Dưới Vẻ Bề Ngoài

Chương 5: Chương 5: Hứa Qua (05)




Mở to mắt, đây lần thứ năm Hứa Qua dưới bầu trời đêm đầy sao gặp hiệp sĩ đi xuyên tường. Một năm không gặp, bờ vai anh ngày càng rộng và rắn chắc.

Đến giờ, Hứa Qua vẫn không biết được khuôn mặt của anh ra sao. Mỗi lần anh tới đều là lúc trời tối, ánh sáng đèn ngủ trong phòng rất mơ hồ. Với ánh sáng ấy, Hứa Qua mơ hồ nhìn ra dáng mặt anh cùng những người con trai ở trên chợ không khác biệt lắm, chỉ là đường nét mặt anh đẹp hơn một chút.

Khuôn mặt kia dù màu da gì, thì mắt anh không phải màu xanh hay màu nâu, mà chính là màu đen giống màu mắt Hứa Qua. Anh nói anh sẽ trả lời bất cứ câu hỏi nào của cô, miễn là trong khả năng của anh.

“Anh có thể nói tiếng Anh không?” Hứa Qua nghĩ nhất định anh chỉ biết tiếng Ả rập.

“Có”

“Vậy tiếng Trung thì sao?”

“Có”

“Vì sao trên người anh không khoác áo choàng?” Hứa Qua đã xem mấy bức tranh về các hiệp sĩ, mỗi lần làm nhiệm vụ đều khoách lên mình chiếc áo khoác rực đỏ, trong tay là cây giáo với hoạ tiết uốn lượn đẹp đẽ.

“.....”

Ban đầu, Hứa Qua cực kì tò mò về hiệp sĩ, cô hỏi anh không ít chuyện, nhưng anh rất kiệm lời khi đáp lại. Cuối cùng Hứa Qua quy vấn đề thành 'anh không thể tiết lộ cơ mật của nhóm hiệp sĩ'.

Đêm nay, cô hỏi anh một chuyện khác.

“Em hỏi nè, cái quần jeans mặc trên người anh đồ bị trộm của nhà họ Hách không?” Đôi mắt nhìn chằm chằm chiếc quần trên người anh. Chiếc quần này nhìn quen lắm.

Đứa con thứ ba nhà Hách, Hách Tang là học sinh cấp trên ở trường. Trong lúc nghỉ hè nhà Hách có thuê một người phóng viên nước Mỹ làm công. Người phóng viên đó trước khi về nước đã tặng cho Hách Tang một chiếc quần jeans. Cậu ta liền coi nó thành bảo bối, mỗi khi có cơ hội để khoe là mặc liền. Không lâu sau, Hách Tang mặt như đưa đám nói quần jeans đó đã bị trộm. Cậu ta thề nếu bắt được kẻ đó sẽ lột da rút gân.

Hỏi xong vấn đề kia, Hứa Qua mỏi mắt mong chờ, cho đến khi cô tưởng không hi vọng gì với câu trả lời thì ---

“Hừ!” Người hiệp sĩ còn bồi thêm: “Quần jeans đó nhìn không tồi, không phải sao?”

Gật đầu, anh nói chính xác, dáng người Hách Tang trông cũng bình thường mặc chiếc quần vào nhìn thêm mấy phần khí chất. Nhưng Hứa Qua lại nghĩ nếu người ấy mặc quần jeans này thì đảm bảo quanh anh toả ra ánh sáng hào quang luôn. Chỉ là chân anh dài quá, Hứa Qua nghĩ mỗi lần anh tiếp bóng với đôi chân dài thẳng ấy, động tác nhanh nhẹn phát bóng giống như gió thu cuốn hết lá vàng bay lên.

Trước khi đi ngủ, cô vô cùng rầu rĩ vì người ấy nói nếu cô còn hư sẽ phạt nặng. Mắt rời khỏi quần jeans, vừa nhìn thấy anh là tâm trạng cô lập tức trở nên vui vẻ.

