Em Định Trốn Tránh Đến Bao Giờ

Chương 10: Chương 10: Như thế gọi là " đời"




Cuốn lịch treo tường mỏng dần, lại sắp hết một năm rồi. Phụng Lê thở dài. Gần 2 năm qua, chị đã vất vả nhiều rồi - cô thầm nghĩ.

Phụng Lê đang học năm nhất Trung cấp tài chính kế toán. Chương trình học trung cấp cũng không có nhiều bài vở nên Phụng Lê đã tranh thủ đi làm thêm. Cô được Phụng Yến giới thiệu đến làm bồi bàn tại quán cà phê mà Phụng Yến đang làm. Lúc đó Phụng Lê mới biết, hóa ra chị cô luôn cố gắng làm thêm để vừa trả tiền học phí cho cô, vừa trả tiền học phí của bản thân chị. Vậy mà mẹ vẫn đối xử với chị cứ như là con rơi con vãi - Phụng Lê thầm nghĩ.

Bà Nhu bỗng kêu lên một tiếng cắt đứt dòng suy nghĩ của Phụng Lê. Cô nhanh chóng chạy đến giường của bà. Bà Nhu ốm 2 ngày nay rồi.

- Con Yến giờ này vẫn chưa về à?

- Vâng

- Tao đẻ nó ra mà nó coi tao như người ngoài. Mẹ ốm còn không buồn hỏi han lấy một câu. Chắc tao chết đi nó mới thích đây. Ôi trời ôi, số tao làm sao khổ thế này, lấy chồng nát rượu. Từ khi chúng mày đẻ ra cho đến bây giờ, một tay tao nuôi chúng mày lớn, bố chúng mày có đưa được đồng nào về nhà đâu. Hay lại mỗi khi năm hết Tết đến, người ta đến nhà đòi tiền rượu mua chịu. Giờ đến con cũng chẳng thèm đoái hoài đến mẹ. Đ...hiểu nó nghĩ cái gì nữa.

- Mẹ, chị ấy cũng phải làm ngày làm đêm kiếm tiền mà. Chị ấy đi học thêm, lại đi học tại chức. Bây giờ chị ấy làm trên văn phòng, hình như lương thấp hơn cả khi làm ở bể bơi.

- Học đ..gì mà lắm thế. Nó có cho chữ vào mồm cho đầy bụng được không mà nó học lắm thế để làm gì. Lấy chồng mẹ nó đi cho rồi. Ở nhà ngứa mắt. Ối trời ôi, sao tao chóng mặt thế....phụt....

Bà Nhu nôn thốc nôn tháo. Phụng Lê một bên vừa lấy khăn, lấy nước cho mẹ, vừa gọi cho chị.

- Chị, mẹ bị làm sao ấy. Em đưa mẹ đi cấp cứu đây

Tôi nghe thấy Phụng Lê nói đưa mẹ đi cấp cứu thì cô cũng vội vàng xin về sớm, nghỉ học tại chức, lái xe thật nhanh hướng bệnh viện gần nhà.

Tôi gọi cho Phụng Lê xác định xem mẹ tôi nằm ở viện nào. Tôi gấp gáp vào phòng cấp cứu. Một lúc sau, mẹ tôi được đưa ra ngoài, vào phòng nghỉ bên cạnh. Phụng Yến hấp tấp túm lấy bác sĩ vừa khám cho mẹ tôi, hỏi han tình hình cụ thể.

Theo như lời bác sỹ nói, mẹ tôi đang ở giai đoạn tiền mãn kinh, lại bị huyết áp cao, mỡ máu và đường cao, cần phải cân bằng lại chế độ ăn uống hàng ngày. Tôi ghi nhớ lời bác sỹ căn dặn rồi cầm đơn thuốc đi mua. Bà Nhu nằm truyền nước, hé mắt nhìn hai cô con gái trước mặt, rồi lại mệt mỏi nhắm mắt.

Truyền hết hai dịch, bà Nhu được xuất viện về nhà. Ông Mạnh nằm vật vã trên sàn nhà, chắc do say quá không dậy được. Nhìn thấy ba mẹ con về nhà, ông gào lên chửi rủa, cả 3 mẹ con đi ra ngoài không nấu cơm cho ông ăn. Giọng rượu lè nhè lải nhải, ồn ào. Bà Nhu bùng lên cơn tức giận. Người ta chẳng phải suy nghĩ gì, con cái hầu hạ dạ vâng, chồng nay cười mai đùa. Đằng này, bà chẳng được cái gì cả, trong người đang ốm đau bệnh tật, lại còn phải nghe chửi rủa của người say. Sẵn bực bội về Phụng Yến, bà cũng rống lên.

Cả tôi và Phụng Lê đều mệt mỏi.

