Gặp Tần Hoài, lỡ một đời người. Đã có bao nhiêu người bị nát tan hạnh phúc cuộc đời?
Na Lan đang nghĩ thế, khi cô và nhóm ông Đặng Kỳ Xương đi ra khỏi khu mộ nhà họ Quảng.
Cô còn nhớ rất rõ những lời của Ba Du Sinh. Nhà họ Đặng và nhà họ
Quảng kết giao đã lâu, con trai ông Đặng là Đặng Tiêu và cô Quảng Diệc
Tuệ rất đẹp đôi, ai cũng mong họ nên duyên vợ chồng, , đó là một kết hợp tuyệt vời của hai nhà cùng giàu có hai đời. Nào ngờ Diệc Tuệ bỗng bội
ước, "hạ mình" để lấy Tần Hoài. Khỏi cần nói nhiều, đó là cú sốc cực lớn của hai nhà.
"Đặng Tiêu từ nhỏ đến lớn chỉ quen có một cô gái là Diệc Tuệ." Ngồi
trong quán trà, ông Đặng Kỳ Xương bắt đầu bằng câu này. Na Lan theo họ
lên chiếc xe hơi Lincoln, nếu người ngoài nhìn vào có lẽ tưởng rằng cô
bị bắt cóc, nhưng cô không hề có cảm giác đó. Người đeo kính râm là viên thư ký của ông Đặng, nếu gọi là sư gia thì cũng đúng, tên ông là Phàn
Uyên. Ông Phàn Uyên nói ở thôn Cục Lý này chẳng có chỗ nào dễ chịu để
ngồi trò chuyện, bèn bảo anh lái xe đi lên huyện lỵ, tìm quán trà Đăng
Vân Các ở tầng 4 khách sạn Bách Lệ trong khu Hoa kiều bên sông Mai
Giang. Có lẽ ông Đặng gặp Na Lan bèn nhớ đến cuộc hôn nhân chảng đâu vào đâu của con trai mình, nên dọc đường ông có nét như người mất hồn, thu
ký Phàn Uyên lo liệu mọi việc thay chủ.
Na Lan nói: "Tôi rất buồn cho anh ấy... tôi có cảm giác anh ấy là người rất nặng tình."
Ông Đặng thôi không nhìn ra ngoài cửa sổ nữa, ông lại nhìn sang Na
Lan. Cô thật lòng muốn ông cứ như "mất hồn" còn hơn. Ông Đặng nói:
"Trông dáng vẻ, biết cô có tư chất, thông minh... đương nhiên cả về nhan sắc nữa, cô hơi giống Diệc Tuệ."
Na Lan nhớ rằng không phải lần đầu tiên cô nghe nói thế, xem ra ông
chủ tàu không thuận miệng nói cho đẹp lòng. Cô định trả lời "Rất hân
hạnh" nhưng lại nghĩ nói thế là khách sáo xã giao, nên cô chỉ cười cười.
"Cho nên cô cũng đừng trách Đặng Tiêu nó quá si mê Diệc Tuệ." Ông
Đặng thở dài. "Không riêng gì nhà họ Đặng chúng tôi, mọi gia đình Khách
gia xưa nay đều rất coi trong sự chung thủy. Tôi và nhà tôi chung sống
38 năm mà tình cảm vẫn sâu nặng. Ông Quảng – phụ thân cô Quảng Diệc Tuệ - và bà ấy cũng suốt đời gắn bó, cho đến khi bà ấy quá đau lòng về Diệc
Tuệ nên qua đời. Hiện giờ hễ nhắc đến, ông ấy lại buồn bã rơi lệ. Nói
hơi khó nghe một chút, thời nay, nếu người khác ở địa vị như hai chúng
tôi thì đã làm bừa từ lâu. Nhưng chúng tôi vẫn giữ nếp nhà, một bà vợ và hai con. Đặng Tiêu từ nhỏ luôn là người hết lòng. Cho nên khi sắp thi
đại học nó đăng ký nguyện vọng vào các trường giống hệt như Diệc Tuệ,
hoặc ít ra là trường ở cùng một thành phố. Nó chỉ lo bốn năm đại học hai đứa xa cách thì sẽ nhạt phai tình cảm. Nó đã được toại nguyện, hai đứa
đều thi đỗ đại học Giang Kinh, không cùng khoa nhưng cùng trường, thật
hoàn mỹ. Nào ngờ..."
