Đường Chuyên

Chương 13: Q.18 - Chương 13: Đầu Độc




Khi Vân Diệp và Tân Nguyệt đang bàn luận hoàng đế và Từ Huệ thì Lý Nhị cũng đang cùng Trường Tôn thị nói tới Vân Diệp, một tiểu cô nương thanh tú ở bên hầu hạ, đang mài mực, Lý Nhị muốn vẽ sen tàn trong ao.

- Bao lâu rồi Vân Diệp chưa vào cung nhỉ? Từ khi tham gia đại điển của thái thượng hoàng xong thì không thấy bóng dáng y đâu, y có vào thăm nàng không?

Lý Nhị cầm bút chuẩn bị vẽ, đột nhiên ngừng lại hỏi:

- Không có, thiếp cũng gặp y lần cuối ở cung Chiêu Dương, nghe nói hiện giờ y suốt ngày chơi bời, hôm qua còn mở tiệc lớn đãi khách, như muốn chết đuối trong rượu luôn vậy.

Trường Tôn thị chỉ cần nhắc tới Vân Diệp là oán niệm rất lớn, mình dần lớn tuổi, chỉ muốn con cái vây quanh, không ngờ thái tử suốt ngày bận rộn, Thanh Tước trốn dưới lòng đất, Lý Trì học ở thư viện, chỉ có Vân Diệp thanh nhàn lại né tránh không tới.

- Ha ha, trẫm không nghĩ thế đâu, người thông minh thì lúc nào cũng là người thông minh, ta thấy hôm qua y tổ chức tiệc có huyền cơ đấy. Vân gia đem toàn bộ tiền gửi vào tiền trang, hừ, tới tận hơn bốn mươi vạn ngân tệ, nàng nghe rõ nhé, là ngân tệ, không phải tiền đồng, đại khái tiền đồng nhà y đổi hết thành ngân tệ đổi, đang đợi trẫm đúc tiền đồng quy mô lớn để kiếm lớn đó. Nghe nói Trình gia, Ngưu gia, Tần gia đều làm theo, tiểu tử thối, đợi trẫm kiếm tiền cho y. Hiện giờ y nhất định đang rất tò mò là ai bày kế cho trẫm, để trẫm xem tên tiên sinh y lợi hại hay mấy đứa học sinh của y lợi hại, lấy mâu người chống thuẫn người, chính hợp ý trẫm.

Lý Nhị đắc ý nói xong vẽ trên giấy một nét, Từ Huệ thấy Lý Nhị vẽ xong một nét lại không có ý vẽ tiếp, liền lau mực dư đi, Lý Nhị đặt bút xuống nói:

- Còn lại do nàng hoàn thành nhé.

Từ Huệ nhún mình thi lễ rồi tiếp tụ vẽ bức tàn hà đồ, mực vẽ là do Ly Thạch căn cứ vào Ô Quy đồ của Vân Diệp làm ra, hiện được văn nhân mặc khách yêu thích rộng rãi.

Vẽ tranh trên giấy tuyên bạch chú trọng bút xuống là thành, một khi vẽ sai là không thể thay đổi, Lý Nhị vừa rồi nghĩ tới Vân Diệp khó tránh khỏi lòng bực bội, nên không vẽ tiếp được, Trường Tôn thị mang ấm trà của Lý Nhị tới, đặt vào tay ông ta:

- Vân Diệp muốn lười, hiện giờ y là khúc gỗ, đẩy một cái thì đụng một cái, nếu bệ hạ muốn y chủ động làm việc e là rất khó, mấy năm qua triều đình biến hóa làm y cảnh giác, thiếp thân thậm chí cho rằng y sợ rồi.

- Y sợ cái gì, làm việc đàng hoàng có việc gì phải sợ, loại thần tử thông minh lại hiểu đối nhân xử thế như y là trẫm thích nhất, trị thiên hạ có dư, lại không có năng lực phản loạn. Trẫm cầu thủ hạ toàn thần tử như thế mà không được, bất kể luận công huân của y, hay luận tình cảm bao năm qua, chỉ cần không phải là sai lầm như Hầu Quân Tập thì trẫm đều tha thứ cho y. Thực ra trong lòng trẫm, địa vị của y và Thừa Càn, Thanh Tước là như nhau.

