Hình Đồ

Chương 582: Chương 582: Vĩ thanh




Hạng Võ không tự vẫn ở Ô Giang, mà tự vẫn tại Cai Hạ.

Theo Lưu Khám biết, trong lịch sử Hạng Võ bị tiểu nhân mưu hại, cuối cùng không còn đường lui mà tự vẫn, không để lại y một trận chiến thống khoái.

Sau khi Hạng Võ chết một tháng, mọi người phát hiện thi thể Phạm Tăng ở ven bờ Sào Hồ. Ông là nhảy xuống hồ mà chết. . .

Tựa hồ danh thân lương tướng nước Sở đều thích chọn cách nhảy xuống sông tự vẫn. Ở đó hắn còn nhận được một di thư của Phạm Tăng lưu lại. Trên di thư, chỉ có ba chữ viết bằng máu: Hận hận hận.

Phạm Tăng hận cái gì? Đáp án, có lẽ chỉ có ông mới rõ.

Trận chiến Cai Hạ, từ khi Hạng Võ đột phá vòng vây, bao gồm cả Hạng Viên, tổng cộng chém chết hai mươi bảy tướng Đường.

Trong đó có Đồ Đồ là mãnh tướng. Ngoài ra còn khiến mười ba danh tướng bị trọng thương. Trong số đó có loại nhân vật như Phàn Khoái, Phàn Khoái bị chém đứt tay trái, từ đó về sau trở thành người tàn phế. Sau khi đưa về Hàm Dương chữa trị, được phong làm Bá Hầu, được ban thưởng hơn ba trăm dặm phong ấp. Sau dưới sự chủ trì của Lữ Tu, đã thành thân với Yến Cơ, người năm đó dâng lên thủ cấp của Triệu Cao, sau sinh được một đưa con đặt là Phàn Kháng, đến năm Đại Trị thứ mười một thì chết.

Hạng Võ chết rồi, tựa hồ nói rõ thiên hạ sắp thái bình. Rất nhiều người đều nghĩ như vậy, thậm chí rất nhiều quan viên Hàm Dương đều cho rằng từ nay về sau sẽ không còn chiến sự.

Nhưng ngay khi đại đa số mọi người cho rằng thiên hạ sắp thái bình, mười bảy ngày sau khi Hạng Võ tự vẫn, Giang Nam lại truyền đến chiến báo, nói Nhâm Hiêu chiếm lĩnh Hội Kê.

Chỉ là, Nhâm Hiêu không tiếp tục dùng cờ hiệu phục hưng lão Tần, bởi vì lão Tần đã không còn nữa. Dù vậy, bốn mươi vạn đại quân Lĩnh Nam vẫn tuôn ra Hoành Phổ Quan, chiếm cứ Nam Dã. Từ đó một đường hát vang, rất có xu thế quét sạch phương nam, lấy khí thế sét đánh không kịp bưng tai chiếm lĩnh Hội Kê. Nhâm Hiêu tự phong làm Nam Sở Vương, sau khi chiếm lĩnh Hội Kê nhanh chóng di chuyển quân đội, bao vây huyện Phiên, sau khi giết chế Kình Bố, liền chiếm lĩnh phía nam Lư Giang. Con rể của Ngô Nhuế thấy tình hình không ổn, liền thống lĩnh tàn quân thoái lui trấn thủ Cư Sào.

Lưu Khám rất muốn dựa vào thanh thế tiêu diệt Hạng Võ, vượt sông tranh phong với Nhâm Hiêu.

Thế nhưng, từ đầu năm đến cuối tháng năm, trong sáu tháng ngắn ngủi đã tiêu lượng lương thực, quân nhu khó có thể tính toán. Cho dù bậc hiền lương như Tiêu Hà, cũng phải phái người báo cáo với Lưu Khám: Thương khố Quan Trung đã khó có thể trụ nổi chiến cuộc nữa.

Trong vòng sáu tháng, Lưu Khám chiếm được toàn bộ Sơn Đông. Ngay cả Giang Tả và Lĩnh Nam, ngày xưa là lãnh thổ nước Tần cũ, cũng bị hắn quản lý. Nghe tựa hồ là một tin tức không tồi, nhưng Lưu Khám biết, từ khi Trần Thắng Ngô Quảng bắt đầu nổi loạn, liên tục sáu năm chiến loạn khiến cho phần lớn đất đai đều trở nên hoang vu, dân chúng trôi giạt khắp nơi.

