No. 30
Chúng tôi học quân sự trong một tuần. Ngày nào cũng học từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều, sau đó quay trở lại lớp. Thầy giáo dặn, mọi người tự học, đến 4 giờ thì tan.
Buổi học đầu tiên kết thúc, thầy Trương Bình dẫn chúng tôi đi mấy vòng các dãy nhà, nói là muốn để cho mọi người biết đường.
Nhưng thứ thầy ấy gọi là cách nhận biết đường chính là đi chầm chậm mà không có mục đích, đi qua khu nhà A, chạy qua xem biển hiệu, thầy ấy nở một nụ cười thật tươi với chúng tôi: “Đây là nhà thể chất, chúng ta sẽ học thể dục ở đây, và đương nhiên là môn thể dục nhịp điệu cũng sẽ tập ở đây. Bên trong còn có đàn, máy tính, lúc lên lớp có thể phim ảnh...”
Còn chưa nói xong từ “xem phim ảnh”, đã có mấy bạn nam rúc rích cười. Lúc này sắc mặt thầy Trương Bình biểu lộ sự chừng mực, cười khan hai tiếng hi hi, rồi nói lớn: “Giáo dục cần có các thiết bị hiện đại, ý của tôi là có thể xem VCD, DVD, hoặc nghe CD. Nói tóm lại là cần phải hiện đại hơn nữa...”
Phần lớn mọi người đều không rõ ý của thầy, chỉ có mấy bạn nam cười vẻ nguy hiểm, có một học sinh nam còn cười cả ra tiếng.
Ta quay đầu lại hỏi Dư Hoài đi đằng sau: “Làm sao đấy?”
Vẻ mặt Dư Hoài rất phức tạp, rõ ràng là muốn cười nhưng lại không dám cười, dáng vẻ vừa nghiêm túc vừa vô lại, tôi khó chịu thay cậu ta.
“Làm sao cái gì? Sao cậu quan tâm nhiều thế?” Cậu ta đáp trả tôi một câu.
Đúng là thần kinh.
Tôi quay về hàng và cả hàng tiếp tục đi theo Trương Bình “đen tối” về phía trước.
“A, các em, đây là sân vận động!”
Cuối cùng thì đây chính là cái khu rất quen thuộc đối với cái ông Trương Bình này – sân vận động. Mái khán đài mô phỏng theo nhà hát Sydney, giống như những mảnh vỏ sò lớn màu trắng vậy... tất nhiên là xấu hơn của người ta nhiều.
“Trường của chúng ta là trường duy nhất tổ chức đại hội thể thao mà không cần phải thuê sân chuyên dụng hay sân vận động của thành phố. Ngoài ra còn có nhiều trường cứ vào mùa xuân, mùa thu hằng năm là đến thuê sân của trường mình, đường chạy thì là đường bê tông, ở giữa còn có bãi cỏ nữa.”
Dư Hoài cuối cùng không chịu được nữa.
“Thầy ơi, nơi có thể đến đá bóng, thường được gọi là sân cỏ ạ.”
Thầy Trương Bình trừng mắt: “Tôi thích gọi thế nào là thì kệ tôi, em lại thích nhiều chuyện rồi phải không?”
Tôi cười phá lên, quay đầu lại đắc ý lắc lắc đầu nhìn Dư Hoài.
Sao chứ? Đúng là quả báo mà.
Tôi thích Trương Bình rồi đó, thật đấy.
No. 31
Thầy dạy quân sự là người Sơn Đông, mắt to, nước da ngăm đen, giọng nói lớn, thầy nhiệt tình nhưng cũng rất dễ xấu hổ.
Hầu hết các thầy giáo khác khi giới thiệu đều thường sẽ nói: “Chào các em, tôi họ Trương, sau này các em có thể gọi tôi là thầy Trương“. Sau đó thì học sinh sẽ đáp: “Chào thầy Quan.”
Còn thầy tôi thì đứng trước mắt học sinh ấp a ấp úng một hồi lâu mới nói được: “Tôi...tên là Trương Lai Thuận“.
Chúng tôi tất cả đều im lặng chờ thầy tiếp tục.
Khoảng năm giây sau, chúng tôi mới phát giác, thầy đã nói xong rồi.
Lúc này, Dư Hoài vóc dáng cao lại đứng ở đầu hàng đầu tiên đột nhiên cười to lên, to giọng nói: “Chào thầy Lai Thuận!”
Cả lớp rất chi là ăn ý mà đồng thanh hô to: “Chào thầy Lai Thuận!”
Hàng ngũ vừa nãy xếp ngay ngắn thì bây giờ giống như những quân cờ domino bị đổ một loạt.
Đứng một lúc lâu, đến lúc sắp kết thúc buổi học thì thầy Lai Thuận định dạy chúng tôi hát.
