Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 37: Chương 37: Các bên tính toán (1)




.

Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng

Chương 37: Các bên tính toán (1)

- Keo đi đâu rồi hả ông! Suốt ngày hôm nay cháu chả thấy cậu ấy nữa?

- Bắt đầu nhớ nhung người ta rồi hả?- Lee Kang Ma cười cười- Vậy mà lúc hỏi có thích không cứ chối đây đẩy!

- Không phải vậy, cậu ấy là người đầu tiên coi cháu là bạn, thậm chí còn cứu cháu nữa, nên cháu quan tâm như bạn bè ấy mà.

- Ha ha ha! Anh xem con nhóc nhà anh giảo biện này.

- Cháu không có giảo biện, cháu không thích kiều người như Keo.

- Vậy cũng tốt!- Lee Dea Si nói chen ngang, giọng điệu bình thản- Lúc này chúng ta và Hoàng Anh Kiệt không nên có quan hệ là tốt nhất.

- Hoàng Anh Kiệt?

- Quan hệ gì?

- Ông nói thế là sao ạ?

- Keo chính là Hoàng Anh Kiệt. Hôm qua hắn tới, tự mình bộc lộ thân phận và bàn chuyện hợp tác với ta.

- Ông nói đùa cháu à? Làm thế quái nào mà tên đó có thể là?

- Im!- Lee Kang Ma cắt lời cháu gái, chuyện cha hắn thả Hoàng Anh Kiệt mà lộ ra e là chả hay ho gì cả.

- Cha và hắn đã thỏa thuận cái gì vậy?- Lee Kang Chul dè dặt hỏi, nhưng vào đúng trọng tâm vấn đề.

- Hắn đang rút quân vè miền ngược, củng cố lại lực lượng. Và trong vòng 10 năm tới, hai bên sẽ không xâm phạm lẫn nhãu. Đồng thời, toàn bộ dân ở huyện Hồng này hắn cũng làm công tác tư tưởng từ trước, khi họ nổi dậy làm binh lính thì là vì người Chiêm cướp phá, nay nếu ta để dân yên, họ sẽ sống như dân lành và nộp thuế như bình thường.

- Và cha tin điều đó có lợi cho ta ư?

- Ta tin thế. Ít nhất thì nó cũng có lợi cho chúng ta ở thời điểm này.

- Chỉ vậy thôi mà cha thả hắn đi.- Lee Kang Ma nheo mắt

- Hắn tặng ta tổng cộng ba thứ quà, thứ đầu tiên gọi là Song Hỉ Lâm Môn, chính là hai điều mà ta vừa nói. Món thứ hai gọi là Tam Gia Phân Tấn.

- Chuyện ba nhà Triệu, Ngụy, Hàn sau khi diệt Trí Bá đã cùng nhau chia ba nước Tấn thì liên quan quái gì tới.- Lee Mi Na ngạc nhiên hỏi

- Người ta nói ý từ thôi chứ đâu ai xổ toẹt ra như con. Tam Gia Phân Tấn, nói đơn giản là muốn để Thủy Quân Trung Ương, Quân Nam Bình và Quân Hồng Bàng tiếp tục duy trì việc cai trị tại nơi đây, tại chính huyện Hồng này. Nhiệm vụ chúng ta được giao là xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh như đạo quân đã từng có ở Cao Câu Ly, mà muốn có được một đạo quân như thế, ta phải sắm vũ khí, làm tàu thuyền, đúc pháo, đào tạo lính, không cái nào không tiêu bạc vạn. Tiền chi trả ở đâu mà ra, xa thì phải xin trung ương, gần thì ở việc thu tiền thuế má. Với khả năng sản xuất ở đâu, sau khi họ Bùi quay lại kinh thương, tất nhiên sẽ làm thuế má sung túc. Tuy nhiên huyện Hồng dù gì cũng ở Châu Nam Bình, Quân Nam Bình tất nhiên cũng muốn chia một chén canh. Hai phe chúng ta tiếng là thờ chung một chủ, nhưng đừng quên, nơi này núi cao hoàng đế xa. Chúng ta cần có một kẻ thù chung, ít nhất hiện tại cần điều đó, để quân ta có cớ đóng giữ và thu thuế trực tiếp, mà Trần Khoảng cũng vỗ về được bộ hạ của mình.

