Đô Thị Thiếu Soái

Chương 216: Chương 216: Chuyện Cũ Từ Những Người Già (1+2)




Lời của Lý Trường Cửu khiến cho mọi người chấn động, nếu ở Dẫn Lang trại đã phát hiện được ra một ngôi mộ của người Thủy Tộc thời đại nhà Thanh, thì việc tìm kiếm ngôi mộ trong bản đồ da dê đó lại càng khả quan hơn. Ánh mắt của Vương giáo sư và Dư Hiểu Lệ lại sáng quắc lên, tuy rằng sự vui mừng đó là không giống nhau.

Dưới sự dẫn đường của Lý Trường Cửu, sau một tiếng đoàn người Sở Thiên đã tới được thôn Thủy Long. Sau khi mọi người tán thưởng một hồi về nơi “Địa linh nhân kiệt” “Bảo địa phong thủy” thì mọi người bắt đầu phân công nhau tìm kiếm. Vương giáo sư và Dư Hiểu Lệ thì đi tìm đọc những tư liệu văn hiến, Sở Thiên và Phương Tình thì đi cùng Lý Trường Cửu đi hỏi thăm những người già trong thôn xem có truyền thuyết gì kể lại không. Hứa Giai Giai bọn họ thì đi tìm vị trí những ngôi mộ thích hợp, đợi buổi chiều mọi người tập chung lại thảo luận xem có phát hiện ra những đột phá gì không.

Sở Thiên nhìn qua bọn Hứa Giai Giai không khỏi không khâm phục, đám người của Dư Hiểu Lệ này quả nhiên là những tay lão luyện, không những phân công công việc một cách bài bản mà còn rất thành thục. Hơn nữa còn trang bị những dụng cụ vô cùng hoàn mỹ, ngoài cuốc xẻng còn có máy dò kim loại, kích cầm tay và những dụng cụ phân tích khí có hại, hệ thống chiếu sáng dã ngoại vv… Phỏng chừng Vương giáo sư cũng không chuẩn bị được những thứ này. Càng làm cho Sở Thiên phải thở dài là việc Hứa Giai Giai bọn họ trang bị đầy đủ các dụng cụ, quang minh chính đại. Bọn trộm mộ thông thường có muốn mang theo một cái cuốc, xẻng cũng đều phải đắn đo trước sau nếu không bị người khác phát hiện sẽ đuổi giết. Bọn họ thì lại khác, đội lốt nhà khảo cổ nghiên cứu cổ vật lịch sử rồi đi khắp nơi, cái tên Đường Đại Long kia quả thực là không đơn giản chút nào, đợi một thời gian nữa e rằng có thể so sánh với Tào Tháo ở thời cổ đại.

Nhớ năm đó Tào Tháo cũng là Vương giả trong bọn trộm mộ, vì đi tìm vàng bạc gì đó để cung cấp cho quân đội của mình lập ra một “Văn phòng trộm mộ” trong quân đội. Với tổ chức như vậy đây là một tổ chức đầu tiên cũng là duy nhất trong lịch sử trộm mộ Trung Quốc. Để đảm bảo trộm mộ một cách có tổ chức, hiệu quả cao, Tào Thào thường xuyên đứng lên chỉ huy, cũng vì vậy mà ông ta đã tích lũy được không ít kinh nghiệm. Không chỉ là một chuyên gia trộm mộ đến phản trộm mộ cũng là chuyên gia, sau khi chết ông đã thật thật giả giả làm ra mười hai cái mộ khiến đồ tử đồ tôn trong nghề trộm mộ sau này không ngừng cảm thán.

Sao một giờ đồng hồ, Lý Trường Cửu cau có mặt mày dẫn Sở Thiên và Phương Tình từ một nhà ông lão hơn tám mươi tuổi đi ra, thở dài thườn thượt một tiếng rồi châm một điếu thuốc nói với Sở Thiên:

- Sở lão đệ, chẳng lẽ ngôi mộ cổ đó không ở phía Nam sao? Thực sự là ở phía Bắc à? Nếu không đã đi bốn năm nhà rồi lẽ ra phải có manh mối chứ?

Sở Thiên mỉm cười trên mặt vẫn bình thản y nguyên nói:

- Đừng nản chí, nếu ngôi mộ thạch cổ mà dễ tìm như vậy thì sớm đã bị bọn trộm mộ hoặc chính phủ khai quật và bảo vệ rồi, còn để tới ngày hôm nay sao? Càng ít người biết thì chứng tỏ ngôi mộ này càng an toàn, cơ hội chúng ta tìm thấy càng lớn.

