Hai Số Phận

Chương 6: Chương 6




William Kane lớn rất nhanh. Chú được mọi người chung quanh yêu quý, nhất là những năm đầu chung quanh chú thường chỉ có bà con trong nhà và những người hầu hạ được chọn lọc.

Tầng trên gác của ngôi nhà thuộc họ Kane xây theo kiểu thế kỷ mười tám ở Quảng trường Louisburg trên đồi Beacon đã bị biến thành trung tâm nuôi trẻ, chất đầy các thứ đồ chơi. Bên cạnh đó là một phòng ngủ và phòng khách dành cho cô bảo mẫu mới thuê được về Từ đây xuống đến nhà dưới còn một quãng xa nên Richard Kane không thể hay biết gì về những chuyện như trẻ con mọc răng, tã ướt, hoặc nó khóc bất thường đòi ăn Tiếng khóc đầu tiên, chiếc răng mọc đầu tiên, bước đi đầu tiên, tiếng nói đầu tiên của đứa bé đều được mẹ của William ghi vào sổ gia đình cùng với những tiến bộ của nó về chiều cao và cân nặng. Anna ngạc nhiên thấy những con số thống kê này chẳng khác gì lắm với bất cứ đứa trẻ nào mà chỉ đã biết ở trên đồi Beacon.

Cô bảo mẫu là một người thuê ở tận bên Anh mang về. Cô nuôi thằng bé theo một chế độ mà đến một sĩ quan ky binh của nước Phổ cũng phải lấy làm hài lòng. Chiều chiều cứ sáu giờ là bố của William lên thăm. Vì không biết nói chuyện với con như thế nào nên hai bố con chỉ biết nhìn nhau. William nắm chặt lấy ngón tay trỏ cúa bố, ngón tay mà người bố đã dùng để kiểm tra những bảng cân bằng thu chi ở ngân hàng. Richard nhìn con mỉm cười. Sau năm đầu, thủ tục có hơi thay đổi đi một chút. Thằng bé được đưa xuống nhà dưới để thăm bố. Richard ngồi ở chiếc ghế da có lưng tựa rất cao nhìn đứa con đầu lòng của mình bò dưới chân bàn ghế, lúc ẩn lúc hiện, khiến Richard tưởng như con mình rồi sẽ trở thành một Thượng nghị sĩ cũng chưa biết chừng. Mười ba tháng là William đã chập chững biết đi và bám vào đuôi áo eủa bố. Tiếng đầu tiên của nó nói ra là Dada, làm mọi người rất thích, kề cả bà nội Kane và bà ngoại Cabot, hai bà là những người đến thăm nó thường xuyên. Các bà không đi theo chiếc xe đẩy William đi quanh Boston, nhưng vào những chiều thứ năm thường bước theo sau cô bảo mẫu trong công viên và nhìn những người trông trẻ khác cũng ra đó. Những trẻ con khác cho vịt ăn ở những vườn công cộng, nhưng William thì được chơi với thiên nga trong hồ của biệt thự rất sang trong nhà ông Jack Gardner.

Sau hai năm thì các bà nội bà ngoại đều có ý nói khéo rằng đã đến lúc thằng William phải có em đi là vừa. Anne đành nghe theo các cụ và để có mang lần nữa, nhưag được đến tháng thứ tư thì chị rất thất vọng thấy người mình cứ mỗi lúc một ốm yếu nhợt nhạt đi.

Lúc khám thai cho người mẹ, bác sĩ MacKenzie không còn cười vui vẻ được nữa, và đến tuần thứ mười sáu khi Anne bị sẩy thai thì ông ta tuy không ngạc nhiên nhưng cũng không để cho chị đau buồn vô cớ. ông ta nói:

- Anne, cái lý do khiến bà cảm thấy mình không khỏe đó là do huyết áp của bà quá cao, và nếu cứ như thế thì càng có mang nhiều tháng huyết áp càng cao lên nữa. Tôi e rằng các bác sĩ hiện nay chưa có cách gì ngăn được huyết áp cao. Mà chúng tôi thì chỉ có thể biết được là điều đó nguy hiểm cho mọi người, nhất là cho đàn bà có mang.

Anne cố cầm nước mắt và hiểu rằng như thế có nghĩa là trong tương lai mình sẽ không thể có con được nữa.

- Nhưng nếu tôi có mang lần sau thì chắc không thế nữa chứ? - Chị lựa lời hỏi để bác sĩ dễ trả lời mình hơn.

- Tôi sẽ rất ngạc nhiên nêu như không còn như vậy. Tôi phải lấy làm tiếc mà nói điều này, nhưng tôi thành thật khuyên bà là không nên có mang nữa.

- Nhưng dù có ốm đau vài tháng cũng không sao, nếu như...

