Hoa Linh Lan

Chương 2: Chương 2: Thằng không chim.




Biệt danh "thằng không chim" cứ mãi đeo đuổi nó suốt quãng thời gian dài đằng đẳng. Một đứa trẻ không suy nghĩ được nhiều điều. Nhưng bất cứ việc gì bị lặp đi lặp lại quá nhiều, thì đều sẽ ăn sâu vào tiềm thức, sớm muộn cũng trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi.

Đối với một đứa trẻ như nó, cụm từ "thằng không chim" chỉ nói lên mệt điều dễ hiểu: Nó là quái vật. Không nam, cũng chẳng nữ, là một sự thiếu sót, không ai mong muốn có trên đời. Nhiều lần, nó còn vạch quần để kiểm tra sự thật, nhìn ngắm chính thân thể lành lặn của mình, nhưng vẫn không có câu trả lời cho nguồn gốc của biệt danh đáng sợ ấy. Nó kinh hãi lắm, cái cảm giác không chắc chắn, sợ lắm một ngày nào đó, nó phát hiện ra mình quả thực không phải đàn ông, rốt cuộc là một thằng không chim thực thụ.

Nhưng một đứa trẻ làm sao biết được, người đàn ông thực thụ thì phải như thế nào? Nhất là một đừa trẻ có quá nhiều vết xước như nó. Nó không có cha khi lớn lên, nó không có ai để hỏi. Những thắc mắc vẫn cứ mòn mỏi chờ đợi đáp án.

Vì không tài nào biết được câu trả lời nên nó chỉ có thể làm những điều nó cho là đùng đắn. Nó luôn cố gắng trở thành một người đàn ông, theo mọi cách mà nó nghĩ giống đàn ông nhất. Ở trường, nó xông xáo hơn ai hết. Nó không từ chối giúp đỡ bất cứ một người nào, bởi nó sợ hãi đến tím tái khi nghe ai đó vô tình hay cố ý trêu đùa, mỉa mai: "Thế mà cũng không làm được à? Mày có phải là đàn ông nữa không?"

Vậy nên, nó luôn là thằng chằng thằng con trai nào ưa nổi. Nó khó kết bạn, nhưng lại luôn cô độc một cách rất xuất sắc. Ở đâu ra một thằng có thể xông xao làm mọi việc, không quản ngại thiệt hơn? Ghét nhất thói, làm cái gì là hơn người cái đó, học giỏi hơn, hoạt động năng nổ hơn. Nó cứ như một cậu bé hoàn hảo, thấy cô thì cưng chiều đám con gái thì mệ mệt. Trong xã hội mà chúng ta đang sống, dị biệt bị cô lập. Và, xuất sắc cũng được xem như một dạng dị biệt, lại càng bị cô lập.

Thế là, một lần nữa, ở môi trướng mới, nó lại rôi vào tình cảnh bị tẩy chay àm nó không sao hiểu nổi. Với tính cách đơn thuần, nó không thể tìm ra lý do nào có lý khiến bọn con trau trong trường cư xử với nó khác biệt đến vậy? Sau nhiều ngày suy nghĩ, nó bất chợt "nhận ra" một chân lý rằng: Tất cả thằng con trai đề nghĩ mình là "thằng không chim". Đây gọi là "không có tật mà cũng cảm thấy giật mình". Đối với sự ám ảnh của nó, thì chỉ có thể do nó không phải đàn ông, không giống đàn ông nên mới bị đám con trai ghét bỏ? Người ta chẳng phải thường không ưa những kẻ chẳng giống mình đó sao?

Dĩ nhiên, điều đó hoàn toàn là do nó tưởng tượng ra. Ám ảnh về những nma8 tháng sống trong ký thị, ích kỷ của nhưng kẻ thiều suy nghĩ, đã khiến nó luôn lo lắng về những điều không tồn tại. Rất tiếc rằng, lúc ấy, chẳng có ai có khả năng giúp nó nhận ra lý do thực sự: Nó bị ghét, đơn giàn chỉ vì nó "quá đàn ông". Đàn ông hơn cái tuổi nó đang có, so với những thằng nhóc ham chơi ấy, nó đã sống rất trưởng thành, đầy trách nhiệ. Và, nó còn bị ghét bởi, nó luôn là kẻ cô độc. Cuộc sống này, ở bất kỳ nơi đâu cũng thế, hiếm ai có thể sống thiếu "đồng minh".