Từ Huệ nghe hoàng đế nói thế kinh ngạc thoáng dừng lại, mực trên đầu bút làm gốc sen đen xì, nàng lấy một cái bút lông nhỏ, đưa vài nét chỗ mực đó thành một tảng đá Thái Hồ.

- Y là một người nhát gan, từ nhỏ được sư phụ thần tiên cưng chiều, tới Đại Đường lại được đám Trình Giảo Kim Ngưu Tiến Đạt cưng chiều, về sau lại được thiếp cưng chiều, cuối cùng người cưng chiều y thành bệ hạ. Mười mấy năm mưa thuận gió hòa, làm việc gì cũng dựa vào cảm tính, giờ có con rồi, tất nhiên không dám làm sằng làm bệnh, sợ đi sai một bước, thực ra thiếp thích nhất y ở điểm này, không vì được chiều mà sinh kiêu, rất hiếm có.

Vân Diệp cắn răng vào hoàng cung, hôm nay bị triệu vào cung với lý do cực kỳ cổ quái! Đế mời Vân Diệp xem bức tàn hà đồ mới vẽ, đây là chuyện chưa từng có, trước kia Vân Diệp bị gọi vào cung đơn giản ngắn gọn như, xéo vào cung, xéo tới đây, rất ít khi bảo Vân Diệp vào cung bình thường, còn về lời nói cực kỳ lịch sự mời vào cung xem tranh thì Vân Diệp chỉ thấy Lý Nhị dùng với Nhan Chi Thôi lão tiên sinh.

Vào cung đã thấy không khí quỷ dị, ngay cả ánh mắt thị vệ soát người cũng như hàm chứa chuyện gì đó, muốn nói lại thôi làm người ta rùng mình. Đoàn Hồng đi như một bóng ma chân không dính đất, khi sắp tới điện Lưỡng Nghi có một nữ tử váy xanh len lén thò đầu từ sau đại thụ ra quan sát mình. Hoàng Cung không có chỗ nào bình thường hết, phía lãnh cung còn có một bầy quạ lớn kêu ầm ĩ, cửa cung cũng không biết tra dầu, mở ra nghe ken két như mở cửa địa ngục.

Bên ngoài ánh mặt trời cực tốt, Lý Nhị lại đợi trong cung điện u ám, thấy Vân Diệp đi vào liền vẫy tay gọi. Lúc này Vân Diệp rất hi vọng Trường Tôn thị cũng có mặt, lát nữa Lý Nhị muốn hạ độc thủ ít nhiều còn có chỗ cầu cứu.

- Xéo lại đây, trẫm có ăn thịt ngươi đâu, rụt rụt rè rè làm gì?

Lý Nhị hơi tức giận rống lên:

Thế này mới đúng, nghe thấy Lý Nhị nổi giận, Vân Diệp liền thấy mọi thứ bình thường, tự dưng khách khí với người ta làm cái gì, hại người ta tim muốn vọt ra ngoài, cứ tưởng sắp bị chặt đầu. Vân Diệp chửi thầm Lý Nhị, chậm rì rì đi tới, tiểu cô nương váy xanh kia lại nấp vào sau màn rồi, trước mặt Lý Nhị trải một bức ( Tàn Hà Đồ), bút pháp ấu trĩ vô cùng, Vân Diệp bị Ly Thạch ép khổ công luyện vẽ, cho nên tốt xấu vẫn phân biệt được.

Chẳng những bút pháp không tốt, độ đậm nhạt cũng chẳng ra sao, bố cục không hợp lý lắm, chính giữa bức tranh là một cành sen tàn, đây đúng là hành vi bại não, làm hỏng hết vẻ đẹp của bức tranh.

- Vẽ thế nào?

Lý Nhị gõ bàn hỏi, Vân Diệp nhạy bén phát hiện Lý Nhị cũng không tán thành bức tranh này, nhất định không phải do ông ta vẽ, với tính của ông ta, dù vẽ ra cục phân chó cũng dương dương đắc ý.

Vân Diệp nhìn quanh rất lâu, khen bố cục điện Lưỡng Nghi, khen mấy món bảo bối trên bàn, trọng điểm khen ấm trà, vì ấm trà được ông ta chơi làm từ màu đen phât ánh hồng.

- Ấm trà này là bảo bối, trẫm biết, nhưng trẫm hỏi ngươi bức tranh này, ngươi nói lung tung đi đâu rồi.

