Hình Đồ

Chương 350: Chương 350: Ô Thị Khỏa (1)




Kính Thủy, giống như một con rắn lớn, nằm ngang Bắc Địa. Phía đầu rắn chính là vị trí của Kê Đầu sơn. Tương truyền, Hiên Viên hoàng đế đã từng tới Kê Đầu sơn du ngoạn, còn tế tự trời đất ở đây.

Mười năm trước, Thủy Hoàng Đế thống nhất sáu nước, lần đầu đi tuần, trạm thứ nhất cũng chính là Kê Đầu sơn.

Kê Đầu sơn này có hình giống như gà trống nghển cổ báo sáng, ngẩng đầu sừng sững giữa đất Tam Tần. Núi non cao vút, khe rãnh ngang dọc. Vào mùa xuân, cây cối xum xuê, hoa cỏ như vẽ, sông nước chảy róc rách, chim bay khắp núi, làm cho người nhìn mà vui vẻ thoải mái, quên hết mọi ưu phiền.

Vào lúc giao mùa giữa đông và xuân, cả vùng đất hồi xuân, vạn vật sống lại.

Khi đó, Kê Đầu sơn vẫn còn tuyết trắng, trang điểm cho cả vùng giống như một giai nhân, núi như ngọc, càng tăng thêm vẻ quyến rũ.

Dưới chân núi Kê Đầu sơn, có một tòa thành trấn chiếm diện tích khá rộng,tên là huyện Ô Thị (nay là Bình Lương, Cam Túc).

Ở trong huyện Ô Thị, Huyện lệnh là ai không quan trọng, quan trọng là ở thành trấn này có một chủ nhân chân chính, tên một chữ Khỏa. Khỏa vốn là người Nhung Địch, sinh ra ở bộ tộc Ô thị, tinh thông chăn nuôi, là một đại thương nhân của vùng Bắc Địa. Thủy Hoàng Đế đem khu vực của bộ tộc Ô thị, thành lập huyện Ô Thị, lại phong Khỏa là Ô thị quân, vì vậy được mọi người gọi là Ô Thị Khỏa, rất có uy vọng tại Bắc Địa.

Suốt đời Thủy Hoàng Đế, tổng cộng chỉ phong hai người bình dân làm quân.

Một người chính là người mà Doanh Chính suốt đời tôn kính – Ba quận Tần Thanh, người nữa là Ô Thị Khỏa.

Bắc Địa vốn là chỗ ở của Nhung Địch, Ô Thị Khỏa lại là hậu duệ của Nhung Địch, vì vậy uy vọng tại Bắc Địa rất cao, ngay cả Huyện lệnh so với cũng kém hơn.

Y ở tại ngoại huyện thành Ô Thị, xây dựng lên một tòa thành bảo, tên là Ô Thị Bảo, có cả mấy nghìn người ở.

Sản nghiệp của Ô Thị Khỏa chủ yếu là chăn nuôi, vì vậy từ phía tây bắc Chiêu Vương thành cho đến tận bờ đông Hoàng Hà có khoảng một trăm nghìn khoảnh đất đồng cỏ, nuôi dưỡng vô số trâu bò, dê, ngựa. Ngay cả Thủy Hoàng Đế tại thế cũng từng gọi đùa: bò dê của Ô Thị Khỏa không thể đếm xuể.

Chính là một mục phu, nhưng lại có thể trở thành một đại nhân vật, có thể ngồi cùng các đại thần, tham gia tửu yến của hoàng đế.

Năm đầu của nhị thế, cũng chính là đầu tháng giêng năm 209 trước công nguyên. Sư đồ Cái Nhiếp, Ly Khâu một đường cẩn trọng đi đến ngoài Ô Thị bảo.

Hai sư đồ nhìn bẩn thỉu, thảm hại không khác gì hai tên ăn mày.

Nhưng gia đinh thủ hộ thành bảo không có vì vậy mà xem thường hai người. sau khi hỏi lai lịch sư đồ Cái Nhiếp liền cấp tốc đưa hai người vào trong môn lâu, sau đó có người thông bẩm tới trong Bảo, nhất cử nhất động, đều biểu hiện gia phong của Ô Thị Khỏa cực kỳ tốt.

