Hãn Phu

Chương 72: Chương 72




Thiệu Vân An lắc đầu nói. "Ta không tán đồng ý của Khang tiên sinh. Ta cho rằng, làm quan không phải là xuất lực vì nước, càng không phải là điều kiện tiên quyết giúp xã hội phát triển. Điều kiện tiên quyết giúp phát triển xã hội là sức sản xuất, mà khoa học kỹ thuật mới là sức sản xuất lớn nhất."

"Sức sản xuất? Khoa học kỹ thuật?"

Mọi người mạc danh lần đầu tiên nghe thấy từ ngữ mới, cũng cực kỳ hứng thú. Tưởng Khang Ninh là người đầu tiên vội vàng hỏi. "Vân An, ngươi nói rõ ràng, như thế nào là sức sản xuất? Như thế nào là khoa học kỹ thuật?"

Biểu tình Sầm lão cũng nghiêm túc rất nhiều, nhìn chằm chằm Thiệu Vân An.

Thiệu Vân An kéo Vương Thạch Tỉnh ngồi xuống, uống miếng nước nhuận cổ, bắt đầu giảng giải.

Thiệu Vân An không dùng góc độ triết học mà giải thích tại sao khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất chính. Theo một cách dễ hiểu, từ thời viễn cổ, cổ nhân dùng dụng cụ bằng đá đến hiện tại, đối với hắn vẫn là cổ nhân, dùng kim loại để sản xuất. Theo nghĩa hẹp, sức sản xuất là khả năng của con người sáng tạo ra tài phú. Mà năng lực tạo ra tài phú được quyết định bởi điều kiện kỹ thuật của xã hội hiện tại.

"Đọc sách, không phải vì thi đậu công danh, đi làm quan, mà là vì mở rộng tầm nhìn, để chúng ta học được cách tự hỏi. Sự phát triển của xã hội, sự phát triển của các công cụ sản xuất, bao gồm cả sự thay đổi của các triều đại, là bởi vì con người biết tự hỏi, chứ không phải vì con người đi làm quan. Cổ nhân dùng đồ đá thì thấy nó quá cồng kềnh, vậy có phải có thứ gì đó dùng tốt hơn cục đá không? Sau đó con người phát hiện ra kim loại, học cách sử dụng kim loại, khiến đời sống trở nên dễ dàng hơn. Con người dùng cuốc xới đất quá vất vả, vậy có cách nào đó giúp cho việc xới đất dễ dàng hơn không? Sau đó liền có người nghĩ ra cách dùng súc vật, phát minh ra lưỡi cày. Xã hội loài người sở dĩ tiến bộ là bởi vì chúng ta biết tự hỏi, bởi vì chúng ta có cái này."

Thiệu Vân An chỉ chỉ đầu mình.

"Sách vở, giúp chúng ta học được nhiều cách khác nhau để tự hỏi. Người không đọc sách, thì chỗ này (đầu) sẽ cứng nhắc như đá, đương nhiên cũng sẽ không tự hỏi. Nhưng không phải người không đọc sách nào cũng không biết tự hỏi, mà người đọc sách thì lại càng biết cách tự hỏi, suy nghĩ có ý thức hơn. Nếu mỗi người học giả đều biết tự hỏi thì nên suy nghĩ làm thế nào để sức sản xuất càng phát triển, làm thế nào để quốc gia càng đi lên, làm thế nào để xã hội ngày càng văn minh chứ không phải làm thế nào để làm quan. Đó mới là hy vọng của quốc gia, của triều đình.

Sĩ nông công thương, nghĩa là mỗi người được phân công khác nhau. Trên triều đình, sĩ phu đương nhiên khi xử lý quốc gia đại sự phải giỏi hơn nông phu, nhưng chưa chắc đã hơn được nông phu khi làm ruộng, chưa chắc đã gieo trồng được hoa màu tốt như nông phu. Một kiến trúc sư có thể hoạ ra kiến trúc đồ tinh mỹ, nhưng nếu không có kiến trúc công đi kiến tạo, cũng chỉ là một bản vẽ tinh mỹ mà thôi. Nhưng chỉ kiến trúc công thôi thì chưa đủ, còn cần vật liệu, vậy vật liệu từ đâu tới? Đương nhiên đòi hỏi phải có người nào đó làm ra vật liệu kiến trúc. Và thương nhân có thể thu gom vật liệu từ mọi nơi về một chỗ, như vậy các vật liệu cần có để làm một tòa kiến trúc mới đảm bảo.

