*Cái chum gỗ trong bài ko đc đẹp như cái dưới đây đâu nha.
Btw, mình bị bệnh hơn tuần rồi chưa khỏi, lê lết quá *cầu an ủi*
Trên vách động ban nãy vốn không có gì, đột nhiên xuất hiện một cái chum bằng gốm.
Trên đó có rất nhiều đầu người.
Lúc nhìn thấy phong thủy nơi cổ mộ này, Ngụy Thời đã không muốn liều lĩnh tiến vào bên trong.
Vừa tới cửa sơn động, liền có thể cảm giác được một luồng khí vừa ẩm ướt vừa u ám bên trong xộc ra, dường như không khí trong đó bị ngưng tụ lại, dính nhớp, ẩm ướt, lạnh băng. Cái lạnh ngoài trời tuyết chỉ có thể lạnh đến da thịt bên ngoài, còn cái lạnh trong sơn động này thì lạnh đến thấu xương thấu cốt.
Lão dưỡng thi tới lui trước cửa động mấy vòng, Ngụy Thời nhìn ông có chút hồi hộp, đừng nói là ổng định cứ như thế mà đi vào nha? Sau lưng Ngụy Thời lạnh buốt, cảm thấy việc này cần phải bàn bạc kỹ hơn, ít nhất thì cũng phải làm gì đó chuẩn bị trước, nếu như không may gặp nguy hiểm gì, có lẽ lão dưỡng thi tự bảo vệ mình sẽ không thành vấn đề, còn anh chỉ có hai tay trống trơn_ Tất cả “tài sản” của anh đều đã bị lão già đó ném đi mất rồi.
Nhưng có lẽ ông ta cũng không có ý định mạo hiểm.
Sau khi đảo mấy vòng, bộ mặt dường như đã đứt dây thần kinh của ông cũng nhẹ run rẩy mấy cái, sau đó quay đầu lại, dùng giọng nói vừa lạnh vừa khô nói, “Xuống núi trước đã, quay về thôn.”
‘Thôn’ mà ông ta nói chính là mấy gia đình ở dưới chân núi kia.
Ở đây là chốn rừng sâu, thôn nhỏ nằm trong thung lũng, bảy tám căn nhà nằm rải rác dưới tán cây rậm rạp, nhìn xa xa cũng có chút thơ mộng, nhưng đến gần mới thấy thôn làng nghèo túng thế nào, gỗ dựng vách nhà đều đã mục nát, nóc nhà cũng không phải làm bằng mái ngói thông thường mà dùng một lớp vỏ cây dày kết lại lợp lên, dưới mái nhà là một dãy máng, băng đông lại dài ngắn khác nhau.
Thôn nhỏ yên tĩnh.
Ngụy Thời nhớ rõ trước khi xuống núi còn nhìn thấy khói bếp màu xanh lượn lờ, hiển nhiên là trong thôn lúc ấy còn có người, nhưng mà bây giờ nhà nào cũng đã đóng cửa cài then, không có cảnh gà gáy chó sủa thường gặp như những thôn khác, người thủ mộ đột nhiên xuất hiện rồi lại biến mất kia, chắc có lẽ là người trong thôn.
Lão dưỡng thi liếc nhìn Ngụy Thời.
Ngụy Thời hiểu ý lão, tới trước một hộ gia đình, gõ vài cái lên cánh cửa bị mọt ăn sắp hỏng, không có người đáp, anh lại gõ mạnh thêm vài cái nữa, vẫn không có người trả lời, Ngụy Thời đành buông tay, hướng lão dưỡng thi giang hai tay tỏ ý anh cũng không có biện pháp.
Ông ta chẳng nói gì.
Ngụy Thời đành xoay người lại tiếp tục gõ cửa, càng gõ càng mạnh, âm thanh cũng càng lớn hơn.
Toàn bộ thôn làng đều có thể nghe thấy tiếng gõ cửa ‘bang bang.’
Cuối cùng dưới sự kiên nhẫn nỗ lực của Ngụy Thời, đằng sau cánh cửa cuối cùng cũng có động tĩnh, tiếng bước chân chậm chạp vang lên, cánh cửa “két” một tiếng mở ra, lung la lung lay như có thể ngã xuống bất cứ lúc nào, bên trong là một ông lão già nua, trên mặt đầy nếp nhăn, đôi mắt đục ngầu, xem ra là một người mù lòa.
Ông lão mò mẫm tới trước cửa, hỏi: “Các người đến tìm cái gì? Gõ cửa mà cứ như gọi hồn.”
Ngụy Thời mặt mày rạng rỡ tỏ ý làm quen với ông lão, “Chúng tôi đi đường núi cả buổi tối rồi, muốn tìm thung lũng Chu gia, chúng tôi muốn ngủ lại nhà bác một đêm, không biết có phiền hà gì bác không?”
Lão mù mò sờ cảnh cửa, ngẩng đầu nhìn trời.
Ngụy Thời biết rõ lão ta có ý gì, “Đương nhiên sẽ không để bác chịu thiệt.”