Tôi cảm thấy cuộc sống thật ngột ngạt, khó chịu. Tuy mới 21 tuổi, nhưng so với bạn bè bằng tuổi, tôi cảm giác như đã 30. Tôi chán nản, thở dài.

Ngày hôm sau đi làm, tinh thần mệt mỏi rệu rã cực độ. Vừa vào văn phòng, đường dây điện thoại của phòng Giám đốc gọi tới. Tôi nhấc máy, vâng dạ một hồi rồi vội vàng xuống phòng Giám đốc. Đẩy cửa vào, tôi thấy bác Giám đốc ngồi hút thuốc trầm ngâm.

- Cháu có đụng vào máy tính cá nhân của ông Sơn không?

- Bác Chủ tịch nói có thẻ nhớ từ nước ngoài gửi về chứa dữ liệu, bác ấy bảo cháu và anh Tuấn tìm đầu đọc thẻ để lấy dữ liệu ra.

- Thế cháu nhắc việc này với ông Sơn không?

- Cháu không ạ. Cháu nghĩ bác ấy giao máy cho cháu và anh Tuấn và dặn công việc rồi thì cháu cứ thế tiến hành thôi ạ

- Khách của ông Sơn lên văn phòng cháu có vô lễ gì không?

- Cháu không ạ. Cháu pha trà, rót nước mời khách rồi đóng cửa phòng ra ngoài luôn ạ

- Ở trong văn phòng, ông Sơn có làm gì khác thường không?

- Khác thường là sao hả bác?

- Con gái, bác cũng chẳng hiểu số phận của con làm sao nữa. Ông Sơn chuyển con xuống bể bơi làm, không cho làm trên văn phòng nữa. Theo như bác được biết, lý do chuyển đi là bởi vì con đã xem trộm tài liệu trên máy tính của ông ấy, vô lễ với khách tới giao dịch.

- Cháu không bao giờ làm thế.

Tôi chăm chăm nhìn bác Giám đốc, cảm giác uất ức trào lên. Chuyển thì chuyển chứ làm sao lại đẩy tôi vào cái tội danh ăn cắp và nói dối như thế. Theo thói quen, tôi cắn chặt môi, hai bàn tay tôi nắm chặt, run rẩy.

Bác Giám đốc nhìn tôi thương cảm. Bác nói bác tin tôi không làm như thế. Ngày mai tôi sẽ chuyển xuống bể bơi làm.

Tôi xuống bể bơi, gặp chú tổ trưởng xem ngày mai tôi sẽ làm ca nào và vị trí nào.

Xuống bể bơi, có vài ánh mắt của nhân viên bể bơi nhìn tôi với ánh mắt khinh thường. Tôi mặc kệ.

Cái tin tôi bị thuyên chuyển khỏi văn phòng, xuống bể bơi làm trở thành câu chuyện muôn màu muôn vẻ của vài nhân viên thích tám chuyện. Người thì hỏi thẳng tôi tại sao lại bị chuyển, người thì nói sâu xa kiểu như tôi bị ông Chủ tịch chơi chán rồi đương nhiên đuổi đi thôi. Người thì bảo tôi là rau nát, rau bị sâu ăn.......Nói chung là câu chuyện sau lưng tôi, nói to có, nói nhỏ có, nói thì thầm cũng có. Tôi cũng chẳng quản việc họ bàn tán sau lưng.

Chiều, hết giờ làm, tôi nhận được tin nhắn của Khánh Phong. Anh nói hôm nay anh bận, không về cùng với tôi được. Tôi cũng khôg muốn anh nhìn thấy tình cảnh chật vật của mình, thầm thở phào khi biết anh sẽ không đi cùng tôi về.

Tôi lại sắp xếp lại lịch học của mình. Tôi không nghĩ việc tôi bị đuổi từ văn phòng xuống bể bơi lại ảnh hưởng tới học hành của tôi như vậy. Tôi nhớ rõ chú tổ trưởng đã nói rằng: "Bởi vì cháu không phải là do công ty cử đi học nên không được hưởng chế độ đãi ngộ của công ty. Nếu cháu đi học trùng vào ca làm việc thì cháu tự đổi với người làm vị trí đó. Miễn làm sao các ca làm việc đều phải có người làm".

Tôi cũng không nghĩ nhiều. Dù sao, trình độ tiếng Anh của tôi bây giờ cũng đã là cấp độ Advance rồi. Khóa học vi tính cũng hoàn thành rồi. Còn mỗi khóa học tiếng Trung thôi. 2 năm rồi, tiếng Trung của tôi cũng dần khá lên. Tôi có năng khiếu về ngoại ngữ nên việc học ngoại ngữ đối với tôi không hề có trở ngại nào.