- Tôi không nói về chuyện ốm đau đâu, bà Anne. Mà tôi nói là bà không nên mạo hiềm với mạng sống của mình một cách không cần thiết như vậy.

Richard và Anne rất lấy làm lo ngại, vì bản thân hai người cũng là con một và hai người đều sớm mất cha. HỌ đã tưởng mình sẽ tạo ra một gia đình tương xứag với quy mô của nhà này và trách nhiệm đối với những thế hệ tiếp theo. Hai bà nội bà ngoại Cabot và Kane đều nói: phận sự của người đàn bà chỉ có thế thôi chứ còn gì khác nữa đâu? Lâu dần, không ai nhắc nhở đến vấn đề đó nữa, và William trở thành trung tâm chú ý của mọi người.

Richard, sau sáu năm có chân trong ban giám đốc đã lên thay thế người cha qua đời năm 1904 làm chủ tịch Ngân hàng và Công ty Tín dụng Kane và Cabot. Từ đó anh chỉ biết lao vào công việc của ngân hàng. Ngân hàng này có trụ sở tại phố State, một tòa nhà đồ sộ được xây dựng đẹp và chắc chắn, và có chi nhánh ở New York, l'ondon và San Francisco. Cái chi nhánh thứ ba này thành một vấn đề đáng lo ngại cho Richard vào đúng ngày William ra đời, vì nó đã bị sập cùng một lúc với Ngân hàng quốc gia Crocker, Ngân hàng Wells Fargo và California trong vụ động đất lớn năm 1906, không phải sập về mặt tài chính mà sập đúng với nghĩa đen của nó. Richard vốn là một người biết lo toan từ trước nên tài sản của anh được hãng Lloyd's của London bảo hiểm. Đều là những người đứng đắn cả, nên sau vụ đó họ bồi thường cho đến từng xu một, do đó Richard có thể xây dựng lại ngân hàng. Richard phải mất cả một năm vất vả di lại bằng xe lửa giữa Boston với San Francisco, mỗi lượt đi mất bốn ngày trời, để theo dõi giám sát việc xây dựng lại.

Anh cho khánh thành nhà ngân hàng mới trên Quảng trường liên hiệp, tháng mười năm 1907, sau đó lại phải quay sang bờ biền phía đông ngay để giải quyết những vấn đề mới nẩy sinh. Lúc này ở các ngân hàng New York người ta đang rút bớt tiền gửi. Nhiều ngân hàng nhỏ không đối phó nổi với tình hình ấy và bắt đầu phá sản. J.P.Morgan, chủ tịch của một ngân hàng lớn mang tên ông ta và đã nổi tiếng từ lâu, đã mời Richard cùng cộng tác với ông ta để lập một ngân hàng hùn vốn nhằm đối phó với tình hình này.

Richard đồng ý. Thái độ dũng cảm của anh đã có hiệu quả và vấn đề khó khăn đã bị đẩy lùi dần. Tuy thế, Richard cũng đã phải mất nhiều đêm không ngủ được.

William, trái lại ngủ rất kỹ, không cần biết gì đến những chuyện động đất và ngân hàng sập. Chú còn có việc phải cho những con thiên nga ăn và phải đi đi lại lại Milton, Brookline và Beverley để được gặp những bà con họ hàng quyền quý.

Đầu mùa xuân năm sau đó Richard nhận được một món quà do anh đã đầu tư vốn một cách thận trọng vào cho một người tên là Henry Ford và người này tuyên bố có thể sản xuất ra một loại xe hơi để phục vụ nhân dân. Ngân hàng mời ông Ford đến ăn trưa, và người ta đã vận động Richard mua một chiếc xe mẫu T với các giá cực sang là 850 đô-la. Henry Ford đảm bảo với Richard rằng nếu được ngân hàng ủng hộ ông ta sẽ có thề chỉ trong vài năm giảm giá xe xuống 350 đô-la một chiếc và như vậy thì mọi người đều có thể mua xe được, thế là những người ủng hộ ông ta sẽ thu

được lợi nhuận rất lớn. Richard ủng hộ. Đó là lần đầu tiên anh đưa đồng tiền có hiệu quả vào tay một người có thề hạ giá thành sản phẩm xuống còn một nửa. Richard cũng còn băn khoăn rằng chiếc xe hơi của mình, mặc dầu sơn màu đen ảm đạm như thế, vân có thể chưa được coi là phương tiện chuyên chở xứng đáng với một ông thống đốc và chủ tịch ngân hàng. Tuy nhiên, anh cũng yên tâm thấy những người ở hai bên đường liếc nhìn và trầm trồ khen ngợi. Với tốc độ mười dặm một giờ, nó còn làm ầm ĩ hơn cả một con ngựa, nhưng dù sao cũng có cái tốt là nó không để lại một đống phân trên đường phố Vemon. Điều duy nhất anh phải cãi cọ với ông Ford là ông ta không chịu nghe lời đề nghị về việc mẫu T của xe hơi không nên chỉ có màu đen mà nên sơn nhiều màu khác nữa. ông Ford nhất định là xe nào cũng chỉ sơn màu đen để giảm giá bán. Anne nhậy cảm hơn chồng trong cái quan hệ xã hội mà chị nghĩ phải tỏ ra khiêm tốn lễ độ hơn, đã quyết định là chỉ ngồi xe khi nào bên nhà Cabot cũng có xe như mình.