Lý Nhị cũng lấy làm lạ, chỉ cần nói chuyện với Vân Diệp là vô cớ nổi giận, chỉ cần bợp Vân Diệp một cái là lòng lại thư thái. Có điều nghĩ tới Trường Tôn thị nói hiện giờ Vân Diệp vô cùng sợ mình, nên cố nhịn không đánh y.

- Bệ hạ, chúng ta nói chuyện khác đi, bức tranh này không đáng nhắc tới.

Lý Nhị bật cười, sau màn lại rung động kịch liệt, nhìn ra rồi, bức tranh này do nữ nhân tên Từ Huệ vẽ.

- Từ Huệ, hết hy vọng rồi chứ, Vân Diệp là danh gia vẽ rùa, y nói nàng vẽ không đẹp, vậy tức là có khuyết điểm, nàng còn trẻ, cứ làm lại từ đầu là được.

Vân Diệp lắc đầu:

- Bệ hạ, món vẽ tranh này không phải cứ cần cù là được, nhiều khi cần tới thiên phận, dù sao bức tranh này thần không thấy thiên phận ở đâu.

Bất kể Vân Diệp nói sao, Từ Huệ đều không dám xông ra, lễ pháp phải giữ, Vân Diệp ở cùng những trưởng bối như Trường Tôn thị, Dương phi, Âm phi thì không cần quá chú trọng lễ pháp, nhưng với nữ nhân như Từ Huệ thì phải tị hiềm.

Lý Nhị ngẩn ra:

- Quá khắt khe, nàng ấy mới mười lăm tuổi, còn có không gian tiến bộ.

Xem ra Từ Huệ rất được sủng ái, thế mà đã nói giúp rồi, người ta mới mười lăm tuổi đã họa hại người ta rồi, còn mặt mũi mà nói, già mà không nên nết.

- Bệ hạ, ấm trà này mỗi ngày chỉ cần kiên trì dùng trà ngâm, cầm trên tay chơi, đợi khi trà ngấm vào trong ấm, bệ hạ không cần lá trà, riêng đổ nước vào thôi cũng có thể uống được trà ngon thượng phẩm.

Lý Nhị thấy sau màn vẫn rung động, quay lại bực mình nói:

- Đánh giá đi, đừng nói lan man.

Tài nữ sinh ra là dùng để đả kích, Vân Diệp nhấc bút viết lên tranh: "Sương xuống lá sen tàn, quỷ một chân đội khăn tiêu dao."

Lý Nhị dở khóc dở cười, nghiền ngẫm ý nghĩa, lại nhìn bức tranh, cành sen khô chính giữa chẳng phải giống con quỷ một chân đội khăn tiêu dao hay sao, không kìm được cười phá lên.

Vân Diệp nhìn ra rồi, cũng không biết Từ Huệ làm nũng với Lý Nhị ra sao, nên mới kéo y tới để dương danh cho nàng, vẽ tệ như thế còn dám xin người khác bình phẩm. Đoán chừng Lý Nhị cũng xấu hổ không dám gọi người khác, nên gọi mình tới cho có, đã vào cung rồi rồi chơi trò cung đấu, cứ hướng thẳng tới mục tiêu cuối cùng là hoàng hậu đi, bày trò văn nhã làm cái gì.

Lý Nhị dẫn Vân Diệp đi, để lại chỗ thương tâm này cho Từ Huệ, Từ Huệ nhìn bức tranh trên bản, tỉ mỉ nghiền ngẫm câu Vân Diệp để lại, mặt lúc xanh lúc trắng.

Lý Nhị thích tản bộ bên ao Thái Dịch, không cần biết xuân hè gì hết, Khúc Giang là nước chảy, cả năm không đóng băng, ao Thái Dịch là ao tù, chỉ cần gió lạnh thổi qua là kết băng. Thực ra nó là một phần công trình thủy lợi của Trường An, khi nước lên thì trữ nước, khi hạn thì thả nước, giống công năng của hồ chứa nước. Do hiện giờ là mùa đông, nước trong ao bị tháo chảy quá nửa, chỉ còn lại một lớp cạn, bộ phận gần bờ đã đóng băng, chỉ có chính giữa còn vũng nước đen xì. Mấy con vịt không kịp bay về phía nam quanh quẩn bên ao kiếm ăn.

