Vừa mới mơ mơ màng màng thì Vân Mộ xông vào, cho một con thỏ ướt sũng vào
trong chăn, Na Mộ Nhật ré lên ngồi bật dậy, cuống quít bắt con thỏ ra,
quát hỏi Vân Mộ vì sao làm thế?
Nhìn bộ dạng tủi thân của khuê nữ, Vân Diệp không đành lòng, ôm khuê nữ
vào chăn ôn tồn hỏi có chuyện gì, trẻ bảy tám tuổi là lúc chó chê gà
ghét, nghịch ngợm một tý không có vấn đề.
- Vượng Tài cắn thỏ bị thương.
Khuê nữ thút thít trả lời, Vân Diệp lấy con thỏ từ tay Na Mộ Nhật lắc
một cái, phát hiện con thỏ không bị thương mà chết queo rồi, đầu xoay
một vòng.
- Cha, chúng ta tìm Tôn công công xin chữa cho thỏ được không?
Thấy khuê nữ sắp khóc, Vân Diệp thở dài, lúc này phải đi tìm Diêm Vương chứ không phải Lão Tôn.
- Con à, thỏ bị cắn chết rồi, không bằng cha dậy nướng thỏ cho con ăn được không? Thỏ quay cũng rất ngon, con muốn ăn thế nào?
Vân Mộ hơi do dự, biết cha nướng thỏ rất ngon, nhưng vừa rồi chỉ muốn
cứu thỏ chứ không phải ăn thịt thỏ, sao chớp mắt cái đã thành chọn lựa
giữa nướng với quay rồi?
Khi Vân Diệp và Vân Mộ nói chuyện thì Na Mộ Nhật không bao giờ xen mồm
vào, cong môi hậm hực mặc y phục, đến khi hai cha con quyết định đem kho thì nàng đã mặc xong.
Vân Diệp bế Vân Mộ lên đầu xoay một vòng, hai cha con đi lột da làm sạch thỏ, Vân Mộ làm trợ thủ, sau đó món thịt thỏ thơm nức được đưa tới chỗ
nãi nãi.
Nhìn Vân Mộ nhảy tung tăng, Vân Diệp rất hạnh phúc, đứa bé thật ngoan, biết hiếu kính nãi nãi rồi.
Vân Thọ cầm cuốn sách đi vào, thấy phụ thân đang lột da thỏ, liền ở bên
xem, Vân Diệp lấy dao xoay một vòng tròn, cần một mẩu da lột roẹt một
cái, được tấm da thỏ hoàn chỉnh, Vân Thọ và Vân Mộ lớn tiếng reo hò,
Linh Đang che mặt đem hai đứa bé đi rửa mặt, nàng cho rằng trẻ con không nên xem thứ này.
Lúc ăn cơm có thêm một món thịt thỏ, Vân Mộ gắp thịt thỏ cho nãi nãi,
nãi nãi không ăn, thơm tôn nữ một cái, nói có tấm lòng này là đủ nãi nãi no bụng rồi. Dù sao thịt thỏ cũng đi một vòng rồi trở lại trước mặt Vân Mộ, đáng thương cho Vân Thọ bị mẫu thân ra lệnh, đang phải kiêng thịt,
gặm bánh bao ủy khuất nhìn mẫu thân. Tân Nguyệt vờ như không thấy gắp
vào đĩa của Vân Thọ một miếng rau, nàng cho rằng Vân Thọ quá béo là bởi
vì ăn thịt.
Vân Mộ rất biết ý, thấy ca ca sắp giận liền đặt đùi thỏ vào đĩa ca ca,
Tân Nguyệt định nói thì bị Vân Diệp trừng mắt lên, đành ấm ức ăn cơm.
Vân Thọ gắp thịt thỏ lên ngửi, thương tâm đặt vào đĩa đệ đệ Vân Hoan,
mình gặm rau, rồi nhét bánh bao vào miệng, húp cháo nuốt xuống, sau đó
bỏ bát xuống chạy đi.