- Ý ông nội là Trần Khoảng có ý riêng.

- Chứ con nghĩ tại sao ta lại được phái tới đây để luyện hải quân.. Ngoài bắc có biển, có đảo, lại ở trong tầm kiểm soát của Hoằng Hạo, lẽ nào thế chẳng tốt hơn để ta ở xa tít nơi này hay sao.

- Tên Trần Khoảng đâu phải dạng đáng coi trọng.

- Con nghĩ thế sao?

- Đúng, hắn nghe lời Hoằng Hạo răm rắp, đến nỗi bỏ rơi cả đồng bào của mình nữa là.

- Hắn làm thế, là sẽ lộ cái tâm kiêu hùng. Nếu hắn đánh quân Chiêm, e rằng giờ nay thanh thế của hắn sẽ lên cao, hắn sẽ là một tên Bách Việt yêu nước thương dân, và Hoằng Hạo sẽ giết hắn nhanh lắm. Một đạo ý chỉ đưa xuống, biết bao kẻ sẵn sàng giúp Hoằng Hạo chặt cái đầu Trần Khoảng xuống rồi tạo thêm tội chứng để hợp pháp hóa việc giết gã chứ.

- Vậy còn món quà thứ ba?

- Món thứ ba, Thần Long Nhập Hải.. Hắn sẽ nhờ họ Bùi chuyển cho ta những thợ đóng thuyền giỏi người Chiêm mà gã bắt được.

- Hoàng Anh Kiệt sai khiến được cả họ Bùi?

- Nói sai khiến thì cũng không phải! Ví dụ như ta bảo cháu chuyển món đồ cho cha cháu, đến nơi cháu nhận tiền thưởng của bố chau, lại có tiền công của ta. Cháu làm hay không làm.

- Tất nhiên là cháu sẽ làm rồi!- Lee Mi Na thở dài, đồng ý.

- Họ Bùi và ta sẽ chính thức làm ăn với nhau ư?

- Đúng thế, có họ Bùi trợ giúp, việc chuẩn bị để xây dựng hải quân sẽ nhanh hơn. Tất nhiên, tiền trao cháo múc, ta cũng phải giúp họ Bùi có thể ổn định việc kinh doanh ở đây.

- Họ Bùi cần ở đây đến thế sao?

- Trước thì không, nhưng từ khi Đại Hoa và Hoằng Hạo hục hặc, quân phí Hoằng Hạo thu từ các phú thương liên tục tăng, họ Bùi giàu thì giàu thật, nhưng lúc thế này kiếm được thêm từng nào thì hay từng đó. Thương gia mà.

- Họ Bùi và ta thỏa thuận riêng ư?

- Đúng!

- Hoàng Anh Kiệt không lo sẽ bị bán đứng…

- Hoàng Anh Kiệt nghĩ gì không phải việc ta nên quan tâm lúc này. Cái ta phải quan tâm lúc này, chính là làm sao để phát triển sức mạnh hải quân, đồng thời vừa hợp tác vừa kiềm chế phần nào đó Trần Khoảng.

- Con cho rằng ta nên tiến hành việc mua lại đất đai từ người dân, biến tư điền thành quân điền, cho dân chúng cấy cày trên đó rồi thu thuế. Đồng thời đánh mạnh thuế biển, thuế thương,… Có tiền rồi, ta có thể sắm sửa trang bị, xây dựng lực lượng hải quân hùng hậu. Kế đó cho thuyền ra các đảo lấy sản vật, bắt nô lệ đi buôn, tiếp tục xây dựng quân đội cho thêm mạnh, đồng thời đóng đủ thuế má nếu Hoằng Hạo ra lệnh.

- Ý con là đóng vai quân nhân chân chính, không hỏi, không nghĩ, chỉ làm theo lệnh.

- Vâng! Kẻ cầm binh sợ nhất bị ngờ vực. Cha cầm một đội quân lớn, tất phải có lòng phòng trước lời dèm pha. Nên biết rằng qua miệng ba người, thì hổ đã tới chợ, mà Tăng Sâm đã giết người (1), đâu phải chuyện kể cho có.

