Đường Chuyên

Chương 26: Q.15 - Chương 26: Tri kỷ




Ngụy vương Thái nhìn trúng nữ nhi một học cứu, thế là cướp về, tối hôm đó động phòng luôn, hôm sau tiểu cô nương tập tễnh về nhà mẹ đẻ khóc lóc, chuẩn bị treo cổ, quản gia của vương phủ lại tới cướp tiểu cô nương đi, định mang về cho Ngụy vương tiếp tục dày vò.

*** Học cứu: chế độ khoa cử thời Đường, chỉ người chuyên nghiên cứu Kinh thư rồi đi thi, về sau dùng để chỉ những kẻ hủ nho.

Tất cả xảy ra giữa ban ngày ban mặt, lão học cứu ngửa mặt gào khóc, lấy đầu húc trống Đăng Văn, muốn cầu kiến hoàng đế, hoàng đế phẫn nộ, cho rằng Ngụy vương làm chuyện hoang đường, lệnh Lý Thái tự xử lý, nếu không khó thoát tội.

Ngụy Trưng thấy hoàng đế xử lý qua loa thì cực kỳ bất mãn, cho rằng Ngụy vương cưỡng chiếm dân nữ là phạm luật trời, phải nghiêm trừng mới đúng, bệ hạ một không đưa Ngụy vương tới phủ tông nhân quản giáo, hai không làm chủ cho dân là không nên, đây là dấu hiệu bức dân làm phản.

Hoàng đế rất tán đồng, lệnh Lý Thái tiếp nhận chư vị đại thần tra hỏi, ai ngờ trước mặt đại thần vị lão học cứu kia nói mình gõ trống Đăng Văn, chính là vì muốn gặp thông gia, tuy mình là tiểu dân, nhưng khuê nữ không thể thiếu lễ số, Ngụy vương nạp khuê nữ mình làm thiếp, là vinh dự của cả nhà, liên quan gì tới các đại thần?

Biết mình đã mắc bẫy, Ngụy Trưng cuống quít kết thúc sự việc, tân phi của Ngụy vương chuyên môn lên triều làm chứng cho phu quân, nói mình cam tâm tình nguyện, làm gì có chuyện cưỡng chiếm dân nữ, toàn là đồn đại lung tung, thiếu chút nữa làm hỏng thanh danh hoàng gia.

Lý Thái lấy đại thần ra chơi đùa, nghiêm trọng hơn sự kiện của Vân Diệp nhiều, Ngụy Trưng không để ý tới dân nữ án gì nữa, dâng tấu nói mình vô cớ bị xỉ nhục, kiên quyết cáo lão về quê, cùng dâng tấu từ chức còn có sáu vị lão thần.

Đây chính là truyền thuyết Ngụy vương nạp thiếp sao? Vân Diêp nghe thấy chuyện này chỉ biết lắc đầu cười khổ, trên lịch sử Lý Thái đúng là làm thế, chỉ vì báo thù đám người Ngụy Trưng tịch thu đổ phương do hắn mở ở kinh thành.

Hiện phát sinh chuyện này, Vân Diệp biết Lý Thái đang dùng biện pháp đặc thù giúp mình, lòng cảm khái vô tận, lúc thế này huynh đệ vẫn đáng tin nhất, tâm huyết bao năm không uổng phí.

Lý Thái cuối cùng bị giam lỏng trong điện Vũ Đức, cấm túc một năm làm lắng dịu lửa giận của các đại thần, đám Ngụy Trưng quay đầu lại chuẩn bị quét sạch thế lực của Vân Diệp ở Trường An, không cho Vân gia một cơ hội trở lại nào nữa, đột nhiên phát hiện cửa hiểu của Vân gia và Hà gia trừ hiệu thuốc còn mở, tất cả đều đóng cửa không kinh doanh nữa.

Ông ta mơ hồ cảm thấy có gì đó không lành, tới tiện nghi phường ở phường nhà mình tra xét mới phát hiện chủ hiệu đã đổi người, đang giương trống mở cờ bài bố, chuẩn bị mở cửa trở lại. Hỏi ra mới biết toàn bộ tiện nghi phường ở Trường An đã đổi chủ, Hà Thiệu trừ lấy đi tấm biển tiện nghi phường, còn lại bán trọn gói cho huân quý Trường An, nhà Ngụy Trưng mua liền ba cái.