“Làm sao vậy?” Anh xích gần lại cô hơn một chút: “Cảm thấy hiệp sĩ trộm quần jeans là việc xấu à? Chuyện trộm đồ nhất định anh không bao giờ làm, trước khi lấy chiếc quần anh đã để lại ở nhà cậu nhóc đó ba đồng vàng rồi.”

Bảo sao, gần đây nhà họ Hách đổi TV lớn hơn, tu sửa lại các phòng, điệu bộ như nhà giàu mới phất.

Nhất định anh rất coi trọng cô nên mới tiết lộ chuyện này. Thế nhưng Hứa Qua lại đang bận lòng ảo não vì nãy cô quên không hỏi người ấy một điều quan trọng. “Nếu tiểu thư Brown làm hư đồ của anh, anh sẽ trừng phạt cô ta chứ?”

Nếu người kia trả lời “Có”, như vậy cô sẽ nguôi ngoai đi một chút. Trở mình, cô nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ đêm đầy sao.

Anh hiệp sĩ không nói nữa. Xung quanh thật yên tĩnh, một ý nghĩ kia như men phomai, thúc giục cô mở miệng, kể một chuyện xưa cô nghe được ở chợ. Người kể là một ông lão người Palestine.

Từ thời xa xôi, một vị người ngoại quốc nhận nuôi một đôi song sinh trai gái mồ côi. Sau này khi hai đứa trẻ lớn lên được quốc vương tín nhiệm vô cùng. Chiến tranh nổ ra, lan đến vương quốc này, hai anh em khi ấy vì bảo vệ tổ quốc lâm nguy mà sẵn sàng dũng cảm lăn sả. Sau mấy chục năm, cuối cùng quốc vương cũng thu hồi được toàn bộ vùng lãnh thổ bị mất. Ở buổi tiệc mừng, quốc vương đã hỏi hai anh em họ muốn được thưởng cái gì, hai người không hẹn mà cùng trả lời, chờ đến khi tất cả nhân dân đều hưởng thái bình, an cư lạc nghiệp thì hãy cho phép họ được tìm về quê nhà. Mấy năm trôi qua, trong bóng đêm bao phủ, hai anh em cáo biệt quốc vương, đi theo ánh trăng trải dài một đường về quê nhà.

Hứa Qua còn nhớ rõ, khi ấy là hoàng hôn, trên mặt đất còn sót lại bao vết thủng của đạn bắn phá, ông lão ấy đã kể lại câu chuyện này ở dưới thành cầu.

Chuyện xưa rất khó khơi gợi được hứng thú của mọi người, nhiều người rời đi ngay. Ngày đó chỉ duy nhất Hứa Qua ngồi nghe câu chuyện đến hết. Nói xong chuyện xưa, ông cụ cười với Hứa Qua, rồi xoa nhẹ đỉnh đầu. Hứa Qua hỏi ông: “Vậy cuối cùng hai anh em kia...”

Nhà Hứa Qua có một truyền thống, đó là vào ngày Chủ Nhật, bữa tối luôn phải chuẩn bị đầy đủ phong phú. Đó đã là tập tục từ thời ông bà nhà họ. Mỗi khi Chủ Nhật đến, Hứa Qua sẽ giúp dì Mai nấu cơm. Trước mặt dì Mai, Hứa Qua nói rất nhiều. Thi thoảng dì Mai sẽ dừng công việc đang làm lại, nhìn kỹ cô rồi nói: “Cháu đúng là một cô nhóc trưởng thành sớm.”

Mỗi khi dì Mai nói thế, cô sẽ kiêu ngạo mà đáp: “Vậy mà mọi khi dì vẫn coi cháu là đứa ngốc.” Và dì Mai sẽ luôn đáp lại: “Trưởng thành sớm và thông minh là hai chuyện khác nhau.”