Tôi lái xe đến quán cà phê làm thêm, chờ đổi ca, tôi chọn một góc quán, ngồi uống cà phê, lấy tinh thần làm việc cho buổi tối. Tôi không biết buổi tối hôm đó, ở bể bơi, lại có một cuộc đánh nhau ầm ĩ giữa một nhân viên bể bơi với hai anh em sinh đôi kia.

Hôm sau đi làm, tôi thấy mọi người ở bể bơi nhìn tôi với ánh mắt khác lạ. Tôi cũng chẳng quan tâm lắm. Lúc nào thật, lúc nào giả, lúc nào yêu, lúc nào ghét - 2 năm qua, tôi đã lĩnh hội được ở cái trường đời thu nhỏ này rồi. Tôi rất AQ - mặc kệ mọi thứ. Tôi nhìn vào trong bể bơi qua lớp kính trong suốt, hơi nước mờ bên trong là dấu hiệu cho thấy sự ấm áp, khác biệt với bên ngoài đang lành lạnh. Tôi nhìn mọi người bơi một cách thèm thuồng, bỗng nhiên tôi có ý nghĩ muốn học bơi. Tôi muốn bơi như con cá dưới nước, gột bỏ mọi phiền chán trong cuộc sống. Chị Lương Hiền đang dạy bơi dưới bể, có lẽ nhìn thấy ánh mắt thèm thuồng của tôi cho nên trong giờ ăn trưa, chị bảo sẽ dạy tôi bơi ếch. Tôi mừng húm. Ăn trưa xong, chị đưa cho tôi một cái áo bơi. Tôi làm ở bể bơi nên với đồ bơi, kính mũ bơi, cái nào hàng tốt, cái nào hàng dỏm tôi phân biệt được. Áo bơi này, nếu tôi đoán không nhầm, nó cũng phải khoảng 500.000đ. Đó quả là món đồ xa xỉ nhất trong số các món đồ mà tôi dùng.

Hết ca làm, tôi hào hứng xuống bể bơi học bơi. Khách của bể bơi thường là khách quen nên khi họ thấy tôi xuống bể thì đều động viên tôi. Tôi vui lắm. Mỗi người một câu, mỗi người một lời, khí thế học bơi bừng bừng. Quả thật là nhờ không khí vui vẻ như thế, cộng với việc hàng ngày tôi đều nhìn mọi người học bơi, rồi bơi đi bơi lại, tự nhiên mọi động tác in vào đầu tôi. Có lẽ bởi vì như thế cho nên tôi học bơi rất nhanh. Sau 3 ngày, tôi đã biết bơi ếch đúng chuẩn.

Thời gian càng về cuối năm, Khánh Phong rất bận rộn với các hoạt động ngoại giao hoặc cái gì gì đó, tôi cũng không am hiểu lắm. Tôi vẫn đi học tại chức đều. Mọi điều tôi đều chia sẻ với Diệu Vũ thường xuyên. Cô ấy không khác gì một cuốn nhật ký của tôi. Ngược lại, mọi hoạt động của Diệu Vũ tôi đều nắm rõ. Hai chúng tôi thường đùa nhau là Nhật ký sống. Daniel về nước. Diệu Vũ cũng bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn khác, thỉnh thoảng cũng có nổi loạn một chút. Tất nhiên, những lúc đó thường là có tôi đi cùng. Người ngoài nhìn vào còn tưởng hai chúng tôi có vấn đề về giới tính. Đáp lại cái nhìn nghi ngờ, hai chúng tôi đều cười như hai đứa dở hơi.

Nếu cuộc sống cứ trôi qua như thế thì thật là tốt.

Chị Hằng thông báo cho tôi, cuối năm nay gia đình chị ấy sẽ đi nước ngoài nhận nhiệm kỳ mới của chú Danh. Sợ là về sau, hai chị em khó có thể gặp nhau. Gia đình chị có thể sẽ định cư luôn bên đó. Chị nói Khánh Phong cũng sẽ nhận nhiệm kỳ đầu tiên này, nhưng mà sẽ đi sau. Mỗi nhiệm kỳ kéo dài trong 3 năm, sau 3 năm, sẽ có người khác sang thay thế.

Bất giác, tôi chạnh lòng.

Tôi và anh, nếu gọi là thích nhau thì có, nhưng nếu gọi là yêu - tôi cảm giác chưa hẳn gọi là yêu. Tôi thấy mình quá mơ hồ. Mọi thứ như ảo ảnh, lúc đậm lúc nhạt, không cân bằng. Diệu Vũ nói: tình cảm của chúng tôi cần phải có thử thách. Vượt qua thử thách này, chúng tôi mới chính thức biết được đối phương có yêu mình hay không.