Trước mắt, trấn an thổ địa vừa chiếm lĩnh mới là sự việc cần giải quyết. Quan Trung ngoài việc phải hao tổn số tiền khổng lồ vì chiến tranh, còn phải cung ứng cho nạn dân các nơi, dựng lại gia viên sau chiến loạn. Lưu Khám hắn có thể trụ vững đến lúc đánh tan Hạng Võ đã hết lực rồi. Trong tín thư của Tiêu Hà nói: Nếu như tiếp tục đánh, những thổ địa chiếm lĩnh được, sẽ rung chuyển thêm lần nữa.

Bất đắc dĩ, Lưu Khám đành phải ngừng xuôi nam, phong Lý Tả Xa làm thống soái, Trương Lương làm quân sư, thay thế Trần Bình chỉ huy chiến sự phía nam.

Chiến sự lúc này, Lưu Khám bất đắc dĩ phải phòng thủ là chính. Lấy rãnh trời Đại Trạch phân ranh giới với Nhâm Hiêu, vào lúc này, song phương khó chiếm được ưu thế.

Nhâm Hiêu không giống như Hạng Tịch. Ông lớn lên trong quân đội, bước từng bước lên tới ngày hôm nay. Đối phó với người như vậy, tuyệt đối không thể dựa vào tinh thần.

Sau khi trở về Hàm Dương, Lưu Khám phong quan thưởng tước cho các quan viên, đại thần.

Khoái Triệt được miễn chức Trường Sử Thái Úy Phủ, phong làm Phạm Dương Hầu, Ngự Sự Đại Phu, đứng hàng một trong Tam công, phụ trách giám sát văn võ bá quan.

Sau một hồi nhàn thoại, rốt cuộc Lưu Khám và Trần Bình nhắc tới Nhâm Hiêu. Dựa theo lý giải của Lưu Khám đối với Nhâm Hiêu, người này có nhận thức toàn cục, biết rõ nặng nhẹ.

Khi quân Đường nghỉ ngơi lấy sức, Nhâm Hiêu cũng gấp rút nghỉ ngơi hồi phục. Tuy nhìn thế lực không tính là mạnh, nhưng nếu giao tranh, quân Đường chắc chắn sẽ tổn thất nặng nề. Chiến đấu tới nước này, Lưu Khám thực sự không muốn đánh nữa. Thông qua báo cáo của Tiêu Hà, sau khi lão Tần thống nhất sáu nước, có tổng cộng 1700 vạn nhân khẩu. Nhưng sáu năm gần đây, đã giảm xuống còn 1200 vạn nhân khẩu.

Nói cách khác, mỗi năm chiến tranh, sẽ chết đi gần trăm vạn người.

Trong lịch sử, sau khi Lưu Bang thành lập triều Hán, nhân khẩu có chưa đầy 1000 vạn. Lúc ấy hoang tàn, thậm chí ngay cả bạch mã kéo xe cũng không gom đủ. Tình hình của Lưu Khám lúc này đã khá hơn một chút, lãnh thổ so với thời kỳ Tần Thủy Hoảng đã mở rộng thêm 1/3. Tuy nói đã chiếm lĩnh khu vực Mạc Bắc, lại có nước Đông Ô Tôn thay hắn nuôi ngựa. Nhưng các nơi đều bị tàn phá, vẫn khiến người ta nhìn mà cảm thấy giật mình.

Khu vực Hà Tây sung túc, nhưng không đủ mười năm, cũng khó có hiệu quả. Ba Thục giàu có và đông đúc, nhưng vì chống đỡ để Lưu Khám dốc sức tốc chiến tốc thắng nước Sở, cơ hô đã dốc hết lực.

- Nếu như muốn Nhâm Hiêu quy hàng, không có được lý do cực kỳ đặc biệt, tuyệt đối không thể.

