Giờ Đang Nơi Đâu

Chương 27: Chương 27: Dàn hợp xướng và người xem xét bản thảo (4)




Sở Vọng thấp thỏm hỏi: “Chị ấy thế nào ạ, xem xét luận văn có vấn đề gì sao?”

“Không có, trái lại còn rất tốt… Thực sự phải nói là, cực kỳ tốt.”

“Ồ.” Thế thì có gì để nói chuyện chứ…

“Cô gái có trình độ học thuật xuất sắc như cô Lâm thư đúng là hiếm gặp. Nên tôi muốn được tâm sự với cô ấy, không biết cô ấy có nể mặt mà gặp một lần được không?”

“Chuyện này…” Sở Vọng im lặng nhìn trời.

“Không gặp cũng không sao. Gọi điện thoại được chứ?”

“… Trong nhà không lắp điện thoại.”

“Ừ, vậy thì gửi tin nhắn được không?”

“Xin lỗi anh… Gia giáo nhà em rất nghiêm.”

“Tóm lại là không có cách gì gặp được đúng không?”

Sở Vọng bất đắc dĩ nghĩ thầm: không phải tôi muốn làm khó dễ anh, mà thật sự không có cách nào hết giáo sư Từ à. Nếu kiếp trước tôi sinh sớm một trăm năm, hoặc kiếp này tôi lớn hơn vài tuổi thì đã có thể gặp anh rồi.

Anh ta chỉ thở dài, “Thôi quên đi vậy. Em giúp tôi chuyển lời đến cô ấy có được không?”

“Được.” Sở Vọng ngơ ngác gật đầu.

Đường Hillwood cách Du Ma Địa không xa. Khi gần đến số 21, hai người rung chuông xuống xe. Từ Thiếu Khiêm thong thả nói: “Vì bị bệnh nên thôi học, hoặc có thể vì nguyên nhân gia đình nên thôi học, dẫn đến chưa thể tốt nghiệp… Tôi nghĩ tương lai của cô Lâm không chỉ có thế, nếu cứ chôn chân ở đây mãi thì đúng là đáng tiếc. Cô ấy có thể tiến xa hơn được nữa.”

Lâm Sở Vọng bất đắc dĩ. Cô có cách nào được ư? Đã viết luận văn tiến sĩ được một nửa rồi, thế mà lại đột ngột biến thành một cô bé vất vả mưu sinh.

“Thay tôi chuyển lời đến cô Lâm: Nếu bệnh không nặng tới mức không thể hoàn thành việc học, hoặc có chuyện gì khó xử thì hãy chuyển lời đến tôi, nhất định tôi sẽ hỗ trợ hết sức mình.”

“Nhất định em sẽ chuyển lời.” Lâm Sở Vọng lễ phép cúi đầu chào tạm biệt anh Từ Lai này, rồi vội vã băng qua đường đến gần số nhà 21.

Lúc ngoái đầu lại, Từ Thiếu Khiêm vẫn đứng ở chỗ cũ, từ đằng xa nhìn về căn nhà số 21, không biết đang nghĩ gì.

Lâm Sở Vọng thở dài rồi chạy một mạch vào tiệm may.

Bà Nguyễn đang thêu lông chim tơ vàng cạnh chiếc váy màu xanh đậm, ngẩng đầu ân cần hỏi: “Cháu gặp chuyện gì bận tâm sao?”

Sở Vọng buồn rầu, đáp: “Một thứ vốn không có sẵn, bảo cháu phải lấy ra cho người ta thế nào đây?”

Ngài Saumur ngạc nhiên *ồ* lên, nhìn qua cặp kính lão bé nhỏ: “Bộ quần áo mới của hoàng đế?”

Sở Vọng gật đầu, cầm kéo và chỉ đánh dấu trên người ma-nơ-canh, “Là bộ quần áo mới của hoàng đế. Nhưng bộ đồ đó chỉ có thợ may mới nhìn thấy, người khác không thấy được.”

“Hoặc là rơi đầu, hoặc là kiếm nhiều tiền. Thế thì cứ dỗ cho hoàng đế vui vẻ ngày qua ngày là được.”

Sở Vọng mỉm cười. Ngài Saumur luôn có rất nhiều đạo lý.

Thấy cuối cùng cô đã chịu cười, ngài Saumur lúc này giống hệt thêu hoa trên gấm, lấy một phong thư trong ngăn bàn ra đưa cho cô.