- Lời của Kang Ma nói có lý, ít nhất là nếu như không có biến động gì lớn, ta cứ thế mà làm.

- Con nghĩ rằng có biến gì ư.

- Bách Việt đường bờ biển dài, quân ta một khi có thuyền to lính giỏi, từ biển đánh vào thì đâu nơi nào cự nổi. Vì thế, gần thì Trần Khoảng và Hoàng Anh Kiệt thòm thèm, xa thì Hoằng Hạo trông xuống, ba bên ấy tất coi trọng ta. Nên lúc ấy theo ai, bỏ ai, diệt ai, là đại sự phải nghĩ. Nhưng trong tầm 5- 10 năm nữa, ta cũng chưa phải sợ điều ấy.

- Tốt, vậy còn lòng dân ở đây.

- Đó là việc của Trần Khoảng, ta luyện binh cần tiền gấp, cha cứ nói thế, hắn dám cự cãi hay sao!

--------

Trong khi đó, Trần Khoảng cũng đang họp mặt chư tướng và các mưu sĩ. Vốn là một người Bách Việt, tất nhiên là Trần Khoảng có sự ủng hộ tốt hơn từ người dân. Dưới trướng Khoảng là ngoài dũng tướng trẻ tuổi Đặng Cảnh Xuyên, còn có lão tướng Trần Nọn, vốn là chú ruột, thân tướng Trần Văn Đà, Trần Văn La là anh em họ. Đây đều là những kẻ dũng mãnh phi thường, tuy tài có hơi kém Đặng Cảnh Xuyên, nhưng độ trung thành thì miễn chê. Các gia tộc người Bách Việt có vai vế ở Châu Nam Bình cũng rất nhiều người theo ủng hộ, như họ Trương, họ Liễu và đặc biệt là họ Lã, nhà vợ ông ta. Ba dòng họ này tuy không thể đưa ra nhiều tướng tài để cầm đại quân, nhưng tiền bạc, thuế má và nhất là các mưu sĩ của Trần Khoảng đều nhờ họ mà ra: lần lượt chính là Trương Văn Cường, Liễu Trọng Vũ và Lã Tuấn Anh. Đây chính là ba vị mưu sĩ quan trọng nhất của Trần Khoảng.

- Các vị, về cơ bản thì Hoàng Anh Kiệt, họ Bùi và Lý Đằng Thủy đã cấu kết với nhau. Ta không cần bàn cãi chi thêm cho mệt, cái quan trọng lúc này, là phải ứng đối ra sao?

- Muốn ứng đối với một việc, trước nhìn nội, sau mới nói ngoại. Tức là phải biết về mình trước, mình muốn gì, mình có gì cái đã.- Trương Văn Cường lên tiếng trước.

- Đại ca, anh dù gì cũng là Tri Châu, trưởng quản một châu, dưới lại được dân chúng ủng hộ vì là đồng bào, ta cần quái gì phải lo lắng.- Trần Văn La vỗ bàn đứng lên- Theo ý em, cứ nhân cơ hội này ta tiền trảm hậu tấu, trước giết Lý Đằng Thủy, sau dâng biểu lên với Hoằng Hạo, nói là lão già kia tư thông với giặc Hoàng, điều ấy đâu có khó gì. Hoằng Hạo đang lo lắng phía bắc, đối mặt với Đại Hoa, ta cứ nhân lúc này mở rộng lực lượng.

- Nói không biết nghĩ gì hết!- Trần Khoảng lắc đầu gắt nhẹ.- Tuy rằng Hoằng Hạo phải lo lắng về Đại Hoa, nhưng muốn diệt ta, cũng không phải tốn quá nhiều sức. Một tờ chiếu lệnh, e rằng chỗ này có vô số kẻ mong được giết ta để lên thay chức Tri Châu này.