Đối mặt với Trưởng quan trước kia, Lưu Khám cũng không có kế sách khả thi. Hiện tại Nhâm Hiêu đã giống như một con nhím, khiến hắn khó có thể đưa tay đụng vào. Tạm thời nghỉ ngơi lấy lại sức, xem xét tình hình sẽ tính sau.

Cứ như vậy, Nhâm Hiêu vô lực bắc tiến, còn Lưu Khám cũng bất lực xuôi nam, vốn chiến sự kịch liệt, đột nhiên lại trở nên bình thường.

Tháng mười, Ba Mạn sinh một đứa con trai, đặt tên là Lưu Tú, được ban thưởng Thục Quận. Còn con của Bạc nữ - Lưu Hằng, được phong làm Triệu Vương, ban thưởng Phong Ấp, quận Hàm Đan.

Mùa xuân năm Đại Trị thứ hai, con trưởng của Bành Việt là Bành Cự cưới đại công chúa Lưu Nguyên làm vợ, được phong là Phò Mã Đô Úy, Lưu Khám đích thân chủ trì hôn lễ, cũng ban thưởng cho Lưu Nguyên khu vực Đan Phụ. Cùng năm đó, Lưu Khám cùng Hoàng Hậu Lữ Tu và con gái Lưu Nguyên đi tuần thú phương đông, sau khi phong thiện tại Thái Sơn, liền đến Đan Phụ di dời phần mộ của Lữ Trĩ đến núi Hàng Kim, để tròn chữ nghĩa. Xem như tuyên bố với thiên hạ, tình cảm của hắn đối với Lữ Trĩ, giống như đối với đại công chúa Lưu Nguyên. Vào lúc này, quan hệ giữa Lưu Bang và Lữ Trĩ trước kia cũng đã không còn ai nhắc tới.

Mùa thu năm Đại Trị thứ hai, Quan Trung và Sơn Đông bội thu, Lưu Khám quyết ý khai chiến với Nhâm Hiêu. Lưu Khám đích thân tiến về Đan Dương đốc chiến.

Ngay khi song phương quyết ý khai chiến, Tái Bắc đột nhiên truyền đến tin dữ.

Từ khi nước Đường đứng vững gót chân tại Mạc Bắc, hai huynh đệ Hung Nô Mạo Đốn và Hung Nô Đông Hồ A Lợi Đê, rốt cuộc quyết ý xóa bỏ hiềm khích, liên thủ hợp tác.

Nếu như không liên thủ, Hung Nô sẽ lâm nguy.

Nhân lúc Lưu Khám muốn khai chiến tại Giang Nam, Mạo Đốn và A Lợi Đê đột nhiên tập kích trấn Vũ Xuyên bên ngoài Âm Sơn.

Năm đó bởi vì Cái Nhiếp tàn phế cho nên Ly Khâu rời bỏ Lưu Khám, cùng Cái Nhiếp ẩn cư tại trấn Vũ Xuyên. Đối mặt với Hung Nô đột nhiên tập kích, thầy trò Cái Nhiếp liều chết yểm hộ cư dân trấn Vũ Xuyên thoát lui. Hành hiệp trượng nghĩa, vì nước vì dân, hai thầy trò ngăn cản tại cửa thành Vũ Xuyên, đánh chết hơn trăm sĩ tốt Hung Nô, cuối cùng chết trong thành Vũ Xuyên. Cái Nhiếp bị bắn trúng bảy mươi ba mũi tên, khí tuyệt bỏ mình; Ly Khâu sau lại dấy lên khói lửa tại Vũ Xuyên, cũng lập tức bị loạn tiễn xuyên tim. Trận chiến này, khiến danh tiếng hành hiệp trượng nghĩa của thầy trò Cái Nhiếp làm chấn động cả nước.

Sau khi Lưu Khám biết được tin này, lập tức ngừng công kích đối với Nhâm Hiêu. Hắn phái sứ giả tới huyện Ngô gặp mặt Nhâm Hiêu, nói lý nói tình.