Nhân viên bưng trà đến, ông Đặng Kỳ Xương đang xúc động, nên lúc cầm
chén lên, nước trà sánh ra bỏng tay và rớt vào cả vạt áo. Phàn Uyên vội
lấy khăn giấy thấm cho ông.
"Lâu nay người ta hay chế nhạo những ai vẫn tin vào thần thánh ma
quỷ, còn tôi thì cho rằng Quảng Diệc Tuệ lúc đầu đã bị ma xui quỷ khiến
nên mới thích gã Tần Hoài không xu dính túi ấy!" Nước trà lại bị sánh
ra, chẳng khác gì thêm dầu vào lửa, giọng ông Quảng phan nét phẫn uất.
Na Lan nhận ra cách gọi Quảng Diệc Tuệ của ông có nét xa cách, đủ thấy
việc cô ta thay lòng đổi dạ đã gây ra tổn thương cho ông.
Na Lan định nói không xu dính túi đâu phải là tội lỗi, nhưng tháy các nếp nhăn trên mặt ông Đặng giật giật đầy phẫn nộ, thì cô nén lại.
"Đặng Tiêu không tỏ ra yếu đuối, khi Quảng Diệc Tuệ tuyên bố chia
tay, nó nhỏ nhẹ xin cô ta hãy nghĩ lại. Nhưng ngay lời cha mình cô ta
còn không thèm nghe nữa là, anh chàng này nài nỉ sao được? Hai năm sau
khi tốt nghiệp đại học, Đặng Tiêu trông thật tội nghiệp, nó suy sụp,
chán chường, không thiết làm việc gì hết; thậm chí bác sĩ nói nó bị
chứng trầm cảm."
Na Lan bùi ngùi cúi đầu. Tình cảm là thứ vừa đáng yêu lại vừa đáng
ghét. Cô nghĩ đến Cốc Y Dương, anh ta biến đi sao mà "hồn nhiên", không
để lại chút tốt đẹp cũng không gửi về một mẩu tin nhắn. Anh yên tâm,
không đời nào tôi lại giống như Đặng Tiêu nài nỉ anh nghĩ lại đâu!
Nhưng cô chợt nghĩ khác. Anh chàng Đặng Tiêu si tình, thất tình đến
nỗi mắc bệnh trầm cảm, điều này biết đâu lại là động cơ để anh ta gây
án? Diệc Tuệ mất tích liệu có liên quan gì đến anh ta không? Nhiều khi
khó mà xác định được ranh giới giữa si tình và ham muốn chiếm hữu. Liệu
Đặng Tiêu có bắt cóc Diệc Tuệ đưa đi không? "Ta không có được trái tim
nàng thì ta phải chiếm được thân thể nàng". Thậm chí sẽ sát hại, vì
"không ăn được thì đạp đổ", đã có không ít vụ giết người vì tình bắt
nguồn từ điều này.
Ông Đặng Kỳ Xương nhấp ngụm trà, rồi nói: "Khi đó, nhà tôi và chị gái nó đều khuyên nhủ nó hãy từ bỏ cái vòng kim cô của
Quảng Diệc Tuệ. Chí ít cũng có thể nghĩ thế này: cánh văn sĩ, có mấy ai
đáng tin? Tần Hoài là gã trăng hoa, Quảng Diệc Tuệ nhất thời mù quáng.
Nó thông minh và cao ngạo, sẽ có ngày nó tỉnh ngộ ra, lúc đó con hay
quyết định có nên cứu vãn và chấp nhận nó nữa không. Như thế xem ra có
vẻ ổn, nhưng ai ngờ ba năm trước con ấy bỗng dưng mất tích, chuyện đó
chẳng khác gì giọt nước làm tràn ly đối với Đặng Tiêu con trai tôi..."
Na Lan hơi hoảng: "Anh ấy làm sao ạ?"