Có lẽ bởi vì thầy – người tân binh ấy nhìn thấy ở phương xa có một cựu chiến binh đang dẫn dắt lớp học sinh của mình, vừa đi vừa hát bài “Đoàn kết là sức mạnh” và “Người lính“.
Và thế là thầy ngẩng đầu một cách rất khí thế, bắt nhịp cho cả lớp: “Đoàn ~ kết là sức mạnh, 2, 3”
Trong lòng mọi người cũng không còn hào hứng nữa, ai cũng muốn trở về lớp ngồi, và thế là tiếng hát càng lúc càng uể oải, ỉu xìu.
Thầy rất tức giận, cắt ngang bài hát chúng tôi đang hát, trừng mắt: “Tại sao lại không có khí thế gì cả thế này?”
Con người khi nóng vội thì lời nói ra thường sẽ là tiếng địa phương, và chúng tôi bị âm địa phương của thầy làm cho cười một mẻ, thầy giáo lại càng tức giận, dự định sẽ dạy sẽ chúng tôi biết người lính thì phải hát như thế nào.
“Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là sức mạnh, sức mạnh này sắt, là đồng, mạnh hơn cả sắt... mạnh hơn cả đồng...”
Bài hát của thầy Lai Thuận giống như tiếng ma quỷ luồn qua tai vậy, âm thanh rất là to, ù hết cả màng nhĩ, tuy nhiên điều kì lạ là: bài hát của thầy về cơ bản cũng chẳng có giai điệu gì, mà chủ yếu là hét, hoàn toàn ở những âm rất cao.
Không có trầm bổng gì hết.
Thầy hát xong, khuôn mặt vẫn rất hồng hào. Dư Hoài cầm đầu cổ vũ rất náo nhiệt, sau đó vẻ rất ngây thơ hỏi thầy: “Thưa thầy, thầy đang ngâm thơ ạ?”
No. 32
Trong lớp tôi quen một bạn nữ, tên là Giản Đơn. Quá trình quen biết cũng rất đơn giản.
Lúc ấy, cô ấy loạng choạng như sắp ngất, tôi vội vàng chạy đến đỡ lấy cô ấy, rồi tự nguyện đi lấy nước, lấy quạt, dầu cao (những thứ này đều là do ông bà tôi nhét vào cặp của tôi, cuối cùng cũng cần dùng đến) giúp cô ấy.
Cô ấy bối rối tỏ vẻ là đã đỡ rồi, tốt lắm tốt lắm, đúng là đã khỏi rồi!
Tôi cảm giác hình như cô ấy không hề cảm kích tôi chút nào cả.
Sau đó tôi liền biết được lý do.
Giờ ăn cơm trưa, vẫn là cái cảnh “people mountain people sea“. Đám học sinh lớp 10 bỗng chốc ùa vào nhà ăn, làm cho học sinh lớp 11, 12 sợ đến nỗi cầm không chắc bát cơm của mình. Tôi thiết nghĩ, bọn họ năm đó cũng là dọa các tiền bối như thế mà.
Lúc xếp hàng mua mì, tôi nghe thấy phía sau có hai đứa con gái đang nói chuyện.
“Tớ đứng tê cả chân, hôm nay nóng chết đi được, cả người đều là mồ hôi, cái canteen mục nát này chả khác nào một cái lò hấp cả, thật là phiền phức! Có điều tớ không có yếu ớt như cậu, lúc nãy tớ có thấy cô bạn đứng ở bên cạnh kia dìu cậu đi qua bên sân, giờ sao rồi?”
“Thôi đừng nhắc nữa, lúc nãy tớ đã nghĩ ra một chiêu, đó là giả vờ ngất đi. Đang định tiến hành, nếu thành công thì sẽ gọi cho cậu, kết quả, bị chị gái đứng bên cạnh nhanh tay nhanh mắt đỡ lấy. Chị ta mười tám đời võ nghệ khiến cho tớ cảm thấy rất xấu hổ đành tiếp tục giả ngất. Tớ thậm chí còn sợ chị ta bắt mạch cho mình cơ, vạch trần mất kỹ xảo này của tớ, thế thì sau này tớ sống thế nào được?”
“Ai mà lại thần thánh vậy?”
“Hình như tên là Cảnh Cảnh, là một nữ sinh rất có tinh lực, rất nhiệt tình, dọa tớ phải nhanh chóng nói khỏi rồi, sau đó quay trở về quân tư đấy...”
Tôi lặng lẽ đứng bên cạnh cửa sổ, bưng một bát mì bò, quẹt thẻ, sau đó quay người đi, đằng sau là Giản Đơn đang ngơ ngác nhìn theo. Tôi bước những bước đi nặng nề, cuối cùng cũng chẳng tìm được một chỗ ngồi trong biển người đó.
