.
Quyển II: Anh hào tụ hội
Chương 61: Đình chiến.
Thất bại to lớn và bất ngờ của Trần Khảng đã khiến quân đội Nam Bình trên Chính Khu Hồng Bàng hoảng loạn. Trước tình thế mất tiếp viện lương thảo và quân Hồng Bàng cũng đang tập trung lực lượng để chiến đấu, Đặng Cảnh Xuyên không chút do dự ra quyết định rút lui khỏi Chính Khu Hồng Bàng.
Để có thể lui quân an toàn, Đặng Cảnh Xuyên đề nghị tiến hành ký kết các hiệp ước tạm thời. Phe Hồng Bàng cũng muốn sớm kết thúc cuộc chiến, và cũng muốn đảm bảo an toàn cho thân nhân, nên chấp nhận đình chiến.
Hai bên tiến hành hội họp, với Võ Tông Khải là doàn trưởng của phe Hồng Bàng, Nguyễn Thông là trưởng đoàn phe Nam Bình. Hai bên thống nhất họp mặt tại đình làng Bàng, bên Nam Bình cam kết giữ an toàn cho phe đàm phán của hồng Bàng.
- Thật là vinh hạnh lắm thay, không ngờ có ngày Khải tôi được các vị tướng quân đón tiếp!
- Đâu có, bọn tôi hôm nay là được rồng đến nhà tôm. Võ Tông Khải huynh thực có ánh mắt, Hoàng Đại Vương quả là anh hùng xuất thiếu niên, đánh một trận là trúng huyệt tử của quân tôi.
- Ha ha ha! Nếu không như thế, Khải tôi chẳng phải mù mắt hay sao?
- Vậy tôi cũng không nói vòng vo nữa, hai bên chúng ta đều biết trận đánh này tiếp tục, thiệt hại là lớn vô cùng. Chúng tôi không muốn máu xương người Việt ta đổ thêm nữa, nên đồng ý lui binh, từ nay Hồng Bàng và triều đình hòa hoãn.
- Thực là “biến chiến tranh thành tơ lụa”, còn gì bằng, còn gì bằng. Các vị cứ thu xếp bàn giao con tin, nhận đủ con tin rồi, chúng tôi tuyệt không dám làm phiền thêm các vị,, sẽ bày tiệc tiễn đưa ngay.
- Ấy kìa, Khải huynh nói thực là quý hóa quá, nhưng chúng tôi thả con tin, vậy các huynh cũng nên có lòng thành chứ?
- Chú em Nguyễn Thông nói lời thâm sâu quá, tôi lấy làm khó hiểu? Lễ nào chú em thấy như thế là không công bằng sao?
- Chúng tôi rút lui, nhưng quân Nam Bình đi lên bao nhiều, chúng tôi sẽ đem về bằng ấy?
- Các anh muốn nói tới Thượng Khu.
- Đúng!
- Việc này thực là quá sức bậy! Lính các anh lên Thượng Khu đánh phá chúng tôi, xúi giục bạo loạn, giờ thua bị bắt thì phải chịu tội với dân Thượng Khu chứ. Chúng tôi đang cần nhân lực để tái thiết chốn ấy.
- Thượng Khu quan trọng thật, nhưng nếu chiến tranh liên miên, thì chắc gì nó đã đủ sức gánh vác tài chính, nhân lực. Hơn nữa đám lính đó với các anh lợi bất cập hại, họ có thể làm loạn.
- Chú em cả nghĩ rồi, đám đó võ trang đầy đủ còn bị dần tơi tả, võ trang không có chỉ e chẳng làm nỏi chút gì đâu. Nhưng thôi, nể chú em, vấn đề này coi như xong.
- Ông anh thực là rất rộng rãi.
- Tù binh đổi tù binh, đó là lẽ công bằng. Nhưng giờ thì đường các chú đi, lấy gì đổi?
- Ông anh muốn treo giá sao? Chẳng lẽ việc bọn tôi rút quân không đủ trả giá.
- Đúng, buôn bán chính là thuận mua vừa bàn, chí thuận mua mà không vừa bán, đó là cướp, chỉ thuận bán không vừa mua, đó là làm giá.
- Vậy ông anh muốn gì. Toàn bộ mạn nam của Châu Nam Bình quay lại dưới sự kiểm soát của quân Hồng Bàng.
- Ông anh nói thật phách lối, con người ai cũng có giới hạn thôi chứ.
- Cách đây 50 năm, họ Triệu thỉnh quân Hoa sang, cũng chỉ nghĩ quân Hoa sẽ giúp không công, cho nên phải trả giá đắt. Chú em điều binh lên đây, thất bại mà về, định không trả chút giá nào hay sao?
- Vậy chúng ta có thể chờ!
- Tốt!