Chắc là vậy. Tôi vẫn nghe chị Thúy Chi nói cái gì cũng cần phải có thử thách. Nếu mọi thứ cứ bình bình như vậy, một là không có thú vị, hai là không hiểu được đối phương. Có gian nan, có vất vả mới hiểu được lòng nhau. Tôi kết luận: cuộc đời là một bát súp thập cẩm. Nếu lúc trước ăn toàn rau thì lúc sau sẽ được ăn thịt, thỉnh thoảng sẽ phải húp nước hoặc là ăn đỗ ăn khoai. Đủ mọi tư vị lẫn lộn. Tôi tự bật cười với sự so sánh dở hơi này.

Có điều, Khánh Phong không hề nói với tôi về nhiệm kỳ đầu tiên của anh. Tôi chờ xem đến lúc nào thì anh sẽ nói với tôi.

Đến buổi học bơi thứ 4, chị Lương Hiền đẩy tôi cho anh trọc bơi kèm tôi ra chỗ sâu nhất bể - độ sâu 2m. Tôi hít một hơi, nhẹ nhàng bơi đến cuối bể, trồi lên mặt nước, rồi lại nín thở nhìn xuống nước, tôi thấy chơi vơi. Bỗng nhiên tôi thấy một cái đầu trọc lốc trồi lên bên cạnh, hàm răng đen kịt vì ám khói thuốc, nụ cười nham nhở, tôi giật mình, theo bản năng, tôi buông tay đập đập lên ngực. Mất đi điểm tựa, bất giác mới nhớ ra mình đang ở độ sâu 2m, chân không chạm đáy. Tôi hốt hoảng chới với. Anh trọc túm lấy tôi, nhấn vai tôi xuống nước. Vừa nhấn vừa nói bên tai tôi: "Mày duỗi thẳng chân ra, thả lỏng người ra. Khi chân chạm đáy bể thì mày dùng sức đẩy lên trên, đồng thời ngửa đầu lên hớp không khí. Cứ làm thế cho đến khi quen dần thì điều chỉnh hô hấp". Tôi bị anh nhấn xuống, túm lên, sặc nước, tôi uống một bụng nước to tướng. Anh trọc thật độc ác, vẫn cứ làm thế với tôi cho tới khi tôi làm theo hướng dẫn của anh. Lúc lên bờ, tôi xanh hết cả mặt. Tôi tự nhủ: từ lần sau thấy anh ta là tôi sẽ trốn ngay. Tôi vội vàng đi vào phòng tắm, tránh anh trọc kia thật nhanh.

Phụ nữ thường nhiều thủ tục phụ hơn đàn ông. Tôi tắm rửa xong, đi ra ngoài, đã thấy anh trọc ngồi hút thuốc là phì phèo ở ngoài hàng ghế dành cho khách ngồi chờ rồi. Tôi chẳng nói với anh câu gì, tận lực trốn tránh. Tôi đi sấy tóc.

- Mày đi thẳng cái chân ra, bước dài ra, cái mông phải đung đưa một tí thì hình dáng mới mềm dẻo được. Mày đi kiểu gì chân thì lòng khòng, mông thì cứng nhắc chả hấp dẫn tí nào. Mày nhìn bọn con gái Tây nó đi không. Bước chân dài, lưng thẳng, mông vểnh đong đưa, ngực ưỡn, đầu ngẩng cao. Mày nhìn lại mày xem, không khác gì đàn ông

Tôi biết ngay là anh ta không để cho tôi yên mà. Tôi vẫn mặc kệ.

Tôi thay đồ, xỏ vội vàng đôi giày cao gót, chào mọi người và đi ra cửa.

- Con điên kia, tao bảo mày đi thẳng cái chân ra, bước dài chân ra cơ mà.

- Kệ em, liên quan gì đến anh

- Con dở hơi, tao dạy mày cách đi đứng cho ra dáng con gái mà mày lại còn cãi tao. Mày chọn lại giày cao gót đi. Giày cao gót thì phải chọn đôi tốt một chút, gót là điểm đỡ toàn bộ trọng lực cơ thể mà cái gót giày của mày xiêu vẹo thế kia thì làm sao dáng đi của mày chả xiêu vẹo. Một đôi giày vững chãi sẽ giúp dáng đi vững chãi tự tin

- Giày này em mua là giày tốt mà. Anh nhìn thế nào mà bảo không phải giày tốt

- Giày tốt thì có đệm ở gót chân. Hai gót giày khi để trên mặt phẳng thì đứng thẳng. Mày không nhìn được đằng sau nên mày không biết. Tao thấy mày đi như sắp đổ đến nơi rồi.

- Làm sao anh biết chọn giày vậy? Chắc mua giày cho bồ nhiều quá rồi nên thông thạo phải không?

