Lý Thái không ngờ dệt được ra dạ, nhìn tấm thảm được đưa tới, công
nghệ thuộc hàng đầu, Vân Diệp ngửi rất lâu mà không thấy mùi lạ, thứ này tốt, quân trang thủy quân của mình phải dùng nó làm, hiện giờ y phục
bằng vải bố, thùng thà thùng thình, mất mặt.
Thư của Trình Giảo
Kim chỉ có những tràng cười lớn, có thể tưởng tượng Lão Trình khi nhận
được quân báo nói đại quân thuận lợi hoàn thành nhiệm vụ quay về đã mừng phát cuồng thế nào.
Thư của Lão Ngưu chỉ có mấy chữ đơn giản, tốt, tốt, về nhà ăn mừng.
Xem xong thư của những người này, Vân Diệp mất đi hứng thú xem những bức
thư khác, sắp xếp lại thư tín, thuận tay ném lên bàn, một lá thư kỳ quái thu hút ánh mắt của y, bên trên chữ viết xiêu vẹo, chỉ có hai chữ cha
cha gần như không nhận ra được, vội mở ra, nước mắt tuôn như suối.
"Cha, con biết viết chữ rồi!" Không có ký tên, chỉ có mấy chữ như vậy, cộng
cả chữ ngoài phong bì chỉ có bảy chữ, nhưng khơi lên sóng vạn trượng
trong lòng y.
- Đại nhi tử của lão tử biết viết thư rồi.
Tâm
tư của Vân Diệp tức thì vượt muôn trùng núi non, như nhìn thấy đứa con
bụ bẫm quỳ bên bàn thấp, cắn răng, mím môi, viết từng chữ một, bên cạnh
là mỹ phụ như con hồ ly tinh.
Nghĩ tới mỹ phụ, tâm Vân Diệp liền
trở nên yên tĩnh, con đứa bé nhà ai ba tuổi biết viết chữ, cái tuổi còn
quấn tã đó học chữ cái gì, nhất định do tay mẹ nó viết, nữ nhân đo biết
rõ điểm yếu của trượng phu ở đâu.
Nổi giận đùng đùng lục tung
đống thư, quả nhiên tìm thấy thư của Lý An Lan, bỏ luôn lời nói nhảm bỏ
bùa y ở đoạn đầu, bỏ luôn danh sách thứ nàng muốn ở giữa thư, xem phần
cuối.
" Dung Nhi năm nay đã ba tuổi, cũng may ông trời phù hộ,
con rất khỏe, không bệnh không tật, thiếp thân cũng khỏe, chàng không
cần lo lắng. Hiện Dung Nhi đã biết viết rồi, tuy chữ hơi xấu, nhưng viết vài chữ cho cha mình thì không vấn đề gì, phụ hoàng thiếp năm nay đại
thọ, thiên hạ cùng chúc mừng, thiếp thân cũng về cung chúc thọ, khi
thiếp chỉ mong về cung, phu quân ở sa trường xông pha mũi tên hòn đạn,
mạng như trứng chồng, mong phu quân trân trọng."
Gấp thư lại xoa má, lại lấy nước sạch rửa mặt, dùng khăn ấp ấp lên mắt một lúc mới đẩy cửa ra ngoài giải khuây.
Mặt đông phủ thứ sử khói đen dày đặc, còn có tiếng đại sĩ đọc kinh, hòa
thượng niệm phật, khói đen đã bốc lên ba ngày rồi, hòa thượng và đạo sĩ
cũng bận rộn ba ngày ba đêm, thi hài rất nhiều, mỗi khi các ngỗ tác ghép được một bộ hài cốt liền có phụ binh mang đi thiêu, cuối cùng cho vào
một cái bình, đợi Vân Diệp đưa về kinh.