Nhưng William thì rất thích cái "ô-tô" đó. Báo chí đã đặt cho nó cái tên như vậy rồi. Chú thích hơn vì cho rằng bố mua cái xe đó là mua cho chú, để thay vào chiếc xe đẩy không có máy móc gì. Chú cũng thích cả người lái xe hơn là cô bảo mẫu. Người lái xe có đôi mắt kính rất to với chiếc mũ dẹt xuống đầu. Bà nội Kane và bà ngoại Cabot tuyên bố sẽ chẳng bao giờ ngồi vào chiếc xe máy gớm khiếp đó, và đúng là các cụ không chịu ngồi thật.

Tuy vậy bà nội Kane vẫn đòi thông báo là bà có ngồi trong xe hơi đề đi dự tang lễ.

Trong hai năm sau đó, ngân hàng tiếp tục phát triển lớn mạnh. Wilìiam cũng lớn theo với nó. Những người Mỹ lại một lần nữa đầu tư vào những công trình mở rộng và những khoản tiền lớn theo nhau kéo về ngân hàng Kane và Cabot, rồi tiền đó lại tái đầu tư vào những công trình như nhà máy thuộc da Lowell ở Massachusetts. Richard theo dõi sự lớn mạnh của cả ngân hàng và con trai mình với một tâm lý thỏa mãn tỉnh táo. Vào ngày sinh nhật lần thứ năm của William, anh rút thằng bé ra khỏi bàn tay quản lý của đàn bà và giao nó cho một ông thầy dạy tư và trả lương cho ông ta 450 đô-la một năm. ông thầy tên là Munro, một người do Richard đích thân chọn lựa trong số tám người được cô thư ký riêng của anh giới thiệu lên. ông thầy Murro được giao nhiệm vụ là phải đảm bảo cho William đến năm mười hai tuổi có thể sẵn sàng vào trường St Paul được. William lập tức yêu thích ngay ông thầy Munro, một người chú tưởng là đã già và tài giỏi nhưng thực ra ông thầy ấy chỉ mới có hai mươi ba tuổi, đã tốt nghiệp loại ưu về Anh ngữ ở Đại học Edinburgh.

William học đọc và viết rất nhanh chóng dễ dàng, nhưng chú đặc biệt rất thích thú với những con số. Điều phàn nàn duy nhất của chú là trong tám bài học mỗi tuần chỉ có một bài là toán. Nhưng William cũng đã có thể cho bố chú thấy được là một phần tám thời gian ấy coi như một thứ đầu tư nhỏ cho ai đó một ngày kia sẽ trở thành thống đốc và chủ tịch của một ngân hàng. Để bù vào chỗ thiếu nhìn xa thấy rộng của ông thầy, William đem những bài toán chú nhẩm trong đầu ra đánh đố những người khác trong nhà. Bà ngoại Cabot chả bao giờ biết chia số ìẻ ra ìàm bốn mỗi khi trả lời chú chỉ toàn sai, nên bà đành nhận là thằng cháu giỏi hơn bà. Nhưng bà nội Kene thì lại biết chút ít về phân số nên khôn khéo hơn, mặc dầu như vậy cũng không giải quyết được bài toán chia tám chiếc bánh cho chín đứa trẻ như thế nào.

Đến lúc bà chịu thua thì Wilham nói: "Bà ơi, bà cử mua cho cháu một cái thước lô-ga-rit, là cháu sẽ không quấy rầy bà nữa". Bà ngạc nhiên không ngờ thằng cháu mình lại sớm tinh khôn đến thế, nhưng bà vẫn cứ mua thước cho nó mặc dù bà chưa biết là nó có dùng được cái đó hay không. Đó cũng là lần đầu tiên trong đờí của bà nội Kane giải quyết vấn đề một cách chóng vánh như vậy. Còn những vấn đề của Richard thì lại bắt đầu chuyển sang phía Đông. Người chủ tịch chi nhánh ngân hàng của anh ở London đột nhiên chết tại chỗ làm việc và ở đó người ta cần anh có mặt để giải quyết. Anh gợi ý với Anne là chị với thằng con William cùng đi với anh sang châu Âu. Anh nghĩ có đề thằng bé nghỉ học ít ngày cũng không sao, hơn nữa nó lại còn có thể được thăm tất cả những chỗ mà thầy Munro đã dạy nó và thường nhắc đến luôn. Anne chưa được sang châu Âu bao giờ nên nghe nói thế rất phấn khởi Chị chất đầy những áo mới lịch sự và đắt tiền vào ba chiếc hòm gởi xuống tàu để đem sang mặc ở Thế giới cũ . William không bằng lòng với mẹ là đã không cho chú mang theo chiếc xe đạp là thứ rất cần thiết đề đi lại của chú.

