Nghĩ đến Tân Nguyệt Cách cách, tôi bèn nổi hứng, bảo ma ma ở phủ nội vụ tuyên nàng ta tiến cung, hỏi thăm tình hình bây giờ của nàng ta.
Nghe nói ngày Tân Nguyệt cách cách mới tới phủ tướng quân, người ở phủ tướng quân đã có ấn tượng vô cùng tốt với nàng ta. Một cách cách thanh tú, mảnh mai, không giống những cô nương Mãn Châu ngang ngược kiêu ngạo, làm cho những quý nhân rất khó ở hầu hạ ở phủ tướng quân đều yên tâm.
Đáng tiếc là khi Tân Nguyệt cách cách vừa mở miệng, làm mọi người trong phủ tướng quân bao gồm cả tướng quân Nỗ Đạt Hải đều ngã ngửa. Nếu chỉ nhìn diện mạo bên ngoài, bọn họ đều cho Tân Nguyệt cách cách chín điểm, nhưng vừa mở miệng thì mọi thứ coi như xong.
Giọng nói kia vô cùng lanh lảnh, nghe giống như nam nhân bóp cổ nữ nhân. Nghe thấy giọng nói đó mà không nhìn xem ai nói, mọi người đều cảm thấy chủ nhân cảu giọng nói là một người chanh chua, răng bén lưỡi nhọn.
Tân Nguyệt vừa thấy vẻ mặt của mọi người trong phủ tướng quân, liền uất ức ngậm miệng lại, sóng mắt long lanh nhìn Nỗ Đạt Hải, chỉ tiếc là nước mắt không chảy được.
Vẫn là Khắc Thiện đánh lạc hướng, giải thích giúp Tân Nguyệt “Tỷ tỷ của ta dạo đây nói chuyện hơi nhiều nên cổ họng không được tốt.”
Nhạn Cơ phản ứng nhanh nhất, tiếp lời “Cách cách trên đường chịu nhiều gian khổ, một nữ nhân mềm mại yếu đuối đi theo các quân sĩ ăn gió nằm sương, chắc là không chịu nổi.”
Mọi người thở phào, đón tiếp hai tỷ đệ vào phủ. Trong bữa tiệc hoan nghênh, Nhạn Cơ vẫn chuẩn bị cho Tân Nguyệt một chén tuyết lê hầm đường phèn.
Đáng tiếc là dù đã ăn nhiều tuyết lê hầm đường phèn thì giọng nói của Tân Nguyệt vẫn không khá lên chút nào, Nỗ Đạt Hải vội vã mời thái y tới phủ xem bệnh cho cách cách, nhưng đều không có kết quả, nói là cổ họng của Tân Nguyệt cách cách bị tổn thương, tốt nhất là cố gắng không nói để giữ gìn cổ họng.
Tân Nguyệt chấp nhận hiện tại, nhắm mắt ngậm miệng giống như câm điếc. Lúc nàng ta không nói gì, chính là một thục nữ chính hiệu. Bộ dáng ngậm miệng chăm chú nghe làm cho mọi người trong phủ tướng quân đều thích nàng ta.
Nhưng chỉ là khi Tân Nguyệt không nói gì thôi. Lúc nàng ta mở miệng nói chuyện, ngay cả đệ đệ hay Nỗ Đạt Hải tướng quân, hay lão phu nhân, thiếu gia, tiểu thư, đều lạnh người, thân thể không khỏe nổi.
Kết quả là Tân Nguyệt phải tập thói quen ngậm miệng lại, mấy tháng rồi cũng không nói một lần.
