Những câu thơ bay tới
tấp như bươm bướm, vượt qua thảo nguyên, bay qua biển xanh, dừng lại ở
những nơi cần tình cảm ấm áp. Chỉ là những bài thơ tình này có nhiều bản dịch, chúng ta có thể lựa chọn một bản mình yêu thích, sao chép cầm
đọc.
Một kẻ hờ hững tín ngưỡng sẽ không hiểu tín ngưỡng trong
lòng người chiếm vị trí quan trọng đến thế nào. Trên truyền hình và
tranh ảnh trên mạng, chúng ta thường được thấy cảnh nhiều người Tạng
hành hương đi đến tu viện làm lễ. Họ nhất bộ nhất bái, vái lạy trời
xanh, cúi đầu xuống đất mẹ, thành kính đến nỗi khiến người xem rơi lệ.
Những người này, không kể nam nữ, không kể già trẻ, không kể sang hèn,
đều dùng cùng một phương thức, đi đến điện thờ thần thánh trong lòng. Họ không cần phải thề ước, chỉ vì tín ngưỡng trong lòng, nguyện ý gió mưa
vẫn lên đường, quỳ mãi không dậy.
Trong lòng những người này,
Phật là thần thánh không thể xâm phạm, là ký thác lâu dài về tinh thần
kiếp này của họ. Trước lòng thành kính và si tình của họ, vẻ cao quý của chúng ta trở nên thật là hèn mọn. Mỗi khi tôi nhìn thấy những hình ảnh
này, thường không nén nổi xúc động mà hỏi bản thân: “Ngươi hạnh phúc
không?” Được sống yên ổn là một việc hạnh phúc biết bao. Đây là một nhóm người hiền lành, lòng từ bi của họ sẽ khiến chúng ta dạt dào cảm động.
Mọi tội ác và chiến tranh, đều là sự trừng phạt đối với bản thân, là
tượng trưng của nhu nhược bi ai và vô tri ngang ngược. Trên mảnh đấy
tràn trề linh tính này, mọi người đều trở nên tươi cười rạng rỡ, mọi
trái tim đều nên tinh khiết không vương bụi trần.
Dù trên đường
đến Tây Tạng, hay ở mỗi ngóc ngách của cõi trần, đều lưu truyền thơ của
Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso. Những câu thơ bay tới tấp như bươm bướm, vượt qua thảo nguyên, bay qua biển xanh, dừng lại ở những nơi cần tình
cảm ấm áp. Chỉ là những bài thơ tình này có nhiều bản dịch, chúng ta có
thể lựa chọn một bản mình yêu thích, sao chép cầm đọc. Thậm chí thêm bớt sửa đổi theo sở thích và cảm giác của mình, dốc hết khả năng khiến mình cảm động. Những bài thơ tình và thiền hòa quyện này, giống như một làn
gió mát dịu, vuốt ve lòng người. Nơi chúng đến, hoang nguyên mọc lên đầy hoa, sa mạc tuôn chảy suối mát.
Lúc đó, hai con bò Yak[1] giận
dữ trên cao nguyên, Lha-bzang Khan và Sangye Gyatso đã mở màn một cuộc
chiến lớn đẫm máu long trời lở đất. Còn Tsangyang Gyatso ngồi trên điện
mé bên của cung Potala, nhắm mắt niệm kinh, viết tiếp những bản tình ca, bình tĩnh chờ đợi kết cục liên quan với Ngài. Nếu Phật muốn Ngài trả
hết nợ của kiếp trước, thế thì tình ca chính là an ủi duy nhất của Ngài
trong kiếp này. Có người nói, Tsangyang Gyatso sinh ra vì Phật, cũng có
người nói, Ngài sinh ra vì tình, cũng có người nói Ngài sinh ra vì văn
chương, xưa nay chưa ai từng nói Ngài sinh ra vì bản thân.
[1] Bò Yak hay Bò Tây Tạng là một loài bò lông dài được tìm thấy trong suốt
khu vực Himalaya ở miền nam Trung Á, bao gồm cao nguyên Thanh Tạng và xa về phía bắc tới tận Mông Cổ. Bộ lông dài và rậm bờm xờm giúp chúng
không bị lạnh.
Dù trong mắt Sangye Gyatso, Tsangyang Gyatso là
một Đạt Lai Lạt Ma ích kỷ, Ngài kém xa Đạt Lai thứ 5 thao lược kiệt
xuất, nhưng có lúc y lại không thể không cảm động bởi sự đa tình của đứa trẻ này. Chỉ đáng tiếc họ sinh ra đã bị cuốn vào trong cục diện chính
trị rối ren, muốn thoát thân đã là điều không thể. Sangye Gyatso biết, y đã chẳng còn sức khuyên nhủ thuyết phục Tsangyang Gyatso, tất cả đã quá muộn. Số mệnh Ngài định sẵn chỉ thích hợp làm một vị tình tăng, dùng
tình cảm lay động lòng người, đối với Ngài, mọi tranh đấu đều là tàn
nhẫn.
Trước uy hiếp hùng hổ của Lha-bzang Khan, Sangye Gyatso xưa nay vốn thâm trầm nhiều mưu lại có đôi chút cảm giác lực bất tòng tâm.
Chẳng lẽ y đã già rồi sao? Không, Sangye Gyatso đang tuổi bốn mươi, có
tinh lực dồi dào và sinh mệnh thịnh vượng. Một mình nắm giữ chính quyền
Tây Tạng hai mươi năm, trải qua biết bao gió mưa, chẳng phải đều là một
mình y tự gánh vác vượt qua hay sao? Nhưng y dường như đã chán nản với
tranh đấu và sát phạt, mỗi lần y tĩnh tọa trong điện thờ cung Potala,
phát hiện ra cố gắng một đời của mình cũng chỉ là làm không công cho
người khác hưởng. Người chúng sinh quỳ bái vẫn là vị Phật sống không lo
chính sự kia, dù Ngài phạm phải sai lầm không thể tha thứ, cũng không hề ảnh hưởng đến địa vị tôn quý của Ngài trong lòng người đời.
Sangye Gyatso thật sự là người chiến thắng sao? Y có quyền lực tối cao, Phật
sống là con rối của y, thế nhưng y rốt cuộc cũng chỉ là Đệ Ba, vĩnh viễn cũng không thể trở thành Phật sống, không thể danh chính ngôn thuận
ngồi trên ngai Phật cao ngất, được khách hành hương thành kính quỳ bái.
Đã đến lúc cần phân thắng bại, bất kể thành công hay thất bại, y đều
phải dốc hết toàn lực sống mái một trận. Tranh đoạt kéo dài khiến y mệt
mỏi không chịu nổi, cuộc sống cả ngày lo sợ không yên, thật sự đã trải
qua quá đủ rồi.