Cũng nên đi tiễn bọn họ,
cát bụi về với cát bụi, nếu còn bất mãn hoặc xỉ nhục gì thì bây giờ hẳn
cũng tiêu tan rồi, bộ hạ của mình cũng có đãi ngộ như vậy, khác biệt duy nhất là trên bình có tên tuổi, Vân gia trang cũng có ba người chiến tử.
Bảy hán tử cao lớn bị lửa đốt ra tro, chỉ còn lại nhúm tro cốt, đám ngỗ tác đợi tro cốt nguội, lấy xẻng xúc vào bình, một cơn gió thỏi qua, làm tro cốt trên xẻng bị thỏi đi không ít, ngỗ tác mặc kệ, rất tùy tiện đổ số
tro cốt còn lại vào bình.
- Kéo chúng xuống, đánh mỗi tên ba mươi gậy, hành hình xong tiếp tục hỏa thiêu thi thể tướng sĩ, còn xảy ra
chuyện này thì chặt đầu.
Tướng sĩ thủy quân tức thì xông lên kéo
đám ngỗ tác ra ngoài hành hình, Vân Diệp đi tới bên một tướng sĩ tự nạn
chuẩn bị hỏa thiêu, chỉnh trang lại cho hắn, rồi mới châm lửa, nhìn thân hình người trẻ tuổi dần bị lửa nuốt chửng, vẫy tay từ biệt.
Trong sân xếp đầy bình, Thành Huyền Anh đang cần thận lau bụi bên trên, đầu
bù tóc rối, đạo bào trên người có mấy chỗ bị thủng, chẳng còn chút khí
khái siêu nhiên của Tây Hoa pháp sư.
" Ngậm miệng thực ra là cách tu hành tốt nhất," Thành Huyền Anh cười lấy trong túi ra một tờ giấy
đặt vào tay Vân Diệp, ngồi khoanh chân trong đống bình, im lặng niệm
kinh, hắn không có lưỡi, không có đạo bào hoa lệ, nhưng Vân Diệp thấy
hắn càng giống một tu sĩ hơn, trong ánh mắt chứa sự từ bi, làm người ta
bất giác muốn tới gần, cảm giác khiến người ta bình an vui vẻ.
Thời gian qua Thành Huyền Anh đi khắp Đông Hải, không cưỡi ngựa, không ngồi
xe, chỉ dựa vào hai chân, hắn truyền đạo không dựa vào miệng, mà bằng
hành động của mình.
Hắn mang tiền tài của mình chia cho người cần cứu trợ, đem đạo bào đắt tiền của mình hiến cho đạo quán nhỏ chỉ có một đạo sĩ, vì đạo quán cũ nát đó thương hỏa không dứt, hương dân xung
quanh chỉ tin tam thanh, không tin thần linh khác, dù cac đó không xa có một ngôi chùa lớn ở nơi phong cảnh cực đẹp.
Hắn dùng lễ đệ tử
với lão đạo sĩ gần đất xa trời trong đạo quán đó, tự tay sửa sang lại
đạo quán, mỗi ngày nhìn lão đạo sĩ cầu phúc, trừ tai cho hương dân tới
dâng hương, nhìn lão đạo sĩ may áo cho ăn mày, kêu oan cho bách tính bị
oan khuất, nhìn lão đạo sĩ dùng y thuật chẳng cao minh trị bệnh cho
hương dân, một số đơn thuốc không chính xác, Thành Huyền Anh tin số
người lão đạo sĩ trị chết nhiều hơn cứu sống.
Một đêm mưa tuyết, lão đạo sĩ chết, không phải bị mưu sát, mà vì quá già.
Thành Huyền Anh kiên trì nói lão đạo sĩ chết rất an bình, mặt mang vẻ từ bi,
trước khi chết nhất định thoát khỏi sự trói buộc của thể xác, tới cảnh
giới mới.
