Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 15: Chương 15: Biến động lớn




Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng

Chương 15: Biến động lớn

Năm Kính Chỉ thứ 8, đời vua Thường Tông, Đại Hoa tấn công Phù Tang. Từ lâu Phù Tang đã là cái gai trong mắt vua Thường Tông vì dân xứ ấy giỏi nghề đi biển, hung hãn, đánh trên biển giỏi nên thường làm cướp biển đánh phá các thành phố ven biển của Đại Hoa. Trước đây quân Đại Hoa có chống lại, nhưng bọn giặc Phù Tang đánh trên biển rất khá, nên quân Đại Hoa thường hay bị thua.

Về sau, Đại Hoa đánh Cao Câu Ly, vua Cao Câu Ly vì giữ ngai vàng mà chịu làm chư hầu và sai thủy quân Cao Câu Ly giúp Đại Hoa trong việc thủy chiến. Thủy Sư Đô Đốc Cao Câu Ly - Lee Dae Si một chiến tướng đức cao vọng trọng và lão luyện việc thủy chiến được cử đi.

Sau khi nghiên cứu kĩ về thủy quân Đại Hoa và Phù Tang, Lee Dae Si nhận thấy sở dĩ Đại Hoa thất bại là vì tàu chiến của họ quá to, chở nhiều hỏa pháo, nên không thể nhanh chóng tiếp cận đối phương. Đã vậy độ chính xác khi bắn hỏa pháo trên tàu rất kém, khiến cho việc đánh phá tàu Phù Tang từ xa là rất khó khăn. Trái lại hỏa lực của Phù Tang không mạnh, thuyền cũng không to, phòng độ phòng ngự không cao, nhưng thuyền đi nhanh, cả khi ngược gió. Vì thế họ mà muốn đánh thì có thể nhanh chóng áp vào khoảng cách hỏa pháo không thể hạ nòng rồi tung quân lên tàu đánh xáp lá cà, tiêu diệt thuyền viên, còn nếu thấy nguy thì nhảy xuống thuyền rồi rút chóng, tàu Đại Hoa không đuổi kịp.

Tình thế yêu cầu Lee Dae Si nhanh chóng cho đóng các thuyền có khả năng phòng ngự trước các đợt tấn công xáp lá cà từ người Phù Tang, song hỏa lực cũng phải mạnh để đánh chìm tàu chiến đối phương. Mất hơn một tháng nghiên cứu, Chiến Hạm Mai Rùa hay tàu con rùa bản cải tiến đã ra đời.

Tàu chạy nhanh vừa dùng buồm vừa dùng tay chèo. Trên nóc tàu có những tấm bọc thép và rải đinh để chặn không cho người Phù Tang nhảy lên, đồng thời rất nhiều lỗ pháo đã bố trí dọc tàu.

Bằng những con tàu này, liên quân Đại Hoa và Cao Câu Ly nhanh chóng đánh bại quân Phù Tang. Tuy nhiên, chiến thắng này phần lớn bị các tướng lĩnh người Hoa cướp công. Và để tránh bị mang tiếng dựa hơi một tên tướng chư hầu, họ quyết định tự chỉ huy một trận đánh lớn đánh thẳng vào cảng biển Okanaki của Phù Tang.

Nhận thấy việc tấn công là hết sức mạo hiểm cũng như không chắc thắng, Lee Dae Si kiên quyết phản đối làm bọn tướng người Hoa giận hết sức. Quân Phù Tang cũng tìm cách vu hại khiến ông bị hạ ngục vì tội tư thông với địch. Sau khi bắt giam người giỏi thủy chiến nhất trong đội, chúng dong thuyền đánh cảng Okanaki và tại đây liên quân Đại Hoa- Cao Câu Ly đông hơn 10 000 lính với 400 thuyền chiến các loại bị đánh tan.

Thủy Sư Đô Đốc Đại Hoa- Chu Hữu Khang là em của nhà vua, liền quyết định chạy tội bằng cách vu cho Lee Dae Si tội tư thông, bán tin cho địch. Tuy nhiên, các tỳ tướng của Lee đã sớm biết tin, họ làm binh biến cứu ông ta ra khỏi nhà lao và bỏ trốn theo vị chủ tướng cũ rất đông, hơn 2000 thủy binh với 20 tàu chiến các loại. Sau sự kiện này, thủy quân Đại Hoa không còn người tài để chống lại bọn cướp biển Phù Tang nữa, liên tục phải triệt thoái và để mặc cho các bến cảng rơi vào tình trạng cướp bóc mỗi khi quân Phù Tang đến đánh.