- Phụ kiện của phụ nữ là rất quan trọng, nhìn chúng, người ngoài sẽ đánh giá được người phụ nữ đó là người như thế nào. Đặc biệt là đôi giày cao gót. Người đàn ông tinh tế là người biết chọn cho người phụ nữ của mình một đôi giày cao gót phù hợp.

- Anh định nói anh là người tinh tế chắc. Ôi trời, anh nhìn lại anh đi, anh mà là người đàn ông tinh tế cơ đấy

Tôi thấy anh trọc nhếch môi cười, ngậm điếu thuốc, rít một hơi. Tôi không thấy anh nói gì nữa, hình như, anh đang nghĩ về điều gì đó.

Tôi cũng chẳng quản nhiều làm gì.

Từ sau hôm đó, vô thức, tôi làm theo lời anh trọc chỉ dạy, tôi luôn chú ý đến cách đi đứng của mình. Nhưng cũng từ hôm đó, tôi không thấy anh trọc đi bơi nữa. Có lẽ anh ấy bận việc.

Có một chị hay đi bơi, nói chuyện rằng anh trọc là kiến trúc sư nội thất. Trước đây yêu bạn của chị ấy. Yêu tha thiết chân tình và rất chăm sóc cô người yêu. Không hiểu vì lý do gì hai người chia tay nhau, cô người yêu ra nước ngoài định cư, còn anh trọc, bỗng nhiên biến thành một con người hoàn toàn khác.

Tôi trầm tư suy nghĩ: hóa ra anh ta là một người có học hành đàng hoàng chứ không phải dân vô học bụi phủi như vẻ ngoài bặm trặn của anh ta. Hơn nữa, anh ta lại còn là một Giám đốc nữa cơ đấy. Anh ta tự mở công ty, nghe nói là công ty cũng khá có tiếng. Quả thật, tôi thay đổi hẳn cách nhìn về anh ta. Nghĩ lại, anh ta tuy ăn nói thẳng thắn, đôi khi còn mất lịch sự, nhưng thật ra lại là điều nói thật. Mà sự thật thì luôn mất lòng. Tôi không hề biết rằng, đó là bài học cuối cùng mà tôi học được ở bể bơi.

Ở bể bơi, mỗi tháng sẽ tổ chức sinh nhật cho các thành viên một lần. Tôi tham gia hoạt động này nên cũng hiểu vài phần. Gọi là tổ chức sinh nhật cho nhân viên bể bơi đồng nghĩa với việc ăn chơi nhảy múa hát hò. Người nào làm ca nào thì vẫn làm ca đó nhưng khi cuối buổi, khách thưa hơn thì bắt đầu nhập cuộc ăn chơi. Gọi là giải trí nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân viên.

Tôi bị ép uống rượu khá nhiều lần nhưng tôi đều tránh thoát, một phần là nhờ hai chị giúp đỡ. Tháng 11, bể bơi lại tổ chức sinh nhật cho các thành viên, nhưng lần này chị Thúy Chi không tham gia, chị Lương Hiền có khách hẹn dạy bơi. Tôi đơn thương độc mã chống chọi. Tôi cảm giác ngày hôm nay tôi trốn không thoát. Đầu óc tôi bắt đầu có dấu hiệu choáng váng. Tôi lấy cớ đi vệ sinh nên chuồn êm. Tôi vào bể bơi, đi vệ sinh xong, lấy điện thoại ra nhắn tin cho Diệu Vũ và Xu đến bể bơi đón tôi. Tôi ngồi xiêu vẹo ở hàng ghế dành cho khách thay đồ bên khu nữ. Khu thay đồ nữ và nam cách nhau bằng vách ngăn bằng nhựa, gần với vị trí soát vé. Tôi thấy hai nhân viên cứu hộ trẻ đi vào, lôi kéo tôi ra nhập cuộc. Tôi ghét nhất là bị cưỡng ép làm việc gì mà mình không muốn, tôi lè nhè: "Em không đi. Em say rồi. Em chờ bạn đến đón về".

Hai thằng ôn dịch đó lôi tôi xềnh xệch vào hội trường, nơi đang diễn ra hoạt động ăn chơi nhảy múa. Tuy tôi choáng váng đầu óc nhưng chưa hẳn mà mất ý thức, tôi thấy có vài bàn tay đang sờ soạng trên người tôi kèm theo những tiếng suýt xoa. Tôi giãy dụa. Tôi có cảm giác lành lạnh thì mới phát giác ra quần tôi đã bị cởi ra, còn quần lót đang bị kéo dở xuống. Tiếng nhạc ầm ĩ, tôi gào thét, chân tay đập loạn xạ. Tôi nghe thấy tiếng xì xào bên tai: da trắng nõn thế này bảo sao ông Chủ tịch lại không thèm thuồng cơ chứ. Cái thân thể này khối thằng nhìn qua rồi lại còn giở trò, để yên cho tao sờ một tí.... .......

