Đúng vào ngày anh Elton đi London, Emma có thêm một việc phục vụ cô bạn nhỏ. Như thường lệ, Harriet đến thăm Hartfield sau bữa ăn sang, ngồi chơi một lúc rồi trở về nhà và quay lại. Với vẻ khích động, vội vã, cô cho biết đã xảy ra một chuyện lạ lùng mà cô muốn thuật lai. Cô chỉ thuật lại trong nửa phút là xong. Ngay khi cô trở về nhà bà Goddard, cô nghe anh Martin đã đến trước đấy một giờ. Khi biết cô đi vắng, anh để lại một gói nhỏ của em gái anh rồi ra về. Cô mở gói quà ra và thấy có hai ca khúc mà cô cho Elizabeth mượn để chép, một bức thư của anh Martin viết cho cô, tỏ ý muốn kết hôn với cô. Ai có thể nghĩ đến chuyện này? Cô quá kinh ngạc nên không biết phải làm gì. Đây đúng là lời cầu hôn, đây là bức thư với lời lẽ thật hay, ít nhất cô nghĩ như thế. Anh viết như thể anh thật lòng yêu cô tha thiết – nhưng cô không chắc – vì thế cô đi vội đến để hỏi cô Woodhouse xem mình phải làm thế nào.
Emma cảm thấy phần nào xấu hổ thay cho cô bạn vi cô này đã ra vẻ hài lòng đến thế và ngờ vực đến thế. Cô thốt lên:
Chắc chắn là anh chàng cho rằng có cầu hôn cũng không mất mát gì. Anh ta cố trèo cao nếu có thể được.
Harriet kêu lên:
Chị muốn đọc lá thư không? Xin chị hãy đọc. Em muốn chị đọc.
Emma không cảm thấy phiền hà khi bị thúc giục. Cô đọc lá thư và kinh ngạc. Lời lẽ trong thư vượt quá mức cô trông đợi. Không có lỗi văn phạm nào, còn bố cục thì xứng với một nhà quý phái. Từ ngữ tuy đơn giản nhưng quyết đoán và không kiểu cách, còn ý tình thì đúng như cách người viết muốn tỏ lộ. Lá thư ngắn nhưng thể hiện cảm nhận tốt, tâm tư nồng nàn, không câu nệ, đúng mức, thậm chí tinh tế. Cô định thần suy nghĩ trong tiếng nói “À…à..” trong khi Harriet lo lắng muốn nghe ý kiến, rồi cuối cùng cô bé bắt buộc phải thêm “Có phải đây là lá thư hay? Hoặc là quá ngắn?”
Emma chậm chạp trả lời:
Vâng, đúng là một lá thư viết rất hay. Harriet à, lá thư hay đến nỗi khi xét qua mọi điều, chị nghĩ một trong các chị em của anh ấy hẳn đã giúp anh viết. Chị khó tưởng tượng một thanh niên mà chị trông thấy nói chuyện với em hôm nọ lại có thể tự bày tỏ ý tưởng hay đến thế nếu để tự anh viết ra, nhưng đấy không phải là văn phong của phụ nữ, chắc chắn không phải vì quá quyết đoán và súc tích, không có nhiều lời lẽ theo cung cách phụ nữ. Chắc chắn anh ấy là người nhậy cảm, và chị đoán có thể anh có tài năng thiên bẩm để suy nghĩ quyết đoán và minh bạch, rồi khi anh ấy cầm cây bút thì ý tưởng của anh tự nhiên tìm được ngôn từ đúng cách. Vài người đàn ông có thiên bẩm như thế. Vâng, chị hiểu được đầu óc như thế. Mạnh mẽ, quyết đoán với tình cảm chừng mực, không thô kệch. Harriet à – cô trả lại bức thư – một bức thư viết hay hơn chị tưởng.
Harriet vẫn có ý trông chờ ý kiến:
À..à…và …em phải làm gì?
Em phải làm gì! Về chuyện gì? Ý em muốn hỏi về lá thư hả?
Vâng.
Nhưng em còn nghi ngờ gì nữa? Dĩ nhiên là em phải phúc đáp, và phúc đáp nhanh lên.
Vâng. Nhưng em phải nói gì? Chị Woodhouse thân yêu, xin chị cho em biết ý kiến.