Trước kia Nhâm Hiêu bắc tiến, thực sự đã ẩn chứa tâm tư tranh giành thiên hạ. Với tư cách là danh tướng đế quốc Đại Tần, ông không muốn thất bại bởi Lưu Khám. Dựa theo suy nghĩ của Nhâm Hiêu, ông nhân lúc Lưu Khám ác chiến với Hạng Võ, chiếm lĩnh Giang Nam, rồi sau đó thuận thế chiếm đoạt Hoài Hán, ít nhất có thể phân ba thiên hạ. Nhưng thật không ngờ, Hạng Võ lại thất bại nhanh như vậy, mọi chuyện quá bất ngờ khiến cho Nhâm Hiêu dù cướp được Hội Kê cũng mất đi không gian phát triển. Nhưng vào lúc đó, Nhâm Hiêu đâm lao phải theo lao, không thể nào dừng tay.

Khi biết được Hung Nô lại gây loạn Bắc cương lần nữa, lại nghe nói đến chuyện thầy trò Cái Nhiếp, Nhâm Hiêu biết đây chính là cơ hội rất tốt. Ông cũng nhận ra, Lưu Khám đã đủ lông đủ cánh, hơn nữa quyết tâm muốn khôi phục lại lãnh thổ Đại Tần. Nếu như thực sự giao chiến, ông không có cửa thắng. Vì vậy sau khi được Khoái Triệt khuyên can, rốt cuộc Nhâm Hiêu quyết ý quy hàng.

Chuyện tiếp đến, Lưu Khám không tiếp tục để tâm nữa

Hắn trong đêm tối chạy về Hàm Dương, Trần Bình nghênh đón hắn, đồng thời dâng lên tấu chương.

Hóa ra trong một năm qua, Trần Bình vẫn luôn luôn nghiên cứu Nhâm Hiêu. Y cũng rất hiểu, Nhâm Hiêu cần một lối thoát, hơn nữa lối thoát này không thể quá nhỏ, nhất định phải giữ thể diện cho Nhâm Hiêu. Suy nghĩ thời gian dài, rốt cuộc y định ra một kế: Phái gian tế tiến về phía tây nước Ô Tôn, để Ô Tôn Vương NanĐâu Mỹ ra mặt, gây xích mích khiến Mạo Đốn và A Lợi Đê xuất binh. Còn đối tượng chính là trấn Vũ Xuyên.

Trần Bình đưa ra kế sách này, cũng thỉnh cầu Lưu Khám trị tội y. Nói thực, Lưu Khám thực sự không ngờ, chuyện xuất phát từ âm mưu của Trần Bình. Nhưng không thể không thừa nhận, dùng một trấn Vũ Xuyên để lấy an bình cho cả Giang Nam, tựa hồ rất có lợi.

Thế nhưng. . .

- Bệ hạ, thần đưa ra mưu kế này, e là sau này chết không được yên lành. Lần này sắp xếp kế hoạch, thần thật không ngờ, thầy trò Cái Nhiếp lại ẩn cư ở Vũ Xuyên. . . Xin Bệ hạ trách phạt, nếu không trong lòng thần cả đời sẽ không được bình an.

Lưu Khám trầm mặc không nói.

Trần Bình suy nghĩ là nghĩ cho hắn, tuy nhiên thủ đoạn vô cùng nham hiểm.

- Đạo Tử, Trẫm biết khanh là người có tài, mưu lược xuất chúng, e là còn hơn Tử Phòng. Chỉ là âm mưu này của khanh, rốt cuộc không phải chính đạo. . .Như thế này đi, ta đồng ý để khanh từ chức Thái Úy, mệnh khanh là Thái Thú Liêu Đông, xem như bị trừng phạt.

Liêu Đông chính là vung đất giá lạnh. Bắc có Hung Nô Đông Hồ, đông có Vệ Man gây loạn. Trẫm muốn khanh ở đây trong vòng năm năm để thống trị Liêu Đông thoảng đáng, bình định loạn Vệ Mãn, để chuộc tội cho Vũ Xuyên, khanh có nguyện ý không?

Vệ Mãn vốn là quý tộc nước Yến. Sau khi nước Yến diệt vong, y thống lĩnh hơn nghìn người trốn vào Triều Tiên, dần dần thành tựu áp chế Quốc Vương nước Triều Tiên, rất có xu thế muốn đổi ngôi. Nhân lúc Trung Nguyên rung chuyển, Vệ Man bắt đầu rục rịch, mấy lần vượt biên, tạo thành lực uy hiếp đối với Liêu Đông.

