Chớ nói khó đi, hỡi thế gian,
Đường vòng, đường tắt khoảng tấc gang.
Tạm biệt khe gai, nước khe suối,
Bạn về biển cả, ta hướng ngàn[1].
Bảo Phúc Thanh Khoát
[1] nguồn: thiền viện thường chiếu, thuongchieu.net.
Mỗi khi mệt mỏi, có bao giờ bạn từng nghĩ muốn đày thân lên một chiếc thuyền con, mặc cho sóng nước mênh mang xô đẩy đến bất cứ đâu cũng được, miễn là không dừng lại. Hoặc mộng thấy mình tới một chốn ở giữa mây mù, chỉ thấy núi xanh trập trùng bất tận cùng nước biếc trong veo như ngọc. Trên cõi đời hỗn loạn có quá nhiều áp lực khó mà chịu đựng, bởi vậy rất nhiều người hi vọng có thể rời xa những ồn ào thế tục, chọn lấy một ngôi làng tại nơi non xanh nước biếc, ở nhà tranh, ăn món quê mấy ngày. Những người đã đi qua năm tháng đều hiểu rằng, những phong cảnh phồn hoa dọc đường đều chỉ lướt qua ta mà thôi, nguyện vọng sau cùng, lại là một cuộc sống giản đơn bình đạm.
Cũng giống như mây trời, chúng ta không ngừng bôn ba trên đường trần, đến đi hối hả, thường quên bẵng mình là ai, cũng quên luôn vì ai mà lênh đênh trôi dạt thế này. Đến cuối cùng, lại xoay ra oán trách cuộc đời vì những gánh nặng chất chồng - tại cuộc sống tủn mủn này khiến cho chúng ta thân bất do kỷ. Biết bao người đã giấu đi bản tính chân thực, thả trôi theo gió đông chút thanh nhàn thoải mái sau cùng. Mặc cho năm tháng bào mòn, những cảm xúc mãnh liệt còn sót lại được là bao mà đốt cháy? Nhiều người từng nói, thời trẻ bận bịu là để lúc già có thể lưu giữ nhiều ký ức hơn. Lại chẳng biết rằng, ký ức chính là nước rót vào lòng bàn tay, dù muốn cố gắng giữ lấy, nó vẫn sẽ trôi theo dòng chảy thời gian, từ từ mất đi từng chút một. Cho tới khi một giọt cuối cùng rỉ hết, tất cả hứng thú cũng đi đến kết thúc. Một ý niệm u mê, thời đường trần quanh co, ngoắt ngoéo không dứt; một suy nghĩ giác ngộ, liền siêu thoát lục đạo[1], biển rộng trời cao. Có vị đại sư từng bảo tôi rằng, từ xưa tới nay, có rất nhiều cao tăng đã tọa hóa thành Phật, đạt đến cảnh giới Niết Bàn. Tôi liền hỏi lại, Niết Bàn sau cùng, rốt cuộc là cảnh giới nào? Đại sư đáp, có được thiên nhãn, nhìn thấu mọi sự trong tam giới, từ đây thoát khỏi lục đạo luân hồi. Kẻ tư chất ngu độn là tôi liền cho rằng, Niết Bàn chính là có thể thông linh, xa rời mộng tưởng điên đảo, vạn cảnh giai không. Cảnh thiền trong mắt người đời, luôn bao hàm rất nhiều sương mù và huyền cơ. Nhiều người muốn tiến vào cánh cửa ấy, thấm nhuần chút linh tính, để bản thân được ung dung thanh thản, song lại không dám tùy tiện dấn bước. Chỉ cảm thấy thiền cảnh muôn vàn kia, nếu chẳng có một tấm lòng mây nước thì người trần mắt thịt rốt cuộc khó mà giác ngộ.
[1] Cõi mà chúng sinh ai nấy hướng đến tùy theo nghiệp của mình, gồm: địa ngục, quỷ đói, súc sinh, A-tu-la, người, trời.