À không, không! Em nên tự viết thì hơn. Chị tin em có thể biểu lộ ý mình rất đúng mực. Điều thứ nhất là nếu người ta chưa hiểu ý em thì cũng chả sao. Em phải có ý dứt khoát, không có điểm nào nghi ngại hoặc do dự. Đương nhiên là tâm tư của em có ý cảm khái hoặc e ngại mình sẽ gây đau khổ - chị đoán thế. Nhưng em không cần phải viết với ý nghĩ lo lắng cho anh ấy vì bị thất vọng.
Harriet cúi mặt nói:
Thế thì chị cho là em nên khước từ anh ấy.
Nên khước từ anh ấy! Em Harriet thân yêu, em có ý gì? Em còn có ý phân vân nào chăng? Chị nghĩ – nhưng chị xin lỗi, có lẽ chị đã lầm. Chắc chắn chị hiểu lầm em, nếu em còn có ý băn khoăn về nội dung của câu trả lời. Chị ngỡ em hỏi ý kiến về ngôn từ.
Harriet im lặng.
Không cần phải giữ e dè, Emma tiếp tục:
Chị đoán em định trả lời chấp nhận.
Không, không có, đấy là, em không định thế. Em phải làm gì? Chị khuyên em nên làm gì? Chị Woodhouse thân yêu, xin chị nói cho em biết phải làm gì.
Harriet, chị không khuyên em gì cả. Chi không muốn dính dáng vào chuyện này. Đây là việc mà em phải giải quyết bằng tâm tư của em.
Harriet nhìn qua bức thư, nói:
Em không ngờ anh ấy yêu em đến thế.
Emma im lặng một lúc rồi bắt đầu e sợ bức thư có thể gây ma lực quá mạnh, vì thế cô nghĩ mình nên nói ra:
Harriet ạ, chị đưa ra nguyên tắc thế này: nếu một thiếu nữ còng dùng dằng liệu có nên chấp thuận người thanh niên hay không, thì chắc chắn cô ta nên từ khước. Nếu cô còn lưỡng lự việc chấp thuận thì cô phải thẳng thắn từ chối. Để tư tưởng nghi ngại vương vấn với phân nửa tâm tư thì không nên. Chị nghĩ với tư cách là người bạn và là người lớn tuổi hơn nên chị mới nói nhiều đến thế. Nhưng không nên cho rằng chị muốn gây ảnh hưởng đến em.
Ô không! Em tin chắc chị rất tốt bụng với em, nhưng giá như chị khuyên em nên làm gì là tốt nhất…không, không, em không có ý như thế…như chị nói, người ta cần phải xác định tư tưởng…người ta không nên lưỡng lự….Đây là chuyện rất nghiêm túc. Có lẽ tốt nhất là từ chối…Chị nghĩ em có nên từ chối không?
Emma mỉm cười một cách khoan dung:
Chị không thể khuyên em theo cách nào. Em là người phán xét tốt nhất cho hạnh phúc của riêng em. Nếu em đánh giá anh Martin cao hơn bất kỳ ai khác, nếu em nghĩ anh ấy là thanh níên hiền hoà nhất trong số những người em giao tíếp, thì tại sao em còn lưỡng lự? Harriet, Harriet ơi, em đừng dối lòng nữa, đừng để sa đà vào lòng cảm khái và đam mê. Vào lúc này, em đang nghĩ đến ai nhiều nhất?
Những dấu hiệu đều theo chiều hướng thuận lợi. Thay vì trả lời, Harriet quay mặt đi trong vẻ băn khoăn, đứng suy tư kế bên lò sưởi, không biết rằng mình đang vặn xoắn lá thư trong bàn tay. Emma kiên nhẫn chờ đợi kết quả với niềm hy vọng dâng cao.
Cuối cùng, với một ít lưỡng lự, cô nói:
Chị Woodhouse, vì chị đã không khuyên em lời nào, em đành phải tự quyết định. Bây giờ em đã quyết, và thật sự quyết định – là từ khước anh Martin. Chị nghĩ em làm đúng không?