Lý Trường Cửu hít một hơi thuốc, trên mặt lại tăng thêm niềm tin nhìn Sở Thiên nói:

- Sở lão đệ, cậu nói cũng có lý, càng ít người biết thì ngôi mộ đó càng an toàn, nhưng những hộ có người già ở trong thôn đều đã đi hết rồi, người tiếp theo sẽ phải tìm ai đây?

Sở Thiên không nói gì, hắn biết rõ mình không thể xen vào được, đây là địa bàn của Lý Trường Cửu, nên tìm ai thì anh ta chắc sẽ có đáp án.

Lý Trường Cửu chìm trong suy nghĩ thì đúng lúc sắp hút xong điếu thuốc anh ta liền vỗ đùi hét lên:

- Sở lão đệ, đi thôi, bắt ngựa chết làm ngựa sống cưỡi vậy, tôi dẫn cậu đi tìm Lý Chân Nhân của thôn Thủy Long. Ông ta hơn 100 tuổi rồi, là người cao tuổi nhất ở đây. Ông ấy là lão cổ đồng của chúng tôi ở đây, lúc còn trẻ cũng đọc đủ thứ sách, sở thích thiên văn địa lý. Tên của các đại danh nhân trong thôn này có hơn một nửa là do ông ấy đặt, nếu như đến cả ông ấy cũng không biết thì e rằng những người khác cũng không thể cung cấp được manh mối gì.

Lý Trường Cửu hiển nhiên rất có cảm tình với Sở Thiên, hai suất ăn sáng khiến anh ta cảm thấy rất hài lòng, hơn nữa cũng nhìn ra Sở Thiên là người trọng tình nghĩa, liền dốc hết sức nghĩ cách giúp Sở Thiên rồi nghĩ tới mộ người bị lãng quên.

Phương Tình chần chừ một chút nhìn Lý Trường Cửu lo lắng nói:

- Một người hơn 100 tuổi này vẫn có thể nhớ chuyện trước đây sao?

Lý Trường Cửu sửng sốt cũng hơi ngại nói:

- Cái này chính là tại sao tôi nói “Bắt ngựa chết làm ngựa sống cưỡi” mà.

- Không việc gì, cứ đi rồi xem thế nào.

Sở Thiên mỉm cười vỗ vào Lý Trường Cửu nói:

- Lý thúc, dẫn đường trước đi.

Lý Trường Cửu dẫn Sở Thiên và Phương Tình đi hơn 35 phút mới dừng lại trước một ngôi nhà mái bằng, trước ngôi nhà rất rộng, một số những hòn đá vỡ và gạch được dải ngăn nắp ở khoảnh đất trống trước nhà. Phía trước còn có một mảnh ruộng, trồng bí đỏ, bí xanh, cà chua và các loại rau củ khác. Cửa trước của ngôi nhà vẫn mở, vừa nhìn đã thấy hết kết cấu và cách bài trí trong nhà một cách rõ ràng, một phòng khách, một phòng ngủ và một bếp. Trong phòng đặt vài chiếc ghế lớn, hai cái bàn, một chiếc radio không biết rõ từ năm nào, trong tủ để đầy những sách, một ông già không rõ là bao nhiêu tuổi đang ngồi trên chiếc một chiếc ghế bành nhàn rỗi nhắm mắt lại, ngón tay nhẹ nhàng gõ vào bên cạnh chiếc ghế.

- Lý Chân Nhân, chúng cháu tới thăm cụ này.

Lý Trường Cửu ra sức hét lớn một tiếng, kết quả ông lão vẫn y nguyên không có phản ứng gì, Sở Thiên và Phương Tình thì bị ù hết cả tai lên vội vàng tránh xa Lý Trường Cửu vài bước.

Lý Trường Cửu vò vò đầu nhìn Sở Thiên ngượng ngùng nói:

- Cụ Lý Chân Nhân này tai hơi điếc, nói chuyện chỉ có thể hét lên nếu không thì cụ không nghe thấy gì cả.

Sở Thiên và Phương Tình nhìn nhau rồi cười khổ, trong lòng buồn bực, nói to như vậy rồi mà ông cụ vẫn không hề có phản ứng gì, như vậy mà hơi điếc thôi sao?