Thiếu gia Ký Viễn ở phủ Tướng quân có mấy phần thích Tân Nguyệt cách cách, nhưng hình như lão phu nhân nhà bọn họ không đồng ý, không muốn để tôn tử cưới một cháu dâu câm điếc. Dù nàng ta là cách cách của thân vương phủ, nhưng Ký Viễn là con trai một, con dâu tương lai là người quản mọi chuyện trong nhà, câm điếc như vậy thì biết làm sao? Con dâu câm điếc như vậy sao có thể xã giao, sao có thể nuôi dạy con cái? Lão thái thái nghĩ xa, không để cho một cách cách thân vương phủ làm cho mụ mị đầu óc.
Ký Viễn cũng không phải là rất thích Tân Nguyệt cách cách, dù sao lúc trước gặp mặt có ấn tượng rất sâu với giọng nói của nàng ta. Muốn xem nhẹ khuyết điểm này, đúng là quá khó. Tuy thích bộ dáng lịch sự dịu dàng của Tân Nguyệt, nhưng vì hắn chưa từng tiếp xúc với nữ tử nhiều, bà nội thì thông tuệ hiền hòa, Nhạc Cơ dịu dàng đảm đang, Lạc Lâm hoạt bát rộng rãi. Trong lòng Ký Viễn, những người đó đều tốt, nhưng lại không có cảm giác mềm mỏng, cần sự bảo vệ của hắn.
Ngược lại, Tân Nguyệt làm cho hắn có cảm giác muốn che chở cho nàng ta, nên có chút cảm giác đặc biệt với Tân Nguyệt cách cách. Chỉ là giọng nói của Tân Nguyệt thật quá dọa người, nam nhân không phải loại động vật chỉ có thị giác mà còn có cả thính giác, cùng với bộ dáng xinh đẹp, giọng nói dịu dàng sẽ làm cho nam nhân có nhiều cảm tình. Nếu giọng nói quá khó nghe, đương nhiên cảm tình sẽ vơi bớt không ít. Bình thường hắn không có cách nào trao đổi bằng lời nói với Tân Nguyệt, lại thêm trưởng bối không đồng ý, Ký Viễn suy nghĩ mấy ngày, quyết định dứt ra..
Ngược lại, lòng của Nỗ Đạt Hải vẫn còn nhiều tình ý với Tân Nguyệt như cũ, hắn từng nghe qua giọng nói của Tân Nguyệt nên bây giờ chỉ cảm thấy là do nàng sinh bệnh nên cũng không rút lui.
Mặc dù Tân Nguyệt không mở miệng đáp lại Nỗ Đạt Hải, nhưng vẫn viết một bài thơ. Trong bài thơ này là cự tuyệt hay đồng ý, các ma ma không biết chữ nhiều, xem không hiểu, nhưng nhìn bộ dạng thẹn thùng của Tân Nguyệt, chắc là nàng vô cùng đồng ý .
Đương nhiên ma ma sẽ hồi báo việc này cho Hoàng Đế, nhưng bởi vì thủ lĩnh A Lý Hòa Trác của Hồi Tộc sắp tới triều để bang giao, hoàng đế cũng không muốn lúc này lại có chuyện dèm pha, trước hết vẫn mặc kệ, đợi người Hồi rời khỏi sẽ giải quyết.
Kết quả là trong cung lại có thêm một Hương phi.
Tôi vốn tưởng nàng ta là hoa tinh, trên người đầy mùi thơm của hoa cỏ, nhưng Hương phi chỉ là một người phàm, ra ngoài học hỏi quả nhiên biết được nhiều điều, trong cuộc sống cũng có những điều thật lạ.
Có điều khi tôi xem khí của Hương Phi thì thấy rất kém, là phúc ngắn mệnh bạc, nhưng đã tiến cung thì trên lý mà nói là mệnh ngắn chứ phúc cũng không bạc lắm.
Khí này của nàng ta là do chuyện gì? Tôi rất tò mò.
Lúc Hương Phi bị phụ thân A Lý Hòa Trác đưa tới, có vài tên thích khách cũng tới, đều bị Ngũ A Ca và thị vệ giết chết. Tôi phát hiện trong đó có oán khí của một người trước khi chết. Không biết là đại nhân vật nào đây?