Quan trọng nhất chính là, y cấu kết với Đông Hồ.

Lưu Khám phái Trần Bình thống trị Liêu Đông không chỉ muốn y lập công chuộc tội, quan trọng hơn chính là muốn nhờ thủ đoạn của Trần Bình, giải quyết loạn Vệ Mãn.

Sau khi Trần Bình nghe xong, lập tức dập đầu:

- Thần, nhất định không phụ sự ủy thác của Bệ hạ.

Đầu năm Đại Trị thứ ba, Trần Bình bởi vì tội thất sát, bị miễn chức Thái Úy, điều tới Liêu Đông.

Trong năm đó, Nhâm Hiêu quy hàng, dẹp yên Giang Nam!

Năm năm sau, cũng chính là năm Đại Trị thứ tám, đó là năm Công Nguyên 200, trải qua năm năm nghỉ ngơi lấy lại sức, quốc lực nước Đường tăng vọt. Lưu Khám dựa vào thời gian năm năm này, theo ký ức mờ ảo của chính mình, sai công tượng khắc một bộ bản đồ thế giới rộng lớn trên chính điện An Nhạc cung.

Trên bản đồ khắc rõ hình dạng bảy đại châu bốn đại dương, cũng có coi là kỳ thư ở hậu thế.

Phía dưới bản đồ, Lưu Khám lưu lại một câu: Phàm là con cháu Lưu Thị, trong thời bình phải nghĩ đến ngày gian nguy. Thế giới rộng lớn, không phải ếch ngồi đáy giếng, cũng sẽ trở thành ếch ngồi đáy giếng. Mở rộng, mở rộng, mở rộng. . .Nơi đâu có ánh mặt trời chiếu xuống, đều có con dân của Đại Đường ta.

Sau khi bản đồ hoàn thành, Lưu Khám hạ chiếu chinh phạt Hung Nô.

Thái Úy Trương Lương hiến kế, chia quân làm ba đường, từ Mạc Bắc, Vũ Xuyên, Liêu Đông xuất kích.

Vào lúc này Thiệp Gian cáo lão hồi hương, tiếp nhận chức vị của ông là con của danh tướng nước Tần cũ, Xa Kỵ tướng quân Mông Khắc; còn về phương diện Liêu Đông, dùng Thái Úy Phủ đại tướng quân Lý Tả Xa làm thống soái, rời Trường Thành đánh vào Đông Hồ. Loạn Vệ Mãn đã được Trần Bình bình định, Quốc Vương nước Triều Tiên tiến nhập Hàm Dương xưng thần. Lưu Khám ngự giá thân chinh, để Thái Tử Lưu Tần giám quốc, ba người Tiêu Hà, Trương Lương, Khoái Triệt phụ chính đến Vũ Xuyên.

Hắm điều Trần Bình từ Liêu Đông đến Vũ Xuyên, ủy nhiệm làm quân sư.

Hai người tại Phong hỏa đài Vũ Xuyên, cúng bái anh linh hai thầy trò Cái Nhiếp, cũng trong năm đó sai người khắc lên Phong hỏa đài thầy trò Cái Niếp tám chữ lớn: Hành hiệp trượng nghĩa, vì nước vì dân.

Mùa xuân năm Đại Trị thứ tám, Lưu Khám thống lĩnh quân đội từ Vũ Xuyên xuất kích, lấy Mông Tật làm tiên phong, bắc phạt thảo nguyên.

Chiến tranh lần này thanh thế rất lớn, kéo dài suốt ba năm, cuối cùng phá được Long Thành, chém chết Mạo Đốn. Sau khi Mạo Đốn chết, Đông Hồ Đại Thiền Vu A Lợi Đê thống lĩnh tàn quân chưa đủ vạn người chạy trốn về phương bắc, không rõ tung tích.

Mà đối với ba năm chiến tranh này, trong sử sách không có ghi lại.

Trong Đường Thư có ghi lại: Mùa thu năm Đại Trị thứ mười một, Đế Vương thống lĩnh quân đội trở về Hàm Dương.

Tháng mười một nhường ngôi cho Thái Tử Lưu Tần, đổi niên hiệu là Bình.

-END-

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.