Gia đình nhà Kane đi xuống New York bằng xe lửa, và từ đó xuống tàu Aquitania để đi Southampton.

Anne lấy làm lạ thấy ở New York sao có nhiều người mới di cư đến và đẩy xe bán hàng rong thế. Chị chỉ đám ngồi trên toa nhìn xuống thôi. William trái lại, rất ngạc nhiên với thành phố New York mà chú không ngờ to như vậy: Xưa nay chú chỉ cho ngân hàng của bố chú là tòa nhà lớn nhất ở Mỹ mà có lẽ cũng là lớn nhất thế giới. Chú rất muốn mua chiếc kem có màu đỏ và vàng của một người đang đẩy chiếc xe nhỏ, nhưng bố chú coi như không nghe thấy gì. Vả lại, Richard không bao giờ có tiền lẻ trong túi. William vừa trông thấy chiếc tàu to đã lấy làm thích ngay, và chú làm bạn ngay với ông thuyền trưởng được, ông ta Chỉ cho chú xem tất cả những cái lý thú nhất trên tàu thủy. Richard và Anne cố nhiên được ngồi cùng bàn với thuyền trưởng, phải xin lỗi là thằng bé đã làm mất thì giờ của ông nhiều quá.

- Không đâu, - ông thuyền trưởng có bộ râu đã bạc trả lời William, - Với tôi đã là bạn thân với nhau rồi đấy! Tôi chỉ tiếc là không trả lời được tất cả những câu hỏi của nó về thời gian, tốc độ và cự ly mà thôi. Chính tôi vẫn cứ phải mỗi tối nghe ông kỹ sư thứ nhất giảng giải cho để có thể dự đoán được tình hình ngày hôm sau thì mới sống nổi được.

Sau mười ngày vượt biển, tàu Aquitania đi vào con sông nhỏ để đậu ở Southampton. William còn luyẽn tiếc không chịu rời tàu. Chú suýt khóc nhưag rồi lại vui ngay vì thấy đã có một xe Rolls-Royce sang trọng với lái xe chờ sẵn ở dưới bến để đưa họ về London. Ngay lúc đó Richard đã có ngay một quyết định là khi xong việc trở về sẽ cho chở chiếc xe này sang New York. Đó là một quyết định biểu lộ tính khí của anh hơn bao giờ hết. Anh nói với Anne là muốn để cho Henry Ford được tận mắt trông thấy chiếc xe ấy.

Trong khi ở London, gia đình Kane bao giờ cũng ở khách sạn Ritz trong khu Piccadilly, tiện cho cơ quan của Richard trong thành phố. Những lúc Richard bận công việc ở ngân hàng, Anne tranh thủ đưa Willian đi thăm Tháp London, Cung điện Buckingham và xem cảnh đổi gác. William thấy mọi thứ đều rất "hay" chỉ trừ có ngữ điệu tiếng Anh ở đây chú thấy hơi khó hiểu.

- Tại sao họ không nói như chúng ta, hả mẹ? – chú hỏi thế, và chú lấy làm lạ thấy mẹ bảo chính ra là câu hỏi phải đặt ngược lại mới đúng, vì "họ" có trước.

Wilham rất thích xem những người lính gác mặc bộ quân phục màu đỏ tươi có những khuy đồng bóng loáng đứng gác ở bên ngoài Điện Buckingham. Chú muốn nói chuyện với họ, nhưng chỉ thấy họ nhìn thẳng đi đâu mà không chớp mắt nữa kia.

- Chứng ta có thể mang một người về nhà được không mẹ? - chú hỏi.

- Không, con ạ, họ còn phải đứng đây để gác cho Vua chứ.

- Nhưng ông Vua có nhiều người gác quá, con không có được một người sao?

Richard bỏ ra một buổi chiều "đặc biệt để đưa Aune và Wilìiam sang vùng phía Tây London xem

kịch câm truyền thống của người Anh biểu diễn ở Quần Ngựa. William xem vừa thích và sợ tưởng như đằng sau mỗi ngọn cây đều có ma quỷ nấp ở đó. Xem xong, họ lại quay về Fortnum uống trà. Anne và William được nếm món bánh rán bọc kem rất ngon. William rất thích nên mấy ngày sau đó chú được dẫn đến phòng trà ở Fortnum để tiếp tục ăn món bánh ấy.

