Một mùa đông, đêm thứ bảy cuối tuần, sau rạp cinêma tan. Cỡ 10.30 giờ đêm, tôi lững thững đi bộ về đằng ngõ hẻm, qua bao nhiêu gian nhà hàng xóm mới tới nhà tôi. Bóng than đỏ rực phập phồng với bóng lửa đêm, trà trộn với bóng người ngồi xung quanh già và trẻ 5 người đang ngồi, thêm tôi vào là 6 người. Trong lúc đó thì không biết là mấy người đó đã kể mấy chuyện ma vui qua rồi. Khi tôi ngồi xuống thì bắt đầu nghe câu chuyện của làng dọc theo bên kia sông Mêkông:
- Có hai làng cũng xa nhau chừng 1 km, một làng nhỏ, thêm một làng thì lớn hơn có cả chùa chiền đã lâu. Làng nhỏ thì mỗi lần cúng bái hay đám tang thì cũng tụ họp tới làng lớn làm cúng bái theo truyền thống phong tục. Người ở hai làng thì cũng như quen mặt nhau hết cả làng, không có đường xe gì cả, chỉ có đường bộ hay xài ghe nhỏ thôi.
Ngôi làng nhỏ có hai anh em song sanh giống nhau như đúc, làm cho người hay lầm lẫn từ làng nhỏ tới làng lớn luôn luôn như vậy. Hai anh em tánh nết rất là đàng hoàng và lòng lại lương thiện nữa. Khi còn độc thân, hai anh em hay đến làng trên sửa sang chùa chiền giúp nhau hàng rằm nếu có cúng bái. Đến khi lớn lên và có gia đình, khi rảnh rỗi vẫn thường xuyên đến giúp chùa, chỉ có người em không được đến vì lấy vợ trong thành phố. Người anh thì lấy vợ trong làng, vẫn còn ở đó.
Cuối tháng 11 âm lịch ở Lào, mùa mưa đã dừng hạt đổ, sắp đến mùa gặt lúa thì người dân có thời giờ thêm một chút. Đêm về anh là người rất chăm chỉ, đi chài cá được nhiều để chia cho ba mẹ anh và gia đình đằng vợ nữa. Đời sống rất êm ấm với vợ và một đứa con trai 6 tuổi. Trời lạnh đã đổ sương, anh phải mặc thêm một cái áo bên ngoài khi chài cá.
Một hôm, chẳng may trời ghen tuổi tác con người. Đêm đó, anh đang chài cá ngược dọc theo sông ở trên làng lớn. Cũng gần nửa đêm thì trời đổ cơn mưa, anh nghĩ là chài thêm một chút mới về mặc kệ trời mưa, thân thể anh vừa lạnh lại vừa mệt mỏi. Anh cầm cái chài lên quăng trong cơn mưa gió lạnh nửa đêm thì bất thình lình cái chài mắc vào cái cúc ở tay áo và cuốn anh xuống sông theo trong cơn mệt đó. Anh mất bình tĩnh giãy giụa thì cái chài càng quấn lấy thân anh rồi anh đã chìm xuống đó trong nửa đêm một mình mà không có một lời được chào tạm biệt ai cả.
Một sáng buồn bã của người vợ với con nhỏ. Đêm qua cô đã thơ thẩn khấn vái cho chồng được bình an, với lòng mong đợi chồng đã quá giờ về nhà như thường xuyên. Cô đã xong nấu xôi sáng cho sư thầy, thì trong lúc đó có một người trong làng đến và hỏi cô:
- Đêm qua có phải đi chài cá không? Nếu đi thì sao lại để cho chiếc ghe nhỏ lơ lửng ở bờ sông, không cột dây mà cá còn đầy trên thuyền vậy?