Ngộ thiền cũng phải tùy duyên, đã là tính linh thì chẳng liên quan tới những mẩu chuyện tỉ mỉ xác thực. Bất luận lịch trình cuộc đời hay quá trình ngộ thiền đều phải bỏ rườm để gọn, tùy ý mà đi, mới được tự tại. Chẳng phải thuộc làu kinh sách thì có thể thành đại sư Phật học một đời, mà giảng kinh truyền pháp, bố thí chúng sinh, mới là chân lý của Phật. Năm xưa Lục Tổ Huệ Năng không biết một chữ, nhưng lại đọc được bài kệ đại triệt đại ngộ, được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền y bát. Một gốc đại thụ chọc trời, có khi chẳng bình thản bằng một nhành phong lan, bậc đế vương chí cao vô thượng, có lúc lại chẳng sáng suốt bằng kẻ thảo dân áo vải. Trong mắt Phật, vạn vật đều không phân cao thấp sang hèn, tụ tán tùy duyên, sống chết như một.
Tình cờ đọc được một bài kệ truyền lại cho đời sau của Bảo Phúc Thanh Khoát thiền sư đời Tống, cõi lòng mê muội dường như lại giác ngộ đôi phần. “Chớ nói khó đi, hỡi thế gian, đường vòng, đường tắt khoảng tấc gang.” Khi chúng ta đương cảm thán đường trần dằng dặc, chẳng khác nào muôn núi ngàn sông, nơi nơi đều tiềm ẩn hiểm nguy thì Thanh Khoát thiền sư lại nói, đường trần gập ghềnh, đi rất gian nan, nhưng hết thảy đó, chỉ trong gang tấc là có thể siêu thoát. Đó gọi là có mong cầu là khổ, không mong cầu tất yên vui. Một người có quá nhiều nguyện vọng, quá nhiều ham muốn, thì đâu đâu cũng thấy buồn khổ vì cầu mà không được. Nếu như tâm tính bình đạm, tùy duyên tự tại, tất cả buồn khổ sẽ như mây trắng đỉnh non, tiêu tan theo gió. Chứng ngộ được cảnh giới ấy thì muôn vàn phong cảnh thế gian, nơi nào cũng là bồ đề. Nhưng dù sao chúng ta cũng là người phàm, muốn đạt đến mức không cầu không muốn chắc chắn là không thể, bởi vậy những người giác ngộ siêu thoát chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tu Phật là tu tâm, xuất gia và tu tại gia, thực không có gì khác nhau. Người xuất gia cắt đứt hết thảy trần duyên, cả đời sống dưới mái chùa trong núi, không bước vào hồng trần nửa bước. Tu tại gia lại nhằm giảm bớt chấp niệm, bình ổn tâm tính, từ bi với mình, thì mới có thể từ bi với người khác. Hết thảy phiền não trên đời đều khởi từ lòng, lòng không yên, thì vạn vật sẽ theo thế mà động. Dù mỗi ngày tụng kinh niệm Phật, vất vả ngồi thiền, ở nhà tranh, ăn rau dại, cũng khó mà đạt được thanh tịnh thực sự. Chúng ta thường nói thế gian có bao chuyện trái với lòng, mà chẳng biết rằng, suy nghĩ trong lòng là vì quá nhiều ham muốn. Nếu chịu được sự bình đạm của thời gian, lẽ nào con người lại không thể sống khỏe khoắn bằng nhành cỏ?