Hoàng đế rất tức giận, không có một ai sống sót để tra hỏi thích khách từ đâu. Ngũ A Ca phụ trách việc này bị mắng cho một trận, lại thêm chuyện Ngũ A ca tính kế với Tử Vy, hoàng đế dần dần nhìn không vừa mắt đứa con này.
Sao khi Hương phi hồi cung, tâm như tro tàn, mặt đầy hận ý, chẳng lẽ nàng ta quen biết những thích khách kia?
Tôi vốn không có thù oán gì với Hương phi, nhưng thái hậu lại vì nàng mà kêu tôi tới mắng cho một trận, nói tôi không quan tâm hoàng đế, không quản lý tốt hậu cung, cũng không khuyên nhủ hoàng đế. Hậu cung bây giờ có người khác quản, mắc mớ gì tới tôi hả? Khuyên nhủ hoàng đế? Nhưng hoàng đế kia cũng không làm chuyện gì để người ta oán trách, khuyên nhủ cái cọng lông gì?
Sau này, nghe nói là bởi vì Hương phi ám sát hoàng đế, thái hậu mới giận dữ như vậy. Nghe nói là bởi vì tình lang của nàng ta bị Ngũ A ca giết chết, chính là thủ lĩnh thích khách ngày hôm đó.
Hoàng đế không biết làm sao, không xử phạt Hương phi. Hoàng thái hậu thấy hoàng đế cho qua, mắng tôi trút giận.
Tôi chọc ai hả?
Tôi tức giận vô cùng, trở về Khôn NInh cung, quay đầu sai người hạ hương độc cho Hương phi.
Người du mục vì ăn thịt bò thịt dê, trên người có mùi, gọi là hôi nách.
Mặc dù tôi không ghét mùi này, nhưng người thường không thích. Lúc hạ độc này, xem xem hoàng đế còn thích yêu tinh hại người kia không.
Quả nhiên, mùi trên người Hương phi thay đổi. Người trong cung bắt đầu nói mùi này mới là mùi trên người Hương phi, vì muốn che giấu mùi này mới xức nhiều hương liệu trên người. Bây giờ ở trong cung không giống như lúc ở Hồi cương, sao có nhiều hương liệu cho nàng ta dùng, lúc này mới lộ ra…
Hoàng đế vô cùng tức giận, nhưng cũng vì mặt mũi nên không phạt Hương Phi, chỉ không tới Bảo Nguyệt Lâu của Hương Phi nữa.
Không lâu sau đó, Hương phi uất ức tự sát, không biết là do nàng không báo được thù hay vẫn nhớ thương tình lang, hay vì mùi lạ trên người?
Chỉ có điều tôi biết, bởi vì Hương Phi, Hoàng đế không vừa lòng với Hồi Cương, tạo thành nguyên nhân khiến cuộc sống của người Hồi thêm phần khốn khổ. Không biết đã làm ra bao nhiêu sát nghiệt, làm cho bao nhiêu người sinh ly tử tán. Dù sao những tội này đều tính trên người Hương phi, cho nên nàng ta bị tội nghiệt quấn thân. Người như vậy, cho dù là tự sát vì độc của tôi, tôi cũng không tính là mắc tội.
Tôi không cứu nàng ta, là vì vận số của nàng ta vô cùng ngắn ngủi. Trước khi tiến cung làm phi lại có tình lang, vốn là đáng chết, còn dám ám sát hoàng đế, tội này thì cho dù tôi cứu nàng ta cũng chẳng có công đức gì.
Ngay cả yêu tinh như tôi cũng không dám có hành động thiếu suy nghĩ với hoàng đế nha, cho dù bị hoàng đế làm cho uất ức, cũng chẳng thể báo thù gì được. Nàng ta không có khí vận gì mà lại hung hãn hơn tôi, không chết sao được.