CHƯƠNG 22
Trẫm đối với thế giới này đã tuyệt vọng.
Liêu Tiểu Tam là ai, là người dẫn đầu ba mươi vạn đại quân Tây Bắc, là Quan Quân Hầu, là Thái tổ dựng nước tương lai đó. Trẫm rất muốn hỏi một tiếng, Tiểu Tam, khí tiết của ngươi đâu rồi?
Tiểu Tam lại có thể nói với trẫm: “Thân thể Cảnh Hoa vẫn luôn không được tốt, bệ hạ có biết vì sao Cảnh Hoa đã hai mươi bảy tuổi vẫn chưa thành thân không?”
Những lời này rất độc! Cái gì có thể nói đều chưa nói, cũng là cái gì có thể nói thì đều nói ra hết rồi! Tiểu Tam à, Thừa tướng là thanh mai trúc mã của ngươi đó, làm sao mà ngươi lại có thể ra tay hiểm độc như vậy chứ!
Trong lòng trẫm vì Thừa tướng yêu dấu mà lặng im nhỏ lệ. Thừa tướng à, thói đời bạc bẽo cái gì, lòng người đổi thay cái gì, giao hữu vô ý cái gì, ta nén bi thương, về sau không chơi đùa với tên thô lỗ kia nữa…
Trẫm lại nghĩ tới đời trước là một trạch nam đọc được một bài văn. Có một con hồ ly để ý một cô gái. Nam hồ ly thuộc thành phần không tốt, tính tình giảo hoạt, cha của cô gái rất chướng mắt y. Cha của cô này rất vừa ý một tiểu Trạng Nguyên. Nam hồ ly lo lắng, chạy đến nói dối, bảo rằng tiểu Trạng Nguyên và tiểu Bảng Nhãn(*) tình cảm thân mật ăn chung chén, ngủ chung chăn. Sau đó, nam hồ ly đã thu được cô gái đó vào tay mình.
(*người đứng nhì trong kỳ thi Điện thí – tức là kỳ thi cuối cùng do nhà vua chủ trì)
Ây dà, thủ đoạn nham hiểm như vậy khi ấy đã khiến ta phải một phen đập bàn đầy kích động, còn định tham khảo xem như đòn sát thủ để đối phó với cha mẹ của em gái dịu dàng ở phòng đọc sáchvề sau đó.
Nhưng mà Tiểu Tam nha, ngươi nha, ngươi nha!
Trẫm lần thứ hai vì Thừa tướng mà lau nước mắt, đêm hôm đó còn ăn tới hai cái bánh bao nhân thịt.
Ăn bánh bao, trẫm đột nhiên sinh ra một loại cảm giác thật dung tục thật hạnh phúc.
Tiểu Tam không nán lại trong kinh, vào thu liền trở về Tây Bắc. Tuy nói năm trước đã rất quyết liệt đánh đuổi dân tộc Hung Nô, nhưng lại không đánh chết, giờ thấy bọn họ ở bên đó nghèo khổ muốn chết, trẫm bên này lại tới mùa thu hoạch, vùng biên giới liền không an ổn. Hành động mạnh mẽ thì không có, nhưng cảnh vừa đánh vừa nháo cùng cướp đoạt lương thực thì luôn không ngừng. Cho nên mới nói, trẫm ghét nhất là kỵ binh, tới nhanh mà đi cũng nhanh. Hừ, một ngày nào đó, Tiểu Tam sẽ đánh gãy hết chân ngựa nhà các ngươi, chờ mà xem!
Trẫm xoa xoa thắt lưng, lại mắng một tiếng. Tên cầm thú, trước khi đi cũng không quên tới ăn trẫm, mẹ kiếp, thắt lưng trẫm mỏi nhừ, chân mềm nhũn, rất bực mình! Nhất định phải thừa dịp mấy ngày này Tiểu Tam không ở đây cưới Thừa tướng làm vợ! Cho dù Thừa tướng thật sự không được trẫm cũng lấy, chắc chắn!