Hai bên tan họp trong bầu không khí không vui vẻ, nhưng những ý chính đã bàn xong, chỉ xem bên nào có thể khuất phục hoặc thuyết phục được bên kia nữa mà thôi. Quân Nam Bình mong giữ được lực lượng hiện có, giải thoát cho một bộ phân quân chính quy Nam Bình bị giam giữ để củng cố lực lượng, sau đó rút về căn cứ địa, đợi thời cơ sẽ tiếp tục trấn áp quân Hồng Bàng. Quân Hồng Bàng thì cần thời gian hòa bình để tái thiết lực lượng, phát triển kinh tế- chính trị- quân sự của mình, đồng thời nâng cao tầm ảnh hưởng, và cho phép họ có một khu vực giảm xóc tốt. Tất nhiên, họ lấy nhiều thế để tiện đàm phán về sau. Trong thời gian tiến hành đàm phán, những vấn đề cơ bản của mỗi phe đều dần bộc lộ, khiến họ phải tiến hành những điều chỉnh dần để có thể đi tới quyết định chung.
Quân Hồng Bàng vơi tư thế của kẻ chiến thắng, nhưng đã phải chịu các vấn đề lớn, nhất là việc khắc phục hậu quả chiến tranh. Chính Khu bị tàn phá nặng nề, con tin vẫn còn trong tay quân Nam Bình làm phe thiểu số liên tục gây áp lực. Cùng với đó, trên Thượng Khu, dù quân Hồng Bàng đã thắng lớn, thì chia rẽ người xuôi với người Thượng là không tránh khỏi. Vụ mùa đã tới gần, quân Hồng Bàng phải sớm có tình thế hòa hoãn để canh tác, nếu không năm nay sẽ đói to, do lương thực tiêu hoa quá nhiều trong chiến tranh. Ngoài ra, các thôn làng có du kích Hồng Bàng rất có thể sẽ bị trả thù, bảo vệ họ sẽ làm quân Hồng Bàng có điểm trong mắt người dân.
Cũng như quân Hồng Bàng, quân Nam Bình cũng gặp phiền toái, mà còn nặng nề hơn rất nhiều, do họ ở thế thất bại thấy rõ. Bị phong tỏa đường thủy, mất đường tiếp viện duy nhất, họ đã ở thế nguy. Rút đi càng sớm sẽ càng tốt. Nhưng việc tăng cường quân số lên một mực nhất định để tránh bị lật lọng là cần thiết. Ngoài ra thất bại to lớn này càng làm hình ảnh Trần Khảng trở nên mất uy tín, ông ta đã là viên quan tồi sau khi bỏ trốn khỏi mạn nam châu Nam Bình theo lệnh triều đình, nay đánh trận thua quân phiến loạn, không tài không đức, trên không thích, dưới căm thù, tiền đồ Trần Khảng khó mà lâu dài. Đã thế quân du kích Hồng Bàng cũng là đối tượng khó giải quyết.
Cuộc đàm phàn diễn ra trong 15 ngày không nghỉ, và tiến tới quyết định đình chiến chính thức bằng một hiệp nghị với những nội dung cơ bản sau:
Về phía Hồng Bàng:
- Cam kết thả tất cả tù binh Nam Bình tham gia trận chiến Thượng Khu.
- Đảm bảo an toàn cho quân Nam Bình rút khỏi Chính Khu.
- Cam kết không tấn công quân Nam Bình trong 5 năm kể từ ngày ký kết hiệp ước.
- Hồng Bàng có toàn quyền xử lý các chiến lợi phẩm thu được trong trận Thượng Khu: ngựa chiến, lương thảo, quân nhu,…
- Quân Hồng Bàng được nới rộng ranh rới tới toàn bộ khu vực mà du kích Hồng Bàng hoạt động.
- Dân Hông Bàng được tự do buôn bán, chịu thuế như dân thường.
Về phía Nam Bình:
- Quân Nam Bình rút khởi Thượng Khu trong 15 ngày kể từ ngày nhận bàn giao tù binh xong
- Quân Nam Bình cam kết giữ an toàn tù binh Hồng Bàng và trao trả họ ngay đồng thười lúc nhận tù binh.
- Quân Nam Bình công nhận những vùng đất có du kích Hồng Bàng hoạt động là khu vực của hồng Bàng, và không tấn công trong 5 năm kể từ ngày ký hiệp định.
Sau khi đã xong xuôi, quân Nam Bình rút binh, quân Hồng Bàng với tư cách là người thắng lợi, nhanh chóng tiến hành tiếp quản những khu vực được bàn giao. Hai bên tuy đã từng là kẻ thù, nhưng trong thời gian này, khi sức mạnh chưa hồi phục, họ cũng chấp nhận đối phương một cách khó chịu.
Quân Hồng Bàng với việc trả lại toàn bộ quân cho quân Nam Bình, đã có được một hậu phương yên ổn, một tiền tuyến đủ dài để ứng phó tình huống. Mà đã thế, khu vực tiền tuyến lại có những tiềm ẩn thương mại rất quan trọng, quân Hồng Bàng có thể tăng cường các hoạt động kinh tế, thương mại ở ngay đây, quãng đường vận chuyển ngắn đi rất nhiều nếu phải đi vào mạn bắc. Tất nhiên, gián điệp cũng có thể thâm nhập từ đây, buộc họ phải để cao cảnh giác.