Sự suy yếu của thủy binh cũng làm cho nhiều quốc gia, sắc dân đã, đang hoặc sắp bị quân Đại Hoa tấn công có ý chí chống cự. Khởi đầu là liên quân du mục phương bắc đánh thành Đồng Đại, tuy không thể chiếm được thành, nhưng cũng đã cướp bóc rất nhiều lương thực và phụ nữ ở khu vực biên giới mà quân Đại Hoa chịu chết không thể truy kích. Liền sau đó là người Bạch ở phương nam làm loạn, Miêu Cương chống đối, Cao Câu Ly giảm cống vật,… buộc quân Đại Hoa phải tăng cường thêm các cuộc chinh phạt.

Chỉ trong hai năm, tổng số cuộc chinh phạt mà Đại Hoa phát động đã lên đến 23 cuộc, quốc khố nhanh chóng chống rỗng, vua Thường Tông về già lại tham lam hưởng thụ, xa xỉ dâm dật, khiến tình hình trong nước nhanh chóng có nhiều biến động. Vốn là nơi bị đặt ách đô hộ nên Bách Việt như nhiều vùng khác: Miêu Cương, Hồi Hột, Liêu Đông,… phải chịu các mức thuế vô lý ngày một tăng, thuế bị chia ra làm nhiều mặt để lạm thu, yêu cầu tăng tiến cống lên mức vô lý, lao dịch dân chúng quá nặng nhọc,... Tình hình này nhanh chóng khiến dân Bách Việt phẫn uất.

Hai khu vực có loạn đầu tiên là vùng núi rừng tây bắc và biên giới giáp Ai Lao, vì hai nơi đó còn tàn dư hai họ Triệu, Dương. Họ Triệu lúc này nhờ vào quân Nam Chiếu và các tay thổ hào dân tộc nên đứng vững gót chân tại nơi núi rừng Tuyên Thái, trong khi đó họ Dương tuy có Ai Lao ủng hộ, nhưng dân địa phương lại bị Quân Doanh Tây Đô kìm chế, nên gần như chỉ có thể đóng tại vùng biên giới Ai Lao- Bách Việt, căn cứ chính là núi Phục.

Dẫu vậy, trong cuộc chiến vây núi Phục do Giám Quân Thừa Đức chỉ huy, do được Hoằng Hạo chỉ điểm, quân họ Dương phục kích giết chết Thừa Đức, thanh thế vang dội khắp vùng. Trừ được Giám Quân Thừa Đức, Tổng Binh Hoằng Hạo nhanh chóng có các cuộc thanh trừng lớn với tầng lớp tướng lĩnh của năm Quân Doanh để có thể nắm quyền quyết định tối cao trên đất Bách Việt. Hành động này khiến quân đội Đại Hoa mất đi khả năng thực chiến tác chiến trong thời gian tương đối dài, giúp hai đội quân của họ Triệu và họ Dương có thời kì lớn mạnh nhanh chóng.

Trước tình hình này, ngay khi cuộc thanh trừng tạm đạt thành công, Hoằng Hạo cho quân đánh các nhánh quân khởi nghĩa. Do nhiều lý do như thiếu quân lương, trang bị kém, quân số bị áp đảo và quân Đại Hoa vốn còn mạnh, quân hai họ Triệu- Dương không chịu nổi, đều phải rút về hoạt động tại các địa bàn ban đầu.

Đang trên đà chiến thắng, định một hơi dẹp luôn các thế lực chống đối, giết gà dọa khỉ và củng cố nền cai trị, tiến tới tự lập làm vương, thì Hoàng đế Đại Hoa cử Giám Quân khác tới để giám sát y. Vốn định làm lại trò cũ, cho quân khởi nghĩa giết Giám Quân, nhưng không may thay, kẻ tới lần này quá cáo nên đã thoát nạn, Giám Quân về báo việc Hoằng Hạo định tự lập, khiến Thường Tôn giận dữ, ra lệnh chuẩn bị binh lực đánh Hoằng Hạo. Chưa hết, vua Chiêm Thành Jayala Sakhulanma IV, một vị vua trẻ tuổi và có tài thao lược quyết định tấn công vào phần đất phương nam của Bách Việt.

Sức ép hai mặt ngày càng tăng nên Hoằng Hạo quyết định tráng sĩ chặt tay, ngày 24 tháng 10 năm Bính Tuất, Hoằng Hạo cho rút hết quân đồn trú, kể cả binh sĩ người Việt tại Châu Nam Bình, đặc biệt là Huyện Hồng, nơi giáp ngay gần Chiêm Thành về mạn bắc sông Thâu, con sông ngăn đôi Châu Nam Bình. Đồng thời cử sứ giả tới điều đình để quân Chiêm chấp nhận lấy phần phía nam của Châu Nam Bình và ngưng chiến dịch tấn công quân của Hoằng Hạo.