Cô òa lên khóc tại chỗ và chạy thẳng xuống bờ sông. Trời vẫn còn chập choạng sáng, người làng đưa tin thấy lạ mới chạy theo cô tới bờ sông. Cô đứng ngó chiếc thuyền như mất hồn và bất tỉnh xuống tại chỗ. Người chạy theo cô cột ghe và nhặt cá lên để ở bờ, xong vác cô lên nhà. Người thân và người làng ai nghe cũng mất hồn viá chạy tới an ủi và giúp những cái gì mà làm được.
Cả làng đều chung một ý kiến là:
- Chiếc thuyền đầy là cá đã trở về đưa tin cho vợ con anh và người làng, như báo là anh đã chết từ đêm qua, trong khi nước sông Mêkông chảy một chiều mà chiếc thuyền lơ lửng cách xa bờ cỡ 5 mét cả đêm mà không chảy xuôi theo nước sông.
Trong lúc bối rối đó, đứa con trai 6 tuổi nói:
- Đêm qua còn mơ thấy ba về thơm con và mẹ mỗi người một miếng. Ba đứng ngó con và mẹ một lát rồi ba mới quay lưng đi. Hình như lúc đó con thấy ba đứng khóc đó mẹ.
Đứa bé nói xong thì gia đình đằng cô đón về trông nom, còn cô thì chỉ có giọt nước mắt không nói nên lời gì cả.
Người trong làng nhỏ với thân nhân bắt đầu chia việc đi báo cho từng làng một ở men sông theo đời sống người nơi đó, nếu thấy xác anh nổi lên thì báo cho nhau biết. Còn người già cả thì đi coi bói hay vào chùa nhờ vả: “Coi anh bây giờ ở đâu, sống hay chết? Câu trả lời: Anh đã chết“. Hình như câu trả lời chẳng làm cho ai vui lên cả, chỉ có nỗi buồn sầu thương tiếc và chờ đợi thôi.
Cho đến chiều hôm ngày đó thì nhà cô đầy tất cả người trong làng đến chia buồn ngồi chơi cho tới khuya. Còn cá mà nhặt lên từ trên ghe buổi sáng nay thì cúng vào chùa ở làng trên.
3 ngày đêm trông ngóng và chia nhau canh gác theo bờ sông đã trôi qua. Nỗi đau đớn lòng ngóng chờ từng giây phút trôi qua.
Sáng hôm thứ tư, có hai người từ làng trên xuống kiếm tìm và đưa tin là:
- Đã thấy xác anh rồi với cái chài quấn thân anh. Người làng trên thấy anh là người quá quen thuộc nên đem xác anh lên chùa vẫn nguyên vẹn cái chài quấn vẫn còn đó.
Dừng một hơi thở như đứng tim của người trong làng nhỏ rồi tất cả bắt đầu dạo gót lẹ chừng nửa tiếng lên làng trên.
Trong khi đến thì sân chùa đã đầy người làng trên đang quét dọn sắp soạn nơi nghỉ ngơi, nấu ăn và chuẩn bị đồ thợ mộc để làm hòm cho anh theo truyền thống. Người làng nhỏ lên tới cũng không ai ngừng được giọt nước mắt với cái thương tiếc nhau trong lòng. Bây giờ xác anh được tắm rửa và thay quần áo gọn gàng. Nghe người làng nói và chỉ tay:
- Người em của anh đã đến đây từ sớm giúp việc chùa, đang quét dọn nơi nấu ăn xa xa nơi khách đến chia buồn. Thân nhân ngó thấy anh ai cũng rỏ nước mắt. Anh lặng lặng không nói năng với ai gì cả, chỉ biết là trong chùa sai việc gì thì anh làm, xa nơi người đến cúng bái và nơi để xác. Khi không có việc gì thì anh ngồi ở gốc cây đề buồn buồn một mình, anh không mấy ở trong sân chùa, anh hay đứng hay ngồi ngó xuống bờ sông với hai dòng nước mắt. Người làng ai cũng nghĩ rằng anh quá buồn nên không nói với ai và cũng không ai đến quấy rối anh. Tất cả ai cũng xúm nhau vào nỗi buồn và đám ma, cũng chẳng còn cái để ý nhau nữa. Tối không có đèn điện, thắp bằng đèn dầu với đèn cầy. Anh ngồi nơi tối tối và ngó về đằng chiếc hòm đựng xác với hai dòng nước mắt. Người cả hai làng ngó rất là thảm thương hoàn cảnh trước mắt của người em chồng.