Sở Vọng nhận lấy bức thư, không khỏi cảm khái: Cái anh này, có biết vì một bức thư này của anh mà tôi hao tâm tổn trí lắm không.

Cô đang định cất thư thì ngài Saumur đã nói: “Ra chỗ sáng mà đọc thư đi, cũng có thể viết thư trả lời ở đây, tới chiều thì đi cùng tôi đến bưu điện gửi. Đem thư về nhà, không phải không tiện à?”

Thì ra chuyện gì ngài Saumur cũng biết. Cô vô cùng cảm động, suýt đã ôm lấy ngài Saumur òa khóc. Trong tiếng cười của bà Nguyễn, Lâm Sở Vọng bị ngài Saumur đuổi vào phòng thí nghiệm đọc thư.

Thân gửi Sở Vọng tiểu thư,

May mắn nhận được thư của em vào đêm thu dọn hành lý trước khi đến cảng Marseille ở Pháp, lúc này đã hơn một năm bảy tháng xa quê rồi. Anh đang viết vội những dòng này trên con tàu từMarseille đi Anh. Lúc nãy ở trên cảng anh có trò chuyện với thủy thủ, uống ít rượu Rum, quay vào khoang thuyền vội vã viết thư, chỉ mong không say đến mức nói lung tung.

Trong phòng khiêu vũ hạng nhất, một đám người Pháp và người Anh đã uống say suýt nữa đánh nhau vì hai tác phẩm “Bá tước Monte Cristo” và “Hamlet”. Anh cũng say quá rồi, nhưng vẫn muốn nói chuyện Câu Tiễn diệt Ngô với bọn họ. Chỉ có điều bọn họ nôn mửa lung tung trong khoang rồi, đúng là trí thức không được trọng dụng.

Vừa vào khoang lại nghĩ đến gió rét Siberia mà em nhắc tới, đúng là may nhờ có phúc của em, anh đã tránh được rồi. Từ nước Đức đã vào đông đến Marseille, vậy mà anh chỉ có một chiếc áo khoác duy nhất. Không biết đến Luân Đôn sẽ như thế nào.

Có lẽ lúc thư đến tay, chỗ của em đang là mùa đông đúng không? Hy vọng mùa đông ở Hương Cảng không lạnh nhưở Luân Đôn. Lần sau khi nhận được thư của em, có lẽ hai chúng ta lạitrải qua một mùa khác rồi.

Lúc viết thư, có rất nhiều điều muốn nói với em; viết xong lại không biết diễn đạt, nhưng cũng không thể sửa chữa.

Viết vài dòng cho em vui, mong em được bình an.

Tư Ngôn Tang

05.09

Năm dân quốc thứ 14, trên con tàu Bruno ởMarseille.

Cô cầm lá thư đưa lên mũi ngửi, bên trên vẫn còn vương mùi rượu Rum say nồng chưa tan. Có lẽ lần này viết vội vã thật, nên thư rất ngắn và cũng không có thơ cùng với ảnh chụp. Không có lại càng hay, đỡ phải vắt óc suy nghĩ mấy câu so sánh điệp từ trong đó. Cô nghĩ ngợi, rồi cầm bút viết:

Thân gửi anh Ngôn Tang,

Em đã nhận được thư của anh.

Bây giờ em đang rấtổn. Có lẽ cái lạnh ở Hương Cảng buổi tối cũng giống nước Đức cuối hè thôi. Nhưng Hương Cảng đang là mùa hè mà vẫn không thể ăn nhiều kem được. Làm công trong tiệm may một năm, em đã có thể may được một bộ đồ tàm tạm, bình thường có thể mặc chơi. Tiệm may là của ngài Saumur người Pháp – là người Provence, bà Nguyễn trước kia cũng từng làm giúp việc cho người Marseille ở Việt Nam, bọn họ rất tốt, có lẽ có thể cùng anh nói về Dumas và Câu Tiễn. Em học được vài câu tiếng Pháp khôi hài từ bọn họ, lần sau gặp sẽ nói cho anh nghe.

Hay nghe người ta bảo đồ ăn ở Anh không bằngđược với Đức, không biết anh có chịuđược không. Bọn họ rất thích dùng bơ nấu ăn, thêm sữa vào thức ăn, chỉ mong anh ăn rồi, đừng để bản thân béo đến mức em không nhận ra.