Tin tức này lan ra, người dân châu Nam Bình nói chung đều giận giữ, tuy nhiên quê hương ở đây, họ không thể bỏ đi được, mà cũng không có được khả năng để chống lại quân chính quy Chiêm Thành, nên đành chấp nhận. Các nhà giàu thì cũng đang nghĩ cách làm thế nào kết thân được với người Chiêm để giữ yên gia sản và tính mạng. Có người thì thấy bình thường, ai cai trị mà chả như nhau, miễn sống được là được. Có người thì sợ hãi tìm cách đi lên mạn bắc. Có người triệu tập gia đinh để phòng việc bất trắc.

Riêng với Anh Kiệt, điều cậu làm là nhanh chóng chỉ huy cho dân quân xây xong đống công sự này. Họ Bùi cho biết sở dĩ vua Chiêm Thành đánh Bách Việt là vì Chiêm Thành đang mất mùa và lại bị Chân Lạp quấy nhiễu, họ cần lương thực để ổn định tình hình trong nước. Vì thế, dù dân ngoan ngoãn hay cố tình chống đối, lính Chiêm Thành vẫn cứ ra tay cướp hết.

Từ tháng tư năm nay, tức là 6 tháng trước, khi biết về sự mất mùa của Chiêm Thành, Kiệt một mặt thông qua họ Bùi để bán thóc gạo cho người Chiêm lấy tiền, dùng tiền mua thêm vũ khí. Một mặt, cậu cho tăng gia sản xuất, chuẩn bị thóc gạo, lương thực, rau, thịt, cá khô với số lượng lớn.

Số vũ khí mua được vẫn là vũ khí lạnh: tên, nỏ, đao, kiếm, giáo.., dùng cho những cuộc chiến phòng thủ. Công sự được làm rất chắc chắn, bao gồm hầm hào, bẫy chông, rồi thì lô cốt đất đắp tạm. Đặc biệt là hai bên bờ sông được làm những hàng lô cốt và chiến hào để quân trên bờ có thể ngăn chặn các cuộc đổ bộ từ lính thủy quân Chiêm Thành.

Đến tháng chạp, quân Chiêm kéo vào, bắt đầu thẳng tay cướp bóc lương thực. Hễ ai chịu nộp, chúng còn để yên, nếu không chúng giết cả nhà. Đã vậy, càng giàu có, càng có sức ảnh hưởng như địa chủ, phú thương, quan lại về hưu chúng càng làm dữ. Vua Chiêm cử quân sang đây cốt để mang lương thực về nước, nên không để ý tới việc làm thiện làm ác gì, cốt mang được lương thực về cứu dân khỏi đói là ông ta vui.

Cướp từ hết các làng mạc đồng bằng, chúng kéo lên nơi hẻo lánh để cướp, vì lương thực cướp được mới chỉ đáp ứng cứu đói tạm thời, còn phải chuẩn bị quân lương để đối đầu Chân Lạp, quốc gia láng giếng, nên các vùng đồi núi, vùng sâu vùng xa, hễ có người mách là quân Chiêm mò tới cướp phá.

Và làng Bàng cũng không tránh được chuyện đó. Lính Chiêm cưỡi thuyền, có khoảng 40 tên, được sự chỉ điểm của hơn 10 người Bách Việt từng đi thuyền lên đây mua cá, đã cập bến làng Bàng lúc giữa trưa.

Vừa vào làng, quân Chiêm hạch sách đòi thu sạch thóc gạo, dân làng Bàng lập tức nhanh chóng giao ra. Vì làng đã có các tiểu khu ở đất người thượng cung cấp thóc gạo, lại lường trước sự việc, nên gạo để lại không nhiều như lúc trước, cũng chỉ còn 1/ 20 lượng lương thực thường ngày, nhưng cũng đã là rất nhiều nếu so với các làng khác.

Tuy rằng đã xác định phải đánh, nhưng hòa bao lâu tốt bấy lâu, làng Bàng đã dùng kế thả con săn sắt, bắt con cá rô, lấy số lương thực ít ỏi này để đuổi chúng về. Đáng lẽ nếu mấy tên quân Chiêm chịu về ngay lúc đó, có lẽ chúng cũng đã có mẻ thu hoạch khá. Nhưng sau khi hỏi bọn chỉ điểm, biết trong làng thiếu đi nhiều người, bọn chúng hạch sách đòi dân làng phải ra đủ cả để kiểm đếm xem có giấu diếm đi nơi khác không.

Kết quả là dân làng đồng ý cho đợi. Chỉ một lúc sau, dân làng trốn hết vào trong nhà, đóng chặt cửa, đồng thời dân binh mà vũ khí tràn vào giết sạch đám lính Chiêm. Những kẻ nhanh chân chạy được ra ngoài làng thì cũng tuyệt vọng khi thấy quân bao vây bên ngoài, đông tới cả ngàn người, thế là đành ngoan ngoãn quỳ xuống đầu hàng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.