Lúc ngồi một mình ở bàn ăn mì, không hiểu vì sao tôi bổng ngẩng đầu lên, nhìn bốn phía, toàn là những sinh viên mới ồn ào mà láo nháo.
Một khắc đó, bỗng dưng lại có những suy nghĩ viển vông. Nếu tôi là Thẩm Sằn, khi nhìn thấy cảnh tượng này, trong lòng sẽ có cảm giác như thế nào?
Đối thủ của mình trên thế gian này thì có rất nhiều, nếu cứ quan tâm mãi thì chẳng phải cũng sẽ rất mệt mỏi ư? Hay là cứ háo hức chờ đợi một trận chiến sẽ bùng nổ?
Tôi cũng chẳng biết nữa. Mặc dù tôi nhớ đến sự tồn tại của cô ấy, vì cô ấy mà buồn phiền, thương xót, nhưng tôi không phải là cô ấy.
Chỉ là tôi cảm thấy mình chỉ muốn chìm ngập ở nơi này, làm một người vô danh mà thôi.
No. 33
Hơn ba giờ thì chúng tôi kết thúc giờ học quân sự, thầy Trương Bình dẫn chúng đi một vòng quanh trường, quay về lớp, bắt đầu ồ ạt sắp xếp chỗ ngồi. Tôi đứng ở hành lang, gõ nhẹ gót sau vào chân tường, không biết làm thế nào mới tốt.
Từ đằng xa, tôi nhìn thấy Dư Hoài, cậu ta đã có không ít bạn mới rồi, mặc dù là ngày đầu tiên học quân sự nhưng trong lớp đều đã biết hai người, một Hàn Tự, một là Dư Hoài. Làm quen với Hàn Tự đa phần là con gái, khuôn mặt tuấn tú trắng trẻo và khí chất lạnh lùng rõ ràng là thu hút các cô gái thanh xuân phơi phới rồi. Ngược lại, Dư Hoài lại mang gương mặt hề hề tràn đầy nụ cười, mà lại còn dám to gan trêu trọc Trương Lai Thuận nên được rất nhiều bọn con trai coi trọng, kề vai sát cánh, náo nhiệt biết bao.
Không biết vì sao, tôi lại thích Dư Hoài hơn, tôi luôn cho rằng người mà được mọi người quý mến mới là một người con trai tốt.
Điều thú vị là, Giản Đơn và bạn nữ có nước da có chút đen kia lại đứng sau lưng tôi nói nhỏ với nhau.
“Đi đi, khi lớp trưởng nói là có thể tự do xếp chỗ, không phải cậu rất hứng thú sao? Đi đăng kí với lớp trưởng đi, các cậu không phải sẽ được ngồi cùng bàn còn gì.”
Giản Đơn không hề đáp lại, nhưng tôi có thể hình dung được khuôn mặt đỏ ửng của cô ấy, giống như cái vẻ xấu hổ, ngượng ngùng lúc tôi bôi dầu cho cô ấy.
Cô bạn da ngăm ngăm lại khuyên Giản Đơn điều gì ấy, nhưng tôi nghe chẳng rõ vì đang mải suy nghĩ chuyện của mình.
Không biết Dư Hoài có còn nhớ hôm đấy cậu ta đã đùa tôi rằng: Chúng ta ngồi cùng bàn nhé.
Chẳng lẽ tôi lại đi nói với thầy Trương Bình rằng: Thưa thầy, em muốn ngồi cùng bàn với Dư Hoài ạ – nhưng tôi làm gì có dũng khí đấy. Hơn nữa thể nào cũng sẽ bị người khác hiểu lầm? Đúng vậy... Đúng vậy...
Nói là thế nhưng thực ra cũng chẳng có gì, trong lòng tôi cũng rất vô tư, vì vốn dĩ giữa chúng tôi cũng chả có gì.
Thế nhưng vẫn có thể sẽ bị hiểu lầm nhỉ, mới khai giảng mà đã...
Nhưng mà...
Trong đầu tôi, một bên là thiên sứ, một bên là ác quỷ, trước chốn đông người ẩu đả một trận, trong lúc thượng cẳng chân hạ cẳng tay, tôi thấy Giản Đơn từ bên cạnh tôi xông tới, bộ dạng nổi trận đùng đùng, giống như là vừa mới nạp đầy ắc-quy vậy.
Sau lưng hắc nha đầu kia thấp giọng nói, tốt lắm, Giản Đơn, xông lên!
Tôi nhìn thấy cô ấy đi đến đứng trước mặt Hàn Tự, nhiều người xung quanh cũng giống như tôi giả vờ không nhìn thấy, nhưng thực ra thì có bao nhiêu con mắt đều dán chặt vào họ rồi.