"Có một thời gian nó hóa điên, tính khó rất thất thường, tôi có cảm
giác là thế. Nó khóc nó cười không ra một quy luật nào, nó mê mải xem
ngắm các món quà, đồng hồ đeo tay, mũ đánh bóng chày... mà Quảng Diệc
Tuệ tặng hồi trước, nó ngồi nghệt ra vài giờ liền. Chị gái dẫn nó đi
Quảng Châu, Thâm Quyến, Giang Kinh khám bệnh, đều không có kết luận. Nó
lúc thì bình thường, lúc thì giở chứng... suốt một năm rồi mới dần bình
phục, đương nhiên cũng chỉ là tương đối bình phục mà thôi."
Ông Đặng lại thở dài rồi im lặng hồi lâu, ông rơm rớm nước mắt. Na
Lan cũng im lặng, cô rất thông cảm với Đặng Tiêu nhưng vẫn nghĩ đến hàng trăm chứ "nếu". Nếu Diệc TIệ mất tích là do Đặng Tiêu, thì tại sao anh
ta lại có những biểu hiện kia? Diễn kịch cho mọi người xem nhằm không bị nghi ngờ hay sao? Nếu anh ta ra tay sát hại Diệc Tuệ thật, thì đó là do lo sợ và hối hận nhưng lại không dám thể hiện ra, và muốn hành xác mình để sám hối tội lỗi, phải thế không? Xét về mặt tâm lý học thì đều có vẻ hợp lý.
Nhưng, dù là chuyện gia tâm lý học tầm cỡ thì cũng phải tiếp xúc với
bệnh nhân rồi mới phán đoán chính xác được, miêu tả của người thứ ba e
lẽ làm lệch lạc và thành kiến.
"Anh ấy đang ở đâu?" Na Lan đột nhiên hỏi.
"..."Ông Đặng Kỳ Xương không hiểu Na Lan hỏi gì.
"Đặng Tiêu con trai ông... hiện đang ở đâu ạ?"
Na Lan bỗng cảm thấy độ tin cậy của những lời ông ta nói vừa tụt xuống số 0. "Ông không biết hay sao?"
"Đúng là tôi không biết... tôi không biết chính xác. Hai năm nay tính khí nó không ổn định, tôi cho rằng cách tốt nhất để thoát khỏi nỗi ám
ảnh kia là dồn tâm huyết cho sự nghiệp. Cho nên tôi rất hy vọng dần dà
nó sẽ giúp tôi điều hành công ty. Mấy năm qua thị trường địa ốc bùng nổ, vật liệu xây dựng cũng bùng nổ, nhưng cạnh tranh ngày càng khốc liệt,
nếu không có người tài đắc lực thì có thể phá sản bất cứ lúc nào."
Nhưng, một anh chàng tinh thần không mấy ổn định thì có thể gọi là người tài đắc lực được không?
Có vẻ như ông Phàn Uyên đoán ra mối nghi ngờ của Na Lan, bèn nói:
"Cậu Tiêu học ngành quản lý công thương nghiệp, học giỏi đã đành, sau
khi tốt nghiệp thì đi làm hai năm, thành tích rất nổi trội. Tôi không
nói quá lời: năng lực của cậu ấy thừa sức để thúc đẩy tập đoàn Đặng Thị
vươn xa hơn nữa."
Na Lan hỏi: "Chắc anh ấy không muốn làm?"
"Nó nói nó cần thời gian, muốn sống cuộc sống phẳng lặng, nó không có tâm trạng nào để làm." Ông Đặng nói. "Cho nên cô có thể hình dung ta,
vì thế mà chúng tôi trở nên xa cách, hoặc nói là căng thẳng cũng đúng.
Tôi chiều chuộng nó đâm quen, nó không nghe lời thì tôi cũng chỉ không
tính đến đoạn tuyệt quan hệ cha con, đành mặc kệ nó vậy. Nó nói mình
đang thư giãn cho nhẹ nhóm, đi vân du bốn phương, cứ mươi mười lăm hôm
nó lại gọi điện về cho mẹ, lần vừa rồi là từ Điến Trì – Vân Nam, lần
trước nữa là từ Hàng Châu - Chiết Giang. Cho nên lúc này nó đang ở đâu
thì tôi chịu. Tất nhiên là có lẽ ngày mai nó lại gọi điện về, thì chúng
tôi ít ra cũng biết nó đang ở đâu."