Những tiếng nói cứ vang vọng vào tai tôi. Tôi khóc như mưa.

- ĐM....lại còn ra vẻ thanh cao. Bị chơi cho tơi tả rồi lại còn giả vờ trinh nữ

- Câm mồm, khóc lóc cái gì mà khóc. Bọn tao sờ một tí chứ có làm gì đâu mà khóc

... ...... .....

Tôi ra sức túm quần lót và áo đang bị cởi ra lại. Nhưng tôi chỉ có hai cái tay, sức lại yếu. Tôi nghĩ, đời này tôi xong rồi. Tôi nôn thốc nôn tháo, tiếng chửi rủa lại vang lên. Bỗng nhiên tôi nghe thấy tiếng ai đó gào lên: "Các người đang làm cái trò gì vậy". Rồi một người chạy sầm sập đến bên tôi, mặc quần áo cho tôi. Tôi mở đôi mắt nhòe nước ra, là chị Lương Hiền đã cứu tôi. Tôi túm lấy chị, khóc như trời sập.

Chị đỡ tôi ra ngoài, đúng lúc Diệu Vũ và Xu đến. Tôi chật vật, ôm Diệu Vũ khóc. Sau đó hai người bọn họ đưa tôi đến nhà nghỉ gần đó, chăm sóc tôi. Tôi vặn người nôn thốc ra. Xu và Diệu Vũ chăm sóc tôi tận tình. Tôi xấu hổ vô cùng. Tôi khóc đến khi đôi mắt sưng mọng lên, không mở ra được nữa. 12 giờ đêm, tôi tỉnh táo hơn một chút, Diệu Vũ và Xu đưa tôi về nhà.

Chiều hôm sau, tôi đi làm.

- Nhìn cái mặt nó kìa. Gớm, tưởng thế nào chứ bên trong đĩ thõa.

- Mặt nó dày thật, hôm nay lại còn dám vác mặt đi làm cơ đấy

... .......

Bọn họ công khai chỉ trích tôi. Tôi nghiến răng mặc kệ. Tôi còn phải sống nhờ vào đồng lương ở đây mà duy trì việc học hành. Nhục nhã cũng phải đi làm.

Tôi chẳng hiểu có ai nói chuyện gì đến tai bác Giám đốc. Trưa hôm đó, diễn ra một cuộc họp khẩn cấp. Bác Giám đốc tức giận, mắng tất cả mọi người trong bể bơi, trong đó có cả tôi. Bác mắng tôi là người không biết giữ mình, không biết cách đối nhân xử thế, không biết người nào là bạn người nào là thù. Tôi nhìn bác Giám đốc, tôi đọc được một mảnh yêu thương mà bác Giám đốc dành cho tôi. Đau lòng - tôi cảm nhận được sự đau lòng của một người cha dành cho một cô con gái.

Tối hôm đó, tôi không đi học. Tôi gọi cho Diệu Vũ, hai đứa vào bar ngồi uống rượu. Lần đầu tiên tôi uống rượu ở bar. Nhưng tôi không uống say. Tôi kể hết mọi chuyện cho Diệu Vũ nghe. Cô ấy trầm ngâm không nói gì, chỉ lẳng lặng lắng nghe tôi nói. Đó là cách chúng tôi an ủi nhau.

Mọi việc nào có dừng lại đó. Một tối, Khánh Phong đến bể bơi chờ tôi. Tôi làm vệ sinh công nghiệp nên không ngồi nói chuyện với anh được. Vệ sinh công nghiệp là nhặt rác, cọ sàn, cọ nhà tắm, cọ sàn bể bơi - nói một cách khác là giữ cho bể bơi, trong ngoài đều sạch sẽ. Tôi đang chải rêu sàn xung quanh bể bơi, mọi người xôn xao nói có đánh nhau. Tôi nhìn ra ngoài, thấy mọi người nhốn nháo. Tôi cũng mặc kệ, chẳng phải việc của tôi. Nhưng lúc tôi định quay lưng tiếp tục công việc của mình thì tôi loáng thoáng nhìn thấy hình như Khánh Phong cũng trong đám đánh nhau, có hai anh em sinh đôi kia, và cả mấy nhân viên bể bơi. Tôi không hiểu có chuyện gì xảy ra. Tôi vội vàng chạy ra ngoài can ngăn.

- Cái thằng không biết bảo vệ người yêu mình thì yêu làm gì. Sao em chọn nó chứ không phải chọn anh - một trong hai anh em sinh đôi tức giận quát lên với tôi.

Tôi không hiểu chuyện gì xảy ra. Tôi thấy Khánh Phong bị đánh tím một mảng lớn trên mặt, khóe môi rướm máu, hai nhân viên bể bơi cũng bị đánh lê lết chật vật còn hai anh em sinh đôi khóe miệng cũng bị rách, đang thở hồng hộc.

