Đi được gần nửa canh giờ (một canh giờ là hai tiếng thời hiện đại) thì
đến ngả ba vào con đường lớn, cũng là đường đất nhưng hai bên đường có
những khối đá chặn như một dạng bờ kè thô sơ. Đường rộng cỡ tám thước
(một thước đất = 0.47m) nằm cách bờ nước hơi xa. Có những đoạn đường gần bờ nước thì có thể thấy nước đang lớn, dòng nước đục từng ngày bồi thêm phù sa cho bờ bên này. Những rặng dừa nước xanh tưoi men theo bờ sông,
lá dừa xào xạt như đang trò chuyện cùng gió.
Mặt nước mênh mông
không thấy bờ bên kia, chỉ thấy xanh xanh từng mảng cây, xen lẫn là vài
khoảng đất bùn màu xám, không biết bên kia có nhiều làng xóm chưa? Con
người thích sống quần cư, và có như vậy mới có thể sinh tồn, phát triển. Ở đây đất rộng người thưa, cảm giác con người thật bé nhỏ, đơn độc.
A Phúc đã không chạy lon ton tới lui như lúc nãy mà có vẻ thấm mệt rồi.
Dù sao cũng chỉ là đứa bé sáu tuổi. Cha nương đợi đến mấy góc cây to, rễ lồi lên mặt đất mới bảo cả nhà dừng lại.
- Đúng rồi đó, cậu thương tỷ hơn đệ nhiều.
A Phúc nghe hai chị em nói chuyện cũng chen miệng vào, mặt còn nhăn nhăn
phân bì. Cậu hai không có con gái, bốn đứa con trai làm cậu 'ngán' nên
rất thích hai đứa cháu gái. Đặc biệt Mai còn có nét giống cậu nữa, lại
càng được thương.
- Hai năm rồi không gặp cậu. Nương năm nay có về ngoại không?
Cúc tỷ hỏi.
- Chưa biết nữa, phải gần Tết mới tính.
Nhà ngoại ở 'miệt trong' là tên gọi vùng phía trong từ sông Giang Thành đi
vào nam, cách làng chài hơn ba ngày đi đường, mà chủ yếu đi bằng ghe dọc theo các con sông. Do vậy cả nhà lâu lâu mới được về nhà ngoại. Không
riêng gì nhà Mai, những nhà khác có con gái gả đi xa đều vậy.
Mai nhìn a Cúc đang ngồi nhìn ra con sông rộng, đôi mắt đen long lanh nhấp
nháy trong nắng, có mấy giọt mồ hôi rịn ra dưới chân tóc. Gương mặt Mai
và a Cúc không giống nhau nhiều lắm; có lẽ do Mai giống cậu hai nhà
ngoại nhiều hơn. Mặt nương và a Cúc hơi giống nhau, hàm thon nhỏ, sóng
mũi không cao lắm, cánh mũi hơi to; mày như vẽ dài qua đuôi mắt rất đẹp. Cúc tỷ mới mười lăm, nét mặt thiếu nữ căng mịn đầy sức sống. Con gái
làng chài nên nước da không trắng mà ngăm ngăm khỏe khoắn.
Mai
thích nhất mái tóc dài, thẳng và đen mượt của nương và a Cúc. Nương hay
bới tóc phía sau đầu lúc làm việc, a Cúc thì xõa dài giữa lưng; những
lúc ngồi đan lát nhà sau, mái tóc theo gió nhẹ bay làm cô mê mẩn. Mai
mới hơn tám tuổi nên tóc chỉ vừa qua vai, hôm nay đi xa trời nắng nóng
cô đã thắt hai bím nhỏ thật gọn gàng hai bên vai.
Bình thường a
Cúc hơi ít nói, làm việc chăm chỉ; giống như nương và Lưu bá mẫu trong
tay luôn có việc; nấu nướng, giặt giũ, đan lát, may vá. Nghe Lưu bá mẫu
nói là chuẩn bị làm để vào mùa lúa sẽ không kịp. Nói vậy là đến mùa lúa
sẽ bận rộn hơn nữa; làm ruộng bằng sức người chắc là vất vả lắm!Nghỉ
ngơi một lát lại tiếp tục lên đường, con đường và dòng sông như đang
chơi trò rồng rắn cứ uốn lượn cùng nhau. Có lúc cách nhau rất xa, có lúc lại gần nhau chỉ cách một mảng hẹp cây lát hoặc cây bần. Rải rác là
những làng nhỏ người dân sinh sống, có khi là một cụm hơn mười mái nhà,
có khi chỉ lơ xơ hai ba mái nhà.