Đợi các con đi hết rồi, Tân Nguyệt nói:
- Là tại thiếp, thiếp sai, Thọ Nhi là đứa trẻ ngon có nghị lực, thiếp không nên cưỡng ép nó.
Vân Diệp hầm hừ lau miệng, chắp tay rời nhà.
- Lễ pháp là thứ để trị quốc, ổn định nhân dân, để nhân dân có trật tự,
sau đó mới có lợi ích lớn. Khi người khác phạm lễ pháp thì phải trừng
phạt, hắn nhận tội rồi thì phải khoan thứ, theo đức hạnh xử lý hắn, tính toán năng lực mà bố trí hắn, chọn thời cơ có lợi mà hành động, không
gây phiền toái cho hậu nhân, đó là tinh túy của lễ pháp.
- Thọ Nhi, hôm nay ngươi có giữ lễ pháp không?
Giọng không nhanh không chậm của Ly Thạch từ trong phòng truyền ra, ông
là thầy lễ giáo của Vân Thọ, mỗi đầu và giữa tháng đều tới nhà lên lớp
cho Vân Thọ, chủ yếu là lễ pháp. Thực ra Vân Diệp cũng không biết nội
dung của lễ pháp có cái này, hiện đứng ngoài cửa nghe, có được chút thu
hoạch, lễ pháp là cơ sở không thể lay động của vương triều phong kiến.
Nhìn từ phản ứng của Vân Thọ thì nó không hề bài xích, đứa bé này từ
trong xương mang một sự kiêu ngạo, đó là do Tân Nguyệt gây ra, từ nhỏ nó được mẫu thân nói cho biết, tổ sư gia gia nhà mình là thần tiên, mẫu
thân tận mắt thấy tổ sư gia gia phát sáng, thấy thần khí biết tự phát
nhạc, chuyện này chỉ có thể giấu trong lòng, không được nói ra, cha con
chính là do thần tiên đích thân dạy dỗ, cho nên mới thông minh như thế,
chút tuổi đã được phong hầu, còn là truyền mệnh hầu. Hứa tiên sinh vất
vả cả đời chưa có được tước vị. Khoai tây, ngọc mễ kỳ thực đều là của
nhà ta, cha con không nhẫn tâm nhìn trang hộ chết đói mới từ bi hiến ra, hiện giờ trang hộ toàn thiên hạ đều nợ ân tình nhà ta.
Dùng tư tưởng đó mà không dạy hư trẻ con, Vân Diệp thuần túy cho rằng
một nửa gen của mình phát huy tác dụng. Đời người thiếu niên sáng
nghiệp, trung niên dạy con, lão niên hưởng phúc, đó là con đường phải
đi, bỏ qua bất kỳ mắt xích nào cũng là thiếu sót, mỗi một giai đoạn đều
phải có trọng điểm.
Mười ba năm gian khổ chinh chiến đã lập nên nền tảng chắc chắn cho Vân
gia, giờ cuối cùng đã tới lúc dạy con rồi, Đại Đường vẫn là xã hội chết
yểu, ba mươi tuổi xưng lão phu, năm mươi tuổi là cao thọ, bảy mươi tuổi
có thể muốn làm gì thì làm. Nghe Hứa Kính Tông nói bảy mươi cưỡng gian
không phạm pháp, Vân Diệp đang tính sống tới bảy mươi để hoành hành.
Không phải đùa, huyện Trường An phán án như vậy đấy, đếch hiểu tư duy
kiểu gì nữa, cái gì mà bảy mươi tuổi tinh khô huyết kiệt? Vô Thiệt cách
vách đã tám mươi sáu rồi vẫn vặn đứt ra giường, giương cung bốn thạch,
thanh niên cường tráng hai mấy tuổi như mình, chớp mắt ông ta giết mười
mấy tên. xem tại t.u.n.g.h.o.a.n.h.c.o.m
Có điều điều này cũng gián tiếp nói lên người Đại Đường đoản thọ, thư
viện Ngọc Sơn điều tra nhân khẩu cho thấy, tuổi thọ của Vân gia trang tử giàu có cũng chỉ có năm mươi mốt.