Người có linh tính, cây cỏ cũng có; người có máu thịt, cây cỏ thì không. Bởi vậy con người có yêu có hận, có thiện có ác, có ham muốn, có chấp niệm. Nhiều người nhìn có vẻ tốt đẹp vui tươi, thực ra lòng lại là một mảnh hoang vu. Kinh Phật viết rằng: “Thân này như bọt đọng mà người ta không thể sờ nắm. Thân này như bọt nổi, không tồn tại lâu dài. Thân này như nháng lửa, nó do sự khát khao ái dục mà sinh ra. Thân này như cây chuối, bên trong chẳng bền chắc gì. Thân này như món đồ ảo thuật, do nơi sự xáo trộn mà khởi ra. Thân này như chiêm bao, thấy nó là hư vọng chẳng thật. Thân này như cái bóng, nó theo nghiệp duyên mà hiện ra. Thân này như tiếng dội, nó phụ thuộc các nhân duyên. Thân này như mây nổi, trong phút chốc đã biến mất[1].”
[1] Trích kinh Duy Ma Cật, Đoàn Trung Còn và Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải. vào bùn lầy mà thôi. Bất luận núi sông biến đổi ra sao, bãi bể thành nương dâu thế nào, trần gian vẫn là một vở kịch không bao giờ hạ màn. Chúng ta nắm trong tay thanh kiếm thời gian, có người sẽ đi làm anh hùng tranh đoạt thiên hạ, có kẻ lại đi làm tiều phu đốn củi.
Đã biết vạn vật biến ảo vô thường, lòng chúng ta lại càng nên thanh tịnh sáng tỏ, đời người quá câu nệ, chỉ khiến bản thân chìm sâu “Tạm biệt khe gai, nước khe suối, bạn về biển cả, ta hướng ngàn.” Thanh Khoát thiền sư nói với ta rằng, vạn vật trên đời đều có chốn về, bất luận sơn hải, đều nhằm sáng tỏ chân tâm. Hoa là hoa, sương là sương, sông suối tự đổ về biển, kẻ hành thiền tự tìm vào núi sâu. Trước lúc lâm chung, ngài dặn đệ tử: “Sau khi ta chết cứ bố thí di hài cho sâu kiến, chớ đắp mộ hay xây tháp làm chi.” Ngài mất trong núi, ngồi ngay ngắn trên phiến đá. Đệ tử vâng lời dặn, nhưng không có sâu kiến nào ăn thi thể ngài, bèn hỏa táng, rắc tro ở đồng rừng. Người hành thiền đến nhường ấy, sớm đã coi sinh diệt tùy duyên, những việc đến đi trong đời, đều tan tác như mây khói. Mà chúng ta đọc bài kệ của ngài rồi, có còn cố chấp đứng chờ giữa giao lộ mùa thu, đợi xuân về hoa nở hay chăng?
Thực ra Thiền không phải một cuốn sách trời không chữ mù mờ không sao hiểu nổi. Mỗi con người sinh sống chính là Thiền, trong lòng mọi người đều có Thiền, Thiền vẫn trước sau như một dạy ta rằng, vạn pháp quy nhất, tự tại tùy duyên. Chúng ta luôn quá đỗi vội vàng nên thường lạc giữa bốn mùa của cuộc sống, còn hoa cỏ lại tùy mùa mà nở, theo hương mà tàn. Việc đời thường khéo quá hóa vụng, chỉ tùy duyên mới có thể tự tại. Có lẽ chúng ta cũng nên thả lỏng tơ lòng đang căng một chút, để bản thân nhẹ nhàng như mây trắng, nhàn tản như gió lành, ung dung như nước chảy mà trải qua cuộc sống bình thường. Phải biết rằng chẳng thể gập ngón tay mà bói được sự đời, chúng ta cần gì thương tiếc mãi một cái cây đã chết khô.
Tùy duyên không có nghĩa là buông thả, thanh nhàn cũng chẳng phải là lần lữa. Thời gian sẽ chẳng trân trọng bất kỳ ai, song chúng ta lại phải trân trọng thời gian. Làm những việc mình có thể làm, quý trọng những thứ mình có thể quý trọng. Nên biết phong cảnh năm năm đều như cũ, song thời gian đã trôi đi chẳng thể quay trở lại. Bất luận về biển rộng hay về núi sâu, cứ đơn giản là mình thì
tốt rồi.