Cho nên, sĩ nông công thương không phải là chênh lệch địa vị, mà là tính chất công việc khác nhau. Không có nông phu trồng lương thực, chúng ta không có cơm ăn. Không có bố thương dệt vải, chúng ta không có áo mặc. Không có binh lính bảo vệ quốc gia, chúng ta sẽ phải lang bạt. Không có phu tử dạy học, chúng ta sẽ không có cách nào truyền thụ kiến thức. Không có quan viên quản lý quốc gia, quốc gia sẽ bị đảo loạn. Không có thương nhân lưu thông hàng hoá, chúng ta sẽ nghèo đói về vật liệu.

Cho nên ta mới nói, ba trăm sáu mươi nghề, nghề nào cũng có trạng nguyên. Mỗi một lĩnh vực đều có một nhân tài kiệt xuất. Chúng ta giáo dục học sinh, là để bồi dưỡng ra trạng nguyên cho ba trăm sáu mươi nghề, chứ không chỉ để đi làm quan. Nhân tài của các ngành các nghề đoàn kết với nhau mới có thể thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Xuyên suốt lịch sử, đại đa số những người thúc đẩy xã hội tiến bộ đều không phải quan viên. Nếu người đọc sách đều muốn đi làm quan, vậy giáo dục của chúng ta là thất bại. Người học giả thật sự trước nên biết thiên văn học, sau là thông hiểu địa lý; đọc được vạn cuốn sách, thực hành ngàn dặm đường; cầm bút có thể hành văn, bỏ bút có thể tòng quân; lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hà. Như vậy học giả mới là là học giả chân chính.

"Hảo! Hảo một cái lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ! Hảo!"

Sầm lão đập bàn phanh phách, mặt ửng đỏ vì quá mức kích động. Những người khác cũng không tốt hơn bao nhiêu, đặc biệt là Tưởng Khang Ninh và Khang Thuỵ. Câu cuối trên của Thiệu Vân An, nguyên tác từ Phạm Trọng Yêm, như một nhát búa nặng nề nện vào lòng Tưởng Khang Ninh. Mà ánh mắt ba vị tú tài nhìn Thiệu Vân An đã chuyển sang kinh hoảng.

"An nhi! Ngươi nói rất hay! Lão phu hổ thẹn! Nghe lời ngươi nói khiến lão phu hổ thẹn!" Trong ánh mắt Sầm lão thậm chí còn có ánh nước. Nếu tất cả học giả đều làm được điều đó, thì Đại Yến Quốc còn lo gì không trở nên cường đại!

Thiệu Vân An đứng lên cung kính ôm quyền hướng Sầm lão hành lễ, nâng thân nói. "Thưa cha, lời ta nói chỉ là lý thuyết, muốn đưa vào thực tế chỉ có thể nhờ ngài và Khang tiên sinh truyền dạy thêm nhiều học sinh có khát vọng truyền bá tri thức, giúp mọi người học được tự hỏi; Tựa như đại ca thanh chính liêm minh, tựa như Tỉnh ca tòng quân bảo vệ quốc gia yên ổn; tựa như ba vị tú tài sẵn sàng trả giá vì hành động; tựa như Tưởng đại ca làm thương nhân giúp quốc gia chúng ta trở nên thịnh vượng, cuộc sống nhân dân sung túc hơn, để chúng ta có thêm nhiều nguồn lực phát triển."

"Không, cái ngươi gọi là lý thuyết cũng quan trọng không kém. Nghe lời ngươi nói, lão phu như bị đánh tỉnh. Giống như ngươi nói, nếu mỗi học giả đều mong muốn làm quan, vậy thì giáo dục đã thất bại, là phu tử thất bại." Sầm lão đứng lên, kéo tay Thiệu Vân An, nắm chặt. "Ngươi đứa hài tử này, lão phu đã nhận rồi, ngươi không được phép nhận người khác."

Thiệu Vân An cười, một tay kia kéo Vương Thạch Tỉnh. "Cha, đừng quên một nhi tử khác nha!"

"Ha ha! Hai người các ngươi, lão phu đều muốn!"

Có thể nhận được hai nhi tử, kỳ thật mới là phúc phận của ông!

"Vân An, ngươi có nguyện tới Bạch Nguyệt học đường làm phu tử?"

Khang Thuỵ lên tiếng, thái độ đối với Thiệu Vân An đã hoàn toàn khác. Thấy y nhắc tới như vậy, Sầm lão lập tức nói. "An nhi, ngươi tới thư viện làm phu tử đi. Bạch Nguyệt học đường hay huyện học đều tuỳ ngươi chọn."