- Em cần tiền đi học phải không, anh có thể cho. Anh đã từng nói với em muốn làm gì thì cứ nói với anh một câu. Tại sao không bao giờ em hé răng nửa lời, sao em cứ phải chịu ở cái nơi bẩn thỉu này để mặc chúng nó chà đạp - một người sinh đôi kia lên tiếng.

Đúng là hai anh em bọn họ đã từng ngỏ lời muốn giúp tôi mọi việc nhưng tôi từ chối. Tôi không cần sự thương hại. Với lại, bọn họ cũng chỉ là người dưng, tôi nhận sự bố thí của họ sẽ không biết lấy gì mà trả. Lúc đó, họ rất tức giận. Tôi tưởng họ đã quên. Có lần ông Chủ tịch gọi tôi lên văn phòng, hỏi về mối quan hệ của tôi với hai anh em kia, tôi một mực nói không quen họ. Thực tế đúng là tôi với bọn họ chỉ là người dưng, đến làm bạn bè cũng chẳng phải huống chi là mối quan hệ thân mật hơn.

- Em chuyển công ty đi. Anh sẽ tìm một công ty khác cho em

- Cảm ơn hai cậu có ý giúp đỡ, cô ấy là người yêu tôi. Trách nhiệm đó nên là tôi tự đứng ra đảm nhiệm - lúc này Khánh Phong mới nhàn nhạt nói

- Câm mồm. Anh không xứng làm người yêu của Phụng Yến - một trong hai người sinh đôi quát lên.

Hai bên giằng co một hồi cho tới khi tôi gào lên: "Im lặng".

Tôi chắp nối vài thông tin cũng đoán ra được vấn đề. Trong lúc ngồi nghỉ ngơi, hai nhân viên nào đó ở bể bơi đã lôi chuyện tôi uống rượu say và bị sờ mó như thế nào. Tôi đoán chắc là bởi vì nhìn thấy Khánh Phong ngồi chờ tôi ở đó cho nên họ cố tình lôi chuyện này ra nhằm bôi xấu tôi. Mà vô tình làm sao hai anh em sinh đôi kia cũng vừa bơi xong, đang ở phòng thay đồ mặc quần áo. Hai người nghe thấy bọn họ nói xấu tôi nên đã đánh cho hai người kia một trận, lại nhìn thấy Khánh Phong ngồi im như tượng, hai anh em sinh đôi điên máu đánh luôn cả anh. Họ cho rằng Khánh Phong không biết cách bảo vệ tôi.

Tôi thật sự đau đầu và xấu hổ bởi chuyện kia là có thật. Tôi không biết phải đối mặt với Khánh Phong như thế nào. Tôi bẩn. Thật là bẩn.

Tan ca, tôi và Khánh Phong cùng nhau ra về. Không giống như mọi khi là đi uống cà phê hoặc đi ăn bữa phụ rồi mới về, hôm nay, cả hai chúng tôi đều đi thẳng về nhà, suốt cả chặng đường, không ai nói với ai câu gì.

Những ngày sau đó, Khánh Phong vẫn đưa đón tôi đi làm, đi học, vẫn nhắn tin hỏi han tôi đều đặn, anh tuyệt nhiên không nói gì đến việc kia.

Tôi cảm thấy có lỗi với anh. Tôi không xứng đáng với anh.

Chớp mắt một cái, đã đến ngày sinh nhật tôi. Hình như ông trời lại trêu đùa tôi hay sao mà hôm đó, tôi gặp lại Long Trịnh - bạn học cấp 2 với tôi, hàng xóm của tôi, thân mật hơn, là con của người bố nuôi đáng tởm kia.

Sinh nhật tôi là một ngày đông lạnh giá. Khánh Phong đến quán cà phê đón tôi. May mắn là tôi làm ca sáng ở bể bơi thì làm ca chiều tối ở quán cà phê. Tôi xin phép chị chủ cho tôi về sớm. Ra khỏi quán, Khánh Phong đi lấy xe. Khi quay lại, trên tay anh là một bó hoa ly thơm ngát. Tôi cảm động vô cùng. Anh còn đưa cho tôi một gói quà được bọc giấy màu hồng nhạt, thắt nơ cùng màu. Chẳng hiểu sao, tôi lại có dũng khí vươn tay ra, chủ động ôm anh, nói thì thầm vào tai anh giống như anh vẫn hay làm với tôi, nhẹ nhàng nói: "Em cảm ơn anh".

