Giang Hồ Nghĩa Hiệp

Chương 27: Chương 27: Gặp Hảo Hán Lại Kết Làm Huynh Đệ




Cả năm người không nói đến chuyện đó nữa, rót rượu uống mỗi người ba bốn chén nữa thì ngà ngà say. Ba thương nhân kể về Lê Khoáng anh dũng đánh đuổi bọn cướp đường ra sao, thì thấy làm đắc ý lắm. Cao Bát vốn vẫn thích những anh hùng hảo hán, nghe kể chi tiết thì lấy làm khoái chí cười nói.

“Quả nhiên huynh là một trang nam đại tử hán, tiểu đệ từ nhỏ sống ở Đông Lai rất ít giao du với bên ngoài, không ngờ nay lại gặp mọi người. Đệ cũng muốn kết nghĩa huynh đệ với Lê huynh cùng ba người. Trong năm người chúng ta đệ nhỏ nhất mọi người cứ gọi đệ là Cao tiểu đệ là được, bốn đại huynh thấy thế nào?”

“Vậy thì còn gì hay hơn thế nữa!” Người thương buôn lớn tuổi nhất rót rượu ra năm cái chén lớn cho mọi người, rồi cùng dắt nhau ra khỏi lều quỳ gối, chấp tay nhìn trời làm lễ, từng người xưng tên họ mới dập đầu ba cái. Đám người chăn dắt gia súc thấy cả năm vừa say vừa cười, quỳ gối sụp lạy thì đều vỗ tay chúc mừng. Cao Bát vui hứng loạng choạng đi vào trong lều lấy chum rượu ra rót thêm vào chén cho mọi người “ Hôm nay đệ thấy vui lắm, được kết nghĩa với bốn huynh đây thật không còn gì hạnh phúc bằng! Chúng ta nâng chén uống cho đến say mới thôi.”

“Đúng vậy! uống say mới thôi.” Lê Khoáng cùng ba người thương buôn uống cạn thêm mấy chén nữa thì say cả.

Phu nhân Lê Khoáng vốn dĩ cùng hai con ăn uống với đám người chăn gia súc, thấy tướng công cùng bốn huynh đệ uống rượu say sưa vui vẻ thì nói với mọi người.

“Họ kết bái huynh đệ ăn uống say sưa đến quên hết chúng ta rồi.” Nàng tuy nói vậy nhưng trong lòng vui lắm, từ mấy ngày hôm nay phu quân nàng không có lúc nào cười vui vẻ như vậy bao giờ cả.

Nàng vừa nói đã thấy phu quân tiến lại gần cười nói.

“Phu nhân nói sai rồi, ta tuy vui vẻ với bạn bẹ nhưng làm sao quên bạn bè với vợ con được chứ, nào…nào!” Lê Khoáng loạng choạng cầm chum rượu rót ra chén cho từng người một “Mọi người cùng uống chúc mừng ta có bốn huynh đệ tốt nào, phu nhân cũng vậy!”

“Đương nhiên muội chút mừng huynh có được bạn tốt!” Trịnh Thị Ngọc đưa chén cho phu quân rót đầy, rồi uống cạn nói thêm “Chúc mừng huynh!”

“Cảm ơn muội và mọi người!” Lê Khoáng khoác vai phu nhân cười hả hả.

Cao Bát uống hơi nhiều, nhưng vẫn còn chút tỉnh táo chỉ là ba người thương buốn vốn dĩ tuổi đã lớn say khước ngủ thiếp đi lúc nào.

Sau bữa tiệc rượu trời đã gần xế tối Lê Khoáng không tiện đánh thức mọi người, một mình đến ngồi nghỉ ở một gốc cây, phu nhân Trịnh Thị thấy phu quân có tâm sự khẽ bước đến bên cạnh nói.

“Không biết chuyện gì mà huynh mấy hôm nay đều than ngắn thở dài. Muội nghĩ hôm nay huynh phải vui hơn khi kết nghĩa với Cao đệ mới phải chứ, không lẽ huynh có chuyện gì đó khó nói với muội hay sao. Chúng ta đã là phu thê huynh cần gì phải chịu khổ một mình.”

Lê Khoáng nghe phu nhân nói thì gật gật đầu thở dài một tiếng nói.

“Không phải! Muội đừng nghĩ vậy. Chỉ là huynh thấy mình không tốt, chí hướng phía trước thì đầy ải, đất nước thì bị giặc ngoại bang uy hiếp xâm lấn, triều chính tham quan, ngoại thích lộng quyền, lòng chí hướng của huynh không biết nên tin vào ai. Muốn lấy thân mình báo quốc nhưng thật biết làm sao với tình hình nay. Vừa rồi huynh thấy Cao đệ dáng vẻ thảnh thơi, không lo nghĩ thế sự vậy mà thoải mái dễ chịu, huynh cũng muốn giống như đệ ấy nhưng không làm sao vơi được trong lòng chán nản.”