Thế này làm sao được? Mình thanh trừ Vân gia, nhưng tuyệt đối không phải để vơ vét tiền tài, trở về nhà xử lý đại nhi tức mua cửa hiệu, nhìn thấy đứa con ngốc ôm lấy thê tử khóc lóc, Ngụy Trưng lòng như dao cắt, mấy năm qua mình mải mê chính vụ, thiếu để ý tới đại nhi tử đầu óc không bình thường, đã cùng thương gia quan hệ rất sâu, tuy người quyết định là đại nhi tức, nhưng chiêu bài là của Trịnh quốc công Ngụy Trưng ông ta.

Cửa hiệu trả lại, nhưng nhi tức xưa nay hiền lành từ đó không nói không rằng.

Gia sự quốc sự chẳng chuyện này thuận lợi, điều duy nhất đáng mừng là hình như Vân Diệp đã chấp nhận số mệnh rồi, suốt ngày ra ruộng canh tác làm vui, nhàn rỗi dẫn gia tướng vào Tần Lĩnh săn bắn, bỏ mặc ngoài tai lời đồn ở Trường An, im lặng nhẫn nhịn, cả việc chửi lại cũng không có.

Hôm nay Ngụy Trưng muốn xem bản đồ địa lý Nhạc Châu, tòa thành đó vẫn xây dựng đúng trình tự, hiện giờ tuy chỉ thấy nền móng, nhưng tác dụng liên lạc bắc nam của nó đã hiện ra, vô số lưu dân tiếp tục từ núi, đầm lầy đi ra, chiến loạn liên miên khiến nhân khẩu thất tán đã dần khôi phục.

Lao dịch trước kia đã mang đủ tiền lương về quê nhà, tội tù cũng đã được thả, rất nhiều người lựa chọn ở lại Nhạc Châu làm lao dịch, kiếm không ít thù lao.

Nay làm việc ở công trường đều là thủy tặc Động Đình Hồ, bọn chúng đang lao động vất vả dưới sự quản chế của quân pháp nghiêm ngặt, xử trí nghiêm khắc như vậy chẳng khiến bách tính Nhạc Châu thương hại, ai cũng biết chúng đang chuộc tội, chỉ cần thủy tặc có gan bỏ trốn, thậm chí không cần Trường Tôn Xung truy bắt, bách tính đã bắt hắn mang về, bọn họ cho rằng, nhà cửa của mình do thủy tặc phá hủy, vậy phải do chúng thay mình xây lại ngôi nhà to hơn.

Công tác mua bán đất đang được tiến hành lành mạnh, trên tấm bản đồ lớn đánh dấu rõ ràng đâu là ly cung hoàng gia, đâu là nha môn quan phủ, đâu là doanh trại đại quân, đâu là khu thương nghiệp, khu dân cư, thậm chí Vân Diệp để lại trong thành hai ngọn đồi không cao, chuyên môn cho bách tính giải trí.

Nhìn thủy đạo chằng chịt, sông chảy ao chứa, Ngụy Trưng giật mình vi năng lực bố trí của Vân Diệp, hai con đê dài như hai cánh tay, ôm chặt lấy yếu đạo thủy lục, thêm thời gian nữa, Ngụy Trưng có thể nhìn ra tòa tân thành này phồn hoa ra sao.

Lấy thứ này là vì huân quý Trường An hi vọng có thể được chia một chén canh, muốn để lại một phần sản nghiệp cho nhà mình ở Nhạc Châu, Ngụy Trưng cân nhắc kỹ lưỡng cuối cùng phê trả lại với Quan Đình Lung. Tiêu quy Tào tùy, triệt để đóng cánh cửa vào Nhạc Châu với huân quý Trường An.

Xử lý xong công văn, Ngụy Trưng ngồi ngây ra trên ghế, mình đối đãi với Vân Diệp như thế có công bằng không? Lần đầu tiên ông ta nhận ra mình không đứng ở góc độ công bằng nhìn nhận Vân Diệp, đa phần do bản thân sợ hãi với điều chưa biết, nên luôn xét nét, đề phòng, ác cảm thậm chí có cả chút ghen tỵ nhỏ nhen với trí tuệ của y.