Khoảng hơn môt canh giờ thì cha
và Bình ca lại ghé vào nhà gần đường xin nước uống. Có một nhà chỉ có
đứa bé lớn hơn a Phúc ở nhà. Nhóc chỉ đưa cái gáo dừa và chỉ nước trong
lu trước nhà. Nhà Mai cũng tự nhiên múc nước uống, cho nhóc một trái
chuối và củ khoai lang rồi rời đi.
Gần trưa ghé vào một xóm có ba gian nhà thì gặp gia đình nhỏ. Người đàn ông trẻ tuổi nồng nhiệt mời
vào trong, rót nước mời cả nhà. Cả hai người hỏi thăm nhau ở đâu, đang
đi đâu. Mai để ý thấy người phụ nữ đang mang thai nói chuyện giọng cao
như đang hát, nước da đen và đôi mắt rất to. Bà ấy chắc là người Chân
Lạp (người Khơ me, Campuchia xưa).
Trên sân là mấy hàng lát đang
được phơi khô để đan đệm, đan giỏ. Sau nhà thúc ấy có năm sáu cây thốt
nốt già, thân to, ngọn cao vút lên trời. Trước khi rời đi, nương Mai để
lại nhà họ một gói tôm khô một gói đậu nhưng cả hai người đều không
nhận, ngược lại còn nhét vô tay a Phúc một ống tre bên trong có chứa
nước cây thốt nốt. Nhà Mai cảm ơn rồi chào xin phép đi, người đàn ông -
gọi là Tiêu Ân - còn dặn cha nương khi nào đi ngang thì ghé thăm họ.
Mùa khô đất nứt nẻ chạy thành lằn dài nhìn từ xa đen ngòm như con rắn,
đường này chắc không nhiều người qua lại nên dấu vết rất mờ, có đoạn đám cỏ lát mọc tràn qua không thấy lối đi. Nếu mùa mưa chắc sẽ lầy lội và
bị cỏ mọc lấn hết lối quá.
Ở chỗ nhóm cây xanh, Mai phát hiện một cây ổi hoang, trái chín thơm lừng đang bị mấy con chim nhỏ giành ăn. Cô kéo tay a Phúc chạy đến, cây ổi hơi cao sợ a Phúc leo té nên đành phải
nhờ Bình ca đến hái. Trái không to lắm, nhưng ăn rất ngọt, phía cao là
những chùm to, trái xanh vừa giòn hơi chua. Loại ổi hoang này rất nhiều
hột, phần cơm mỏng dính, thấy Mai bỏ hột chỉ ăn phần cơm a Phúc cười ha
ha trêu chọc, ý nhóc là lõi hột mới ngon, chua chua ngọt ngọt.
Chân Mai mỏi rã rời, đầu bắt đau âm ĩ, cô ráng bước đều, giữ nhtho73o73. Bây giờ mà dừng lại chắc nàm xuống luôn!
Xế chiều thì đến biển, tiếng sóng vỗ rì rầm. Qua khỏi đồi thấp đá dựng sát biển, phía xa bên trái là hai núi đá dựng đứng giữa biển, đúng là Hòn
Phụ tử rồi! Vị trí hòn có vẻ xa bờ hơn so với ở hiện đại. Dù sao cũng
cách biệt hơn ba trăm năm, biển dâu thay đổi là chuyện có thật. Nghe nói phía đó là bãi bồi, mỗi năm phù sa bồi đắp thêm một ít, mấy trăm năm
sau khoảng cách hòn Phụ tử gần bờ hơn cũng đúng.
Mai vừa đi vừa
ngoái nhìn hòn Phụ tử, cảm giác “quen thuộc” làm cô thở nhẹ, ít ra mình
cũng “biết” một chút về nơi này, hơn ba trăm năm sau mình đã từng đến
đây! Nghe có vẻ lạ, cũng thấy hơi phấn khích! Mai không khỏi nhẹ mỉm
cười!
Đoạn đường này rất khó đi, quanh co theo triền dốc; một bên là núi đá dựng, một bên là bờ biển đá lổm chổm. Nếu đi bằng ghe sẽ
nhanh hơn nhiều, còn có thể lợi dụng thủy triều đẩy ghe xuôi dòng.
Đến khúc quanh qua một khúc quanh là làng chài nhà Mai. Trời nắng to, gió
biển mang hơi mặn thổi vào làm rát da. Nhưng cũng mang niềm vui về nhà
cho mọi người. A Phúc hết nhăn nhó mà hớn hở chạy nhanh về trước. Đôi
chân Mai như nhũn ra, dọc đường cha muốn cõng Mai vì sợ cô quá mệt, bệnh còn chưa hết; nhưng Mai không chịu. Cô vẫn cảm thấy hơi “xa lạ” với cha nương mới.