Những lúc như thế, nó chẳng có nơi náo để tìm về. Trong tâm trí chỉ hiện lên khát khao, giá như có cha bên cạnh. Hẳn, cha sẽ dạy cho nó rất nhiều điều. Nói cho nó biết, người đàn ông cần phải làm gì để cân bằng cuộc sống của họ, để chống chọi giữa những nỗi lo lắng và cô đơn.

"Cha ơi, cha có biết, con muốn cha ở bên mỗi ngày nhiều như thế nào không?" - Nó nói với cha mỗi khi đến thăm ông. Nhưng buồn bã thay, ngày nối ngày, ông vẫn thế, là một kẻ điên, chẳng hiểu được bất kỳ điều gì con trai mình cố công bày tỏ.

Đã có những lúc, nó muốn khóc thật lớn. Nhưng nó không làm được. Vì nó phải làm đàn ông. Chẳng phải người ta nói, đàn ông không được khóc bao giờ đó sao?

Năm mười bốn tuổi, nó bắt đầu có những biến chuyển lớn trong cơ thể. Đôi khi, nó cảm thấy đau ở chỗ đó. Đôi khi, nó lại thấy "cái đó" không như ngày thường. Đôi khi, ngủ dậy, nó thấy quần mình ướt. Điều đó làm nó hoảng sợ vô cùng. Thời buổi đó không có nhiều sách báo như bây giờ, thấy cô cũng ngại ngùng khi dạy dỗ về những chuyện thầm kín của tụi nhỏ. Có lẽ, với một đứa trẻ bình thường, không phải chịu nhiều áp lực trong giai đoạn tuổi thơ, thì việc đó cũng không có gì trầm trọng lắm. Nhưng, nó khác mà, rất khác. Ám ảnh vẫn luôn còn đó, nó lớn lên, đã có gì đó rất không bình thường, trong nhiều năm, rất nhiều năm.

Nó đã nhốt mình trong nhà và nhịn ăn suốt ahi ngày, nghỉ học mất một tuần. Vì nó sợ, mình sắp biến thành "thằng không chim" thật rồi. Nó sợ hãi chẳng dám giãi bày cùng ai. Sợ mọi người biết sẽ lại tiếp tục cười cợt lên nỗi đau của nó. Còn mẹ nó, hoàn toàn không hiểu chuyện gì đang xảy ra với con trai mình. Tất nhiên, bà cũng chỉ là một người phụ nữ, dù giỏi giang tới đâu cũng khó lòng bao quát khắp thế giới.

Một đứa trẻ không cha quả thật rất tội nghiệp. Không có cha ở bên khi trưởng thành, chỉ cho nó biết việc gì đang, đã và sẽ phải diễn ra trong cuộc sống. Sự thay đổi nào là cần, dĩ nhiên và tất yếu phải diễn ra.

Thế là.

Nó đã trải qua giai đoạn dậy thì đầy khó khăn như thế đấy!

Sợ hãi.

Cô đơn.

Một mình.

Và cuồi cùng vẫn là sợ hãi.

Thật khó tưởng tượng được, nó đã trưởng thành như thế nào? Nó đã vượt qua những ngày mười bốn tuổi khó ra sao? Rồi cả mười lăm, mười sáu, mười bảy, mười tám và đôi mươi nữa chứ... Vậy mà, nó vẫn lớn lên. Sự lo sợ không làm ai chết đi. Nhưng nó đeo đẳng, không chỉ như một cơn đói, chỉ cần ăn đủ no là sẽ tan biến. Sự lo sợ khiến cho tâm hồn tan tác trong một thể xác vẹn toàn.