Tưởng Khang Ninh cũng theo sau phụ hoạ. "Vân An, ngươi không muốn đi khảo công danh đã đành, nhưng nếu cứ mai một tài năng ở đây thì thật là lãng phí một bụng văn hoa. Hiện tại triều đình có thể nói là trăm phế chờ hưng, một nhân tài như ngươi nên đi giáo thụ chúng học sinh."

"Đúng! Vân An, ngươi nên đi làm phu tử!"

Tưởng Khang Thần cũng đại đại tán thành, ba vị tú tài trong mắt cũng tương đồng ý tứ.

Thiệu Vân An ngượng ngùng sờ mũi một cái. "Cũng chỉ là một vài lý thuyết suông trên giấy, còn rất nhiều tự ta chưa biết viết nữa. Nếu làm phu tử, mấy ý tưởng của ta người khác chưa chắc có thể tiếp thu, lỡ gây ra hỗn loạn sẽ không tốt."

Sầm lão vừa nghe, nhíu mày than một tiếng. "An nhi lo lắng cũng đúng." Ông nghĩ đến những thứ đó đều tiềm tàng nguy hiểm. Đặc biệt Thiệu Vân An lại nói chuyện tuỳ ý, dễ dàng đụng đến những văn nhân tâm cơ, sơ sót một cái lại xảy ra phiền phức lớn.

Khang Thuỵ nói. "Vậy thì tới Bạch Nguyệt học đường. Học đường là của Sầm lão, ta thấy chỉ cần là trong Sắc Nam phủ này, sẽ không có người dám đến học đường gây sự."

Tưởng Khang Ninh cùng Sầm lão đồng suy nghĩ. Dù sao Khang Thuỵ còn chưa biết trà và rượu bên phía quân hậu có liên quan đến Thiệu Vân An. Vương Thạch Tỉnh lên tiếng. "Đại gia nếu thích nghe Thiệu Vân An nói, không bằng cứ đến trong viện như hôm nay mà tâm tình. Vân An tuy hiểu rộng, nhưng đệ ấy còn niên thiếu. Nhà của chúng ta tuy rằng cũng có chút bạc, nhưng dù sao cũng là nông gia tử, chúng ta không muốn Sầm lão và đại ca gặp phải phiền toái không tất yếu."

Thiệu Vân An lập tức nói. "Đúng cậy. Mọi người thích nghe ta nói "hồ ngôn loạn ngữ" thì cứ tới tiểu viện. Chúng ta đóng cửa lại nói thì chẳng cần kiêng kị gì hết. Nói thật, đến học đường, ta quả thật không dám nói."

"Vậy làm phiền."

Vẫn là Khang Thuỵ đầu tiên lên tiếng. Thiệu Vân An không nghĩ tới y lại không tiếp tục kiên trì.

Sầm lão gật đầu. "Như vậy rất tốt. Dù sao chỗ là cũng là nhà lão phu, không có việc gì lão phu liền ở chỗ này." Một bộ biểu tình "Đây là nhà nhi tử ta". Xem thấy Thiệu Vân An tâm tình rất tốt.

"Vậy thì làm phiền."

Khang Thuỵ và ba vị tú tài lập tức đáp ứng. Thiệu Vân An vui vẻ nói. "Ta và Tỉnh ca cầu còn không được."

"Vân An, ngươi nếu không bận gì có thể nói tiếp sức sản xuất và khoa học kỹ thuật, còn có cái câu "Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ" cũng là ý tưởng của ngươi sao?"

Thiệu Vân An không dám tiếp tục mặt dày, đành nói. "Ta chỉ nhớ rõ câu nói này xuất phát từ một vị tên là Phạm Trọng Yêm, nhưng quên mất là ai nói cho ta.

Toàn văn là như thế này. "Khánh lịch tứ niên xuân, Đằng Tử Kinh trích thủ Ba Lăng quận, Việc minh niên chính thông nhân hòa. Bách phế cụ hưng, nãi trùng tu Nhạc Dương Lâu, tăng kỳ cựu chế, khắc Đường hiền kim nhân thi phú, y kỳ thược dư tác văn dĩ ký chi...