Lý Trường Cửu thấy cụ Lý Chân Nhân không có phản ứng gì vội vàng bước vào trong rồi vỗ nhẹ vào ông cụ đang an nhàn hưởng thụ. Trong lòng ông cụ đang nhẹ nhàng ngâm nga một bài hát, đột nhiên thấy bị người khác vỗ vào cánh tay vội vàng mở mắt ra nhìn chằm chằm vào Lý Trường Cửu, hét ra một câu kinh ngạc:

- Cậu là ai vậy? Tới đây có mục đích gì?

Lý Trường Cửu dở khóc dở cười ngồi xuống trước mặt ông cụ Lý Chân Nhân và hét lên:

- Cháu là Lý Trường Cửu, trường trường cửu cửu đây, trước kia cháu là nhân viên đưa thư chuyên giúp cụ lĩnh tiền dưỡng lão từ trên thôn về đây.

Sở Thiên và Phương Tình cảm giác như ngôi nhà bị rung lên, sau khi định thần lại mới đánh giá một ông cụ hơn 100 tuổi này. Ông cụ có một gương mặt thon gầy, làn da ngăm đen, trán nhiều nếp nhăn, hàng lông mày thưa thớt, một đôi mắt hiền từ sáng ngời rất có thần, dường như có một sinh lực rất lớn.

Lý Chân Nhân chợt bừng tỉnh ngộ, bộ dạng như đã nhớ ra vui mừng vỗ vào Lý Trường Cửu nói:

- Thì ra là Trường Cửu à, đã mấy ngày nay tôi chưa gặp cậu rồi, đang nhớ tới cậu đây, không ngờ cậu lại lớn thế này rồi, đợi A Hoa, A Long về tôi bảo họ nấu cơm cho cậu ăn nhé.

Lý Trường Cửu quay đầu khẽ thở dài, có chút bất đắc dĩ nói với Sở Thiên:

- Tôi mười mấy năm nay chưa tới rồi mà ông cụ cứ tưởng tôi mới mấy hôm chưa tới, lần này lại đi mất công rồi.

- Trường Cửu không ngờ cậu lại thu nhận hai đồ đệ này à?

Lý Chân Nhân nhìn thấy Lý Trường Cửu đang nhìn sang Sở Thiên, cũng chăm chú quan sát Sở Thiên, đột nhiên đứng lên nhảy một bước tới bên cạnh Sở Thiên, nắm chặt tay Sở Thiên trong miệng lẩm bẩm:

- Vị tiểu ca này, nhìn cậu cốt cách tuyệt vời, hiểu biết rộng lớn, tương lai sẽ trở thành người bảo vệ hòa bình thế giới, là một kỳ tài nhất thống thiên hạ có một không hai.

Sở Thiên dở khóc dở cười, vội vàng vận chân khí hét lên:

- Cảm ơn thánh ngôn của Lão nhân gia.

Cũng không biết có phải mọi người hét to quá không mà chiếc bóng đèn trên trần nhà chợt rơi xuống hướng thẳng xuống đầu Sở Thiên, Lý Chân Nhân kinh ngạc hét lên:

- Tiểu ca, cẩn thận.

Sở Thiên giơ tay phải lên, nhẹ nhàng xoay một vòng lấy ngón tay kẹp vào bóng đèn một cách chuẩn xác rồi đưa cho Lý Trường Cửu nói:

- Lý thúc, giúp cụ Lý Chân Nhân lắp bóng đèn lên, lắp chắc một chút để khỏi bị âm thanh làm rung lên mà rơi xuống.

Lý Trường Cửu đón lấy bóng đèn lắc đầu đi tìm ghế, lòng thầm nghĩ, biết sớm thì không tới đây nữa, hét mệt muốn chết, chẳng có manh mối gì, thậm chí hét tới nỗi bóng đèn cũng phải rơi xuống.

Lúc này Lý Chân Nhân tỏ ra rất nghiêm túc gật gật đầu nhìn vào mắt Sở Thiên nói:

- Lão không phải cố ý khen ngợi cậu đâu, trên người cậu tự nhiên toát ra một khí chất dửng dưng phiêu bồng, thong dong bất loạn, là một người làm việc lớn.