Trà duyên,vị khách qua đường ung dung bình thản
Tới tìm Lục Hồng Tiệm mà không gặp
Dời nhà vào phố chợ,
Dâu gai dọc nẻo xa.
Cạnh rào dăm khóm cúc,
Thu về chẳng thấy hoa.
Gõ cửa không tiếng chó,
Đành sang hỏi bên nhà.
Đáp: Người vào trong núi,
Đợi về phải chiều tà.
Giảo Nhiên
Mấy năm nay, cứ canh cánh một ý tưởng xa xỉ là mở một quán trà, haycó thể gọi là phường trà, tiệm trà. Đương nhiên, quán trà phải tọa lạc tại một nơi nào đóDuyêngần sông nước ở Giang Nam. Mà tên quán trà, gọi là Vân Thủy Thiền Tâm, hoặc Trà Duyên Quá Khách. Vân Thủy Thiền Tâm, lòng thiền mây nước, mấy chữ này mang một cảm giác thanh khiết rất phong nhã, rất tịch mịch. Tựa hồ mấy chữ ấy đều liên quan tới những người có Phật tính, có tuệ căn, còn những hạng phàm tục thì không nỡ lòng nào quấy nhiễu. Mấy chữ Trà Duyên Quá Khách, lại thoang thoảng mùi khói lửa, khiến những người ngang qua quán trà đều muốn dừng chân bước vào, uống một bình trà, rũ sạch bụi bặm trên mình. Đúng vậy, quán trà mà tôi muốn có, không chỉ nhằm xây đắp giấc mộng ưu nhã cho bản thân, mà còn để chúng sinh có thể yên lòng dừng chân lại nơi đây.
Mỗi ngày, sẽ có rất nhiều vị khách khác nhau, mỗi người thưởng thức một bình trà mình ưa thích. Mà trà, lại cam lòng được khách pha bằng nước sôi, sau đó khởi đầu và kết thúc câu chuyện một đời trong chén. Quán trà phải có một khung cửa sổ đã dãi dầu năm tháng, vài bộ bàn ghế, cùng mấy ấm trà kiểu dáng khác nhau, dăm bức tự họa cũ xưa, mấy nhành hoa dại đã bị mùa qua gọt giũa. Việc buôn bán có lẽ cũng rất ảm đạm, phù hoa đều bị khóa bên ngoài cổng, chỉ có mấy đọt nắng vàng, dăm hạt bụi nhỏ, lẳng lặng đậu xuống bên bậu cửa sổ, trên mặt bàn, hay trên vạt áo khách nhân. Khách uống trà xong, lại phải hối hả đi tới trạm kế tiếp của cuộc đời, bất luận phía trước là con đường rộng thênh thang hay là ngõ nhỏ chật hẹp, hẳn đều không ngăn nổi bước chân. Chỉ mình tôi không phải lên đường, quán trà này chính là chốn nương náu của tôi, khiến tôi có thể yên ổn trú lại, tĩnh tại trông giữ năm tháng dung dị.
Khi màn đêm buông xuống, việc đời trả hết về gió bụi, mỗi đồ vật trong quán trà lại lau đi lớp phấn mờ son nhạt ban ngày. Còn tôi, cũng có thể dùng gương mặt thật, cùng chúng ngắm nhìn quang âm của trà quán. Sực tỉnh ra, mới hiểu sâu sắc rằng, trà có định mệnh của trà, ấm có nhân quả của ấm, khách có hẹn hò của khách, vạn vật trên đời, đều có tín ngưỡng và sứ mệnh riêng. Hết thảy gặp gỡ, đều bởi bèo tan ngày trước, tất cả biệt ly, đều để kiếm tìm chốn về sau cuối. Thưởng trà, chính là nhằm thưởng thức một chén thuần túy, một chén đẹp đẽ, một chén từ bi, mà chúng ta, trong sự an tĩnh, trong cái ẩm ướt của trà, cứ thế thong thả già đi...