Ta phù! Dư thường cầu cố nhân nhân chi tâm. Hoăc dị nhị giả chi vi, hà tai? Bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỷ bi; Cư miếu đường chi cao,, tắc ưu kỳ dân; Xứ giang hồ chi viễn, tắc ưu kỳ quân. Thị tiến diệc ưu, thoái diệc ưu,, nhiên tắc hà thì nhị lạc gia? Kỳ tắc viết: "Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc dư." Y! Vi tư nhân, ngô thùy dữ quy!" *

(*Chú thích: Mùa xuân năm thứ tư, niên hiệu Khánh Lịch. Ông Đằng Tử Kinh phải trích ra làm Thái Thú Ba Lăng. Đến năm sau chính sự thông đạt, lòng người vui vẻ, phàm việc gì từ trước hoang phế thì đều tu sửa lại cả. Bèn sửa sang lại Lầu Nhạc Dương, khắc những thơ phú các nhà hiền sĩ từ đời Đường đến đời nay ở trên lầu, cậy ta làm bài ký...

Than ôi! Ta muốn cầu xem tấm lòng các bậc chân nhân thời xưa, thấy có khác hai điều buồn vui trên. Họ không vui bởi ngoại vật, cũng không vì mình mà u sầu. Ở chỗ cao như trong triều đình thì lo cho dân. Ở xa ngoài sông hồ thì lo cho vua. Thế là tiến cũng phải lo, mà thoái cũng phải lo vậy. Song thế thì lúc nào được vui? Tất phải trả lời rằng: "Khi lo là lo trước cái lo của thiên hạ. Khi vui là vui sau cái vui của thiên hạ." Than ôi! Nếu không có những người như thế thì ta biết đi về cùng với ai?)

Khi Thiệu Vân An đọc xong hết bài thơ "Nhạc Dương lầu ký", ở đây ngoài Vương Thạch Tỉnh còn có thể giữ bình tĩnh, những người khác toàn bộ đều đứng lên. Phạm Trọng Yêm là Tống triều nhân sĩ. Văn hoá khoa học kỹ thuật của Tống triều là thời kỳ huy hoàng nhất. Phạm Trọng Yêm lại là nhà văn học kiệt xuất của Tống triều, vừa là nhà tư tưởng, nhà chính trị gia. Tư tưởng của ông, tài năng văn chương của ông đối với người ở thời đại này mà nói, là tuyệt đối vượt bậc.

Sầm lão kích động đến tay còn có chút run lên. Ông dùng lực nắm lấy Thiệu Vân An, hỏi. "An nhi, ngươi thật sự không nhớ ra là ai nói cho ngươi sao? Vậy ngươi có biết Phạm Trọng Yêm này là ai không?"

Thiệu Vân An rất "vô tội" mà lắc đầu một cái. "Không nhớ rõ. Ta đã quên nhiều chuyện trước kia. Lúc sau chết qua một lần thì quên càng nhiều, nhưng trong đầu vẫn còn rất nhiều thứ khác."

"Này...!"

Thiệu Vân An thậm chí còn vô tư hơn. "Cha, ngài có biết Nhạc Dương lầu không? Ta nhớ mang máng cái này tên gọi hình như là Nhạc Dương lầu ký?"

"Nhạc Dương lầu ký?"

Sầm lão mờ mịt nhìn Tưởng Khang Ninh. Tưởng Khang Ninh lắc đầu. "Ta cũng chưa từng nghe nói qua Nhạc Dương lầu này. Ta sẽ nhờ người hỏi thăm, nhưng rất khó để dò hỏi nhân sĩ ẩn danh trong dân gian."

"Nhất định phải tìm!" Sầm lão hận không thể lập tức nhìn thấy Phạm Trọng Yêm. Thiệu Vân An không phúc hậu ở trong lòng cười trộm.

Tưởng Khang Ninh lại vội vàng.

"Vân An, chỉ có nhiêu đây sao? Ngươi có nhớ hết không? Ngươi còn nhớ người này còn viết cái gì khác không?"

Thiệu Vân An làm bộ cố gắng nhớ lại. Một hồi sau, hắn lắc đầu. "Ta chỉ nhớ một bài này."

Sầm lão thất vọng không thôi, tiếp theo hai mắt lại toả sáng. "An nhi, ngươi còn nhớ cái gì nữa không?"

Thiệu Vân An chớp chớp mắt. "Nhớ rất nhiều, lão gia ngài muốn nghe cái nào?"

"Cái nào cũng nghe hết!"

Ngoại trừ Vương Thạch Tỉnh, tất cả mọi người đều hò hét.