Cô ấy cười đến căng thẳng, có chút giả tạo, vội vàng nói câu gì đó, sau đó bắt đầu cười ngây thơ, vô cùng lúng túng.
Hàn Tự ngẩng đầu lên, ngây người nhìn cô. Cái bộ dạng của anh ta làm cho tôi có cảm giác dường như có một luồng khí nóng đang toát ra từ cái người con trai lạnh lùng này.
Sau đó cậu ta gật đầu.
Giản Đơn thất hồn lạc phách chạy về hướng phía sau tôi, tôi nghe thấy cô ấy nén nhịn một hơi, rồi hét lớn “YES”!
Sau đó, cô ấy nhảy tung tăng về phía Trương Bình xin phép, thầy chau mày nhìn Hàn Tự ở phía xa kia, cười như hàm ý một điều gì đó sâu xa, rồi thầy gật đầu đồng ý.
Giản Đơn trở về chỗ giống như một người anh hùng chiến thẳng trở về.
No. 34
Người hồn bay phách lạc sau đó mới chính là tôi.
Mà lúc này đây, sau khi Giản Đơn mở đầu, những người về sau nườm nợp đến tìm Trương Bình, người thì cận thị, viễn thị, mắt kém, hoặc muốn ngồi cùng bàn... còn tôi thì bỗng mất tăm tung tích của Dư Hoài.
Thôi thì cứ cho là duyên phận đi. Tôi cười trừ một cái, cứ xếp hàng quy củ, hàng cao hàng thấp, cũng sẽ có lúc được đi cùng hàng hoặc ngồi cùng bàn, chẳng sao. Chẳng có vấn đề gì cả, chỉ là hơi bị phân tâm một chút mà thôi.
Song nghĩ lại, một đứa có chiều cao bình thường như tôi thì sao có thể ngồi cùng hàng với những người có vóc dáng cao kia?
Trương Bình dừng lại thông báo: “Những em có kiến nghị đã nói xong chưa? Còn ai không? Không thì chúng ta xếp theo hàng từ cao đến thấp từ lớn đến bé.”
Bỗng nhiên Tôi nghe thấy Dư Hoài nói to: “Thưa thầy đợi chút ạ, còn em vẫn chưa nói ạ.”
“Em lại có chuyện gì?” Thầy Trương đưa ánh mắt về phía đó. Từ sau chuyện sân cỏ, thầy vẫn cứ hậm hực với Dư Hoài.
“Em muốn ngồi cùng bàn với, ai nhỉ, bạn Cảnh Cảnh ạ!”
Nhiều người tranh thủ sự ồn ào nhắc nhỏ với Thầy Trương là “Tư tưởng không an phận” thì chỉ có giọng nói lớn của cậu ta hét muốn ngồi cùng bàn với tôi làm cho tất cả mọi người đều im lặng.
Lúc đó tôi chỉ hận không tìm được cái lỗ mà chui xuống.
Nhưng kỳ thực trong lòng lại cảm thấy vui vẻ lắm lắm.
Thầy Trương Bình ngạc nhiên, có chút hơi ấp úng hỏi: “Người...người ta có tình nguyện không? Mà liệu người ta có quen em không? Hơn nữa các em sẽ phải ngồi ở hàng cuối cùng đấy?”
“Sao lại không đồng ý chứ ạ? Hôm qua em đã hỏi bạn ấy rồi, bạn ấy, đâu rồi?” Cậu ta nhìn xung quanh, cuối cùng cũng nhìn thấy tôi: “Không phải hôm qua đã nói rồi sao? Cậu đồng ý đúng không?”
Tôi nhìn cái khuôn mặt trắng trắng của cậu ta, bỗng bật cười.
“Tôi đồng ý!”
Và sau một thời gian khá dài, Giản Đơn bỗng nhắc với tôi một chuyện. Cô ấy nói, khi ấy, cô ấy đã lầm tưởng mà cho rằng mình đã được chứng kiến một màn cầu hôn.
Bởi vì tôi nói rất trịnh trọng, như thể đã đợi rất lâu rồi, mỉm cười, gật đầu rồi nói:Em đồng ý.
No. 35
Đến bữa tối, cô Tề và con trai Trương Phàm đến nhà tôi ăn cơm. Cô Tề làm cơm cũng khá ngon.
“Cảnh Cảnh à, thức ăn hợp khẩu vị không con?” Cô ấy thấp thỏm hỏi tôi.
“Ngon lắm ạ, rất rất ngon.” Tôi nói chắc nịch.
Bố tôi cười.
“Ngày đầu tiên khai giảng cảm giác thế nào?”
“Tốt.” Tôi dừng một chút, cười: “Rất tuyệt.”
Đúng vậy, thật sự là rất tuyệt!