Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 422: Chương 422: Hội binh (2)




Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến

C 71: Hội binh (2)

Kẻ tới xưng là người trong làng Giệ, tới xin tặng quà mọn: rượu, thịt, gạo, lợn,... để làm quà, mong rằng quân Chiêm có thể đi qua, không chú ý tới bọn họ. Hành vi này thời chiến thực ra không thiếu. Các đạo quân viễn chính cần hậu cần, nhưng nếu cướp bóc thì có thể gặp phải sự chống cự, đánh cướp từng nơi thì mất thời gian, chia quân ra cướp có thể bị phục kích, vì thế, có một cách trung dung hơn, các làng xã trên đường đi chấp nhận giao ra một phần lương thực để cung cấp cho họ, đổi lại là được an toàn.

Người thanh niên nó giới thiệu mình là hương dũng trọng làng, cũng 15 người khác mang chút đồ tới trước, sau xin quân Chiêm cho vài chục người đi kéo hàng tới sau. Các loại rượu, tiền bạc, vải vóc,... khiến chư tướng thòm thèm. Maha Shila thấy đối phương mang đủ đồ tới tặng, cũng chấp nhận điều kiện cầu hòa kia, lại cho lính đi theo nhận hàng, tiền, gạo để tiếp tế, ngoài ra, Maha Shila lại cho người đi hỏi kẻ mang đồ tới xem có biết đường ngang ngõ tắt trong vùng. Gã hương dũng vội vàng nói bản thân còn trẻ không biết nhiều, hơn nữa chỉ quanh quẩn trong thôn, muốn biết đường đi tốt nhất là để hắn đi gọi người lái buôn trong thôn, chuyên bán thổ sản trong làng qua các nơi, có khi hắn biết.

Maha Shila bảo tên này về đưa người tới, hắn xin phép đợi tới khi đội người mình mang hàng về, nói là nhiệm vụ là phải thấy quân của Maha nhận đồ đã, như vậy mới xong. Maha Shila ngầm hiểu tên này muốn hàng mình nhận xong, nếu mình trở mặt giết người, thì bên mình bội tín trước, ắt có nơi khác chống lại. Vậy thì hẳn không chỉ làng này tự phát. Các làng đã bàn bạc trước, nếu vụ này thuận lợi, họ sẽ quy hàng.

Quả nhiên, khi hàng vào trong trại, Maha Shila thả tên hương dũng đi lấy người biết đường, chỉ lát sau, các làng khác đều có người tới xin hàng, dâng rượu thịt, tiền, vải để xin được tránh tai. Maha Shila đều nhận rồi an ủi họ rằng sẽ cho phép họ được an toàn, đổi lại ông ta muốn họ tìm người thạo đường. Mấy tay này đều kêu bản thân chỉ là hương dũng, tá điền, đường không thạo. Cuối cùng, Maha Shila lệnh chúng đưa người thạo đường tới để hắn hỏi chuyện đường xá. Và đi ngay lập tức, hàng hắn coi như nhận xong.

Các tay hương dũng vội cam đoan sẽ dẫn người theo yêu cầu. Cùng lúc tên hương dũng đầu tiên quay về với tay thương nhân thạo đường hắn giới thiệu, các đoàn đi lãnh lương thực cống nạp cũng quay trở lại. Maha Shila cho gọi tay thương nhân đi vào, hỏi đường đi lối lại, cùng lúc các trạm gác mở cửa để xe hàng vào. Maha Shila gọi tên thương nhân, hỏi hắn về con đường đi lại, tên thương nhân nuốt nước bọt, thần sắc sợ hãi, người run lẩy bẩy chỉ trỏ một hồi cũng chưa nói được gì hết, khiến Maha Shila khá bực, ông ta bảo người rót cho gã chén rượu uống cho tỉnh hồn, rồi đợi thêm mấy kẻ khác tới để bàn chuyện.

