Nghiêm Khuynh cho rằng Vưu Khả Ý sẽ khóc, nhưng khi cô mở cửa nhìn anh thì cũng chỉ khẽ mỉm cười với anh như trước đây.
Cô giống như nghênh đón chồng vừa mới rời đi buổi sáng, mặc quần áo ở nhà đứng ở cửa, tận mắt nhìn thang máy ở trước mặt cô từ từ mở ra, đưa người cô chờ đợi về nhà.
Bước chân của Nghiêm Khuynh nặng như ngàn cân, nhưng cô chỉ nhẹ nhàng cong khóe môi lên, sử dụng giọng nói dễ nghe mà anh hoài niệm rất lâu để nói: “Anh trở lại.”
Một câu “Anh trở lại” , lướt qua gần năm năm cô đơn chờ đợi và dày vò khổ sở.
Chỉ vui mừng, không có oán giận.
Anh trở lại là tốt rồi.
Trở lại là tốt rồi.
Cô cúi đầu giúp anh tìm ra một đôi dép nam mới từ trong tủ giày, lông xù, là màu cà phê, sau đó hơi xấu hổ nói: “Chỉ còn lại một đôi dép nam này, dép nữ anh cũng không thể đi, nhưng mà đây chỉ là mùa đông. . . . . .”
“Lúc anh rể em tới thì đi dép gì?” Anh hỏi, hiển nhiên đã suy nghĩ rõ đứa bé trai và người đàn ông nhìn thấy ở cửa sổ đối diện ngày đó là ai.
Vưu Khả Ý hơi dừng lại,
“Đôi giày này. . . . . .” Giày chưa mở bao bì, nhưng hình như màu sắc hơi cũ, rõ ràng đã đặt ở đó rất lâu cũng chưa từng có ai đi.
Có lẽ anh đã có đáp án, chỉ chờ cô nói ra.
Vưu Khả Ý ngẩng đầu lên nhìn anh, suy nghĩ một chút, nói: “Trước kia chuẩn bị cho ba em.”
“Lúc nào?”
“Rất sớm đã chuẩn bị xong.”
“Vậy tại sao ông ấy không đi?”
“A, em quên lấy ra.”
Nghiêm Khuynh hỏi: “Cho nên mỗi lần ông ấy tới đều đi chân trần à?”
Vưu Khả Ý dừng một chút, không lên tiếng.
Nghiêm Khuynh lại hỏi một lần nữa: “Lúc nào thì em mua?”
Lần này cô cũng trầm mặc giây lát, sau đó mới nhỏ giọng trả lời: “Sau khi chân em bị thương, anh thường hay đưa em trở lại, sau đó chân khỏi, liền mua đôi giày này.”
Nghiêm Khuynh không nói gì. Thì ra bắt đầu từ lúc đó, cô đã không giữ lại chút nào mà tin tên côn đồ lưu manh như anh, thậm chí chuẩn bị một đôi dép cho anh, hoàn toàn không tiếp tục bài xích anh ở ngoài cửa.
Chỉ tiếc đã trải qua nhiều chuyện như vậy, thế nhưng đến hôm nay anh lại mới biết cô làm những chuyện nhỏ nhặt này cho anh.
Vưu Khả Ý hỏi: “Anh cũng muốn đi dép bông sao?”
Nghiêm Khuynh lắc đầu một cái, bỏ giày da ra, nhẹ nhàng đưa chân vào trong dép lê, “Anh đi cái này là tốt rồi.”
“Nhưng ——” Vưu Khả Ý muốn nói giờ là mùa hè, thời tiết nóng như vậy, tại sao có thể đi dép bông vải của mùa đông? Nhưng cô chỉ né đầu, ngẩng đầu chống lại tầm mắt của Nghiêm Khuynh, cũng không nói thêm nữa.