Nhưng dần dần, khi giúp dì Mai chuẩn bị bữa tối, Hứa Qua không còn hơi tý mở miệng là nói về người ấy như trước. Thậm chí còn không biết vì sao, cô cố tình giảm tần suất nói về anh. Một năm trước thôi cô còn không kiêng kị như vậy.

Ông cụ nhìn khuôn mặt buồn bã của Hứa Qua, ông lại lần nữa áp tay lên đỉnh đầu cô. Cô cụp mắt, đổi câu hỏi “Vậy cuối cùng hai anh em kia có ở bên nhau hay không” thành “Vậy cuối cùng hai anh em kia sống ra sao?”

Câu trả lời của ông cụ: “Lúc sau khi đã về nhà, anh em họ đến tận lúc chết cũng không có chia xa” làm Hứa Qua đứng dưới thành cầu ngẩn ngơ thật lâu.

Một lúc lâu sau, Hứa Qua vẫn đứng đó, nhưng ông cụ tự xưng là người Palestine đã rời đi từ lúc nào. Hứa Qua tin khi ngày hôm nay trôi qua, chẳng ai còn nhớ tới hai anh em trong câu chuyện. Cô cũng nghĩ nhất định không lâu nữa, cô cũng sẽ quên mất.

Nhưng giờ phút này, Hứa Qua đem câu chuyện xưa của ông cụ kể không sót một chữ. Kể xong, Hứa Qua cảm giác mình như vừa tẩu hoả nhập ma, không đoán được cảm xúc của người người đang ngồi trên giường, trước mặt cô lúc này.

Anh im lặng cực kì, đến mức Hứa Qua cảm thấy vận mệnh đang tạo ra một điều gì đó.

Để che giấu hoảng loạn, Hứa Qua khô khốc nói: “Anh nói, có phải hay không đoạn chuyện xưa này người kể đã nhận ra hai anh em họ, ý em là cha mẹ, cha mẹ...”

Càng nói càng loạn, đơn giản hơn, ngậm miệng lại.

Bọn họ đều không nói nữa, trầm mặc kéo dài đến khi anh dùng ngón tay lướt qua trán cô, đem tóc đang vương trước mặt sửa sang lại. Dừng một lúc, ngón tay anh như tràn đầy ma lực, chạm vào tủ kính trong phòng cô.

“Em sẽ không khiến anh ấy bị mọi người chê cười, em cũng chỉ muốn được ở bên anh ấy, giúp anh ấy, cái gì em cũng không làm.” Cứ như vậy Hứa Qua nói ra một mạch, nói xong cũng không hiểu mình vừa nói gì.

Hứa Qua cảm thấy đó hẳn phải là một thứ tư tưởng tốt đẹp, không phải là mấy câu cổ hủ như: “Toàn bộ gia sản cũng chỉ có cửa hàng kim khí.”

Mấy người buôn bán ở chợ khi bàn luận về người ấy đều dùng một giọng tiếc nuối: “Người thông minh như thằng nhóc đó lẽ ra phải được đến một đất nước tiên tiến để học tập, phát triển, chứ không phải suốt ngày cầm dây điện để làm khoá cho người ta mà lấy đó làm niềm tự hào.” Những lời này luôn làm Hứa Qua khó chịu, đến mức làm cô suy nghĩ đêm nọ qua đêm kia.

Có lẽ dì Mai đã nói đúng: “Cháu đúng là một cô nhóc trưởng thành sớm.”

“Em đúng là một cô nhóc trưởng thành sớm.” Lần này, Hứa Qua nghe được từ người khác không phải dì Mai.

Câu này cũng khiến Hứa Qua hơi khó chịu, xem ra, anh ấy không chỉ làm ra chuyện trộm quần jeans, mà còn thích đứng ở góc tường nghe lén. Chắc chắn anh ấy ngày thường chuyên đi nghe lén chuyện giữa cô và dì Mai.