Rồi ông cụ lại lập tức thở dài nói:

- Điều này ông cố tôi cũng đã nói, Thủy Tộc của chúng tôi mấy trăm năm trước cũng xuất hiện một nhân vật như vậy, là bậc bách niên kỳ tài, trên thông thiên văn địa lý, dưới tường cầm kỳ thư họa, văn võ song toàn, gia tài bạc triệu. Đáng tiếc sau khi làm tù trưởng không bao lâu lại bị vất vả lâu ngày nên thành bệnh, tráng niên mất sớm, mai táng cùng báu vật ở trên núi Thanh sơn.

Lý Trường Cửu đang lắp bóng đèn lập tức dừng tay lại, trên mặt Sở Thiên và Phương Tình cũng đầy sững sờ, lập tức phản ứng ngay lại, vội vàng kéo Lý Trường Cửu ngồi xuống. Phương Tình cũng lục lọi đi rót chén nước để trên tay Lý Chân Nhân nói:

- Lão Nhân gia, cụ kể câu chuyện đó cho chúng cháu nghe đi, càng chi tiết càng tốt.

Lý Chân Nhân giống như người cô đơn đã lâu, bây giờ có nhiều người nói chuyện với ông cụ như vậy, trong lòng rất vui mừng. Ông cụ nằm xuống chiếc ghế chao, các ngón tay lại bắt đầu gõ theo tiết tấu ở bên cạnh ghế, thần thái rất bình tĩnh lại mang theo vài phần vui mừng, hướng vào mấy người Sở Thiên kể lại câu chuyện từ thời xa xưa.

Cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, khói lửa nổi lên bốn phía, các anh hùng khắp nơi dựng cờ khởi nghĩa, đất nước loạn lạc, là một cơ hội làm lên đại nghiệp cũng có những nguy hiểm lớn. Vị tù trưởng Thủy Tộc này là một kỳ tài trăm năm tên là Trương Thiên Túng, tuy rằng mưu thần dưới trướng có khuyên ông ta nhân cơ hội đoạt Trung Nguyên nhưng Trương Thiên Túng lại vô tình bị cuốn vào vòng xoáy tranh bá thiên hạ. Ông ta đã sớm biết những người xưng Vương xưng Đế mười phần chết chín, tại sao lại phải vì một phần này mà đánh cược bản thân, đánh cược sinh mạng của tộc nhân chứ? Nhưng ông ấy cũng biết, trong thế giới loạn lạc này chiến đấu mới là ô bảo vệ tốt nhất, mới có thể ngồi đàm phán và ra điều kiện với người thống trị sau này. Trương Thiên Túng tuy rằng không có ý đồ tranh bá thiên hạ nhưng vẫn ngày đêm thao luyện tộc nhân, đồng thời lợi dụng các loại tài nguyên khoáng sản ở địa phương đổi lấy không ít những vũ khí tiên tiến. Đến khi Lý Tự Thành tiến kinh Trương Thiên Túng đã có 8000 “tử sĩ” với 800 cây súng, mười mấy đại pháo, thực lực đã đủ có thể đàm phán với bất kỳ người thống trị nào.

Nhưng Trương Thiên Túng không đợi được Lý Tự Thành mà lại đợi được đại quân của quân Thanh. Đối với quân Thanh lúc đó mà nói người có thực lực, thế lực nếu như không đầu hàng, không quy thuận, vậy thì không tiếc phải trả giá nào để diệt trừ. Nếu không thì làm sao có những trận đánh ‘Dương Châu mười ngày, Giang Âm ba ngày, Gia Định ba ngày’ đây?

Trương Thiên Túng đúng là một nam nhi tuyệt thế, trước giờ không sợ bị uy hiếp, ông ta đã sớm biết rõ quân Thanh hung ác, ông ấy sợ sau khi mình bỏ đao xuống, quân Thanh đổi ý một cái thì mình và tộc nhân của mình đều đầu lìa khỏi cổ. Vì vậy ông ta nổi giận gầm lên một tiếng, một mặt dẫn theo tộc nhân dùng những vũ khí tiên tiến để chống cự, một mặt để một bộ phận tộc nhân dẫn theo người già, phụ nữ và trẻ em lui về nơi đã chuẩn bị sẵn. Dù sao Trương Thiên Túng cũng không muốn toàn quân tộc dân bị tiêu giệt để mình trở thành tội nhân.