Uống trà, đương nhiên sẽ nhớ tới LụcVũ, ông tổ của ngành trà, được người đời xưng tụng là Trà tiên, Trà thánh, Trà thần, viết ra cuốn “Trà kinh” bao hàm rất nhiều văn hóa về trà cũng như về ấm. Trăm ngàn năm nay, lò lửa tháng năm vẫn cháy rực, trong làn nước suối, lá trà xanh biếc nở ra câu chuyện kinh niên. Đã bao nhiêu vật cũ đổi qua chủ mới, song tâm trạng thưởng trà trước sau chưa từng biến đổi. Nhớ đến Lục Vũ, lại nhớ đến Giảo Nhiên, một người ngang vai ngang vế với ông, một vị cao tăng nhà Phật được tôn xưng là Thi tăng, Trà tăng. Đương nhiên, tên tuổi ngài không thể sánh với Lục Vũ, nhưng ngài và Lục Vũ là bạn vong niên sống chết có nhau, dưới sự dìu dắt và giúp đỡ của ngài, Lục Vũ mới hoàn thành được cuốn “Trà kinh” đóng vai trò to lớn trong ngành trà cũng như trong Trà học của Trung Quốc.
Trên đời có rất nhiều cao nhân vô danh, họ chấp nhận bị rêu phong tháng năm che lấp, chỉ cần giữ được một tấc quang âm thuộc về mình cũng đủ rồi.Thay đổi tâm trạng, đọc thơ Giảo Nhiên, ngọn gió thiên nhiên tươi mới từ triều Đườngchầm chậm thổi lại, khiến người ta không ngớt xao lòng. Sân nhỏ rào tre, đường mòn thu cúc, mấy tiếng chó sủa, chiều tà trong núi, ý cảnh trong đó, thực ấm áp mà trong sáng chẳng khác nào gió mát trăng thanh. Như thưởng thức một ấm trà chiều thu, giữa môi răng còn vương vấn hương cúc trắng, hương nhài, hương quế, trong đầu chúng ta lại hiện ra một bức họa, một vị cao tăng mặt mày sáng sủa, cốt cách rắn rỏi, giẫm lên bóng chiều đi trên đường núi, bỗng dừng chân trước một mảnh sân giản dị có rào tre dưới núi, song gõ cửa không thấy ai thưa. Chỉ có mấy đóa cúc hoa chưa nở, thủ thỉ những tâm sự lắt lay giữa cơn gió thu nhè nhẹ.
Vị cao tăng ấy chính là Giảo Nhiên, Thi tăng, cũng là Trà tăng thời Đường, khi chưa xuất gia mang họ Tạ, cháu mười đời của Tạ Linh Vận, người sáng lập ra phái thơ Sơn Thủy thời Nam Bắc Triều. Lục Hồng Tiệm mà ngài tìm gặp, chính là Lục Vũ. Hai người nhờ trà mà gặp gỡ, rồi quen biết nhau. Lục Vũ từ nhỏ bị người nhà bỏ rơi, được Trí Tích thiền sư trụ trì chùa Long Cái nhặt được bên bờ Tây Hồ, đem về chùa nuôi dưỡng. Lên mười hai tuổi, vì không quen sống trong chùa, ông bèn trốn khỏi chùa Long Cái, gia nhập đoàn kịch làm con hát. Về sau cơ duyên run rủi, may được quen biết với Giảo Nhiên đại sư trụ trì chùa Diệu Hỉ ở Trữ sơn, Lục Vũ mới có thể chấm dứt cuộc đời phiêu bạt lênh đênh, dốc lòng nghiên cứu Trà đạo.