Điều Na Lan muốn biết là Đặng Tiêu đang làm gì?
Tại sao ông Đặng lại kể với mình những điều này?
"Cảm ơn ông đã cho tôi biết những chuyện riêng tư của nhà ta, chứng tỏ ông tin cậy tôi. Tôi xin hứa sẽ giữ kín."
"Lúc đầu chú Phàn Uyên nói vừa gặp cô đã biết cô là con người thành
thực đáng tin. Chú Uyên chỉ là thư ký của tôi, nhưng là một trong những
người tôi tôn trọng nhất." Ông Đặng nhìn sang Phàn Uyên gật đầu ra hiệu.
"Dạ! Bác Uyên là người hiểu biết, giao tiếp khôn khéo, tôi rất khâm phục."
"Gần đây, chúng tôi cũng mới biết về ngôi mộ của Quảng Diệc Tuệ. Đúng ra là có một người hiếu sự phát hiện ra tấm bia mộ kỳ lạ, rồi nói với
chúng tôi. Tôi cho rằng cô cũng như chúng tôi, chắc chắn có nhiều nghi
vấn." Phàn Uyên nói.
Na Lan gật đầu: "Đúng, có nhiều sự việc không rõ ràng. Cảnh sát chưa
khép lại, chưa nhận định là đã chết, sao lại lập bia kỷ niệm? Chỉ có một khả năng là nhà họ Quảng biết đích xác con gái mình đã chết."
"Cảnh sát còn không biết thì họ biết thế nào được? Và nếu họ đã biết, thì lẽ nòa họ lại không cho chúng tôi biết, vì xưa nay hai nhà rất thân nhau." Phàn Uyên nói.
"Nhưng, chưa biết con gái mình sống chết thế nào mà cứ lập bia, họ
không cảm thấy là gở ư?" Na Lan không mê tín, nhưng cô cho rằng bậc cha
mẹ coi người con mất tích như đã chết rồi, thì về tình về lý hay mê tín
đều là không đúng.
"Chúng tôi không thể hỏi nhà họ Quảng, chỉ biết họ âm thầm lập bia mộ này, rõ ràng là có ý giấu mọi người."
"Tôi thấy khó hiểu: cứ cho là ông gần đây mới biết về tấm bia, tại sao ông lại hẹn Ninh Vũ Hân đến?"
Phàn Uyên nói: "Chúng tôi không hẹn, mà là cô ấy chủ động đến tìm."
Na Lan từ biệt ông Đặng Kỳ Xương, trở về khách sạn, cứ để nguyên quần áo rồi lăn ra ngủ; đêm qua cô thiếu ngủ. Lúc tỉnh dậy thì mới là 8 giờ
30 tối, chân trời xa xa vẫn còn vệt sáng nhờ nhờ. Đồng hố sinh học của
cô khiến cô thức giấc, khi ở Giang Kinh, giờ này cô bắt đầu đi bơi.
Lúc này mà đi bơi thì xa xỉ, nhưng ít ra cũng phải rửa mặt. Cô thấy
mình đã tỉnh táo hơn. Nhưng khi tay khô sờ vào núm cửa thì mới thấy mình chưa thật tỉnh. Cô không hiểu tại sao mình lại muốn ra ngoài. Trời tốt
thật rồi, mình định đi đâu?
Trong đầu cô hiện lên hình ảnh tấm bia mộ của Quảng Diệc Tuệ.
Đây
là vấn đề cô vẫn băn khoăn: tình cảm của ông Quảng Cảnh Huy đối với con
gái thì khỏi phải nghi ngờ, nhưng tại sao sự việc chưa ngã ngũ đã vội
lập bia? Cách giải thích đang tin nhất là ông ta đã có xác con gái. Có
lẽ ông ta đủ tiềm lực để biết rõ những điều mà ngay cả cảnh sát cũng
không biết.
Đoán già đoán non cũng vô ích, phải nhìn thấy tận mắt mới tin là thật. Liệu có phải Quảng Diệc Tuệ được mai táng ở đó không?