Anh nheo mắt, nói "Cảm ơn thôi chưa đủ. Người phương Tây còn thể hiện sự cảm ơn bằng một cái hôn đấy". Tôi đỏ mặt xấu hổ, lí nhí: "Cho em nợ đi". Tôi biết ngày sinh nhật của Khánh Phong, mỗi năm, đến ngày sinh nhật anh, tôi đều mua quà nhưng không tặng cho anh. Anh không tổ chức sinh nhật, mà nếu có, đôi khi lại trùng vào dịp gì đó. Anh nói: Đàn ông không coi trọng những việc này.

Khánh Phong đưa tôi đi ăn nhà hàng. Trên tay tôi nào hoa nào quà, mọi cô gái đều nhìn tôi với ánh mắt ghen tị. Tôi lại đỏ mặt lần nữa. Lần đầu tiên, tôi biết thế nào là e thẹn dịu dàng nữ tính. Tình yêu của anh khiến tôi trở nên nữ tính hơn. Dù sao tôi cũng mới 21 tuổi, không quá trẻ cũng chẳng phải là già đến nỗi không biết thế ngượng ngùng. Trong suốt bữa ăn, hai chúng tôi trêu chọc nhau chí chóe. Tôi nghĩ rằng sinh nhật tôi thật là lãng mạn và vui vẻ. Tôi đã hỏi anh lý do vì sao anh luôn chọn vị trí ngồi đối diện mà không phải là ngồi bên cạnh như những cặp tình nhân khác. Anh trả lời vui vẻ rằng: Ngồi đối diện - anh sẽ nhìn bao quát được xung quanh. Nếu có ai đó có ý định xấu, anh sẽ nhìn thấy được mà ngăn cản. Còn nếu ngồi bên cạnh, chỉ có thể quan sát đằng trước, còn đằng sau lưng hoàn toàn không thể nhìn được. Nếu có chuyện gì xảy ra sẽ không phản ứng kịp.

Anh - luôn suy nghĩ cho tôi. Vì tôi mà bảo vệ hết thảy.

Thẳng cho tới khi hai chúng tôi đi về nhà, gặp Long Trịnh dưới vườn hoa trước khu tập thể, tôi bỗng nhiên chết lặng người. Nhìn thấy cậu ta, bóng ma quá khứ đột ngột xuất hiện trở lại. Tôi cảm giác toàn thân run rẩy, xung quanh tôi đang lạnh ngắt, chân tay tôi luống cuống, cổ họng tôi cứng lại, cảm giác hô hấp cũng ngừng lại.

Long Trịnh bước từng bước đến chỗ tôi và Khánh Phong, nhả khói thuốc, thân hình dựa vào gốc cây bàng, trầm giọng nói: "Yến, chúc mừng sinh nhật em !".

Cậu ta nói xong thì đưa cho tôi một cái hộp xinh xắn. Tôi nhìn chằm chằm cái hộp trên tay Long Trịnh, cảm giác cái hộp đó như một khối thuốc nổ. Nếu tôi chạm vào, tức khắc cái khối vuông vuông nhỏ xinh kia sẽ phát nổ ngay tắp lự. Tôi sợ.

Long Trịnh nhìn tôi, cậu ta cười khẽ, vươn tay ra nắm lấy tay tôi, lật bàn tay lên rồi đặt vào tay tôi cái hộp nhỏ xinh đó, không đầu không cuối nói: "Ông già ly dị rồi, đã lấy vợ khác, có một đứa con gái 1 tuổi. Mẹ cũng có chú bao bọc, còn tôi vẫn một mình. Yến, về với anh được không. Như khi xưa còn nhỏ tuổi, anh đã nói: chờ em lớn rồi về ở với anh, anh nuôi em tiếp".

Tôi giật mạnh tay, cái hộp rơi xuống đất. Tôi run lên bần bật, đứng không vững, tôi cảm giác mọi thứ nghiêng ngả, đảo điên. Một tay Khánh Phong vẫn giữ trên eo tôi, ôm chặt. Long Trịnh cúi xuống cầm cái hộp lên, đặt vào tay tôi. Cậu ta quay sang Khánh Phong, nhạt giọng nói: "Anh đưa Yến lên nhà đi, tôi có chuyện muốn nói với anh".

Tai tôi ù đi, mắt tôi hoa lên không còn nhìn thấy đường đi nữa. Khánh Phong ôm tôi, dìu tôi lên nhà. Trên tầng, Quốc Cường nhìn xuống thấy tôi lảo đảo bước từng bước, anh đã mở sẵn cổng sắt chung, chờ tôi đi lên. Khánh Phong nhìn Quốc Cường, cả hai không nói lời nào. Tôi gõ cửa, mẹ tôi ra mở. Bước vào trong nhà, tôi bò lên ghế, cuộn tròn người lại. Bó hoa của Khánh Phong nằm lăn lóc dưới đất, hai hộp quà cũng chung số phận.

Ngày hôm sau, tôi sốt cao.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.