Đúng, hoàn toàn đúng, em Harriet thân yêu ạ, đúng là em phải làm như thế. Trong khi em còn đang suy nghĩ thì chị giấu kín tư tưởng của mình, nhưng bây giờ khi em đã quyết định rồi thì chị không ngần ngại gì mà đồng thuận với em. Harriet thân yêu, chị thấy vui về chuyện này. Chi sẽ rất đau khổ nếu không có em làm bầu bạn khi em kết hôn với anh Martin. Trong khi em còn giao động một chút thì chị không muốn nói gì cả vì chị không muốn gây ảnh hưởng, tuy chị có thể mất một người bạn. Chi hẳn không thể đến chơi với bà Robert Martin của nông trang Abby Mill. Bây giờ chị tin rằng mãi luôn có em.
Harriet cảm động sâu sắc vì đã không lường trước tình huống này. Cô kinh ngạc thốt lên:
Chị không thể đến chơi với em! Không, đúng là chị không thể, nhưng trước đây em đã không nghĩ đến việc này. Hẳn là chuyện kinh khủng! nhưng may mà ta đã thoát! Chị Woohouse thân yêu, em không muốn rời bỏ niềm vui và vinh hạnh được thân quen với chị để đối lấy bất cứ thứ gì khác trên đời này.
Harriet, đúng thế, nếu xa em chị sẽ buồn lắm. Em sẽ tự xa rời xã hội tốt. Chị sẽ phải chịu mất em.
Trời ơi! Làm thế nào em chịu được ! nếu em không được đến chơi ở Hartfield hẳn em sẽ chết mất!
Em thân yêu ơi! Em mà bị giam mình ở nông trang Abbey Mill! Em mà sống giữa xã hội những người thất học và thô lỗ suốt đời! chị tự hỏi làm thế nào anh ta đủ tự tin mà ngỏ lời với em. Anh ta hẳn phải nghĩ về mình khá cao.
Harriet có đủ trực quan để chống lại lời bình phẩm:
Em không cho là anh ấy tự dối lòng, ít nhất anh ấy có tư cách tốt, em luôn cảm kích với anh và đánh giá cao anh ấy. Nhưng đấy là chuyện khác, và chị biết đấy , cho dù anh ấy yêu em không có nghĩa là em yêu anh ấy , em phải công nhận rằng từ lúc đến chơi ở đây em đã gặp gỡ nhiều người , và nếu ta phải so sánh theo ngoại hình và tư cách…thật ra không có so sánh gì cả, một người trông thật đẹp trai và hiên hoà. Tuy nhiên, em thật sự nghĩ anh Martin là một thanh niên dễ thương, em nghĩ tốt về anh ấy . Anh ấy để ý nhiều đến em – và đã viết cho em một bức thư như thế - nhưng còn việc rời xa chị, thì là việc em không muốn .
Cảm ơn, cảm ơn. Cô bạn nhỏ dễ thương của chị. Chúng ta sẽ không xa nhau. Phụ nữ không nên kết hôn chỉ vì được tỏ tình, hoặc vì anh ta yêu mình và có thể viết một lá thư xem được .
Ô, không , nhưng đấy chỉ là một lá thư ngắn.
Emma cảm thấy cô bạn nhỏ thiếu nhận thức , nhưng muốn bỏ qua với ý nghĩ “Đúng lắm, và đấy sẽ là niềm an ủi nhỏ cho em khi thấy chồng mình có thể viết một lá thư, hay tuy mỗi ngày đều có những cử chỉ như anh hề””.
À đúng, thật là ngắn. Không ai màng đến một lá thư. Điều quan trọng là luôn được hạnh phúc với người làm bầu bạn tốt . Em đã nhất quyết từ khước anh ấy , nhưng em phải làm cách nào? Em sẽ phải nói gì đây ?
Emma trấn an cô bạn nhỏ rằng trả lời không phải là khó, và khuyên cô nên viết thư ngay cho anh chàng. Cô bé bằng lòng và mong được Emma giúp đỡ. Dù Emma tiếp tục từ chối, cuối cùng cô vẫn giúp viết từng câu. Khi đọc lá thư của anh chàng để trả lời, một cảm giác xiêu lòng lại đến, vì thế cần chấn chỉnh tâm tư cô bé bằng vài câu từ có tính quyết đóan. Cô bé tỏ vẻ lo lắng về việc làm cho anh chàng đau khổ, băn khoăn không rõ mẹ và các em gái anh có nghĩ và nói gì, và mong họ đừng cho rằng cô vô cảm, đến nỗi Emma tin rằng gía như anh trai trẻ xuất hiện ngay lúc này thì hẳn anh đã được chấp nhận.