Thiệu Vân An nhìn mọi người chung quanh một vòng, ánh mắt dừng tại trên người Vương Thạch Tỉnh, sau đó khẽ mỉm cười, ngâm ra. "Viêm Hoàng mà, nhiều hào kiệt, lấy một địch trăm người không khiếp. Người không khiếp, thù tất huyết, xem ta Hoa Hạ nam nhi huyết. Nam nhi huyết, tự lừng lẫy, hào khí quán ngực tâm như sắt...

Nam nhi đương sát nhân, sát nhân bất lưu tình. Thiên thu bất hủ nghiệp, tẫn tại sát nhân trung. Tích hữu hào nam nhi, nghĩa khí trọng nhiên nặc. Nhai tí tức sát nhân, thân bỉ hồng mao khinh."

Tác giả hiện đại thù thánh tiên sinh "nam nhi hành", Thiệu Vân An là tặng cho Vương Thạch Tỉnh cùng với các chiến sĩ và tướng quân luôn như vậy bảo hộ quốc gia. Một bài "nam nhi hành" thật dài, cho dù là nhóm văn sĩ yếu nhược cũng hận không thể tay cầm đại đao, xông ra chiến trường, chém giết địch nhân.

"Quân bất kiến: Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai, ôn lưu đáo hải bất phục hồi! Hựu bất kiến: Cao đường minh kính bi bạch phát, triêu như thanh ty mộ thành tuyết. Nhân sinh đắc ý tu tận hoan, mạc sử kim tôn không đối nguyệt! Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng, thiên kim tán tận hoàn phục lai..."

Lý Bạch "Thương Tiến Tửu", mang đến cho người nghe cảm xúc tự do mãnh liệt, làm người ta không khỏi mơ màng nước sông hoàng hà chảy từ trên trời xuống là như thế nào. Làm người đối với chén rượu đối trăng thêm phần dũng cảm. Mà trời sinh tài tất có chỗ dùng, 360 nghề, nghề nào cũng có trạng nguyên hợp lại càng tăng thêm sức mạnh?

"Minh nguyệt kỷ thời hữu? Bả tửu vấn thanh thiên. Bất tri thiên thượng cung khuyết, kim tịch thị hà niên... Đãn nguyện nhân trường cửu, thiên lý cộng thiền quyên."

Một bài "Thuỷ Điệu Ca Đầu - Trung thu", khiến những ai chưa từng nghe qua "từ" như phảng phất tiến vào một mảnh văn học khác ("từ" là một thể loại thơ nha các bạn!). Thời đại này, thơ ca còn chưa đạt đến thời kỳ cường thịnh như thơ Đường, từ lại càng chưa xuất hiện. Mà câu cuối cùng. "Đãn nguyện nhân trường cửu, thiên lý cộng thiền quyên" lại khiến Tưởng Khang Ninh và Tưởng Khang Thần viền mắt nóng lên.

Ngày đó, Khang Thuỵ cùng ba vị tú tài mặt dày ở lại. Sầm lão cùng Tưởng Khang Ninh cũng không rảnh đi chơi cái gì mà khối rubik. Hai người "ép" Thiệu Vân An đem một bụng mực nước đểu phun ra, còn lấy giấy bút tỉ mỉ ghi chép lại. Thiệu Vân An đơn giản gọi ba hài tử tới, tiện cho bọn nhỏ hun đúc hun đúc.

Tuy nhiên, Thiệu Vân An cũng không một mạch phun hết một bụng hiểu biết ra. Đùa giỡn sao, nếu nói hết sạch ra chắc chắn sẽ biến thành người câm. Còn nữa, mặc dù hắn muốn lên mặt nhưng vẫn phải có điểm mấu chốt. Huống chi nơi này vẫn còn có người ngoài.

Thiệu Vân An ngâm hơn hai mươi bài thơ ca, mười mấy bài từ, bảy tám bài văn chương cổ. Đây là một phần rất nhỏ trong đống "mực cổ" trong bụng hắn. Nhưng tất cả mọi người ở đây, ngoại trừ Vương Thạch Tỉnh, thì như lượm được chí bảo. Đặc biệt là Sầm lão cả đời nghiên cứu học vấn, ngay cả bữa trưa và tối cũng chẳng buồn ăn. Ông viết đi đọc lại mấy bài thơ hết lần này đến lần khác, cố gắng nghiền ngẫm. Còn cùng Tưởng Khang Ninh, Khang Thuỵ và ba vị tú tài thảo thuận, cuối cùng Quách Tử Du cũng bị kéo tới, hứng thú cực kỳ. Sầm lão hạ quyết định, không đến vạn bất đắc dĩ, tuyệt đối không rời thôn Tú Thuỷ!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.