Trương Thiên Túng suất lĩnh hơn 8000 quân giữ vững suốt 10 ngày còn đánh lui hơn vạn quân Thanh khiến cho một vị Hoàng gia và bốn đại tướng của Thanh triều bỏ mạng dưới thành. Về sau hết gạo đạn, trước đêm quân Thanh đánh thành lần cuối, Trương Thiên Túng chuẩn bị mài dao chiến đấu thì bị mười mấy thuộc hạ trung thành đánh ngất rồi đưa trộm ra ngoài. Khi Trương Thiên Túng tỉnh lại thì ông ta đã ở giữa ngọn núi Thanh Sơn, bên cạnh có mười mấy thuộc hạ trung thành đang mệt mỏi, mà xa xa trong thành đã bừng lên ngọn lửa sáng rực, Trương Thiên Túng nước mắt đầy mặt biết rõ những huynh đệ ở chung sớm chiều kia đã chết trận. Ông ta hối hận vì không cùng chết chung với họ nhưng ông ấy cũng biết đây cũng không thể trách những huynh đệ bên cạnh đã khiêng ông cả đêm chạy mấy trăm dặm ra ngoài thành.

- Sau đó thì như thế nào?

Phương Tình nghe câu chuyện này thần sắc còn mang nét bi thương nhưng nghe được Trương Thiên Túng vẫn còn sống mà ra khỏi thành trong lòng lại thư thái hơn.

- Trương Thiên Túng chắc sẽ vẫn tiếp tục dẫn những tộc dân của mình chứ?

Phương Tình nhỏ giọng nói như sợ Lý Chân Nhân nghe được, sắc mặt của Lý Chân Nhân vẫn bình tĩnh như cũ lại lắc lắc đầu.

Trương Thiên Túng vì không muốn liên lụy tới tộc nhân của mình nên rút lui khỏi tộc, sớm đã dặn dò bọn họ phải quên ông đi thậm chí là không được nói là có quen biết ông. Sau đó mọi người cũng không nhắc tới nữa tránh gặp phải họa diệt vong, tại sao ông ấy lại vẫn đi tìm những tộc dân đó? Những tộc dân biết được ý tốt của Trương Thiên Túng chỉ có thể nuốt nước mắt mà quên con người này đi, quên đi một anh hùng trong lòng họ này.

Sau khi Trương Thiên Túng nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe mấy ngày thì lấy Thanh Sơn làm doanh dẫn theo mười mấy huynh đệ bên cạnh, chặn giết những quân Thanh rải rác bốn phía rồi cướp đoạt không ít những của cải báu vật của những lính Thanh này. Nhưng Trương Thiên Túng trong mười ngày bảo vệ thành, ngày nào cũng xông ra đứng đầu trận đánh, chịu không ít những vết thương chỉ có điều không nói với thuộc hạ của ông, lại cộng thêm tâm bệnh không được chết trận cùng các huynh đệ, lại còn ngày đêm bôn ba, mấy tháng sau thì ngã bệnh và rất nhanh sau đó trở nên không thể cứu chữa được. Trong mấy ngày cuối cùng Trương Thiên Túng mang theo vài hũ rượu ngon đến ngôi mộ đã đào xong trước từ mấy năm rồi đuổi những huynh đệ còn lại đi để sống một cuộc sống bình thường.

Những huynh đệ kia mặc dù đã rời đi nhưng lại không đành lòng, ngày hôm sau lại hẹn nhau đi lên hỏi thăm Trương Thiên Túng thì phát hiện ra không thể nào tìm thấy được ngôi mộ đó. Họ tìm cả mấy ngày trời đều không tìm thấy, bọn họ ở bên cạnh Trương Thiên Túng lâu như vậy biết Trương Thiên Túng tinh thông phong thủy địa lý, nên chắc là muốn tìm một chỗ nào đó để lặng lẽ ra đi, vì vậy bọn họ chỉ có thể chịu đựng nỗi đau mà rời đi.

Sở Thiên giật mình, chẳng lẽ đây lại là Kỳ Môn Bát Quái Trận sao? Vị Trương Thiên Túng này quả đúng là kỳ tài trăm năm.

Câu chuyện của Lý Chân Nhân dường như đã được kể hết, trên mặt có thêm vài nét cô đơn nhưng cũng có vài phần tự hào rồi nhẹ nhàng nói ra một câu cuối cùng:

- Tổ tiên của tôi là một trong số những người thuộc hạ đó của Trương Thiên Túng, cho nên tôi mới nghe được câu chuyện này, ông cố tôi thường xuyên thấm nhuần khí thế của Trương Thiên Túng cho tôi, ông đã để lại 8 chữ khiến tôi phải khắc sâu: Dửng dưng phiêu bồng, thong dong bất loạn.