Từ khi “Tuyển tập thơ Thái Bạch” bị Tiểu Tam cướp đi không cẩn thận bị truyền ra ngoài và trở nên thịnh hành khắp kinh thành, Thừa tướng cũng có chút hắc hóa, có khi ánh mắt nhìn trẫm cũng sáng lên, tựa như ngọn lửa nhỏ đang nhảy nhót.
Trẫm biết Thừa tướng còn muốn có thêm thật nhiều tác phẩm của vị cao nhân sư phụ của trẫm và vị cao nhân bằng hữu của cao nhân sư phụ, chỉ là đầu trẫm quá nhỏ không đủ dùng, không tức cảnh sinh tình được thì sẽ không nhớ ra thêm gì nữa.
Vấn đề là, trẫm không dám tùy tiện tức cảnh sinh tình nữa. Lần trước trẫm đang tản bộ trên đường, trước gặp được hai người ăn xin, sau lại gặp được tiệc mừng đầy tháng cháu đích tôn của Lại bộ thượng thư rất rầm rộ, trẫm liền thuận miệng cảm khái một câu, cửa son rượu thịt ôi, ngoài đường xương chết buốt(1). Tiếp đó, ngày hôm sau lão cha Lại bộ thượng thư kia liền mang theo mấy thằng con trai tới quỳ tại ngự thư phòng thỉnh tội. Khiến trẫm thật đau trứng. Đời trước những người phát tài nhanh cũng có hàng triệu triệu phụ nữ đã có chồng. Trẫm không ghét người giàu có, thật sự. Chỉ cần không ăn trộm không cướp giật trên đường, trẫm quản ngươi xài tiền như thế nào đâu! Kẻ có tiền tiêu nhiều chút còn có thể thúc đẩy nhu cầu kích thích tiêu dùng đó!
Nói vài câu đều phải suy nghĩ trước sau để khỏi liên lụy chết ai, cuộc sống này cũng thật quá có áp lực đi! Tiểu Tam à, ngươi mang theo ba mươi vạn đại quân kia tạo phản đi, trẫm cho người lén mở cửa thành nghênh đón ngươi vào kinh được không? Trẫm viết chiếu chỉ truyền ngôi tự tay dâng ngọc tỷ giao lại đất nước cho ngươi được không?
Trẫm mở túi áo ra, nhìn tới rượu độc đã sớm giấu kĩ trong đó, yên lặng nở nụ cười. Chỉ cần Tiểu Tam có thể phản, trẫm tuyệt đối có thể ngay lập tức chết rồi trở về!
Có mục tiêu, trước mắt lại không có Tiểu Tam thường thường qua đây gây chướng mắt, trẫm lại phấn chấn lên.
Thi Hương vào tháng giêng, học sinh các nơi đến đây thật nhiều, đều là tới tham gia ân khoa quan trọng nhất. Ân khoa lần này chủ yếu vẫn là theo chế độ tiến cử, quan viên đại nho khắp nơi tiến cử các học tròhọc tập giỏi, đạo đức tốt, thông qua một lần xét duyệt, xem như nhận được thân phận giám sinh (học trò trường Quốc Tử Giám), có thể trực tiếp tham gia thi hội như học trò trường Thái Học.
Trẫm đang ngồi một chút trong quán trà đối diện Phi Hạc lâu, rót đầy lỗ tai những lời nói như a-xít xong, yên lặng lui đi. Ai, trẫm quả thật là một tên không có trình độ mà, bọn họ nói gì trẫm đều nghe không hiểu được.
Trẫm cảm thấy trẫm cần một người thầy. Đầu năm nay, hoàng đế cũng cần tham gia lớp xoá nạn mù chữ nha!
Giờ học đầu tiên là Thừa tướng lên lớp. Trẫm ráng căng mắt ra nghe được một hồi thì ngủ mất.
