể chiều con không?” Giọng điệu của mẹ lại tăng lên rồi.

Nhưng tôi là Thọ tinh, tôi không sợ mẹ.

“Không phải!” Tôi lắc đầu giải thích: “Là lấy nó làm món quà sinh nhật, chứ con không uống. Con có thể để nó lên bàn học làm đồ trang trí, bình thường sẽ tưởng tượng đến cuộc sống của giới thượng lưu, như thế sẽ có động lực để học tập hơn.”

Mẹ tôi im lặng rất lâu rất lâu.

“Cảnh Cảnh, con cảm thấy bố và mẹ đang bạc đãi con trên phương diện tinh thần à?”

Lúc chúng tôi ra khỏi quán, bỗng nhiên một trận tuyết rơi lớn, mới có mười phút mà trên mặt đất đã phủ một tầng tuyết dày rồi.

Bố tôi gọi điện tới, hỏi tôi ăn uống xong chưa, nên về nhà sớm một chút, những ngày tuyết lớn tai nạn giao thông thường xảy ra nhiều, dặn mẹ tôi nên lái xe cẩn thận.

“Tôi muốn ở với con gái một lúc, không cần ông phải lo lắng.”

Tôi đang nói chuyện với bố thì nghe thấy mẹ tôi ở bên cạnh vừa lái xe vừa vứt lại những câu như thế, tôi lập tức che Ioa điện thoại lại, nói hai ba câu rồi cúp điện thoại

“Bố thật sự lo lắng cho sự an toàn của cả hai mẹ con mình mà mẹ!”

Me tôi cười lạnh hừ một tiếng.

Trên đường gần như chẳng có xe cộ qua lại, mẹ tôi lại lái xe rất chậm. Mẹ nói, bây giờ ở đây vắng vẻ như thế có khả năng là do mấy con đường lớn ở bên kia xảy ra tai nạn nên xe mới không đi được.

Xuyên qua cửa kính, tôi nhìn thấy bên kia đường có rất nhiều người đang đứng trong màn tuyết rơi đợi xe buýt. Nhìn đội quân đông nghịt thế này chắc là đã đợi rất lâu rồi mà xe vẫn chưa tới.

Bỗng dưng tôi cảm thấy nên làm chút chuyện tốt, thế là nịnh nọt mẹ tôi bảo bà dừng xe ở điểm xe buýt kia.

Tôi hạ kính xe xuống, một làn gió lành lạnh lùa vào trong chiếc xe ấm áp.

“Cháu và mẹ đang đi về phía Tây Đại Kiều, mọi người có ai ở gần đó không? Cháu và mẹ có thể chở hai người qua bên đó!” Tôi cười tươi như hoa, mọi người đứng ở bến xe vẫn giữ nguyên vẻ mặt như đang nhìn con thần kinh nào mà nhìn tôi.

Đợi 30 giây, tôi đành phải kéo cửa kính xe lên.

Bọn họ không dễ gì mà nghe con đâu.” Mẹ tôi bình tĩnh nói.

Tôi ảo não nhìn ra ngoài cửa xe, máy bến xe buýt đó rất nhanh bị chúng tôi bỏ

lại phía sau.

“Mẹ có cảm thấy con thiếu não không?”

Mẹ tôi cười, là kiểu cười phát ra thông qua đường mũi, chứ không phải là qua

miệng.

Xe đi qua phía sau nhà thờ, cảnh đẹp của các tòa kiến trúc đỏ chợt lóe lên, tôi

kinh ngạc thốt lên một tiếng, nháy mắt liền không nhìn thấy nữa.

Mẹ tôi liếc nhìn tôi, mặc kệ tôi nhưng lại lặng lẽ quay đầu xe, đi về phía nhà

thờ. Bà dừng xe, nói “Đi xuống nhìn xem, rất đẹp đó”.

No. 221

Sương buổi đêm khuya mê hoặc hơn ban ngày hơn rất nhiều. Tôi ngẩng đầu lên nhìn thấy ánh đèn của thành phố đã biến màn trời thành sắc đỏ đẹp đẽ, những bông tuyết không biết tên tựa như lông vũ rơi đây trên mặt đất, rơi cả lên mắt tôi.

Nhà thờ này là vào thời kỳ thực dân Nga để lại, đẹp đến nỗi khiến người ta nghẹt thở, không biết làm sao trong những năm tháng mà mọi thứ hoang tàn đổ nát đó, nơi này thật may mắn khi còn tồn tại. Khi còn nhỏ, gia đình vẫn còn đang khó khăn, nơi tôi ở nằm ngay gần

nhà thờ này. Khi ấy khu thương mại vẫn còn chưa phát triển như bây giờ, xung quanh chỉ có duy nhất một cửa hàng bách hóa. Trước lúc chưa thay đổi chế độ thị trường quốc doanh, hàng hóa đều được để trong một chiếc tủ kính để bán, chỉ có thể nhìn mà không thể chạm vào.

Khi con nhỏ, tôi thường cùng với mấy đứa bạn đến gần khu nhà thờ để thăm thú, bố mẹ đều rất bận, không có người trông nom tôi, tôi nhớ có lần tôi suýt nữa bị nhốt trong cửa sau của nhà thờ.

Cũng có khả năng là tôi nhớ sai. Trong ký ức của tôi, tôi rất giỏi trong việc chém gió về bản thân.

Mấy năm trước, thị trường mất rất nhiều sức lực cuối cùng cũng cứu được trung tâm thương mại đang khủng hoảng, dùng một khu đất trống và xây dựng lại, cuối cùng sửa thành một quảng trường lớn như bây giờ.