Anh nhìn cô không chớp mắt, trong ánh mắt giống như có một dòng suối nước trong suốt, tiếng nước chảy lững lờ dịu dàng, như có chút hình bóng hơi đung đưa ở trong đó.
Cô biết hàm nghĩa trong đó: bởi vì đây là em chuẩn bị.
Anh hỏi cô: “Còn có bao nhiêu chuyện mà anh không biết?”
Vưu Khả Ý giống như suy tư một chút, sau đó nghiêng thân thể, dành ra không gian cho anh vào nhà, “Anh đi lâu như vậy, chuyện không biết quá nhiều.”
“Ừ, được, vậy đi vào sẽ từ từ tán gẫu.” Nghiêm Khuynh biết nghe lời phải mà đi vào, trên người mặc đồ đầu mùa hè, dưới chân lại là một đôi dép bông vải thật dầy, nhìn thế nào cũng buồn cười.
Nhưng anh đi thận trọng, Vưu Khả Ý theo ở phía sau nhìn chân của anh, cũng im lặng không lên tiếng mà đi theo anh.
Thật ra thì cô có chút nói không ra lời, bởi vì đợi nhiều năm như vậy, rốt cuộc cũng có một ngày đôi dép này có chút công dụng.
Cô bưng tới một ly Phổ Nhĩ ngâm từ phòng bếp đặt ở trước mặt Nghiêm Khuynh, trước mặt mình là một ly trà sữa, vị chocolate.
Nghiêm Khuynh nói: “Anh nhớ em không thích uống Phổ Nhĩ.”
Cô gật đầu: “Ừ, em đặt ở đó để phòng ngừa ngộ nhỡ, có lẽ khách muốn uống thì sao?”
Nghiêm Khuynh chậm rãi nói: “Thật ra anh lại nhớ trước kia khi ở Ngô Trấn, anh thích uống trà, em thích uống trà sữa, cho nên trong nhà luôn không có cà phê đồ uống chiêu đãi khách, vĩnh viễn chỉ có Phổ Nhĩ và trà sữa.” Dừng một chút, mắt anh liếc cái ly gấu nhỏ của cô, bổ sung thêm một câu, “Trà sữa vị chocolate.”
Vưu Khả Ý cúi đầu nhìn cái ly, thật lâu mới hỏi ra một câu: “Anh còn nhớ rõ à?”
Anh uống một hớp Phổ Nhị, đắng đắng, sau đó mới nói: “Không phải em cũng nhớ à?”
Anh nhìn quanh nhà một vòng.
Phòng khách trang trí sáng ngời đơn giản: TV tường rất có cảm giác nghệ thuật, là mấy đóa hoa anh đào bay xuống; sàn nhà gỗ có hoa văn màu sáng, thoạt nhìn rất ấm áp; ghế sa lon là ô vuông trắng hồng trang trí nghệ thuật, tươi mát hết thuốc chữa. . . . . . Chỉ có mấy chậu inox bày trong góc, phá hư phần lịch sự tao nhã yên tĩnh này.
Anh dừng lại, hỏi cô: “Những cái chậu này dùng để làm gì?”
“Dùng hứng nước.”
Anh nhanh chóng đưa mắt nhìn trần nhà, “Chỗ này cũng rỉ nước?”
Đùa gì thế, nơi này là khu nhà ở tổng cộng ba mươi tầng, Vưu Khả Ý ở tầng mười lăm, sao có thể rỉ nước?
Cô cười, vẻ mặt bình tĩnh nói: “Không rỉ, chỉ là thói quen.”
Thói quen phiêu bạc mưa gió ở trong trấn nhỏ, một khi bắt đầu mưa, ở giữa nhà trệt cũ kỹ kia liền dễ dàng rỉ nước.
Thói quen sửa chữa chỗ rỉ không tốt ở trong mưa, cho nên hai người luôn vội vàng lấy chậu sắt ra hứng nước thật nhanh ở phút đầu tiên tiếng mưa rơi vang lên.