William và mẹ chú thấy những ngày nghỉ trôi qua rất nhanh. Riêng Richard thì hài lòng với công việc ở phố Lombard và lấy làm mừng đã cử được một chủ tịch mới của chi nhánh ngân hàng, do đó trong đầu đã nghĩ đến ngày về. Hàng ngày đều có điện ở Boston gửi tới khiến anh sốt ruột muốn trở về làm việc ở nhà ngay. Cuối cùng có một bức điện dài báo cho anh biết 2.500 công nhân ở nhà máy sợi Lawrence, Massachusetts, nơi ngân hàng đã đầu tư khá nhiều vào đó hiện nay đang đình công. May mà chỉ còn ba ngày nữa anh đã lên đường về nước.

William thì mong về nhà để kể lại cho ông thầy Munron nghe mình đã làm những gì ở Anh, và cũng về với bà nội bà ngoại nữa. Chú đoán các bà mình chưa bao giờ được xem hát ở ngoài trời với đông đảo công chúng như ở đây. Anne phấn khởi với chuyến đi không kém gì William, nhưng bây giờ có phải về nhà cũng vẫn thích, vì chị cho là mình đã được dịp khoe với người Anh vốn không ưa lòe loẹt lắm nhữag bộ áo mới và cả sắc đẹp của mình nữa. Trước ngày xuống tàu về William còn được mẹ đưa đến dự bữa tiệc trà ở Quảng trường Eaton do bà vợ ông chủ tịch mới của chi nhánh ngân hàng đứng ra chiêu đãi. Bà ta cũng có đứa con lên tám tuổi, tên là Stuart. William đã cùng với nó làm bạn được hai tuần rồi, và chơi với nhau khá thân. Bữa tiệc trà không được vui lắm vì Stuart bị ốm. Để chia sẻ nỗi buồn với bạn mình, Wiììiam cũng bảo với mẹ là có lẽ chú sắp ốm. Thế là hai mẹ con trở về khách sạn Ritz sớm hơn dự định. Nhưng Anne cũng không thất vọng lắm, vì về sớm càng có thời gian xem lại những đồ đạc đóng gói gửi xuống tàu. Chị biết William muốn chia sẻ ốm đau với bạn đó thôi. Nhưng đến tối lúc cho William lên giường ngủ, chị bỗng thấy thằng bé cũng có hơi sốt thật, và chị báo cho Richard biết.

- Có lẽ đó là do phấn khởi sắp được về nhà thôi, - Richard nói, như có vẻ không quan tâm lắm.

- Em cũng mong thế, - Anne đáp, - Em không muốn nó ốm trong sáu ngày đi đường.

- Mai là nó khỏe thôi, - Richard nói và không để ý gì thêm nữa.

Nhưng đến sáng hôm sau lúc Anne vào đánh thức con dậy thì thấy người nó có nhiều chấm đỏ và sốt cao hơn trước, có lẽ đến bốn mươi độ. Bác sĩ của khách sạn đến khám bảo là thằng bé bị sởi và dứt khoát không thể cho đi biển được, đó là vì nó và vì cả các hành khách khác nữa. Không có cách nào khác hơn là cứ phải để nó nằm đó cho đến khi khỏi hẳn mới về được. Richard thì không thể nào ở lại chờ được hai tuần, nên anh quyết định cứ lên đường theo dự kiến. Anne phải miễn cường thay đổi lại. kế hoạch đi đứng William nằng nặc đòi bố cho đi theo, vì ở đây chờ mười bốn ngày cho con tàu trở lại Southompton thì lâu quá. Nhưng Richard kiên quyết nhất định không chiều con, thuê một cô bảo mẫu đến phục vụ và thuyết phục Wilham là chú đang bị ốm rất nặng không đi đâu được.

Anne cùng đi với Richard xuống Southompton bằng chiếc xe Rolls-Royce mới.

Lúc chia tay, chị mạnh bạo nói một câu, chỉ sợ chồng cho mình là đàn bà hay xúc động quá đáng:

- Richard, không có anh, em ở lại London cô đơn quá

- Thì ở Boston không có em, anh cũng cô đơn không kém, - anh nói vậy, nhưng đầu óc nghĩ đến những công nhân nhà máy sợi đang đình công.

Aune trở về London bằng xe ìửa, trong bụng nghĩ không biết hai tuần sắp tới ở London chị sẽ làm gì.