Không ngờ rằng, tay thương nhân cầm được chén rượu, chớp thời cơ hét vang một tiếng, cầm cái ly đập tới chỗ Maha Shila. Còn may, đó chỉ là cái ly, Maha Shila cũng là võ tướng nên kịp thời né tránh đòn hiểm nhất, có điều cú đòn cũng làm đầu Shila chảy máu, và y lịm đi. Thấy tướng quân bị hành thích, thân vệ vội xông vào đè nghiến tên thương nhân để bảo vệ chủ tướng. Đúng lúc này, tay hương dũng đi cùng lập tức thổi hồi tù và, và toàn bộ những đội đưa hàng lật mặt tấn công quân Chiêm. Kể cả lính Chiêm đi áp tải, hóa ra đều là bị giả mạo.

Cuộc hỗn chiến nổ ra, doanh trại quân Chiêm đại loạn. Song những kẻ tấn công sau một hồi gây loạn, lại bỏ chạy. Quân Chiêm cảm thấy giận dữ vì bị phản bội, lại thêm chủ tướng bị thương, liền điên cuồng đuổi theo. Đám người kia dẫn dụ bọn họ chạy về phía các làng mạc quanh đó, vừa chạy vừa hét rằng quân Chiêm tới tàn sát.

Trong các làng, lửa vẫn đang đốt, và từ các chòi canh, việc quân Chiêm xông tới là thật. Chiêng trống gõ rộn lên, dân binh, hương dũng đi ra chiến đấu. Quân Chiêm đang say máu, gặp người là giết. Cuộc chiến bùng nổ khắp nơi, có nơi thảm sát, có nơi kiên trì được tới khi trời tối, quân Chiêm tuy giận nhưng vẫn phải lui vì trời đã tối.

Lúc này, Maha Shila cũng tỉnh táo lại. Hai kẻ ám sát đều tự vẫn cả, không lấy được tin, nhưng Maha Shila thấy việc này không có đơn giản, các làng tại sao phải cho người thích sát hắn. Có điều đang bị thương, Maha Shila cũng khó suy nghĩ. Nhưng ông ta vẫn biết điều quan trọng là phải theo kịp quân Hoài Nhân, liền cho người kiểm tra. Trinh sát báo lại rằng quân Hoài Nhân của Đặng Toán vẫn ở vị trí cũ. Maha Shila ra lệnh kiểm soát gắt gao đối phương, còn lại cho người đi khiển trách các làng mạc kia vì tội thông đồng với Đặng Toán. Có lẽ bọn họ đã bị Đặng Toán mê hoặc, nhưng sau trận chiến hôm nay, quân Đặng Toán không xuất binh, các làng đó hẳn phải biết điều rồi, ai mới là kẻ mạnh.

Hôm sau, sứ giả Chiêm Thành tới trách tội, các làng ngược lại không nhận tội ám sát, phá hoại, đổ bên Chiêm Thành tấn công trước. Lúc này, Maha Shila biết có điều không đúng, tra xét một phen, biết rằng hóa ra khi các làng không đồng ý trợ trận, Đặng Toán ép phải nộp một ít đồ dùng, lương thực, rượu, thịt,... rồi lấy cả đồ của dân làng. Thứ hai, địa điểm mà toán đầu tiên đi lấy đồ, không hề ở gần làng nào, mà ở gần giữa đường.

- Là bọn Đặng Toán dở trò rồi, mau, tra xem doanh trại chúng thế nào.

Thám báo đi qua, phát hiện vẫn có người canh gác như bình thường, nhưng Maha Shila tuyệt không tin đối phương lại chỉ làm cho đó, chưa kể lúc này từ phía bắc có tin, thành Đại Định đã bị phá, tới chiều hoặc sáng mai viện quân sẽ tới. Maha Shila liền thúc quân lao tới trại địch. Tận lúc đại quân tiến vào, mới phát hiện ra rằng, quân Hoài Nhân của Đặng Toán để lại giữ trại chỉ có một số ít, còn lại đã lén trốn đi. Đặng Toán đã bày kế quá ác, khiến quân Chiêm mải mê đánh giết các làng mà không thể chú ý giám sát, để quân của mình rút đi.