Kỳ thật trẫm cũng có thầy nha, là ông nội của Thừa tướng, lão Tiết chính là tam đại đế sư đó, đáng tiếc đến đời trẫm chỉ còn là trên danh nghĩa thôi. Tiểu hôn quân lúc mười tuổi bị đuổi ra khỏi cung, thầy giáo lúc đó cũng là một vị đại nho, chỉ tiếc là cả ba đời đều bị tình yêu đích thực của cha hôn quân giết chết. Tiểu hôn quân mười lăm tuổi sau khi hồi cung mang theo cái danh là học trò của một vị cao nhân ẩn sĩ, lão Tiết Thái Phó tuổi rất cao không dạy được nữa, trọng tâm cuộc sống của tiểu hôn quân lại là ham muốn sắc đẹp của Thừa tướng và hầu hạ người cha ruột đầy bệnh tật, không có cách nào đọc sách được.
Trẫm có chút hổ thẹn.
Thừa tướng rất rất ôn nhu nói: “Bệ hạ chính là đại trí tuệ.”
Trẫm thực muốn cào tường. Đây là trung thần nha, là một trung thần vĩnh viễn đều vì hoàng đế nhà y mà tìm lý do, tìm cớ để tin rằng bệ hạ là tốt nhất, bệ hạ là cao nhất đó! Chế độ phong kiến đúng là hại chết người mà!
Còn có, năng suất của Thừa tướng rất cao! Trẫm rõ ràng là đang lén nghiên cứu cửa nhà và guồng nước trong trang viên, thế nhưng đám không có đầu óc kia lại báo cáo rằng Thừa tướng đã tới nơi này rồi! Chờ đến lúc trẫm biết rồi thì người ta đã tự lấy sổ tự phê vào lệnh cho công bộ tiếp tục phát triển.
Cho nên, Tiểu Tam, vì để khiến ngươi mưu phản, trẫm cũng chỉ còn lại một chiêu lợi dụng sắc đẹp (! ) này sao…
Nhàn rỗi đến nhàm chán, trẫm lại lững thững đi tới trường quân sự thiếu niên, còn mang theo hai mươi cái bánh bao nhân thịt nóng hầm hập Ngự Thiện Phòng mới vừa làm xong.
Hôm nay là ngày diễn ra trận chung kết giành thắng lợi của tiểu bá vương, trận đấu này do trẫm khởi xướng, đương nhiên trẫm muốn đến xem trực tiếp.
Trẫm vừa đến, trận đấu liền bắt đầu. Cùng tiến vào trận chung kết có bốn người, chia ra đánh tay đôi, sau đó thắng đánh với thắng, thua đánh với thua. Rất nhanh, thứ tự liền có.
Mầm đậu là hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu đệ nhất, được trẫm tự tay vẽ một bức hình chibi, đề chữ, tiểu bá vương Liêu Tiểu Tứ, còn dùng con dấu của riêng trẫm. Tên thứ hai và tên thứ ba đều thuộc khu Tây, là trẻ mồ côi trên chiến trường. Ba người đứng đầu mỗi người được đeo đao, còn được năm cái bánh bao thịt thơm ngào ngạt.
Đứng thứ tư là Đường Lệ, mười bốn tuổi, là con cháu thế gia đang sa sút, còn là con vợ kế không được sủng, tự mình tìm quan hệ vào nơi này. Đối với người này trẫm tương đối để ý. Người này sức lực không đủ lớn, tốc độ không đủ nhanh, nhưng mà lại cực kì thông minh, cuối cùng chính là trong tình huống đang chiếm ưu thế mà nhận thua. Một khắc đó, trẫm có một loại cảm giác như nhìn thấy cảnh Naruto phải chịu đựng trong trận đấu tay đôi giữa Shikamaru với Temari.
Vì thế, trẫm mang Đường Lệ đi, đưa đến Tiết gia giao cho Tiết Minh Anh.
Sau này, Đường Lệ cùng mầm đậu liên thủ, một lần hành động diệt được mười ba tiểu quốc ở Tây Vực, từ đông nam Phúc Kiến đánh tới tây nam Điền Miễn…
~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tự kinh phó Phụng Tiên huyện vịnh hoài ngũ bách tự – Đỗ Phủ
http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=3645