Ngày thiêu táng đã tới, mùi hôi rực rỡ khắp chùa vì xác anh đã ngâm dưới nước 4 ngày trước rồi. 2 giờ trưa đã tới, chiếc hòm bắt đầu rời khỏi lan can chùa về đầu làng nơi thiêu người. Hai làng đông đủ người chia buồn. Thân nhân và mọi người vẫn thấy người em chồng đứng xa xa nơi tụng niệm và ngó chằm chằm thẳng vào chiếc hòm với hai dòng nước mắt cho tới khi lửa cháy lên thì anh quay lưng về trước. Ai cũng nghĩ là anh quá buồn nên không một ai nhắc tới. Chiều người trở về chùa dọn dẹp và trở về làng. Sáng hôm sau là ngày đi nhặt xương cốt người chết vào chùa.
Thắm thoát thời gian từ ngày anh chết cũng đã 7 ngày rồi, cũng tới ngày cúng làm nhà táng bằng giấy với quần áo đem vào chùa cúng cho anh theo phong tục. Thêm một ngày bận rộn của người làng nhỏ xum họp đông đủ giúp nhau làm đồ cúng. Chập choạng tối đêm đó, người mải làm bông hoa, người nấu cháo ăn đêm thì bỗng có tiếng ba của anh chết nói vang lên:
- Con đã bỏ đi đâu mà sau đi thiêu táng tại sao không về nhà ở chia buồn với thân nhân mà hôm nay mới về?
Anh trả lời:
- Con đi công tác mới về tới nhà chiều hôm nay, vừa vào nhà thì vợ con mới nói cho con nghe. Con với vợ ráo bước rồi mướn đò qua sông đến đây. Vợ con có bầu 6 tháng đứa con đầu, cô bệnh luôn luôn nên không được đến đám ma, và cô cũng gửi tiền cúng bái giúp nhau từ ngày đầu.
Hai vợ chồng vừa khóc vừa chạy tới ôm ba mẹ với chị dâu trước mặt người làng đông đủ. Khi lời nói anh tới đây, hình như có gì đụng chạm vào lòng người đang ngồi đầy đó.
Một ông già hàng xóm ngồi đó mới hỏi tiếp:
- Ông thấy bóng con ở đám ma mà sao lại nói đi công tác, rồi nghe tin hôm nay và mới tới bây giờ.
Thân nhân và tất cả người nghe nói chuyện, quay mặt lại ngó hai vợ chồng thấy lạ, rồi tất cả cũng đầy khuôn mặt lạ, cũng như đang chờ câu trả lời.
Người con dâu đang mang bầu nói:
- Anh mới bước vào nhà chưa được tắm rửa cũng chưa được ăn bát cơm chiều nữa thì đã vội vã, và khóc lóc khi nghe tin buồn từ quê nhà. Sao tất cả mọi người ở đây lại nói là anh đến giúp đám ma được??? Tôi cũng không hiểu là các người đang nói chuyện gì đây???
Sau im tiếng người thì ba của anh mới bắt đầu kể lại câu chuyện mà bao nhiêu người thấy. Chuyện là:
- Người từ làng mình đến làng trên kia, thì ai cũng thấy con về giúp đám ma, lúc nào con cũng ở xa xa bà con thân nhân, chỉ có mỉm cười nhạt nhạt như người đang quá buồn thôi, giờ con hiểu không? Với tất cả bao nhiêu đôi mắt đang ngó con nè, vì người ta cũng thấy con, mà con như lúc nào cũng lánh xa người và ngồi một mình.