Tuy nhiên cô bé đã viết xong lá thư, niêm phong rồi gửi đi. Công việc thế là kết thúc, và HHHarriet lại được an toàn. Cô ủ rũ suốt buổi tối, nhưng Emma chấp nhận nỗi tiếc nuối dễ thương, và thỉnh thoảng giúp cô bé nguôi ngoai bằng cách nói về tình thương mến của mình, và đôi lúc nhắc đến anh Elton.
Cô bé nói với giọng buồn rầu:
Em sẽ không bao giờ được mời đến Abby Mill nữa.
Đúng, Harriet của chị, vì nếu em còn tới đấy thì chị không chịu được với ý tưởng là phải xa cách với em. Ở Hartfield cần em hơn nên em không thể chia sẻ thời gian cho Abbey Mill.
Và chắc chắn là không bao giờ em nên đến Abbey Mill, vì em chỉ thấy vui ở Hartfield.
Một lúc sau cô bé lại nói:
Em nghĩ bà Goddard sẽ rất ngạc nhiên nếu biết chuyện gì đã xảy ra. Em chắc chắn cô Nash sẽ ngạc nhiên, vì cô Nash cho là em gái mình có cuộc hôn nhân tốt đẹp trong khi cô ấy chỉ là người bán vải.
Người ta hẳn thấy tiếc cho giáo viên quá kiêu hãnh hoặc tinh tế, Harriet ạ. Chị dám chắc cô Nash sẽ ganh tị với em khi em có một cơ hội hôn nhân. Ngay cả việc anh chàng kia muốn chinh phục em cũng là chuyện sang giá dưới mắt cô ấy. Cô ấy không biết gì vê cơ hội tốt hơn của em. Việc một thanh niên có lòng để ý đến ai thì ở Highbury người ta chưa quan tâm. Chị nghĩ từ nay về sau, chỉ có hai chị em ta là hiểu được tình ý của anh ấy ra sao.
Harriet đỏ mặt và mỉm cười, nói cô không biết tại sao người ta yêu mến mình đến thế. Cô cảm thấy vui khi nghĩ về anh Elton, nhưng ít lâu sau cô lại bứt rứt về việc đã từ khước anh Martin. Cô nói nhỏ nhẹ:
Bây giờ anh ấy đã nhận được thư em. Em không rõ họ đang làm gì, liệu các chị em gái anh ấy có hay biết không, nếu anh ấy buồn thì họ cũng sẽ buồn. Em mong anh ấy sẽ không phiền trách lắm.
Emma nói:
Hày nghĩ đến những người bạn của chúng ta không hịên diện ở đây nhưng đang làm một việc thú vị hơn . Có lẽ vào lúc này anh Elton đang cho mẹ và các chị em của anh ấy xem bức hoạ của em, nói với họ rằng người thật còn đẹp hơn, và sau khi họ hỏi đi hỏi lại năm, sáu lần anh ấy mới nói tên của em ra, cái tên thân thương của em.
Bức hoạ của em! Nhưng anh ấy đã gửi bức họa đến Phố Bond mà.
Anh ấy mà như thế! Vậy thì em không hiểu gì về anh Elton. Không, em Harriet khiêm tốn thân yêu ơi, chắc chắn là bức hoạ chỉ nằm ở phố Bond đến khi anh lên ngựa vào ngày mai. Anh sẽ mang nó theo bên mình cả buổi tối nay, là nguồn khuây khoả cho anh, niềm vui của anh. Bức hoạ sẽ giúp gia đình anh ấy hiểu về tâm tư của anh, giới thiệu em với họ, mang đến tình cảm trìu mến về bản chất của chúng ta, khuấy động nỗi hiếu kỳ và ý muốn làm quen. Tất cả những gì họ tưởng tượng mới hứng thú làm sao, sôi động làm sao, bất ngờ làm sao, bận lòng làm sao!
Harriet mỉm cười, và lần này cô cười tươi tắn hơn.