Lúc chiều nói chuyện với Phàn Uyên, biết rằng Quảng Cảnh Huy đã mua thêm
đất làm khu mộ gia đình, thì đương nhiên đã mai táng cô con gái, chỉ cần đào mộ, mở quan tài ra thì sẽ biết ngay sự thật.
Na Lan lại thất nực cười cho ý nghĩ ấu trĩ và cực đoan của mình: đào
mộ là phạm pháp đã đành, mà còn là hành vi trái với đạo lý, bất kính với người đã chết.
Nhưng cô vẫn mở cửa phòng. Lúc chiều ở quán trà cô chỉ ăn chút bánh
trái, muốn đêm nay được yên ổn thì phải ăn cơm. Và tiện thể tiếp tục cân nhắc, chuyến đi Mai Châu này mình có thu hoạch gì, bước tiếp theo nên
thế nào? Tuy đã năm được không ít chuyện riêng của nhà họ Quảng và nhà
họ Đặng nhưng những thông tin đó chưa giúp ích gì trong việc làm rõ vụ
sát hại Ninh Vũ Hân. "Thu hoạch" lớn nhất cũng chỉ là phát hiện ra mộ
Quảng Diệc Tuệ. Nhưng điều này chỉ như một khúc dạo đầu mà thôi. Ninh Vũ Hân trước khi lên đường chẳng có mục tiêu rõ ràng. Lẽ nào hung thủ đã
biết chương trình của cô ấy, rồi ra tay ngăn chặn? Những tin tức hôm nay thu lượm được, chưa có gì là sốc cả, nếu cho là giết người diệt khẩu
thì quá hấp tấp.
Bước đến đại sảnh của khách sạn, Na Lan bỗng dừng lại. Một người đang quay lưng về phía cô, trông rất quen. Vai rộng, lưng thẳng, âu phục màu đen, đeo kính râm. Đó là người tùy tùng của ông Đặng Ký Xương. Người ấy đang nói gì đó vào máy di động, gật đầu, rồi chợt quay người lại.
Na Lan đã đứng khuất vào góc giữa hành lang và đại sảnh, nhìn ra. Gã
vốn cao lênh khênh, lúc này còn đeo kính tâm thì càng gây chú ý. Gã hơi
xoay người nhìn khắp đại sảnh, không rõ đang nhìn gì, rồi quay người đi
ra cửa chính.
Huyện Mai rất sẵn khách sạn, tại sao thuộc hạ của ông Đặng lại xuất
hiện ở khách sạn cô đang trọ? Chỉ có một khả năng là ông ta đang theo
dõi mình. Chắc ông ta không ngờ mình chỉ ngủ một giấc cho đã, chẳng đi
đây đó để họ thu lượm thêm thông tin. Cô vốn tưởng mình đi khỏi Giang
Kinh tức là đã cắt đuôi bóng đen bám theo, nào ngờ vẫn gặp phiền toái ở
nơi xa lạ này. Khi nói chuyện với ông Đặng ở quán trà, cô cảm thấy rất
thông cảm với gia đình họ, nhưng bây giờ vệ sĩ của ông ta bám theo, cô
thấy mình bị lừa dối và đầy nghi ngờ: họ định làm gì đây?
Cô rảo bước đi ra ngoài cửa chính, vừa kịp nhìn thấy gã vệ sĩ ấy bước lên chiếc xe hơi màu đen đỗ ở bên đường - chiếc Lincoln của ông Đặng.
Trước cửa khách sạn đang đỗ vài chiếc taxi, Na Lan lên một chiếc: "Đi theo xe Lincon kia!"
Chiếc Lincoln đi trên đại lộ Hiến Tử xuôi về hướng nam. Xe chạy một hồi, Na Lan nhận ra nó vẫn đi về Cục Lý.
Ông Đặng Kỳ Xương "đẳng cấp" như thế, ông ta không thể ngủ nghe ở
thôn Cục Lý mà phải ngủ khách sạn lớn ở Mai Châu; nhưng tại sao tuy tùng của ông ta lại chạy về Cục Lý lúc đêm hôm thế này? Cục Lý có gì liên
quan với ông Đặng? Chỉ có thể là phần mộ của Quảng Diệc Tuệ. Nghĩ đến
ngôi mội ấy, Na Lan thất kinh.