Sở Thiên lúc này mới hiểu tại sao lúc nãy khi thấy mình thì ông cụ đã thốt ra tám chữ này, thì ra là đã khắc sâu trong tâm trí nhiều năm rồi.

Phương Tình và Lý Trường Cửu chăm chú nhìn Sở Thiên, một lúc sau cả hai cùng thốt lên:

- Dửng dưng phiêu bồng, thong dong bất loạn, dùng trên người cậu quả là chính xác.

Sở Thiên xấu hổ toát mồ hôi, xin đừng như vậy, năng lực càng nhiều trách nhiệm càng lớn.

Lý Chân Nhân thấy có người phụ họa với mình trong lòng lại càng vui mừng, ngâm nga một ca khúc các ngón tay lại một lần nữa gõ theo tiết tấu.

Sở Thiên nghe kỹ thì ra là “Đông phương hồng” trong lòng kỳ lại hỏi:

- Lão nhân gia, cụ cũng biết hát bài Đông phương hồng à?

Tai của Lý Chân Nhân lại trở nên không còn thính nữa rồi, ngước mắt lên nói:

- Tiểu ca, sao cậu lại nói nhỏ như vậy?

Sở Thiên bất đắc dĩ lại hét lên một lần nữa:

- Lão nhân gia, cụ hát bài Đông phương hồng cũng không tệ.

Lần này Lý Chân Nhân đã nghe rõ rồi, vui vẻ lại ngồi xuống nói:

- Tôi đã đi tới Thiên Kinh lại còn bắt tay với chủ tịch nước cơ.

- Tốt thế.

Mấy người Sở Thiên đều giơ ngón tay cái lên tán thưởng.

Lý Chân Nhân cười rạng rỡ hỏi:

- Lão chủ tịch vẫn khỏe chứ?

Mấy người Sở Thiên nhìn nhau một cái rồi hét lên:

- Khỏe lắm, khỏe lắm.

Lý Chân Nhân gật gật đầu thì thầm tự nói:

- Vậy là tốt rồi, vậy là tốt rồi.

Sau đó lại nằm xuống và tiếp tục hát.

Lúc mấy người Sở Thiên định bước ra ngoài cửa thì đột nhiên nhớ ra còn một chuyện rất quan trọng nữa, Sở Thiên nói với hai người Phương Tình:

- Thực ra chúng ta phải hỏi xem ngọn núi đó tên là gì, như vậy sẽ giảm được rất nhiều phiền toái.

Sở Thiên vừa dứt lời thì nghe tiếng của Lý Chân Nhân truyền tới:

- Thiên Đô Phong.

Mấy người Sở Thiên quay đầu lại Lý Chân Nhân lại nằm nghỉ trên chiếc ghế, Phương Tình nhìn Lý Trường Cửu nói:

- Cửu thúc, tai của ông cụ Lý Chân Nhân này lại có lúc thính như vậy à?

Lý Trường Cửu lắc đầu thở dài một tiếng nói:

- Có trời mới biết được.

Ba người trở lại điểm dừng chân trong thôn, Vương giáo sư và Dư Hiểu Lệ vẫn đang ngồi xem những văn hiến của địa phương đã mượn được về. Thấy bọn Sở Thiên quay về thì vội vàng đứng dậy nhường chỗ rồi đồng thanh hỏi kết quả.

Sở Thiên vuốt vuốt mũi mỉm cười nói:

- Vương giáo sư, ông và Dư Hiểu Lệ cứ yên tâm, đã có manh mối rồi.

Vương giáo sư vô cùng vui mừng nói:

- Vậy thì tốt rồi, tôi và Dư Hiểu Lệ tìm trong văn hiến của địa phương cả nửa ngày trời chẳng tìm thấy cái gì có giá trị cả.

Đúng lúc Dư Hiểu Lệ định hỏi Sở Thiên xem là đã có manh mối gì thì bọn Hứa Giai Giai cũng về tới, bộ dạng ảo não, Dư Hiểu Lệ bước lên vài bước trong ánh mắt như không thể chờ đợi được nữa hỏi:

- Các ngươi có phát hiện gì không?

- Núi ở đây rất nhiều đá, lớp đất lại dầy, nhiều cây cối, sương mù lại nhiều, đường thì khó đi, chẳng tìm ra cái gì cả.

Hứa Giai Giai xoa bóp bả vai đau nhức rồi đặt những trang bị tiên tiến xuống.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.