Cho nên cũng quen chuẩn bị trước mấy cái chậu ở trong góc phòng khách, để tránh mưa to mới lấy thêm chậu sẽ quá trễ.
Vì vậy trước mắt Nghiêm Khuynh giống như hiện lên rất nhiều cảnh tượng, ví dụ như hơn bốn năm rưỡi này mỗi đêm mưa sa gió giật, cô thức tỉnh từ trong giấc mộng như thế nào, sau đó vội vội vàng vàng chạy tới phòng khách lấy chậu hứng nước; ví dụ như mỗi một lần sau khi cô vội vàng bày chậu xong, ngẩng đầu nhìn trần nhà vốn sẽ không rỉ nước thì sẽ có vẻ mặt gì; ví dụ như mỗi một lần trải qua chuyện như vậy, cô sẽ lại không thể tránh né mà nhớ tới một sự thật, đó chính là bọn họ đã không còn ở trong Ngô Trấn, anh cũng đã không còn ở đây.
Anh rất khó tưởng tượng cô đối mặt với loại “thói quen” một lần lại một lần đều sẽ đả kích cô mà không có ngoại lệ này như thế nào, chỉ là trong lòng thủng một lỗ không lý do, gió lạnh lẽo thổi vào tùy ý mà mãnh liệt, thổi đến tứ chi anh phát rét.
Cô lại ngẩng đầu nhìn Nghiêm Khuynh, cười nói: “Nhắc tới cũng kỳ quái, rất nhiều chuyện rõ ràng chỉ mới làm qua ở nửa năm sinh hoạt chung với anh, nhưng lại không thay đổi được suốt bốn năm rưỡi sau. Bàn về thói quen, dù sao cũng nên là thời gian ngắn nhường cho thời gian dài một chút mới phải.”
Anh không phản bác được.
Từ khi anh bước vào cửa đến bây giờ ngồi xuống nói chuyện với cô, mỗi một câu của cô, từng vẻ mặt đều bình thản lại dịu dàng, cô không có một câu oán trách khi khổ sở đợi anh bốn năm rưỡi, hôm nay lại không có câu oán hận nào mà tiếp nhận anh lần nữa, tất cả đều khiến cho Nghiêm Khuynh không biết làm thế nào.
Thậm chí anh từng ảo tưởng cô sẽ khóc, sẽ chảy nước mắt hỏi anh không phải anh đã nói phải ngồi tù còn có thể sẽ bị phán tử hình sao, tại sao hôm nay lại bình an vô sự mà xuất hiện, tại sao rõ ràng ngày đó anh xuất hiện ở trong hành lang triển lãm tranh rồi lại làm ra vẻ không biết cô. . . . . . Anh từng suy đoán tất cả phản ứng kịch liệt mà cô có thể sẽ có, nhưng chỉ không ngờ tới cảnh tượng lúc này.
Cô nhìn anh cười, giống như đang nghênh đón một người mới rời đi không lâu liền quay về.
Tất cả những lời nói an ủi và chỉ trích của cô đối với mình mà anh nghĩ đến không hề có chút công dụng nào, ngược lại rối rắm ở dưới sự bình tĩnh và ôn hòa của cô. Sự rộng lượng và dịu dàng của cô đều giống như mật đường rót vào cả trái tim của anh, nhưng anh cũng không cảm nhận được ngọt ngào, ngược lại càng chua xót.
Thật ra thì anh tình nguyện cô trách cứ anh, chửi rủa anh, hoặc là tổn thương đau lòng nhào vào trong ngực của anh khóc rống một hồi, ít nhất sau đó anh sẽ biết mình nên làm như thế nào, mà không phải tay chân luống cuống như bây giờ, mà không phải như bây giờ. . . . . .
Hốc mắt ướt át như vậy, suýt chút nữa anh đã không nhịn được mà chảy nước mắt vui mừng xuống.