Vân Diệp luôn cho rằng Trường An lạnh nhất không phải là giữa đông, mà là mới nhập đông, lúc này người ta còn chưa quen với cái lạnh, cho nên cảm thấy lạnh vô cùng, nhất là bên ao Thái Dịch, gió cứ chui vào trong y phục, chẳng mấy chốc Vân Diệp rụt đầu như rùa.

- Khí thế của người trẻ tuổi đâu rồi, suốt ngày sống bừa bãi, làm thân thể cũng đi xuống, sau này còn mong các ngươi giúp quản lý giang sơn, trẫm sao yên tâm được.

Lý Nhị răn dạy Vân Diệp:

Vân Diệp hai tay đút vào ống tay áo, đầu lắc liên hồi:

- Thần chẳng định giúp quản lý giang sơn, chỉ định sống khoái hoạt cả đời, Đại Đường không còn chuyện gì cần thần quản nữa, thêm hay bớt thần cũng không sao, thần định nấp dưới cánh bệ hạ phú quý của đời là được.

- Thật thế không? Tiểu tử, ngươi muốn kết cục cũng không phải không được, ngươi nói nói đúng, hiện giờ trẫm cũng cảm thấy mình chẳng còn mấy tác dụng nữa, xách kiếm chẳng tìm thấy địch, đúng là vô vị. Đại Đường đã qua thời kỳ mở rộng, trọng yếu là nội chính, điểm này ngươi cần có nhận thức tỉnh táo, chú trọng dân sinh khó tránh khỏi ủy khuất quân ngũ.

- Thời đại thái bình có quá nhiều quân đội là tai họa chứ không phải phúc, có binh mã trong tay là muốn diệt gì đó, đánh gì đó, vì quân ngũ bản thân nó là một nhân tố bất ổn. Trẫm là hoàng đế trên ngựa, tất nhiên hiểu tướng sĩ muốn gì, ai cũng muốn công huân, ai cũng muốn phú quý, nhưng bách tính quá ít, không nuôi nổi nhiều huân quý ăn không ngồi rồi như thế. Đó là nguyên nhân vì sao trẫm giảm bớt huân quý, không phải vì họ là thủ hạ của tiên đế mà bãi truất phong tước. Đương nhiên trong chuyện này trẫm cũng có lòng riêng, bãi truất họ hơn là bãi truất huynh đệ của trẫm.

- Nói với ngưới những chuyện này là để ngươi nói với các lão tướng, phú quý của bọ họ là dùng mạng sống đánh đổi được, trẫm sẽ không vô duyên vô cớ tước đoạt. Hiện quốc gia đã vào thời kỳ tương đối hòa bình rồi, nên hưởng phúc.

Mặt Lý Nhị bị gió lạnh thổi đỏ bừng, nhưng tinh thần cực tốt, Vân Diệp luôn cho rằng chỉ cần đừng ăn đan dược chứa trì, thủy ngân thì với tố chất thân thể của ông ta, tuyệt đối không tới mức sống đến năm mấy tuổi đã chết.

- Bệ hạ cho phép các lão tướng hưởng phúc, sao lại nghiêm khắc với bản thân như thế, trong điện Lưỡng Nghi ngay thắp thêm một ngọn nến cũng không thắp. Thần còn nghe nói bệ hạ mỗi ngày đấu kiếm tăng thêm nửa canh giờ, ăn uống bỏ cả món thịt kho mà bệ hạ thích nhất, rau tăng lên tới tám thành, không ăn gạo mịn, mà ăn lương thực thô, nhà phổ thông ở Trường An cũng không tới mức như thế.

Đó là nguyên nhân Vân Diệp kính sợ Lý Nhị, đang yên đang lành lại làm thế, đó là biểu hiện của người có đại chí, thấy cái bụng phệ của Lý Nhị ngày một teo lại, Vân Diệp càng thêm sợ ông ta, có trời mới biết ông ta hạ quyết tâm gì.

- Ha ha ha, đó là cái giá mà trẫm làm hoàng đế phải trả, chúng ta đang đi trên con đường mà tiền nhân chưa từng đi, trẫm muốn đi xa một chút, cho nên từ bây giờ cần phải phấn đấu. Quần thần bắt đầu trễ nải rồi, trẫm thì không thể, trẫm phải theo dõi cái quốc gia này tới khi nhắm mắt. Đáng tiếc trường sinh chỉ là hư vô, nếu không trẫm rất muốn thử.