Wilìiam được một đêm ngủ yên hơn và đến sáng hôm sau những vết sởi đã dịu dần. Bác sĩ và y tá vẫn cứ bắt chú phải nằm yên trên giường. Aune tranh thủ rỗi rãi viết những bức thư thật dài về cho gia đình. William phản đối không chịu nằm mãi ở giường, và đến sáng hôm thử ba chú dậy sớm tìm sang phòng mẹ. Lúc này chú đã gần như trở lại bình thường. Chú trèo lên giường, và đôi tay lạnh của chú làm mẹ tỉnh dậy. Aune yên tâm thấy con đã khỏi bệnh. Chị bấm chuông gọi mang đồ ăn sáng lên cho cả hai mẹ con ở trên giường, điều mà bố của William trước đây chả bao giờ cho phép làm như thế.

Có tiếng gõ cửa nhẹ rồi một người mặc áo vừa đỏ vừa vàng bước vào với chiếc khay bạc to với đủ các món trên đó, trứng, thịt rán, cà chua, bánh mì nướng và mứt hoa quả, chẳng khác nào một bữa tiệc. William nhìn khay thức ăn mà bụng đói như cào. Chú không nhớ là mình đã ăn một bữa thật no vào hôm nào. Anne liếc nhìn vào tờ báo buổi sáng. Thời gian ở London, Richard thường vẫn đọc Thời báo, vì vậy ban giám đốc khách sạn cho là chị vẫn có yêu cầu đọc tờ báo đó.

- Ô mẹ nhìn này, - William nói và chỉ vào tấm ảnh ở trang bên trong, - đây là ảnh chiếc tàu của bố. Tai nạn là cái gì, hả Mẹ?

Ảnh con tàu Titanic chiếm hết cả bề ngang của trang báo.

Không cần nghĩ đến người của họ Cabot hay họ Kane phải xử sự như thế nào, Anne bỗng ôm chặt lấy con mà khóc nức nở. Hai mẹ con cứ ôm nhau ngồi trên giường như thế một lúc lâu. William không hiểu đầu đuôi thế nào. Anne biết là hai mẹ con đã mất đi người thân yêu nhất của mình trên đời này. Ông Piers Campbell, bố của anh bạn Stuart, đến phòng thượng khách 107 của khách sạn Ritz. ông ta chờ ở hành lang trong khi người đàn bà góa bận đồ đen vào người. Chị chỉ mang đi theo có một bộ đồ sẫm đó thôi. William cũng được mặc quần áo chỉnh tề. Cho đến lúc này chú vẫn chưa hiểu tai nạn là thế nào. Anne đề nghị ông Piers giải thích như thế nào đó cho đứa con của chị hiểu được. Nhưng William chỉ nói:

- Cháu muốn cùng đi tàu với bố cháu, nhưng bố cháu không cho đi. Chú không khóc, vì chú không thể nào tin rằng bố chú lại có thể bị chết được. Thế nào trong số những người sống sót cũng có bố chú.

Suốt đời ông Piers làm một nhà chính trị, nhà ngoại giao, và bây giờ làm chủ tịch ngân hàng Kane và Cabot ở London, ông chưa hề thấy một người nào còn nhỏ tuổi mà có nhiều nghị lực như vậy. ít người có cá tính như chú nhỏ này. Nhiều năm sau ông vẫn còn thấy đúng như vậy. Cá tính ấy đã từng có ở Richard Kane và truyền lại cho đứa con duy nhất của anh. Vào ngày thứ năm của tuần đó, William đã lên sáu tuổi. Nhưng chú không hề mở bất cứ gói quà nào đến tặng chú.

Anne xem đi xem lại rất kỹ những danh sách người còn sống sót được gửi dần từ Mỹ sang. Danh sách nào cũng đều xác nhận là Richard Lowell Kane còn đang mất tích trên biển, coi như đã bị chết đuối. Một tuần sau nữa, ngay cả đến William cũng không còn hy vọng gì là bố chú còn sống. Anne đau đớn bước lên tàu Aquitania trở về Mỹ. William muốn được ra ngay biển khơi. Chú ngồi hàng giờ trên boong tàu nhìn xuống mặt nước phẳng lặng. Ngày mai con sẽ tìm thấy bố, - chú cứ nói mãi với mẹ như thế. Lúc đầu, bằng một giọng tin tưởng, nhưng dần dần tự chú cũng thấy khó mà tin được.

- William con ạ, chả ai có thề sau ba tuần ở Bắc Đại Tây Dương này mà còn sống được đâu.

- Cả bố con cũng thế ư?

- Cả bố con cũng thế.

Khi Anne trở về đến Boston, cả bà nội bà ngoại đều đã chờ sẵn chị ở nhà rồi. Trách nhiệm bây giờ giao lại cho hai bà. Anne để mặc eho hai cụ làm chủ mọi thứ.