Trịnh Thị khoác tay ôm choàng lấy phu quân hôn nhẹ vào cổ, Lê Khoáng thấy phu nhân thùy mị âu yếm thì cười nói “Muội sao vậy, các huynh đệ nhìn thấy thì sao!”

“Huynh cứ mặc cho thiên hạ đi lo nghĩ làm gì! Triều chính rối ren, chính tà chưa phân định rõ thì ta có lòng nhưng chỉ phí sức lại mang tiếng cho đời. Hai phu thê ta đi chuyến này khi về núi Lam Sơn, chăn gà thả vịt ngày tháng vui vẻ với con cái chẳng phải là hay hơn sao!”

“Muội nói đúng! Thật ra mấy ngày qua huynh chỉ nghĩ đến chuyện này nhưng rối lắm. Vừa rồi lại gặp Cao đệ, ý ấy lại mấy phần là đúng. Chỉ là ta thấy chí khí nam nhi, luyện võ, thi thố của bao năm qua bỏ phí mà không ra giúp nước nhà chống giặc thì cũng là cái tội.”

Hai phu phụ Lê, Trịnh nhìn hai con trai đang tuổi ăn tuổi lớn vui đùa cùng với mấy con cừu con trông thật ngộ nghĩnh vui vẻ, lại cảm thấy xúc động “Hai con Lê Học, Lê Trừ thật đáng tiếc lại sống trong cảnh nước nhà loạn lạc, than oán không biết khi lớn lên chúng có thay đổi được vận mệnh của mình hay không!”

“Huynh đừng nói điều lớn lao, chung nghe lại không hiểu chỉ suốt ngày hỏi muội, muội lại không biết trả lời ra làm sao.”

Trịnh Thị rời khỏi phu quân bước đến hai con cùng vui với chúng, rồi dắt cả hai đi xem đàn ngựa.

Lê Khoáng nãy giờ thấy Cao Bát phía sau, cách đó không xa liền gọi lớn.

“Đệ làm gì vậy? Sao còn không đến đây!

Cao Bát nghe Lê Khoáng gọi thì chạy đến cười nói “ Nãy đến giờ đệ thấy huynh với tẩu tẩu rất thân mật, đệ không tiện đến phá đám!”

“Tửu lượng của đệ khá quá, mới đó đã tỉnh rồi, đệ có chuyện gì muốn nói với ta sao?” Lê Khoáng vỗ vỗ lên vai y mấy cái hỏi.

Cao Bát trả lời “Chỉ là đệ còn có vài chuyện muốn vào thành sớm, muốn cáo biệt huynh với tẩu tẩu nhưng thấy chuyện đó cũng không ảnh hưởng đến mình nên thấy không cần phải thế nữa!”

“Chuyện gì lại không ảnh hưởng, chỉ còn mấy dặm nữa là vào thành đệ cứ vào trước nếu bận. Bọn ta sẽ vào sau lúc đó lại gặp nhau có sao đâu.” Lê Khoáng thấy Cao Bát nghĩ ngợi dáng vẻ háo hức thì biết là y muốn đi đâu đó nên nói vậy.

“Đệ nghĩ lại rồi chuyện đó thật cũng không phải của đệ, chỉ là tính cách của đệ hơi tọc mạch hiếu kỳ nên muốn đi xem thử!”

Cả hai cười ha hả, Lê Khoáng nói “Nhìn đệ, huynh cũng đoán ra được!”

“Không biết huynh có rành lối đi ngõ về thủy lộ ở đây hay không?”

“Ta đi nhiều nên biết rất rõ!” Lê Khoáng nói. “Đệ muốn hỏi chuyện đó để làm gì?”

“Chỉ là vừa rồi có một đám người hành tung mờ ám đi trên mấy còn thuyên nhỏ, họ nói sẽ xuôi dòng ra biển. Không biết từ đây ra biển mất khoảng bao lâu?” Cao Bát hỏi.

“Nước sông Vu Gia chảy rất xiết vào mùa này nếu đi bằng thuyền độc mộc chắc cũng ba ngày là ra cửa biển, nhưng lại nguy hiểm, sao họ không đi bằng đường bộ mà đi bằng đường thủy?”

“Đệ không rỏ chắc là có nguyên do!”