Trong màn đêm, mười sáu chiếc bóng đèn hợp lại phát ra ánh sáng tỏa ra xung quanh. Chép đến tỏa ra thứ ánh sáng đỏ sậm trên bầu trời vô tận, yên tĩnh đứng trong màn tuyết, tựa như thời không hỗn loạn cũng rơi theo màn tuyết rơi xuống những tòa nhà cao tầng mọc san sát như nấm trong khu trung tâm thương mại, chỉ cần trời vừa sáng sẽ biến mất ngay tức khắc.

Trong ấn tượng của tôi khi còn nhỏ, cái tên nhóc xấu xí đen nhẻm đó không hề giống một chút nào, nó rất đẹp.

Tôi một chốc buồn bã ngẩng đầu nhìn tuyết rơi rồi lại nhìn về phía nhà thờ, một chốc lại như phát điên lăn lộn trên mặt tuyết trắng, vô cùng vui vẻ. Mẹ tôi đứng tựa vào xe nhìn tôi từ đằng xa, không trách mắng tôi làm cả người phủ đầy tuyết, cũng không đi tới chơi cũng với tôi.

Tôi lăn qua lăn lại cả đầu đều là mồ hôi, hổn hển chạy về phía mẹ.

“Ngày mai con lại bị cảm lạnh thôi.” Mẹ tôi lắc lắc đầu, nhưng lại không cản trở niềm vui của tôi.

Tôi cười hì hì, cùng mẹ dựa người vào xe, yên lặng nhìn về phía nhà thờ rồi lại nhìn mẹ. Mẹ tôi mặc một chiếc áo khoác dài lông dê màu đen rất đẹp, lại đeo đôi găng tay màu đen bằng da, tóc được làm kỹ lưỡng, lại trang điểm nữa, rất đẹp rất đẹp.

Nếu tôi được như mẹ, có lẽ những phiền não của tôi sẽ không còn tồn tại

nữa.

Nhưng mẹ mới 40, qua 40 là 50, và qua 50 sẽ là 60 rồi.

Mẹ rồi cũng sẽ già đi.

No. 222

Nhìn về phía sườn dốc cạnh nhà thờ, tôi chợt nhớ ra một chuyện ngày xưa.

Lúc 3 - 4 tuổi, tôi cũng đã từng trải qua một buổi tối tuyết rơi lớn như này, bố tôi đèo tôi bằng xe đạp đến đón mẹ tôi tan làm. Khi đó, mẹ tôi làm kế toán ở một văn phòng buôn bán đến tận tối đêm, nhìn thấy bố và tôi đứng ở cửa chỗ làm chờ mẹ thì lại rất không vui, trách bố tôi hồ đồ, nếu con mà bị cảm lạnh thì phải làm sao.

Lúc đó tôi còn nhỏ nên không nhớ rõ lắm.

Chỗ làm của mẹ cách ngôi nhà thuê của chúng tôi rất xa, trong tiết trời lạnh như thế bố tôi vẫn đạp xe, mệt đến nỗi cả đầu đầu là mồ hỏi. Tôi ngồi lên sườn xe, mẹ tôi ngồi ở yên sau, ba người tuyết trong màn đêm không một bóng người đếm một ngọn rồi lại một ngọn đèn đường mờ vàng, cứ thế lặn lội máy cây số mới về đến nhà.

Khi bố tôi đạp xe đến chỗ sườn dốc, không cẩn thận nên bị ngã. May là trên mặt đất có một tầng tuyết dày, tôi lại mặc nhiều áo giống như một viên thịt lăn ra rất xa, nhưng lại không mảy may bị thương chỗ nào. Tôi nhớ tôi nằm trên mặt đất, vì quần áo quá dày mà không bò dậy nổi, từ đằng xa nhìn bố mẹ cũng nhanh chóng lăn về phía tôi.

Hai người cũng gọi tên tôi: “Cảnh Cảnh, Cảnh Cảnh.”

Tôi cảm thấy dáng vẻ lo lắng của hai người họ rất buồn cười, vì thế ngốc nghếch bật cười khanh khách.

Đột nhiên cảm thấy mũi cay cay. Chúng tôi đều đã từng trải qua những tháng ngày khổ sở nhất như thế.

Nhưng sau này lại không ở bên nhau nữa.

Lúc học tiết Tiếng Anh, Lại Xuân Dương từng nói cho chúng tôi một ngạn ngữ: “Tough days don't last. Tough people do.”

Gian khổ gì rồi cũng qua đi, chỉ có những con người kiên cường mới mãi tồn tại.

Những ngày khổ cực đó cuối cùng rồi sẽ kết thúc.

Nhưng đa số chúng tôi đều cho rằng đó đều là những ngày gian khổ nhất, ngoảnh lại nhìn lại thấy những ngày đó là những ngày vui vẻ nhất. Chỉ là trong những tháng ngày gian nan đó đã làm hao mòn rất nhiều sự ấm áp đáng quý, đến khi có những ngày tháng ung dung nhẹ nhàng, chúng tôi lại không còn nhiều dũng khí nữa.

Tôi nghiêng đầu nhìn mẹ. Bà không chú ý đến ánh mắt của tôi, mà dường như đang chuyên chú nghĩ điều gì đó, ánh mắt cứ mãi nhìn về phía nhà thờ.

Nhưng tôi không biết, có phải chúng tôi đang nhìn cùng một nhà thờ hay không.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.