Trong tất cả các khu vực hành chính của đế quốc Đường Xuyên, không có một phân tỉnh nào mà khắp nơi đầu là núi như Ngân Xuyên đạo, chẳng có lấy được một vùng đất bằng hoàn chỉnh.
Có người nói, nơi này khi xưa Bàn Cổ khai thiên lập địa, vụ thần sáng thế này sau nhiều ngày làm việc bị mệt, đã không cẩn thận đem toàn bộ núi của các phân tỉnh Nguyên Xuyên đạo, Phương Xuyên đạo và Kim Xuyên đạo đặt hết vào Ngân Xuyên đạo, cho nên mới tạo thành kết quả như thế này.
Nhưng những nhà địa lý học của triều đình đế quốc Đường Xuyên kiên quyết phủ nhận lời nói này, nhà địa lý học nổi danh của đế quốc Từ Hà Khách sau khi trải qua nghiên cứu nghiêm ngặt đã nhận định, đây là kết quả do địa tầng hải dương va chạm với lục địa tạo ra, còn vì chuyện này mà viết một quyển sách.
Nhưng sau khi sách của ông ta được xuất bản, không một ai mua, vì thế từ đó ông ta phá sản, rồi mai danh ẩn tích, quan điểm của ông ta cũng chẳng có ai tiếp thụ.
Do toàn bộ Ngân Xuyên đạo đều là núi đồi, cho nên việc làm đường trở nên khó khăn vô cùng, thậm chí có thể nói là một chuyện xa xỉ.
Những người dân sống ở nơi này, đều đã quen với những con đường quấn quanh triền núi. Hoàn cảnh đặc thù của nơi này làm cho người ta rõ ràng đã có thể dùng mắt thường nhìn thấy đích đến, nhưng vẫn phải đi mất mấy tiếng đồng hồ thậm chí là mất mấy ngày, mới tới nơi.
Trèo qua một quả núi, rồi lại một quả núi nữa, đứng trên đỉnh một ngọn núi nhìn ra đằng xa, cũng chỉ nhìn thấy những rặng núi trùng điệp nhấp nhô, tựa hồ vĩnh viễn không có điểm kết thúc.
Hiện giờ Vương Lê Minh đã thể nghiệm trọn vẹn được loại cảm giác này.
Mặc dù khi xuất phát từ cảng Ninh Ba, các chiến sĩ của hải quân lục chiến đội quân Lam Vũ đã chuẩn bị tâm lý đầy đủ cả rồi, hơn nữa khi hành quân gấp rút cũng dự bị trước lượng thời gian tương đối sung túc.
Nhưng cuối cùng vẫn bất hạnh phát hiện ra, thời gian dư ra mà bọn họ chuẩn bị đã dùng hết trên một nửa chặng đường rồi, địa phương cách tiền tuyến chỉ có ba kilomet mà thường phải đi tới bốn năm tiếng đồng hồ, hơn nữa lúc thì phải lên đèo, lúc thì xuống dốc, làm người ta mệt tới gần chết.
Bản thân Vương Lê Minh đã gấp tới độ trán toát mồ hôi lạnh, hắn đương nhiên biết được hậu quả nghiêm trọng của việc kéo dài thời gian, nhưng đối diện với nhưng con đường núi vòng vo quanh tầng mây ở trước mặt, hắn cũng chẳng có cách nào.
Nếu như hắn có đủ bản lĩnh, thì hắn thực sự hi vọng đem nó kéo thốc ra như ruột dê, rồi kéo ngay ra cho thẳng.
Chỉ tiếc rằng hắn chẳng phải là thần tiên, không làm nổi điều này, nên chỉ đành hi sunh thời gian nghi ngơi và ngủ, gắng sức hành quân.
Gian khổ nhất là các chiến sĩ còn phải vác súng máy Bạo Phong Tuyết và bách kích pháo, bọn họ cơ bản đều xuất thân là Lỗ Ni cuồng chiến sĩ, thân thể cường tráng, tố chất thể lực cực tốt, cũng đã quen với việc leo núi.
Nhưng dù sao vác trang bị năng nề như vậy hành quân đường xa vẫn mệt tới bở hơi tai, lên núi thì còn chưa sao, chứ khi xuống núi thì mới là lúc đau đầu nhất, không cẩn thận một chút thôi là cả người lẫn trang bị đều bị ngã xuống núi.