Giảo Nhiên lớn hơn Lục Vũ mười mấy tuổi, từng ngao du qua rất nhiều danh sơn như Lư sơn, Thái sơn, Tung sơn, Lao sơn v.v..., đã thu hết phong cảnh trên đời vào đáy mắt. Ngài rất tâm đắc với việc tăng lữ uống trà trong danh sơn cổ tự, đó gọi là trà thiền một vị, trong chùa chiền, trà đã trở thành một thứ tập tục và văn hóa, có quan hệ mật thiết với cuộc sống của tăng nhân. Nước trà thuần tịnh, vị trà thơm mát, giúp người tu hành tẩy sạch muộn phiền thế tục, gột rửa tâm tình. Một ấm trà thơm, một vầng trăng sáng, một cơn gió lành, mấy cuốn sách kinh, bầu bạn với họ qua vô vàn tháng năm tịch mịch. Mà trà, ở trong chén của họ, cũng dần có tính linh, có thiền ý. Giảo Nhiên đã đem những đạo lý về trà mà mình ngộ được trao đổi với Lục Vũ, giúp “Trà kinh” của Lục Vũ đạt tới cảnh giới tối cao giữa thời hoàng kim của văn hóa thưởng trà.
Uống rượu là tự dối, tự say, còn thưởng trà là tự tỉnh, tự tháo gỡ khúc mắc. Người đời quá nửa là mê rượu, cho rằng hết thảy phiền não, đều có thể một chén nuốt xuống, nào biết đâu say rồi sầu muộn lại càng tăng. Nhưng uống trà có thể thanh tẩy tinh thần, chỉ mấy chén trà nhạt mà như ngọc dịch quỳnh tương, sau khi thưởng thức, phiền não tự tiêu tan. Trà ngon thực sự phải bắt nguồn từ núi sâu, không vướng bụi trần, chỉ tẩm đầy mây khói và sương móc. Ấm tốt thực sự, lại do bùn đất chôn sâu lâu ngày trộn với nước mà nặn ra, được lửa thời gian hun đúc, rồi kinh qua tháng năm đánh bóng. Người thưởng trà, phải là hạng sâu sắc mà thuần khiết, trong một chén nước trong, nhẫn chịu dụ hoặc của cõi thế. Mặc cho thế gian mù mịt gió mây, vẫn đếm hết những bình thản của tháng năm trong nhu tình của một chén trà.
Đời người phải chịu được tịch mịch. Thế gian lúc nào cũng nhan nhản phồn hoa, khuấy động cõi lòng vốn chẳng bình hòa của chúng ta. Nếu gặp lúc nôn nóng hay uể oải, nhất định sẽ có một quán trà nhàn tĩnh, thu nhận bạn và tôi. Vào những mùa khác nhau, những thời tiết khác nhau, với những tâm trạng bất đồng, thì trà uống vào, cũng sẽ có mùi vị khác nhau. Có lẽ chúng ta không hiểu được bao nhiêu văn hóa về trà trong “Trà kinh” của Lục Vũ, không hiểu những huyền diệu ẩn trong các thứ các loại trà, cũng chẳng hiểu được nhật nguyệt trong lòng ấm, nhưng trong quán trà, chỉ cần thưởng thức một chén trà hợp khẩu vị mình, chẳng vì phong nhã, chỉ để thanh tâm. Lại đọc thêm thơ của Giảo Nhiên, tuy không phải ai cũng hiểu được áng thơ ngài, nhưng chắc chắn có thể cảm nhận được ý cảnh mộc mạc đơn thuần ấy. Khi người đời đều cho rằng thiền ý thâm sâu khó biết, thực ra thiền ý chính là bãi tha ma trên nẻo đường quê, là đóa cúc trồng bên giậu, là một tiếng chó sủa, mấy hộ nhà nông.
Chớp mắt lại đã vào tiết thu trong, sen trút hết lớp xiêm y thuần tịnh, chỉ còn lá tàn cành héo trong ao, trông giữ những tâm sự dở dang. Vào lúc không người, còn có mấy cành cúc, mấy gốc quế, dưới ánh dương tự thị thanh cao. Nếu bạn từ chân trời đến, vừa khéo ngang qua một quán trà tên Trà Duyên Quá Khách, xin hãy nhớ rằng, nơi đó có một chén trà thuộc về bạn.
g