Phải chú ý, trong trang có hai vị thần nhân nổi danh y thuật, trong đó
Tôn thần tiên rảnh rỗi gặp lão nhân là bắt mạch, chưa nói Vân gia trang
tử đồ ăn phong phú, hoàn cảnh cư trú nơi khác không bì được
Trang hộ ở châu huyện xa nói tới tuổi thọ làm người ta thương tâm, Đại
Đường giàu có năm sáu năm rồi mà tuổi thọ bình quân của các trang hộ chỉ có ba mươi hai.
Tỷ lệ trẻ con chết yểu cao kinh người, phương thức sinh nở thiếu vệ sinh thành nguyên nhân tử vong lớn nhất của người mẹ và trẻ sơ sinh. Vân
Diệp sở dĩ biết nhiều con số như thế là vì học sinh thư viện sau khi làm quan luôn có thói quen thống kê, quan viên lục bộ không thừa nhận con
số này, nhưng thư viện thừa nhận. Chỉ cần là những tấu sớ bị lục bộ
thiêu hủy đều được quan viên nơi đó giao cho thư viện, rồi do thư viện
an bài học sinh thực tập chỉnh lý thành sách, năm năm qua, từ những con
số đã có thể nhìn thấy thực lực tổng hợp của mỗi châu huyện.
Thương nhân là những người nhạy bén nhất trên đời, Hà Thiệu chỉ cần về
Trường An là cắm đầu vào phòng tài liệu, đọc quên ăn quên ngủ, quản sự
thư viện muốn dùng thu phí ngăn Hà Thiệu quấy nhiễu, không ngờ Hà Thiệu
đập ngay mười kim tệ lên bàn, còn nói nếu không đủ sẽ bảo quản gia mang
tới.
Hứa Kính Tông vừa về tới thư viện làm viện phán tất nhiên không thể thấy tiền mà không lấy, bảo quản gia lấy tiền thì quá đáng, nhưng giá mỗi
lần xem mười kim tệ được định ra, hiện muốn xem những con số này không
chỉ mỗi mình Hà Thiệu, chỉ cần là thương gia lớn một chút đều phái
chưởng quầy thông minh nhất tới điều tra con số. Trả mười kim tệ không
là cái gì, làm Hứa Kính Tông hối hận rất nhiều năm.
Tới một ngày Phòng Huyền Linh xuất hiện ở cửa phòng tài liệu, quản gia
mắt chó khinh người, vỗ tấm biển thu phí lên bàn, thư viện xưa nay không có thói quen cung ứng tài liệu miễn phí, tế tướng cũng không được.
Phòng Huyền Linh cắn răng móc ra mười kim tệ vào phòng tư liệu, bị mười
mấy giá gỗ làm sững sờ, từ biển trên giá mà xét, mười bốn đạo, ba trăm
châu quận, trong danh sách lại có tới một trăm báy mươi ba châu, đại bộ
phận là châu huyện giàu có, danh sách của Quan Trung nhiều nhất, không
thiếu châu nào.
Ông ta vội vàng ghi chép lại con số của Thắng châu xa xôi nhất ở Quan
Nội, về tới trung thư tỉnh thắp đèn thức đêm đối chiếu, kết quả cuối
cùng là không sai lệch chút nào, ghi chép của thư viện thậm chí còn tỉ
mỉ hơn quá nhiều.
Trung thư tỉnh, môn hạ tỉnh, thượng thư tỉnh ngay trong đêm ra ba đạo
văn thư, hi vọng thư viện giao con số này do trung thư quản lý, đều bị
trả về, thư viện nói, chuyện này cần bệ hạ gật đầu, trước thư viện Ngọc
Sơn còn có hai chữ nữa là "hoàng gia"! Thư viện trước khi thu lại được
chi phí lao động sẽ không suy xét.