Bọn họ bị những con đường núi vòng đi vòng lại hành hạ cho sắp phát điên rồi, thường thường phải đi mất cả một ngày trời mới đường một quảng đường mà tính theo đường thẳng chưa tới hai mươi kilomet.
Bời vi những con đường núi quanh co, cho nên Vương Lê Minh cũng với bộ đội do hắn suất lĩnh muộn mất hai ngày mới tới được cứ điểm Cẩm Bình Sơn.
Chính lúc hắn đang lòng như lửa đốt, thì hắn đột nhiên nhận được điện báo của Đao Vô Phong, thì ra lục quân đặc chiến đội của Đao Vô Phong cũng đến muộn.
Đao Vô Phong vốn là tới phối hợp với Vương Lê Minh công kích cứ điểm Cẩm Bình Sơn, nhưng khi bọn họ am thầm từ Nhã An dò dẫm lên bờ, thì phát hiện ra căn bản là không có đường để tới cứ điểm Cẩm Bình Sơn, chẳng trách mà mà Xích Luyện giáo hoàn toàn không bố trí phòng ngự ở phía này.
Đao Vô Phong và các chiến sĩ thủ hạ dùng Đại Khảm đao mở đường, ngày đêm không nghỉ hành quân tới cứ điểm Cẩm Bình Sơn, kết quả trên đường nếm không ít đau khổ, còn phải trả giá đắt, có một chiến sĩ trượt chân ngã xuống vách núi, hi sinh ngay tại chỗ, kết quả tới được nơi thì muộn mất thời gian hai ngày.
Vương Lê Minh thở phảo một tiếng, cùng Đao Vô Phong liên hệ qua về kế hoạch sắp tiến hành, sau đó mới có thời gian nâng kính viễn vọng lên câng thận quan sát cứ điểm Cẩm Bình Sơn, cùng hoàn cảnh đường đi quanh co.
Con đường thông từ Xích Luyện Thần Kinh thông tới cảng Ninh Ba có rất nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là đường núi vòng qua Cẩm Binh Sơn.
Vì để đề phong quân Lam Vũ có khả năng đồ bộ từ biển tới công kích, một năm trước đó, dưới sự kiến nghị mạnh mẽ của nước Mã Toa, Xích Luyện giáo đã xây nên một cứ điểm ở Cẩm Bình sơn, chính là tòa cứ điểm trông qua có vẻ như rất to lớn ở trước mắt.
Đương nhiên, cái gọi là to lớn, chỉ là trông có vẻ như mà thôi.
Từ trong kính viễn vọng nhin tới, Vương Lê Minh có thể dễ dàng phát hiện ra không được coi trọng cứ điểm Cẩm Bình Sơn lắm, chất lượng công trình tương đối tệ hại.
Khi trước xây dựng tòa cứ điểm này, chỉ là bời vì yêu cầu mạnh mẽ của nước Mã Toa, cho nên Xích Luyện giáo mới hành động. Cho nên cứ điểm Cẩm Bình Sơn được xây dựng lên có rất nhiều dấu tích bớt công sức giảm vật liệu.
Vốn là phải dùng đã hoa cương để làm chủ thể, nền tảng phải được đào rất sâu, nhưng người Xích Luyện giáo lười biếng, nói một cách chính xác là giáo đầu Phương Quốc Cường của Xích Luyện giáo lười biếng, cho nên không dùng nhiều đá, mà thay vào đó là dùng những đống gạch làm bằng bùn đất qua loa cho xong chuyện, móng cũng được đào rất nông.
Mặc nhìn từ phía bên ngoài cứ điểm Cẩm Bình Sơn làm bằng gạch trông vẫn rất kiên cố, nhưng ở phương diện kháng cự lại hỏa pháo thì kém so với đá hoa cương một vạn tám ngàn dặm, càng chẳng phải nói tới thuốc nổ nữa.
Tất cả lo lắng của Vương Lê Minh liền bay hết theo chiều gió.
Tòa cứ điểm Cẩm Bình Sơn như thế này, nếu như có thể kháng cứ được quân Lam Vũ công kích một ngày trời, thì đã là kỳ tích rồi.
Căn cứ vào tư liệu tình báo cho thấy, phụ trách đồn trú ở cứ điểm Cẩm Bình Sơn chính là Phương Quốc Cường đàn chủ thứ sau của Xích Luyện giáo.