Vân Diệp lấy từ trong lòng ra ba tấm ngọc bài đưa cho Lý Nhị:

- Bệ hạ, vi thần vô tình phát hiện ra ba tấm ngọc bài này khi mặt trời lặn sẽ hiện ra ba bức tranh, một là độc giác quỷ vương, một là Ứng long, một là mặt nạ ghi "tẫn đông kỷ mẫu". Hàn Triệt nói cái mặt nạ này thuộc về Tân Mỵ Nhân, nhưng thần cho rằng chỉ cần lột da mặt một người đeo lên mặt mình liền có được trí tuệ của người đó thì hoàn toàn là láo toét, nên mất đi hứng thú với mấy chuyện ghê tởm này. Nếu bệ hạ có hứng thú, vậy thử tìm tấm ngọc bài cuối cùng, xem xem có chút hi vọng trường sinh nào không?

Vân Diệp cùng Lý Nhị đợi tới lúc mặt trời lặn nhìn thấy hình vẽ ngọc bài phát ra, Lý Nhị tất nhiên là biết Tân Mỵ Nhân, nhưng không biết gì về Độc giác quỷ vương và Ứng long. Hai quân thần ngồi trong cung điện trống không nhìn hình vẽ hiện lên rồi mất đi, khi trời tối hẳn vẫn không nói câu nào.

Mùa đông trời tối sớm, Vân Diệp không thể ở lại trong cung, đành từ biệt hoàng đế, Lý Nhị phẩy tay biểu thị đồng ý. Vân Diệp rời cung liền tới thẳng nhà Trình Giảo Kim, hoàng đế bảo mình vỗ về các lão thần, tất nhiên phải làm.

Vân Diệp đem lời Lý Nhị yêu cầu chuyển đạt đọc như đọc sách cho Trình Giáo Kim nghe, lại đem chuyện mình ở trong cung kể hết một lượt.

Lão Trình không quan tâm Lý Nhị nói cái gì, mở miệng ra là hỏi Vân Diệp giao cơ mật thần tiên cho hoàng đế có dụng ý gì.

- Tiểu chất sợ rồi, nay Đại Đường bốn bề thanh bình, bệ hạ lại lập chí hướng, dù là chí hướng gì cũng gây tác động chưa từng có, so với đối diện với nguy cơ chưa rõ, chẳng bằng để bệ hạ đem tâm tư dùng vào tìm kiếm Bạch Ngọc Kinh, như thế còn đệ chúng ta thấy được con đường phía trước, tránh bị chí hướng của bệ hạ kéo xuống mương.

Vân Diệp thấy Lý Nhị tận tâm trị quốc, thậm chí nói là nếm mật nằm gai liền biết hỏng rồi. Đại chí của Vương Nhị Cẩu là cưới được quả phụ béo dưới gốc hòe, đại chí của Tiền Tam mặt rỗ là tranh thủ năm nay kiếm được năm mươi ngân tệ, đó đều chẳng phải chuyện gì to tát, nhưng chí hướng của Lý Nhị thì kinh khủng, ai mà biết ông ta muốn làm cái gì, chẳng may não nóng lên muốn cải cái này, cách cái kia thì lớn chuyện.

Tiền đồng nói không chừng là nguyên nhân, chẳng may ông ta cho thế giới này bất công với người nghèo, muốn mọi người nghèo cùng nhau thì hơn mười năm nỗ lực của Vân Diệp sẽ trôi theo dòng nước. Một người đáng sợ nhất khi tư tưởng không xác định, Lý Nhị hiện là người có quyền lực nhất tinh cầu này, ý nghĩa nào đó có thể nói ông ta muốn làm gì thì làm, chán làm người, liền muốn làm thần. Lăng Yên các nổi danh lịch sử tới giờ còn chưa xuất hiện, làm Vân Diệp sao yên tâm được, không có Lăng Yên Các thì không có sự tôn trọng từ nội tâm, tương lai của các công thần không chút đảm bảo nào, sinh tử nằm trong một ý nghĩ của hoàng đế, thực là chuyện khủng bố nhất trên đời.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.