- Chưa kể Lý Đằng Thủy là kẻ lão luyện đấy, tuy lão chưa ra tay lần nào, nhưng việc hai đứa con lão đánh trận, ta thấy không xoàng đâu. Lần này Hoàng Anh Kiệt kiên quyết rút quân, mới khiến hai đứa đó không trổ được tài thực. Nhưng dù sao, ta cũng nhất nhất phải đề phòng. Chưa kể lính của lão là đóng ở càng, cần có thể rút ra ngoài biển, ta không có lính thủy, sao đuổi được. Không thể giết ngay được, thì tất sẽ bị cắn ngược lại ngay. Thế nên tốt nhất là tạm thời án binh bất động.- Đặng Cảnh Xuyên lên tiếng.

- Tự diệt uy của mình quá đó Đặng Cảnh Xuyên, ta thấy mi và tên con lớn của Lý Đằng Thủy từng cùng nhau chinh chiến, nên để tình cảm xen vào chăng!- Trần Văn Đà khích đểu

- Hừ! Im miệng, mi dám nói lời ngu xuẩn vậy sao!- Trần Nọn, chú của Trần Khoảng, cũng là chú họ của hai Đà và La, liền cắt lời hai thằng cháu ngu xuẩn. Là tướng cầm quân đã lâu, Nọn biết rõ hai thằng kia tài kém hơn Xuyên, nên thường dùng ngôn ngữ chia rẽ Xuyên và Khoảng. Tất nhiên một hai lần thì không sao, nhưng nếu có chuyện gì thật, thì hối không kịp ấy chứ. Xuyên là tướng tài, cầu còn chả được, sao lại làm phật lòng gã chứ.

- Hiện nay, thế cục chưa rõ ràng, theo ngu ý của lão phu, Tri Châu nên lùi một bước để tiến trăm bước, nhường huyện Hồng cho cha con Lý Đằng Thủy trông coi, như thế Lý Đằng Thủy và Hoàng Anh Kiệt sẽ có mâu thuẫn trực tiếp. Như thế là hai hổ tranh nhau, ta ở giữa sẽ được lợi. Hai là ta để hắn ở đó, tiện cho hắn vung tay vung chân, lộ sơ hở nhiều, ta có thể ly gián Hoằng Hạo và Lý Đằng Thủy.- Liễu Trọng Vũ khuyên

- Kế đó rất được.- Mọi người gật gù

- Kế đó được thì được, nhưng chưa đủ độc.- Lã Văn Hoan, cha vợ của Trần Khoảng khẽ lắc đầu- Tại sao không ai nhìn xa hơn một chút. Đạo quân đó sao cứ nhất thiết là của Lý Đằng Thủy hay Hoằng Hạo, mà không thể để ta sử dụng.

- Cha vợ nói lời kinh người, chẳng hay…

- Con chưa nghe chuyện ba người nói xong thì hổ ở giữa chợ, Tăng Sâm cũng giết được người à! Lý gián Hoằng Hạo và Lý Đằng Thủy chỉ là bước thứ nhất. Bước thứ hai, chính là thu dụng kẻ thất thế, vậy chẳng phải là tốt nhất sao.

Chú thích: (1) Nếu lời nói dối hoặc tin đồn bị người ta truyền bá nhiều lần, thì nhân dân bình thường rất có thể coi những sự việc vốn không tồn tại hoặc không chân thật đó là tồn tại và có thật. Trong văn hóa Trung Quốc có một câu chuyện “Tam nhân thành hổ” chính là nói về việc như thế.

Thời Chiến Quốc Trung Quốc thế kỷ 5 trước công nguyên, cùng lúc tồn tại nhiều nước nhỏ. Giữa các nước này thường xẩy ra chiến tranh bởi tranh chấp lãnh thổ, nên xã hội bấp bênh. Cũng chính vì vậy, nhà sử học đời sau mới gọi thời kỳ lịch sử này là “thời đại chiến quốc”.

Lúc đó, nước Ngụy và nước Triệu lân cận ký hiệp ước hữu nghị. Để khiến hiệp ước có hiệu quả hơn, hai nước quyết định đổi con tin với nhau để bảo đảm. Cho nên, nhà vua nước Ngụy đưa con trai của mình đến thủ đô Hàn Đan nước Triệu làm con tin. Nhằm bảo đảm an toàn của con trai, nhà vua nước Ngụy quyết định cử đại thần Bàng Thông tiễn con trai mình đến nước Triệu.