Quay trở lại năm mười bốn tuổi, nó đã tìm đến... Chúa! Cánh cửa tâm linh luôn có sức mạnh cứu rỗi những tâm hồn non yếu.

Ngày đầu tiên sau một tuần tự giam cầm trong nhà, nó bước ra ngoài và tiến thẳng về phía nhà thờ. Nó quỳ xuống sám hối và cầu xin. Nó xin Chú rộng lượng và hãy buông tha nó, hãy cứu nó ra khỏi số phận này.

"Xin Ngài hãy buông tha cho con!" - Đó là điều mà nó nói... trước khi mẹ nó tới, tát nó và kéo nó ra khỏi đó.

Đó là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong đời, bà đánh con trai mình. Bà đau đớn lắm. Mỗi bước đi như một mũi kim đâm sâu, khiến cho những vết thường lâu nay trong lòng bà bỗng dưng chảy máu. Bà lôi nó, bước vội vã ra phía cổng chính rồi lao ra ngoài. Còn anh mắt nó vẫn hướng về tượng Chúa... lẩm bẩm: "Xin Ngài hãy tha thứ cho cả mạ của con nữa."

Mẹ nó bật khóc và ôm lấy nó.

- Mẹ đã nói, chúng ta không bao giớ cầu xin ai cả. Trước đây, bây giờ, và cả sau này nữa, mẹ muốn con đừng cầu xin ai. Mẹ cầu xin con, đừng cầu xin gì nữa... Chúng ta đã phải trả giá vì sự cầu xin. Con không nhìn thấy bố con sao? Con muốn cuộc đời con, sau này sống với niềm tin mà quáng mà phát điên như ông ấy ư???

Tiếng khóc của mẹ nó như cứa từng vết vào trái tim nó. Vì lo sợ cho bản thân mình trong những năm tháng bỡ ngỡ vào đời, mà nó đã làm mẹ khóc sao? Không, nó không được làm mẹ khóc. Nó phải bảo vệ mẹ, như cách mà mẹ vẫn lun6 bảo vệ nó.

Ngày hôm ấy, nó đã nhìn ra bộ mặt thật của tín ngưỡng. Ra là vậy, vì đức tin mù quáng, cha nó đã bị điên. Vậy chẳng phải chính niềm tin ấy đã cướp đi của nó một gia đình đầy đủ sao? Rồi còn gì đáng tin ở "họ" nữa đây? Ngay cả khi, bầu trời cao xanh kia, có ai đang ngự trị, thì cũng đã gieo rắc xuống cuộc đời này, rất lắm bi thương. Mười bốn tuổi, nó có bài học đầu tiên là bắt đầu tự chiến đầu với tuổi dậy thì đầy vất vả của mình mà không cần phải tới "gặp" Chúa để "xin" thêm một lần nào nữa.

Nó đã chuyển trường rất nhiều lần trong suốt thời gian đi học. Lần đầu tiên, là do mẹ và nó chuyển nhà tới nơi mới, tránh xa đám dân cư kỳ thị trong khu phố cũ. Lần thứ hai, là do đánh nhau và bị đuổi học. Do đó, sau này, dù có bị đánh, nó cũng không bao giờ chống trả nữa. Và còn rất nhiều lần trời ơi đất hỡi sau đó, với những lý do đủ kiểu khác nhau. Việc chuyển trường liên tục trong một thời gian ngắn, mang lại cho mẹ và nó không ít khó khăn. Mẹ chẳng trách móc gì nó, kể cả việc nó đánh người ta hay bị người ta đánh. Ngay cả việc bị đuổi học, bà cũng chưa bao giờ tức giân mà rầy la.

Khi chuyển trường lần cuối cho con, bà nói: "Năm sau, con phải đi du học thôi."

Nó không thắc mắc và cũng không phản đối, chỉ quay sang nhìn mẹ và nói: "Mẹ lại phải ở một mình rồi."

Đối với nó, quyết định của mẹ, không hẳn lúc nào cũng đúng. Nhưng, bà luôn tỉnh táo và sáng suốt với tình thương của mình. Nó cần phải nghe theo lời mẹ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.