Ly Khâu nhịn không được nói:

- Sư phụ, Ô Thị Khỏa này khí phái thật lớn, gia phong thật nghiêm.

- Ô Thị Khỏa vào nam ra bắc, từ giới thương nhân phiến mã mà trở thành Ô Thị quân ngày hôm nay, tầm mắt và khí độ, đương nhiên là không bình thường.

Con không biết đó thôi, năm đó khi ta quen biết với Ô Thị Khỏa, y chưa giàu có, cũng đã có cái danh hiệu là Mạnh Thường Quân. Là người hào sảng, cũng vô cùng hiệp nghĩa. Ban đầu y từng muốn mời ta làm môn khách của y, nhưng bị ta cự tuyệt. Không nghĩ tới… ta vẫn phải đầu nhập vào y.

Cái Nhiếp thở dài, tựa hộ là cảm thán cho số phận thay đổi.

Đúng lúc này, ngoài cửa có tiếng bước chân truyền đến, chỉ thấy một người nam tử mập mạp, giống như một quả cầu thịt lăn vào cửa phòng.

Người vừa đến ước chừng hơn năm mươi tuổi, tóc hoa râm.

Khuôn mặt tròn tròn, đôi mắt nhỏ, mũi ưng, miệng rộng… ngũ quan đích thực không hài hòa, trên khuôn mặt luôn một vẻ tươi cười làm cho người khác nảy sinh thiện cảm.

- Nhiếp huynh, thật là Nhiếp huynh?

Y vừa vào cửa liền kêu lên, trong giọng nói mang theo vẻ hưng phấn. Nhìn thấy bóng dáng sư đồ Cái Nhiếp, đầu tiên y ngẩn ra, chợt chạy đến cũng bất chấp mùi gay mũi trên người Cái Nhiếp, ôm lấy cổ Cái Nhiếp:

- Quả nhiên là ngươi, quả nhiên là ngươi rồi!

Vừa lúc nãy có tiểu tử nói một lão hữu Du Thứ tới tìm ta, ta liền nghĩ tới ngươi… chỉ là vẫn thấy bất ngờ! Nhiếp huynh, trước đây, Tiên đế bỏ tù ngươi ở Ly Sơn, ta từng nhiều lần chạy tới cầu xin, nhưng con người tiên đế, ý chí quyết tuyệt, cuối cùng vẫn không thể xá miễn.

Nhiều năm qua, ta cũng không nghe được tin tức của ngươi, thậm chí cho rằng ngươi đã… Hôm nay gặp được ngươi, thực sự là vui mừng, rất vui mừng.

Nhìn ra được y là thực sự vui vẻ. Chí ít theo như Ly Khâu nghe ra, những lời nói này không có chút giả ý nào. Cái Nhiếp cũng cảm động, thi lễ thật sâu nói:

- Ta thật hối hân vì năm xưa không nghe lời khuyên bảo của Quân hầu, thế cho nên mới gặp kiếp nạn này. Nghĩa của Quân hầu, Nhiếp thật sự vô cùng cảm kích.

Nay thành người mắc nạn, đến đây tìm nơi nương tựa, mong Quân hầu thu nhận và giúp đỡ.

- Cái gì mà thu nhận giúp đỡ với không thu nhận giúp đỡ chứ, ngươi tới đây, ta vui mừng còn không kịp.

Ô Thị Khỏa liên tục gật đầu:

- Ta cũng mới từ Hàm Dương trở về, cũng nghe được một chút về chuyện xảy ra ở Ly Sơn, đang chuẩn bị cho người đến hỏi thăm một chút thì ngươi đã tới. Như vậy rất tốt, ngươi trước tiên ở lại chỗ ta, tĩnh dưỡng cho tốt. Đợi khi triều đình an ổn, ta sẽ nghĩ cách tẩy thoát tội danh cho ngươi… Nếu thực sự không được, ở phía tây bắc ta có một thảo nguyên, trời cao biển rộng, ngươi không cần quá mức lo lắng việc này.

Sự sảng khoái của Ô Thị Khỏa làm cho Cái Nhiếp sinh ra một loại xúc động như gặp được tri kỷ.

Vái chào thật sâu, ông thấp giọng nói:

- Quân hầu cao cả, Nhiếp vô cùng cảm kích.