Người em song sanh với vợ, giờ mới hiểu là tại sao khi vừa mới đến thì ai cũng ngó mình là lạ vậy, rồi hai vợ chồng ngồi xuống vừa ăn cơm chiều vừa kể chuyện. Ai cũng muốn nghe là anh không được ở trong đám ma tuần trước đây. Lúc đó, người làng từ nhà dưới cũng chạy lên nhà trên để nghe hai vợ chồng trò chuyện với thân nhân.
Ở trong đám ma đó không phải là con. Cô vợ tiếp lời:
- Anh chưa được tắm rửa gì cả, vé máy bay còn ở trong túi quần anh nè.
Lời nói tới đây, đã làm cho tất cả mọi người đang ngồi nghe chuyện, bầu không khí trở nên im lặng lạnh lùng như nghe cả hơi thở của nhau, chỉ còn đôi mắt ngó lia lịa như báo cho biết là trong đám ma đó đã xẩy ra chuyện lạ lùng. Đêm nay không ai không nổi gai ốc, lạnh cột sống ngó nhau, đến nỗi mấy cô em gái trong làng không dám xuống nhà dưới trông coi nồi cháo đêm luôn. Hai vợ chồng với chị dâu cùng ba mẹ, bà con không hãm được tiếng khóc với giọt nước mắt thêm lần nữa là trong đêm nay.
Hai vợ chồng mới nói ra trước hàng xóm đang ngồi nghe là:
- Người mà giúp đám ma hai ngày đó chính là anh tôi, là xác chết nằm ở đó. Ngày mai chúng mình đến chùa cúng bái nhà giấy sau đám tang bảy ngày theo phong tục, thì tìm hiểu với ông sư thầy trong chùa thêm.
Đêm nay nhiều người trong làng đến đông đủ chia buồn, nhưng hoàn cảnh đêm nay trở nên lạnh hồn. Ở gầm nhà không có vách với nồi cháo đang nấu, vừa ngồi vừa ngó trước ngó sau, cũng không dám ngó vào chỗ tối cả. Ai nấy đều lắc đầu với cốt chuyện xẩy ra. Xong nồi cháo, mấy cô ra về là phải nhờ người già cả đưa cho tới cửa nhà mới thôi.
Sáng ngày cúng bái đã tới, cả làng nhỏ nghỉ động thổ ruộng nương giúp nhau và chia buồn lần cuối mang đồ cúng lên chùa làng trên. Tiếng thì thầm thì thào, lạnh cột sống trên đường đi cho tới làng trên rồi lại thêm một chuyện bất ngờ để lại cho người làng trên sợ hãi và rùng mình khi nghe chuyện “hai vợ chồng người em mới về tới làng chiều tối hôm qua“.
Khi đến chùa, người thương mến cả hai làng đang chuẩn bị mâm cúng theo phong tục. Ba mẹ của anh ngồi quỳ chắp tay lễ và hỏi ông sư thầy hơn 70 tuổi với chuyện mà xẩy ra là:
- Con trai đã chết mà còn về làm đám ma cho mình.
Ông sư thầy trả lời:
- Tôi biết chứ, tôi thấy nó giúp cả ngày cho đến khi đi thiêu táng, và nó cũng xin phép là nó xin giúp chùa lần cuối trên đời nó. Đừng buồn vì tuổi tác kiếp này nó mang theo được bằng đó.
Bao nhiêu người thân nhân, bà con khi nghe lời nói này thì oà lên khóc. Rồi trong ngày cúng hôm nay cả mấy trăm đôi mắt cứ ngó vòng quanh lia lịa như đang tìm kiếm một hình bóng người đã ra đi và không bao giờ trở về nữa.
Một chuyện xẩy ra mà làm cho người cả hai làng im lặng dưới bóng đêm trong trạm thời gian dài.
Khi tôi ngồi nghe người già với đống củi đêm kể chuyện này, tôi vừa ngồi nghe vừa ngó trước ngó sau, gai ốc nổi lên từng trạm, từng trạm và khi nghe xong thì tôi đứng lên và cho một hơi thở tới trước nhà, chui vào cái mền cho đến sáng lúc nào không biết luôn.