Uống một ngụm trà, Thành Huyền Anh viết lên giấy :" Đó
thực sự là một người chết, vạn người khóc, hương dân mang cả nhà tới,
mang đồ ăn ngon nhất tới tiễn đưa lão đạo sĩ, còn có mấy vị lão nhân đem quan tài gỗ của mình tặng cho lão đạo sĩ, bốn chín ngày sau còn có
hương dân tới tiễn đưa lão đạo sĩ."
Hương dân ngó lơ Thành Huyền
Anh, kệ quy củ của đạo gia không tắm rửa, không thay áo, không chôn
trong quan tài, cứ nhất quyết tổ chức rình rang như thân nhân của mình.
" Vân hầu, lão đạo sĩ chết bốn chín ngày, mà diện mạo không đổi, thậm chí tóc, râu, móc tay còn dài ra, hương dân tin rằng lão đạo sĩ đã đắc đạo
phi thăng. Không chôn thi thể xuống đất, mà xây cho ông ấy một tòa tháp, tuy không cao, nhưng đều bằng gạch xanh, hiện hương dân bái tam thanh
xong, đi bái lão đạo sĩ, hiển nhiên lão đạo sĩ thành thần tiên rồi."
Chẳng quan tâm mấy lời huyền hoặc của hắn, chẳng hỏi cũng biết hắn nói quá
lên, ví như xung quanh ai cũng theo đạo gia mà đạo quán lại rách nát,
chùa triền lại to đẹp à? Chẳng qua muốn làm nổi bật mỹ đức của Đạo gia,
Vân Diệp chẳng thèm bóc trần, chỉ nói:
- Thành Huyền Anh, lần này
ngươi tìm ta là vì chuyện ấy à? Nếu muốn gì thì cứ nói thẳng, nể tình
thời gian qua ngươi đi khắp Đông Hải vạch trần tục lệ xấu, ta sẽ đồng ý.
Thành Huyền Anh cười mấy tiếng, viết nhanh :" Vân hầu ta chỉ muốn xin đặt tro cốt tướng sĩ chết trận ở Đăng Tiên quan, ở chốn cát tường đó, tướng sĩ
sẽ được bình an."
- Ta sẽ điều tra, nếu đúng như ngươi nói, ta sẽ đưa tro cốt tướng sĩ bản địa chết trận đặt trong Đăng Tiên quan, tro
cốt con cháu Quan Trung ta mang về Trường An giao cho người nhà.
Thành Huyền Anh gật đầu chấp thuận, tựa hồ tự tin lắm.
- Nếu đạo quán quá nhỏ, ta có thể bỏ tiền xây một đạo quán lớn hơn.
- Không cần Vân hầu phí công, các tín đồ đã bắt đầu mở rộng đạo quán rồi, từng viên gạch phiến ngói đều do quyên tặc, bần đạo định đem nó thành
đạo quán của bách tính, nên không cần quan phụ tham gia, không muốn hào
môn đại hộ tham dự, thà đi xin bố thì từng đồng ở làng quê chứ không
dùng tiền tài của Vân hầu.
- Tốt, Thành Huyền Anh, chỗ này có túi vàng cát, ngươi cầm đi, đừng coi nó như tiền tài, coi như vật liệu xanh dựng là được, bất kể là tượng Phật hay thần tiên đều cần dát vàng,
ngươi muốn xin vàng ở làng quê e khó lắm, coi như là thù lao ngươi bảo
tồn tro cốt tướng sĩ đừng khách khí.
Thành Huyền Anh chẳng vì ít vàng quá coi trọng, cám ơn xong rời phủ thứ sử, đợi Vân Diệp sai người điều tra Đăng Tiên Quan.
Hỏi qua tướng sĩ cùng gia quyến người chết, bọn họ nghe nói chuẩn bị đưa
tro cốt vào Đăng Tiên quan liền đồng ý ngay, nhiều người định mang tro
cốt về mộ tổ cũng đổi ý, xem ra thanh danh, phong thủy của Đăng Tiên
quan rất tốt.