Từ trước đó rất lâu ông ta đã cùng Vân Diệp thảo luận vấn đề tài phú và đạo đức, khi ấy Vân Diệp nói y không thích nhìn thấy bách tính bần cùng mà thiện lương, thà giàu có mà vô tình còn hơn, y nói, bần cùng là tội lỗi, vì sao bánh tính cần cù thiện lương phải đời đời chịu đựng sự nghèo khó.

Ngụy Trưng vẫn nhớ khuôn mặt kích động của Vân Diệp khi đó, những năm qua y vẫn nỗ lực vì mục tiêu, còn bản thân mình đã xa rời lý tưởng ban đầu.

Tiêu Hà định ra, Tào Tham làm theo. (Tiêu Hà là đại thần của Hán Cao Tổ, đã lập ra chế độ quy chương.Tiêu Hà chết, Tào Tham làm tể tướng, vẫn giữ nguyên quy chương, chế độ của Tiêu Hà, ví với lớp sau hoàn toàn thực hiện theo phương thức của lớp trước)

….

Người ta nói ngắm sông núi có ba cảnh giới, thứ nhất là nhìn núi thấy núi, nhìn sông thấy sông. Thứ hai là nhìn núi không phải núi, nhìn sông không phải sông. Cảnh giới thứ ba càng ghê gớm, nhìn núi vẫn là núi, nhìn sông vẫn là sông.

Vân Diệp nhìn ngắm sông núi ba tháng, từ mùa xuân cho tới khi lập hạ, bụng Linh Đang đã to lên, nhưng sông núi vẫn chẳng khác gì trước kia, không biết hiện đang ở cảnh giới đầu tiên hay mình vượt qua tiên triết tới cảnh giới tối cao rồi?

Chẳng trách người ta nói thiên tài và thằng ngốc cách nhau một bước.

Diêu Tư Liêm lão tiên sinh gần đây cứ chạy tới Vân gia, chẳng hề biết quy tắc bám cao đạp thấp của quan trường, ông ta thích ăn đậu nành của Vân gia, còn ăn mãi không chán, ăn đậu thiếu rượu sao được, uống say rồi cùng Vân Diệp ngồi dưới bóng cổ thù, bình luận anh hùng cổ kim.

- Tào Mạnh Đức, kiêu hùng một đời, là hậu đại hoạn quan không lấy là sỉ nhục, ngược lại đường mây rộng bước, lập tay làm mây úp tay làm mưa, ép thiên tử lệnh chư hầu, làm phong vân biến sắc, ấy là bậc nhân kiệt.

- Giản Chi tiên sinh bất mãn với ( Tam Quốc Chí) do Trần Thọ làm, càng bất mãn với ( Trần Thọ truyện) do Phòng tướng viết, cho rằng kẻ đầu là hạng đưa tay vòi tiền người chết, kẻ sau mắt mù tai điếc cổ vũ, vì sao bản thân không tự làm lại ( Tam Quốc Chí) tránh hậu nhân bị nịnh tặc mê hoặc, tới khi đó tên vừa nêu ra, vang vòng tứ hải, làm Phòng tướng thẹn chết có phải là hay không?

- Tên tặc tử Trần Thọ làm giới viết sử bọn ta thẹn chết rồi. Năm xưa Đinh Nghi, Đinh Hạo thịnh danh ở Ngụy, Thọ nói: "Nếu tìm cho ta được nghìn hộc lương, ta sẽ vì tôn phụ mà viết truyện cho hay." Họ không đồng ý, Thọ không lập truyện cho họ nữa. Cha Thọ bị là tham quân của Mã Tốc, Tốc làm mất Nhai Đình, cha Thọ cũng bị Gia Cát Lượng xử chung, Gia Cát Chiêm khinh Thọ. Nên Thọ lập truyện, nói Lượng tương lược phi trường, vô ứng địch chi tài ; ngôn chiêm duy công thư, bảo tài của Lượng không bằng tiếng tăm. Lấy công báo thù riêng, nhiều người nghị luận.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.