Người ngoài nói em đã cao lên, hy vọng đến lần gặp lại anh, không cao tới mức phải mức phải ngước nhìn.

Chúc anh thuận buồm xuôi gió

01.11.1925

Sở Vọngthân gửi.

Đã đọc báo ở thời đại này hơn một năm, nhiều ít gì Lâm Sở Vọng cũng học được tinh túy đáng yêu của cách viết thư trong thời dân quốc này. Viết thư xong thì cô đặt nó sang một bên, trước buổi cơm tối, cô đi bộ cùng ngài Saumur ra bưu điện gửi thư.

Ngoài việc kể về chuyện đã từng tham gia chiến tranh, ngài Saumur rất ít khi nói đến chuyện của mình. Có khi cô đi gửi thư, ngài Saumur sẽ nhờ cô gửi hộ, hầu như đều gửi đến thị trấn Loos-en-Gohelle, nhưng cô chưa bao giờ thấy ngài Saumur nhận được thư hồi âm từ nơi đó.

Mùa đông này, Lâm Sở Vọng vô cùng bận rộn, đi đi lại lại giữa ba địa điểm là biệt thự họ Kiều, đường Hillwood và Du Ma Địa suốt ba tháng, không ngờ thế mà đã thành tiểu phú bà có được 30 đồng bạc. Trong học kỳ này, các bạn trong lớp vẫn không có tiến triển lớn với Diệp Văn Dữ, chỉ có duyên thành viên dàn nhạc mà thôi. Lâm Sở Vọng không khỏi cảm thấy sốt ruột thay họ.

Bộ phim hài “Cuộc Săn Vàng” của Chaplin đã chiếu ở Hương Cảng được nửa năm. Vào ngày thi xong môn cuối kỳ, một nửa các cô gái trong lớp đột nhiên quyết định, vào Chủ nhật này sẽ đến rạp chiếu bóng xem “Cuộc Săn Vàng” vào lúc 5 giờ chiều. 3 giờ rưỡi tan học, Tạ Di Nhã thần bí đi đến, nói với Lâm Sở Vọng: “Đi.”

“Đi đâu?”

“Đến Cửu Long, rạp chiếu bóng Đại Thiên Thế Giới.”

“Đến đó làm gì?”

“Xem phim hài.”

“Phim của ai, Chaplin à?”

“Diệp Văn Dữ cùng những người ngưỡng mộ anh ta.”

“…”

Còn chưa dọn cặp xong thì cô đã bị Tạ Di Nhã túm lấy lôi lên xe điện, trên đường đi Lâm Sở Vọng mơ màng nghĩ: thời đại này thư từ qua lại phát triển thế à? Vì sao chuyện Diệp Văn Dữ đi xem phim lúc 5 giờ chiều mà con gái trong lớp đều biết hết vậy… Đến lúc đó anh Diệp Văn Dữ vừa vào rạp chiếu bóng, gặp rất nhiều gương mặt thân quen, không biết sẽ có suy nghĩ thế nào.

Hai người mua ghế ở trong góc hàng cuối, nói cho oai là để dễ xem phim. Có lẽ vì công nghiệp điện ảnh chưa phát triển mạnh, nên dù là bộ phim nhựa kinh điển nhất thì cũng được công chiếu từ trên nửa năm đến một năm. Cộng thêm Chủ nhật có không ít cặp đôi nam nữ đến xem phim, vì vậy dù đã qua dịp cao điểm thì ghế trống trong rạp vẫn không hề nhiều. Có điều ngồi xa, cô lại dễ thấy hai chị gái nhà mình, bọn họ theo nhóm chị em Thượng Hải hoặc là thành viên câu lạc bộ văn thơ, một trái một phải chiếm đóng hai bên rạp chiếu bóng. Cách xa thế rồi mà Lâm Sở Vọng vẫn có thể thấy được khí thế giương cung bạt kiếm giữa hai bên.

Một lúc trước khi chiếu phim, một nhóm các chàng trai cầm vợt tennis hớt ha hớt hải đi vào, sau khi xin lỗi người ta xong thì ngồi xuống một dãy ở hàng đầu tiên. Người dễ nhận diện nhất trong nhóm nam đó là Diệp Văn Dữ, anh ta mặc áo thể thao đỏ trắng đan xen, rất trẻ trung năng động; tóc ướt nhẹp vì mồ hôi, nhưng không ảnh hưởng lớn đến ngoại hình điển trai. Phim bắt đầu chiếu, ánh sáng từ trên màn hình hắt lên mặt mọi người, Diệp Văn Dữ ngồi đầu tiên lại không đặt tâm tư vào bộ phim, mà liên tục ngoái đầu nhìn ra sau.