“Em nghĩ em sẽ giúp cậu ấy thế nào? Giúp cậu ấy kinh doanh cái tiệm kim khí ấy phát đạt sao?” Anh nói.

Chỉ cần anh ấy nói, cô nhất định sẽ giúp. Hứa Qua nghĩ trong lòng như vậy, chỉ là cô không nói ra.

Hứa Qua luôn cho rằng, so với bạn bè cùng tuổi, cô tinh ý hơn rất nhiều. Những cái đó cô nhanh nhạy như khứu giác của chó săn vậy, ví như cô đang biết rõ rằng anh đang mất hứng. Mà cô không muốn anh mất hứng.

Quả nhiên là anh đang mất hứng. Anh nâng cao giọng: “Em cùng lắm chỉ giúp cậu ấy được một thời gian. Sau đó đến khi em kết hôn thì cậu ấy cho em nhiều của hồi môn?”

“Không... em sẽ không lấy chồng.” Hứa Qua vội vội vàng vàng nói ra.

Kế tiếp lại là bầu không khí trầm mặc làm Hứa Qua không thở nổi.

Lúc lâu sau---

Lần này trên trán Hứa Qua là cả một bàn tay đang úp lên.

“Biết không, hiệp sĩ còn có một năng lực siêu hạng, đó chính là nhìn trước được tương lai. Cho nên em nghe anh nói này, về sau việc gì xảy ra cũng không cần đến em quản. Em nên giống những cô bé mười hai tuổi khác, chỉ ăn cơm, ngủ, học tập, biết rõ mình yêu cái đẹp, mệt mỏi vì nuôi tóc dài, trong đầu chỉ có suy nghĩ nên cắt hay nên nuôi tóc.”

Mím môi chặt, Hứa Qua muốn dùng hành động nhỏ bé này để cho anh thấy cô đang mất hứng. So với người kia, vị trước mặt này càng giống một người anh hơn. Cô khẳng định nếu chân mình có bị đau, nhất định anh sẽ coi cô là bảo bối cõng trên lưng.

Tiếng thở dài như có như không. “Hứa Qua.” Anh nghiêm túc kêu tên cô.

Tiếp tục mím môi.

Tiếng thở dài biến thành tiếng nói trầm thấp: “Em sẽ không đuổi kịp cậu ấy. So với cậu ấy, kiểu thông minh của hai người giống như kích cỡ của miếng phomai và cái ngà voi. Nếu em có thể thông minh như một chú chó nghiệp vụ thì cậu ta đã là một con báo tinh ranh, cắn chết con mồi to lớn trong nháy mắt.”

“Khi em có thành thạo bắn súng cao su thì cậu ấy đã có thể cầm chắc khẩu tiểu liên, bắn kẻ địch thành cái tổ ong vò vẽ.”

“Hứa Qua, việc duy nhất em cần làm tốt là làm một cô con gái nhà tiệm kim khí ngoan ngoãn, đáng yêu.”

Cuối cùng cô không mím môi nữa, mà nhíu mày. Mấy lời dài dòng này vào tai Hứa Qua như gió thổi mây bay, cô không rõ anh nói những lời đàm tếu sau lưng này với cô để làm gì? Mãi về sau này, Hứa Qua mới tin điều mà đêm nay anh đã nói với cô: “Hiệp sĩ còn có một năng lực siêu hạng, đó chính là nhìn trước được tương lai. Cho nên em nghe anh nói này, về sau việc gì xảy ra cũng không cần đến em quản.”

Bởi vì không nghe lời anh, Hứa Qua đã phải chịu trừng phạt. Mà sự trừng phạt ấy biến thành mảnh ký ức tồi tệ nhất mà tới những năm tháng sau này, Hứa Qua muốn nhét vào một chiếc hộp và vứt đi nhưng không thể.

Và đi cùng với đó là vận mệnh gắn bó chặt chẽ giữa cô và người ấy.

- -

Vối Vối: Sắp có biến...

Editor: Vối Vối

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.