Chị thấy cuộc đời đối với mình bây giờ chả có ý nghĩa gì mấy nữa. Điều quan trọng là William, mà số phận của chú bây giờ là các cụ nhất định phải nắm lấy. William thì tỏ ra rất lễ độ, nhưng không muốn gần hai bà. Ban ngày, chú yên lặng ngồi học với ông thầy Munro, và đến đêm lại khóc trong lòng mẹ.

- Nó cần phải có những đứa trẻ khác làm bạn mới được - các cụ tuyên bố như vậy, và liền sau đó cho cả ông thầy Munro và cô bảo mẫu nghỉ việc, và cho William đến Viện Sayre theo học vì các cụ tin rằng cho nó sống với thế giới thực tế bên ngoài và có thêm nhiều bạn khác thì thằng bé sẽ trở lại bình thường.

Richard đã để lại phần lớn tài sản cho William, với sự ủy nhiệm của gia đình, cho đến khi nào chú hai mươi mốt tuổi. Trong chúc thư của bố chú có một bản phụ lục. Richard muốn rằng con trai mình sau này sẽ xứng đáng là Thống đốc và Chủ tịch của ngân hàng Kane và Cobot. Chỉ có mỗi điểm đó trong chúc thư là William thấy hứng thú, còn những cái khác tất nhiên đều là quyền của chú được hưởng cả. Aune được nhận một số tiền gốc là 500 nghìn đôla với thu nhập hàng năm là 100 nghìn đô-la cho đến chót đời trừ các khoản thuế, và số tiền đó chỉ chấm dứt ngay nếu chị tái giá. Chị cũng được hưởng cả ngôi nhà trên đồi Beacon, biệt thự mùa hè trên Bờ Bắc, ngôi nhà ở Maine với cả một hòn đảo nhỏ ngoài khơi Mũi Cá Thu, và tất cả những tài sản ấy sau khi chị qua đời sẽ trao lại cho William. Hai cụ nội ngoại mỗi người được hưởng 250 nghìn đô-la cùng những thư dặn lại là nếu Richard chết trước các cụ thì trách nhiệm của các cụ là như thế nào. Toàn bộ tài sản của gia đình do ngân hàng quản lý và được ủy thác cho những cha mẹ đỡ đầu của William. Thu nhập do tất cả những thứ trên đây đem lại được tái đầu tư mỗi năm vào những xí nghiệp đã sẵn có.

Cũng phải mất đến một năm trời các cụ mới cảm thấy hết tang tóc, còn Aune thì mặc dầu chị chỉ mới hai mươi tám tuổi nhưng đến bây giờ chị mới thấy mình lần đầu tiên trong đời sống lại được cái tuổi đó.

Các cụ không như Anne, không che giấu nỗi buồn của mình làm gì. William thấy thế không bằng lòng, lên tiếng trách các cụ.

- Bà không nhớ bố cháu hay sao? - chú ngước đôi mắt xanh lên hỏi bà nội Kene khiến bà nhớ đến đứa con trai của mình.

- Có chứ cháu, nhưng bố cháu không muón cho chúng ta cứ ngồi đó để mà thương thân được.

- Nhưng cháu muốn tất cả chúng ta lúc nào cũng phải nhớ đến bố cháu cơ, luôn luôn nhớ đến, - Wilham xẵng giọng nói.

- William này, bây giờ bà sẽ nói với cháu như lần đầu tiên nói chuyện với một nguời lớn nhé. Tất cả chúng ta sẽ luôn luôn có hình ảnh thiêng liêng của bố cháu trong lòng, còn cháu thì cháu sẽ phải làm thế nào cho xứng với điều bố cháu mong muốn ở cháu. Bây giờ cháu là người đứng đầu trong gia đình và là người thừa kế một tài sản lớn. Vậy cháu phải chuẩn bị làm thế nào cho xứng đáng với sự thừa kế đó, cũng với tinh thần mà bố cháu đã làm để đến lượt cháu được thừa hưởng như vậy.

William không trả lời. Nhưng như vậy là chú đã hiểu được mình sống có mục đích như thế nào. Trước đây chú không biết. Bây giờ chú sẽ nghe theo lời khuyên của bà nội. Chú học cách sống với nỗi đau buồn của mình nhưng không một lời phàn nàn kêu ca.

Từ đó trở đi, chú chăm chỉ học tập, và chỉ khi nào thấy bà nội Kane có vẻ bằng lòng thì chú mới yên tâm. Chú giỏi tất cả các môn học, và riêng trong môn toán không những chú đứng đầu lớp mà còn vươn tới cả những lớp trên nữa. Bất cứ gì bố chú đã làm được, chú quyết tâm làm được hơn thế. Chú gần gũi với mẹ hơn bao giờ hết, và trở thành hoài nghi đối với tất cả những ai không phải trong gia đình. Cứ như vậy, chú trở thành một đứa trẻ cô đơn, đơn độc, và hóa ra một con người hợm mình.