Bây giờ đâu có giống với xã hội trước kia nữa, muốn ăn nhờ ở đậu trong nhà người ta cũng không phải là không được, nhưng so với trước kia thì rất khó, cho dù là trong thung lũng thâm sơn cùng cốc gì thì người ta cũng cần phải ăn cơm thôi. Ngụy Thời thấy bộ dáng đòi tiền của ông già mù này tỏ vẻ mười phần hiểu rõ, rất sảng khoái bỏ tiền ra. Quần áo trên người đã ẩm ướt khó chịu, mạch máu cũng muốn đông cứng lại rồi, việc cần thiết bây giờ là phải tìm một nơi ấm áp, tốt nhất là có bếp lò để sưởi ấm một hồi mới được.
Nhà có hai gian phòng liên tiếp trước sau, ngay sau cửa là nhà bếp, bếp lò đen sì vẫn đang còn cháy lửa, ông ta hồi nãy hẳn là đang ngồi sưởi ấm bên bếp, phòng bên kia có một cái giường gỗ, trên đó trải một tấm đệm bằng sợi bông, mùi nấm mốc lẫn mùi hôi không nói thành lời bốc lên nồng nặc, còn ánh sáng trong phòng phát ra từ cây đèn giờ đã hiếm gặp, ngửi mùi hương này thì chắc là cây ngô đồng.
Căn phòng quá tối, nên không nhìn thấy rõ bên trong là thứ gì.
Cái nhà này có thể nói chính xác là chỉ có bốn bức tường.
Một chỗ để nghỉ ngơi cũng không có.
Ông lão mù ngồi bên cạnh bếp lửa, chắc là xem lại số tiền khi nãy, giọng nói yếu ớt nói với chúng tôi, “Ngồi đi.”
Trong phòng có tổng cộng hai cái ghế gỗ.
Lão già kia ngồi một cái rồi, lão dưỡng thi thấy việc đáng làm thì phải làm nên chiếm cái còn lại, Ngụy Thời và Đinh Mậu Thụ đương nhiên cũng không muốn tranh giành với mấy lão già bảy tám chục tuổi làm gì, đành phải đứng bên cạnh. Khi vừa tiến vào căn phòng này, vẻ mặt Đinh Mậu Thụ liền không được tự nhiên, sắc mặt còn tái xanh, Ngụy Thời nghĩ chắc là cho tới bây giờ hắn ta cũng chưa đến chỗ nào nghèo túng như thế.
Ngụy Thời đứng trước bếp lò sưởi ấm, thuận tay ném thêm mấy khúc củi vào.
Ngọn lửa vốn yếu ớt sắp tàn lập tức cháy rực lên.
Ngụy Thời hơ tay trên ngọn lửa, toàn thân toát ra khí trắng, thân thể ấm áp hơn hẳn, anh thoải mái thở dài, tay chân vốn đã đông lạnh bây giờ lại có cảm giác đau đớn nhè nhẹ. Trong phòng im ắng, chỉ có âm thanh của củi cháy phát ra. Ông lão mù ngồi tận trong cùng của góc bếp, cúi đầu giống như đang ngủ. Mà người dưỡng thi hình như sợ lửa, ngồi cách xa bếp lò.
Ngụy Thời không cho Ngụy Hân vào nhà.
Trong này sinh ra minh hỏa, thi thể lại thuần âm, tốt nhất là không nên tới gần.
Còn một nguyên nhân nữa, anh cảm giác căn nhà này rất kỳ dị, nhưng năng lực bản thân không đủ nên không nhìn ra được cái gì không đúng, để phòng ngừa vạn nhất thì nên chừa dường lui.
Một lát sau, quần áo cũng đã hong không rồi.
Lão dưỡng thi cuối cùng cũng chịu cử động.
Động tác của ông ta rất nhanh, hoàn toàn không giống với những người ở tuổi này, hoặc nên nói rằng ông ta căn bản không giống với người bình thường, vốn đang ở phía ngoài, thoắt cái lão đã xuất hiện trong góc bếp, bàn tay khô gầy tóm lấy cổ lão mù, nhấc lão ta lên giữa không trung, lão mù thấp hơn người dưỡng thi một chút, hai chân mặc quần bông màu đen đầy mảnh vá đá lung tung trong không khí nhưng không thể đá trúng lão dưỡng thi.
Ngụy Thời nhìn kỹ, mới phát hiện nửa người dưới của lão dưỡng thi được một cái xác ôm từ dưới đất nâng lên.
Cổ họng lão mù phát ra mấy tiếng ú ớ, bọt mép chảy ra từ khóe miệng.
Người dưỡng thi trực tiếp bóp cổ lão mù đến hôn mê bất tỉnh, ném lão ta cho cái xác ôm ông khi nãy, cái xác kia chui ra từ lòng đất, ôm lấy lão mù như thể ôm trẻ con, lão dưỡng thi quay đầu đi, chậm rãi nói một tiếng, “Đi thôi.’
Ngụy Thời và Đinh Mậu Thụ rời khỏi bếp lò, ra khỏi nhà.