Đến đây không thể không giải thích qua một chút về kết cấu nội bộ của Xích Luyện giáo.
Xích Luyện giáo vốn là một tập thể đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, chung sức chống địch, cho nên mới có thể đối kháng với triều đình suốt thời gian hai ba chục năm mà không rơi vào thế hạ phong.
Nhưng theo Nhạc Thần Châu tới, khí thế của Xích Luyện giáo bị chèn ép dữ dội, không thể không chuyển xuống hoạt động ngầm.
Nhạc Thần Châu chẳng những thủ tiêu Xích Luyện giáo từ mặt quân sự, hơn nữa cũng chia rẽ Xích Luyện giáo ở mặt chinh trị, ông ta trọng điểm đả kích tổng bộ của Xích Luện giáo, nhưng lại cố tình bỏ qua những thế lực nhỏ địa phương có mâu thuẫn với tổng bộ Xích Luyện giáo.
Một Xích luyện giáo lớn như vậy, ít nhiều gì cũng có những mâu thuẫn nội bộ, Thiên Vương mặc dù trên danh nghĩa là chủ của Xích Luyện giáo, nhưng người không chịu phục ở đằng sau thế nào cũng có, dưới sự tính toán âm thầm của Nhạc Thần Châu, các thế lực địa phương được tăng trưởng, tiến tới mực có thể lay động vị trí của Thiên Vương, vì thế chia rẽ nội bộ của Xích Luyện giáo được công khai hóa.
Sau này Nhạc Thần Châu bời vì một số nguyên nhân mà phải rời khỏi Ngân Xuyên đạo, Xích Luyện giáo sống lại từ cõi chết, nhưng mẫu thuanã mà Nhạc Thần Châu cố ý tạo ra đã lưu lại ẩn họa cực lớn trong nội bộ của Xích Luyện giáo.
Mục Tử Huân dưới sự trợ giúp của nước Mã Toa đã thống nhất lại Xích Luyện giáo, trở thành người lãnh đạo tối cao thực tế của Xích Luyện giáo.
Nhưng các thế lực địa phương chỉ tuân thủ sự ước thúc của hắn ở về bề ngoài, còn trên thực tế những thế lực này đều có địa bàn riêng, trong địa bàn đó chỉ người chủ trì thế lực của mình mới phát huy được tác dụng thực sự.
Ví như ở phụ cận Cẩm Bình Sơn, thì thế lực của Phương Quốc Cường là lớn nhất. Phương Quốc Cường không được tính là đàn chủ địa phương có thực lực nhất của Xích Luyện giáo, nhưng thủ hạ cũng có một hai vạn người, trong đó có thể nắm trong tay, có thể đưa ra chiến trường đại khái chừng một vạn tên.
Trên tường thành của cứ điểm Cẩm Bình Sơn, có từng nhóm lực lượng vũ trang Xích Luyện giáo đang tuần tra, bọn chúng đều không thuộc về hàng ngũ của quân Xích Luyện, bời thế cũng không có đồng phục thống nhất.
Trừ một số tên cầm súng rãnh xoắn ra, thì những tên khác vẫn còn dùng những thứ vũ khí thô sơ như đại đao, trường mâu, cung tiễn … nhưng sĩ khí của bọn chúng tựa hồ vẫn rất cao.
Nước Mã Toa mặc dù viện trợ cho Xích Luyện giáo vô số vũ khí, nhưng thủ lĩnh giáo đầu Mục Tử Huân của Xích Luyện giáo đương nhiên sẽ không ngu xuẩn tới mức đem số vũ khí này giao cho những tên gia hỏa chỉ bằng mặt không bằng lòng.
Trừ trang bị cho quân Xích Luyện bộ đội tâm phúc của mình ra, thì hắn đem số vũ khí còn dư thừa khóa hết lại ở trong kho, hắn thà để cho những số vũ khí này mốc meo trong kho, chứ không muốn cấp cho những kẻ đó lấy một khẩu.
Bất quá, những phần tử vũ trang Xích Luyện giáo này có bề ngoài kém cỏi, không đại biểu cho bọn chúng chẳng chịu nổi một đòn.
Trên thực tế, những phần tử vũ trang Xích Luyện giáo này đều là nòng cốt của Xích Luyện giáo, bị giáo nghĩa của Xích Luyện giáo đầu độc vô cùng sâu.