Cả Tạ Di Nhã và Sở Vọng cũng không tập trung xem phim. Sở Vọng thì đã xem bộ phim này quá nhiều lần rồi, cô hạ giọng hỏi: “Anh ta nhìn ai vậy?”

“Có lẽ là cô gái may mắn nào đó trong lớp chúng ta rồi.”

“Ha?”

“Chúng ta cá cược đi.”

“Cược cái gì?”

“Mình cá là anh ta đang nhìn một trong hai chị gái cậu. Tiền cược là bao một ly cà phê Cappuccino ở quán cà phê Chim Xanh.”

“Ha, mình cá không phải.” Bảy tám cô gái, nói gì cô cũng có bảy phần thắng.

Đến đoạn Chaplin nấu giày da ăn, hai người các cô cũng cười rộ lên theo mọi người, mải mê xem phim tới mức quên luôn vụ đó. Đến khi hết phim, mọi người lục tục đi ra, Tạ Di Nhã giữ chặt Lâm Sở Vọng, cười nhìn về phía trước: “Nhìn đi.”

Ba mươi người trong rạp chiếu bóng đã vơi đi một nửa, nửa còn lại thì đều là người quen. Chẳng mấy chốc đám con trai đã đùa giỡn đùn đẩy Diệp Văn Dữ lên phía trước, trong tiếng cười nói ồn ào, Diệp Văn Dữ đỏ mặt đi đến bên phải – hướng của các chị em câu lạc bộ thơ văn của Doãn Yên.

Doãn Yên cùng các cô gái đang định đứng dậy rời khỏi rạp chiếu bóng, trong âm thanh ồn ào, Diệp Văn Dữ lấy hết dũng khí đi tới chặn Doãn Yên lại.

Trong ánh mắt hâm mộ của các cô gái và sự kinh ngạc khó hiểu của Doãn Yên, Diệp Văn Dữ căng thẳng suýt nói lắp: “Em, em là… chủ tịch câu lạc bộ thơ Hoa Gian, Lâm Doãn Yên đúng không?”

Lâm Doãn Yên ngạc nhiên gật đầu.

“Anh hay nghe người ta nhắc đến thơ em làm, vô cùng ngưỡng mộ… À không phải! Vô cùng hâm mộ! Không biết câu lạc bộ ta có chịu nhận một người tầm thường như anh không?”

Tiếng lòng “ngưỡng mộ” vô tình thổ lộ đã làm mọi người cười ầm.

“Anh tên gì?” Lâm Doãn Yên bình tĩnh nói, ánh mắt vô tình cố ý nhìn sang nhóm Tiết Chân Chân ở bên kia. Tiết Chân Chân ngồi trong góc tối, liếc mắt nhìn sang Lâm Doãn Yên, trên mặt cũng không có biểu cảm.

Diệp Văn Dữ bứt tóc, lấy trong túi ra một giấy một bút, run run viết một hồi rồi đưa đến bằng hai tay, cười nói: “Anh viết chữ Hán không được đẹp, mong chủ tịch câu lạc bộ đừng chê cười ghét bỏ anh.”

Doãn Yên cầm tờ giấy nhìn rồi cười phì một tiếng, cười tới nỗi làm Diệp Văn Dữ xấu hổ. Lúc này các cô gái bên cạnh chen đến giật giấy xem, tờ giấy bị bay đi, bay tới trước mặt Sở Vọng và Tạ Di Nhã. Hai người nhặt lên nhìn, ba chữ “Diệp Văn Dữ” bị anh ta viết thành năm sáu con chữ, trên giấy là một đống ký tự “thảo thế mộc văn sơn” lộn xộn to tổ chảng, thậm chí nửa chử “Dư” cuối cùng còn to đến lạ thường.*

(*Ba ký tự thảo, thế, mộc (艹世木) ghép thành chữ Diệp phồn thể: 葉. Còn chữ Dữ (嶼) được ghép từ bộ Sơn (山) và Dư (舆).)

Sở Vọng thở dài, “Tại hạ thua rồi.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.