Khi đã đến cửa dẫn vào cổ mộ, người dưỡng thi chui vào không chút chần chừ. Lối vào cổ mộ cao khoảng một mét ba, mét bốn, rộng khoảng nửa mét, người muốn vào phải cúi đầu, khom lưng mới được. Ngụy Thời theo sau lão dưỡng thi, là người thứ hai tiến vào cổ mộ.
Trong tay anh cầm theo ngọn đèn thuận tay lấy từ nhà lão mù, ánh đèn mờ nhạt trong hang động tối tăm, cái hang này rõ ràng là do người đào, trên vách còn có dấu vết thi công, gồ ghề lòi lõm cho thấy người đào nó cũng không quá chú tâm, Ngụy Thời cảm thấy từ đầu đã có chút không đúng.
Dựa theo lời nói của Đinh Mậu Thụ thì cổ mộ này có lai lịch rất lớn, vật phẩm chôn cùng bên trong vô cùng phong phú, nếu thật như vậy, thì tốt xấu gì cũng phải trang trí vẻ ngoài cho đẹp một chút, xem vách động lởm chởm như vậy, Ngụy Thời còn tưởng gặp lại cái hầm tự đào trong nhà mình – cái hầm mà lúc học lớp sáu anh mất một tuần lễ để tự tay đào.
Lối đi càng vào trong càng rộng rãi, đi thêm khoảng một phút đã có thể thẳng người, còn đủ rộng để ba người đi song song với nhau, trong này vô cùng ẩm ướt, trên vách động ướt sũng, mặt đất lại càng lầy lội, Ngụy Thời xém chút trượt ngã một phát, trong tình trạng nguy cấp, nắm được Ngụy Hân không biết xuất hiện khi nào, mới có thể đứng vững lại.
Ngụy Thời vuốt vuốt chỗ áo Ngụy Hân đã bị anh nắm nhăn nhúm.
Ngọn đèn trong tay Ngụy Thời đong đưa, ngọn lửa lung lay hai cái rồi rồi tắt ngúm.
Ngay lập tức sơn động chìm trong bóng tối.
Tiếng bước chân trước sau lập tức ngừng lại, Ngụy Thời tranh thủ thời gian nói, “Đợi chút, tôi tìm bật lửa đã”, bàn tay anh mò vào túi áo, rờ rẫm một hồi lại đột nhiên đụng phải bàn tay lạnh như băng của Ngụy Hân, lúc cuống quýt sờ loạn cũng không biết tay mình đụng phải tay Ngụy Hân hay là bàn tay Ngụy Hân đưa tới đụng phải tay mình.
Cuối cùng, Ngụy Thời tìm được bật lửa trong túi áo.
Không biết túi áo bị rách từ khi nào, bật lửa theo chỗ rách rớt vào bên trong, khó trách mò cả buổi cũng không thấy, Ngụy Thời dùng ngón tay đã lạnh cóng bật mấy cái, cuối cùng cũng đánh được lửa, ngọn lửa bé như hạt đậu chiếu sáng được một khoảng không gian nhỏ.
Ngay lúc ngọn lửa vừa sáng lên, Ngụy Thời liếc nhìn sang, sợ tới mức tiếng kêu nghẹn trong cổ họng, mặt mày phát xanh, hít ngược một hơi khí lạnh, ngay cả lông tóc cũng muốn dựng lên, thứ trước mắt này rốt cuộc là gì?
Trên vách động ban nãy vốn không có gì, đột nhiên xuất hiện một cái chum bằng gốm.
Trên đó có rất nhiều đầu người.
Những đầu người này mới cũng có mà cũ cũng có, những cái có niên đại lâu đã hóa thành cái đầu lâu trắng hếu đặt trên miệng chum, mà cái có niên đại gần nhất nhất, dường như mới vừa hạ táng không lâu, đầu người đang phân hủy còn có giòi bọ màu trắng chui vào, nhìn thôi cũng đủ sởn gai ốc. Đột nhiên Ngụy Thời nghe thấy tiếng vật gì đang lăn, một con chuột chui ra từ miệng của cái đầu đang phân hủy, con chuột bị ngọn đèn làm kinh động, ngừng một chút, cái đầu kia sắp bị rơi ra khỏi bình gốm, nhờ vào mớ tóc dài mới không bị rơi xuống đất. Bên trong bình gốm này là một thi thể nữ nhân.
Cái chum gốm màu nâu đen, cao khoảng nửa người, phình to ở giữa, trên đó có khắc hoa văn trang trí, Ngụy Thời vừa mới nhìn thoáng qua, cảm giác giống như có một đám người vây quanh cái một cái đài tế cao quỳ lại cúng tế, vừa múa vừa hát, trên đài cao để vật gì đó, giống như cái chum trước mắt này, mà hình vẽ bên trên một người ngồi trong đó, người đó ngẩng đầu, nhìn lên trời —- nếu như vậy thì lúc bị đặt vào thì người ấy còn sống?!
Chẳng lẽ là tế sống sao?