Các cụ đã tính rằng khi nào William bảy tuổi thì sẽ đến lúc dạy cho nó hiểu biết về giá trị của đồng tiền. Các cụ cho chú bắt đầu được có tiền túi cứ mỗi tuần một đô-la, nhưng bắt chú phải làm bản khai về mỗi đồng xu tiêu vào việc gì. Với chủ trương đó, các cụ tặng chú một cuốn sổ bìa da màu xanh giá 95 xu và trừ ngay vào khoản một đô-la của tuần đầu. Từ tuần thứ hai trở đi, các cụ cứ mỗi sáng thứ bảy lại phát một đô-la cho chú. William đầu tư năm mươi xu vào quỹ tiêu hai mươi xu, đem mười xu cho bất cứ đối tượng từ thiện nào mà chú muốn, còn giữ lại hai mươi xu dự trữ. Cứ đến cuối mỗi quý, các cụ lại rà soát sổ sách và xem chú báo cáo về các khoản chi tiêu như thế nào. Sau ba tháng đầu, William đã hoàn toàn sẵn sàng tự xử lý lấy mọi thứ. Chú đã hiến 1,30 đô-la cho tổ chức Hướng đạo sinh Mỹ mới thành lập, đầu tư 5,55 đô-la và yêu cầu bà nội Kane gửi vào quỹ tiết kiệm theo tài khoản của cha đỡ đầu J.P. Morgan đã quá cố Chú chi 2,60 đô-la không phải thanh toán và để 2,60 đô-la vào quỹ dự trữ. Sổ thu chi của chú khiến cho các cụ rất hài lòng. Rõ ràng William là đứa con của Richard Kane, không còn nghi ngờ gì nữa.

Ở trường, William không có mấy bạn, phần vì chú ngại không muốn chơi với những ai không thuộc gia đình Cabot và Lowell, hoặc đám trẻ thuộc những gia đình giàu có hơn mình. Điều đó khiến chú trở thành một con người hay tư lự. Mẹ chú lo ngại, thâm tâm chỉ muốn chú sống một cuộc sống bình thường, không thích chú lao vào những chuyện sổ sách chi thu hoặc chương trình đầu tư gì hết. Anne muốn William có nhiều bạn trẻ hơn là mấy vị cố vấn già, muốn chú cứ chơi nghịch cho bẩn thỉu và xây xát còn hơn là lúc nào cũng sạch sẽ trắng bong, muốn chú sưu tập ếch nhái và rùa hơn là chú ý đến chứng khoán và báo cáo của công ty, tóm lại muốn chú như tất cả mọi đứa bé khác Tuy nhiên chị không bao giờ dám có can đảm nói với các cụ về những điều chị suy nghĩ, vả lại các cụ cũng chẳng quan tâm gì đến bất cứ đứa trẻ nào khác.

Vào ngày sinh nhật thứ chín của chú, William đưa sổ cho các cụ kiểm soát lần thứ hai trong năm. Cuốn sổ bọc da màu xanh cho thấy trong hai năm qua chú đã tiết kiệm được hơn năm đô-la. Đặc biệt chú rất tự hào nêu ra cho các cụ thấy một khoản đã ghi từ lâu đánh dấu "B6", tức là khoản tiền chú đã rút ở ngân hàng J.P. Morgan ra ngay sau khi chú được tin nhà tài chính lớn này qua đời, vì chú nhớ là ngay những chứng khoán của ngân hàng bố chú đã bị tụt xuống sau khi có tin bố chú mất. Wilham đã tái đầu tư số tiền đó ba tháng sau, và chú cũng như công chúng hiều rằng một công ty bao giờ cũng lớn hơn một cá nhân.

Các cụ thấy thế rất cảm động, cho phép William bán chiếc xe đạp cũ của chú đi và sắm chiếc xe mới.

Mua xong, vốn liếng của chú vẫn còn trên 100 đô-la. Bà nội Kane đem số tiền đó của chú đầu tư vào công ty dầu hỏa Standard của bang New Jersey. William biết rằng dầu hỏa là thứ chỉ có mỗi ngày một đắt lên. Chú giữ cuốn sổ thu chi đó rất kỹ và ghi hên tục vào đó cho đến ngày chú hai mươi mốt tuổi. Giá như đến lúc đó các bà nội ngoại của chú còn sống, thì chắc các cụ sẽ làm tự hào về mục cuối cùng ghi vào cột bên phải của cuốn sổ, nhan đề "Tài sản".

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.