Cả hai không đã động nói đến chuyện đó nữa, khi thấy ba đại huynh tỉnh rượu thì cho người thu dọn đồ đạc đi vào thành. Rồi tìm một khách điếm nghỉ ngơi ăn uống qua đêm. Thuê xong phòng trọ ba người thương buôn cáo biệt Cao Bát và hai phu phụ Lê Khoáng như đã hẹn, họ phải chăm sóc cho đàn già súc ở nơi quy định chờ phiên chợ sáng ngày mai nên không thể ở lại được.

Ba người thương buôn vừa đi khỏi, Cao Bát hỏi Lê Khoáng “Không biết huynh cùng tẩu tẩu ở lại trong thành mấy hôm thì lên đường?”

Lê Khoáng nói “Nếu đi càng sớm thì càng tốt”

Cao Bát phì cười nói.

“Trong thành có xa phu, ngày mai đệ sẽ thuê một cỗ xe đưa mọi người đi đường.”

“Vậy thì hay quá! Kinh thành cách đây cũng không còn bao xa nếu có cỗ xe thì không còn vất vã nữa.”

Cao Bát nghĩ ngợi rồi thở dài một tiếng, Lê Khoáng thấy vậy lại hỏi.

“Không biết đệ có chuyện gì sao lại thở dài như vậy?”

“Chỉ là đệ còn có vài chuyện cần làm nên chưa thể đi cùng với huynh và tẩu tẩu đến thành Đồ Bàn được. Đúng là chuyện trước mắt cần làm thì không làm chuyện mới lại đến khó mà không nghĩ đến cho được.”

Trịnh Thị vừa cho hai con ăn lại nghe Cao Bát nói liền nói.

“Nếu đệ có chuyện cần thì nên ở lại, chuyện gì thấy khuất mắt thì nên làm trước!”

Lê Khoáng lại nói thêm “Đúng vậy, huynh cùng tẩu tẩu đi một mình cũng được, đệ cứ lo việc của mình đi.”

“Vậy huynh cùng tẩu tẩu ở lại đây, đệ ra ngoài tìm thuê một xa phu, nếu đệ không quay về thì huynh cùng tẩu tẩu đi trước không phải chờ đệ đâu.”

Cao Bát đeo bọc vải lớn lên vai rồi đi ra phố tìm một xa phu đi đường xa, hẹn đến sáng mai thì đến khách điếm đón Lê Khoáng cùng Trịnh Thị Ngọc, trả trước tiền lộ phí rồi y quay lại Hương Lâu Cát tìm Trúc My Nữ. Y vừa vào đến cửa đã thấy mấy cô nương chạy đến cười nói.

“Công tử, công tử lại quay về với bọn thiếp rồi!!!”

Cao Bát lấy trong túi mấy lượng bạc phát cho từng người rồi chạy đi tìm Trúc cô nương, thì bà chủ Hương Lâu Cát chạy lại cười nói “Công tử quay lại sớm thế? Căn phòng lúc sáng vẫn còn nguyên chưa ai thuê, công tử có thể ở lại đó!”

“Không! Ta quay lại chỉ gặp Trúc cô nương một lúc rồi sẽ đi ngay!”

“Không được, không được!” Bà chủ nắm lấy vạt áo Cáo Bát kéo lại, khi y định rảo bước đi lên lầu nói thêm “Lúc này Trúc cô nương đang tiếp khách không thể làm phiền được!”

Cao Bát nói “Ta chỉ gặp nàng một lát sẽ đi ngay, ta có rất nhiều tiền bà còn không thích sao?” Y vừa nói vừa lấy trong áo mấy thẻ bạc nặng đặt vào tay bà ta cười khì khì “Rất nhiều đấy!”

Bà ta cầm bạc, mặt nhăn lại vẻ tiếc nuối nhưng cũng không đổi ý vội kéo tay y lại, trả lại mấy thẻ bạc nói “Không được, không được! Công tử đừng làm khó ta nữa, nếu để công tử vào đó thì họ cho tôi một kiếm chết mất còn mạng đầu mà hưởng bạc của công tử. Họ nói bất cứ ai vào phòng của Trúc cô nương sẽ không toàn mạng, tôi không phải không muốn để công tử gặp mà bọn họ rất hung dữ.”

Cao Bát nghe bà chủ Hương Lâu Cát nói mặt đã biến sắc quát “Ai mà to gan vậy? Để ta lên xem!”

Y không chờ bà chủ kịp nói thêm đã phi thân một cái lên đến nữa bật cầu thang, chạy rầm rầm về phía căn phòng của Trúc My Nữ, bà ta chạy phía sau kêu khổ.

Đến giữa hành lang, thì y giật mình cúi người né tránh khi thấy một bóng người tung cước phóng đến, miệng quát “Đứng lại! Ngươi là ai mà không sợ chết, còn không đứng lại.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.