Bàng Thông là một đại thần rất có tài năng của nước Ngụy, trong triều đình có một số quan chức chống ông, cho nên ông lo có người sẽ thừa cơ hãm hại mình sau khi mình rời khỏi nhà vua nước Ngụy. Cho nên, trước khi khởi hành, ông nói với nhà vua nước Ngụy rằng: “Thưa bệ hạ, nếu một người nói trên phố có một con hổ, bệ hạ có tin không?”

Nhà vua nước Ngụy trả lời: “Ta không tin. Con hổ đâu có thể chạy đến phố?”

Bàng Thông tiếp tục hỏi: “Thưa bệ hạ, nếu có hai người đều nói với bệ hạ rằng, trên phố có một con hổ, thì bệ hạ có tin không?”

Nhà vua nước Ngụy trả lời: “Nếu có hai người đều nói như vậy, thì ta nửa tin nửa ngờ.”

Bàng Thông lại hỏi: “Thưa bệ hạ, nếu có ba người đều bảo bệ hạ, trên phố có một con hổ, thì bệ hạ có tin không?”

Nhà vua nước Ngụy trả lời một cách do dự rằng: “Nếu mọi người đều nói như vậy, thì ta đành phải tin.”

Nghe nhà vua nước Ngụy trả lời như trên, Bàng Thông ngày càng lo lắng. Bàng Thông thở dài một cái và nói: “Thưa bệ hạ, bệ hạ nghĩ, con hổ đâu có thể chạy đến phố, đây là sự việc ai ai cũng biết. Nhưng vì có ba người nói như thế, thì tin đồn trên phố có con hổ trở thành việc thật. Khoảng cách giữa Hàn Đan và kinh đô Đại Lương nước Ngụy chúng ta xa hơn nhiều so với khoảng cách giữa vương cung và phố sá, hơn nữa rất có thể không chỉ có 3 người nói xấu thần sau lưng thần.”

Nhà vua nước Ngụy nghe hiểu ý của Bàng Thông, gật đầu nói: “Ý của nhà ngươi ta đã biết, nhà ngươi cứ yên tâm mà đi!”

Bàng Thông đi cùng con trai của nhà vua nước Ngụy đến Hàn Đan.

Bàng Thông rời khỏi chưa lâu, quả thật có nhiều người nói xấu Bàng Thông với nhà vua nước Ngụy. Ban đầu, nhà vua nước Ngụy luôn biện bạch cho Bàng Thông, nêu rõ ông là một đại thần có tài năng và trung thực. Điều không may là, khi đối thủ của Bàng Thông ba lần bẩy lượt nói xấu Bàng Thông với nhà vua nước Ngụy, nhà vua nước Ngụy đã tin lời nói của họ. Từ đó, sau khi Bàng Thông từ nước Triệu trở về nước Ngụy, nhà vua nước Ngụy luôn không cho phép Bàng Thông đến gặp mình.

Còn có một câu chuyện tương đồng với câu chuyện này. Tăng Sâm, học giả nổi tiếng thời chiến quốc, không có chút khuyết điểm nhỏ về mặt đạo đức. Một lần, Tăng Sâm có việc ra ngoài chưa về, vừa vặn có một người cùng tên Tăng Sâm bị bắt bởi tội giết người, láng giềng của Tăng Sâm bèn báo tin cho mẹ của Tăng Sâm rằng: “Tăng Sâm bị bắt bởi giết người.” Mẹ của Tăng Sâm rất hiểu biết con mình, tin chắc rằng Tăng Sâm không thể là kẻ giết người, cho nên tiếp tục dệt vải. Một lát sau, một người khác nói với mẹ của Tăng Sâm rằng: “Tăng Sâm giết người.” Mẹ của Tăng Sâm bắt đầu nghi ngờ, nhưng vẫn không tin con mình giết người. Lát nữa, người thứ 3 nói với mẹ của Tăng Sâm rằng: “Tăng Sâm giết người.” Mẹ của Tăng Sâm bị lung lay triệt để, bỏ công việc mình đang làm và chạy trốn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.