Ô Thị Khỏa nắm lấy tay Cái Nhiếp, lại nhìn Ly Khâu một cái:

- Đi đi đi, trước tiên đi tắm một thân xui xẻo, buổi tối chúng ta uống ba trăm chén.

Được rồi, ta sai người từ Ba quận mua tới rượu Yến ủ hầm đã sáu năm, chắc chắn sẽ hợp khẩu vị của ngươi.

Cái Nhiếp là người quận Thái Nguyên, huyện Du Thứ, tính thích rượu mạnh, cho nên hay nhập khẩu các loại rượu mạnh giống liệt hỏa thiêu đốt như vị rượu của rượu Yến. Chỉ là sau khi nước Yến Triệu bị diệt, phương pháp nấu rượu Yến cũng thất truyền, mà Cái Nhiếp bị tù ở Ly Sơn, càng không có cơ hội thưởng thức mùi vị của rượu Yến.

Nghe Ô Thị Khỏa nói ở nơi này có rượu Yến, Cái Nhiếp mừng rỡ.

Mặc dù không hiểu hàm nghĩa của hai chữ ủ hầm, nhưng vẫn vui mừng như cũ, liên tục gật đầu.

Tự có gia phó đun nước sẵn, để hai sư đồ tắm sạch sẽ thoải mái. Đêm đó, Ô Thị Khỏa bày rượu ở trong Bảo, cùng Cái Nhiếp uống rượu đến say mèm.

- Ở trong Ô Thị bảo, Nhiếp huynh ngươi có thể đi lại thoải mái, , đừng cố kỵ gì cả.

Chỉ là có một chỗ, ngươi cần chú ý. Tiểu viện ở phía tây bắc trong bảo, ngươi nhất định đừng đến gần, chỉ cần gần trong phạm vị ba trăm bước xung quanh tiểu viện, sống chết không bàn. Nếu như thực sự xảy ra chuyện gì, ta cũng sẽ không giúp được ngươi. Ngoài điều đó ra thì ngươi có thể làm gì cũng được, như ở trong nhà mình.

Nếu cần cái gì, chỉ cần nói với ta, ta sẽ nghĩ cách xử lý.

Cái Nhiếp thừa dịp rượu hưng nói:

- Quân hầu, cuộc đời ta gửi gắm tình cảm vào kiếm, ngoại trừ rượu Yến ra thì không còn ham mê nào khác. Mong Quân hầu cho ta hai thanh bảo kiếm được không? Ta muốn nhân cơ hội này tranh thủ dạy Ly Khâu một chút. Ngươi cũng biết, cả đời ta nhận đồ đệ vô số, nhưng người được ta chân truyền thì chỉ có một mình Ly Khâu.

- Chuyện này có đáng gì? Trong khố phủ của ta sưu tập không hề ít danh kiếm cổ, Nhiếp huynh nếu thích, cứ tới lấy là được.

Hai người trò chuyện mãi, dần dần say lúc nào không biết.

Ly Khâu nâng Cái Nhiếp về phòng, còn Ô Thị Khỏa thì trực tiếp nằm luôn trong đại sảnh ngủ say sưa…

Cứ như vậy, sư đồ Cái Nhiếp cuối cùng cũng dần dần ổn định lại.

Mỗi ngày luyện kiếm tập võ, ngày qua đi coi như là cũng thư thái. Trong khi đó từ miệng Ô Thị Khỏa, bọn họ nghe được rất nhiều tin tức về Đại Tần.

Sau khi Hồ Hợi đăng cơ không lâu, liền bắt đầu đồ đao.

Mà lúc này đây, đồ đao của cậu bổ về phía chính huynh đệ tỉ muội mình. Đầu tiên là đoạt binh quyền của ca ca Doanh Tương Lư, sau đó giam Doanh Tương Lư lại. Dưới sự lừa gạt của đám người Triệu Cao, Hồ Hợi không lưu tình chút nào chém đầu mười một vị ca ca của mình ở đầu đường Hàm Dương.

Chín vị tỷ tỷ bị ngũ mã phân thây tại huyện Đỗ (nay là đông nam Tây An). Còn ba huynh trưởng khác thì bị buộc tự sát. Phụ tử Phùng Khứ Tật bị giết trong ngục, cả nhà Mông Nghị bị tịch thu tài sản, san bằng tam tộc.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.