Tuy nhiên, do thời gian ngắn ngủi, quân của Đặng Toán vẫn chưa thể rút đi quá xa, Maha Shila lệnh truy kích gấp. Quân Chiêm cho lực lượng tinh nhuệ chia thành các tốp theo dấu quân Hoài Nhân, dùng tốc độ nhanh nhất để bắt kịp đối phương, ở sau lưng, đại quân vẫn tiếp tục truy kích, giữ tốc độ ổn định để tránh rơi vào ổ phục kích, nhưng cũng sẵn sàng chi viện khi cần.

Đặng Toán quả thực bố trí phục binh, nhưng quân Chiêm đang quá phẫn nộ vì bị ông ta trêu chọc, nên khả năng chiến đấu tăng bất thường, liều mạng mà đánh, gặp phục kích không rút lui, cứ đánh thẳng vào đợi viện binh kéo tới. Các ổ phục kích mục địch là dọa đối phương, chứ không phải là để liều mạng, đối phương dám liều thì quân phục kích cũng có chút e ngại.

Đặng Toán đang chỉ đạo rút quân được tin, không thể không lệnh gia tăng tốc độ rút chạy, mặt khác lại tìm những viên mãnh tướng trung thành nhất của mình lại. Ông ta muốn họ đảm nhận trách nhiệm đoạn hậu. Lần này, không chỉ là các mũi phục kích thông thường, phải là mũi phục kích liều chết, cảm tử, đánh tới khi chết thì thôi.

- Chư tướng, quân Chiêm bất ngờ đánh vào thành Đại Định, khả năng phá thành chỉ trong một hai ngày, quân ta để tránh bị vây từ hai hướng phải rút lui khẩn cấp. Nhưng nay địch theo sát, nếu không thể ngăn chúng kịp thời, quân ta e rằng không thoát được, quân địch từ Đại Định sẽ kéo tới hội binh ngay. Nay muốn bảo vệ phần đông đại quân, cần có quân cảm tử ở lại đánh nhau với địch. Chư tướng đều là người ta đích thân bồi dưỡng, ta ăn cơm, các ngươi được ăn cháo, ta ăn thịt, các người có canh, nay ai dám đem thân mình ra đáp ơn của ta.

Các tướng lĩnh có chút chần chờ nhìn nhau, song rồi có người chịu đứng lên nhận nhiệm vụ đoạn hậu. Nói gì nói, Đặng Toán là tướng chỉ huy của họ, trong thời gian qua đã không ngừng nâng đỡ, hỗ trợ họ, chưa tới mức nhường cơm xẻ áo nhưng cũng là ơn lớn, nếu không báo đáp công ơn này, tất nhiên người ta trông vào, thấy bản thân không biết coi trọng sự giúp đỡ của người khác, không chịu báo ơn, như thế không ai chịu trọng dụng nữa.

Quân cảm tử được chọn ra, có 500 người, đều là tinh anh cả. Đặng Toán lấy rượu thịt ra mời họ ăn uống một trận, đều là đồ ngon lành cả, trong khi một bộ phân lính thì vộ đi tìm nơi bố trí trận địa để cảm tử quân trú đóng. Cảm tử quân có thể tồn tài lâu, họ mới có thể thoát, nên không ai dám lơ là việc làm công sự, còn làm tốt hơn cho bản thân.

Khi chia tay, Đặng Toán hứa hẹn, những người này sẽ được giỗ chạp đầy đủ, nếu về sau thắng lợi, sẽ tìm được con cháu họ cho ăn lộc cha ông. Kẻ đứng ra nhận trách nhiệm cảm tử liền cúi lạy một chặp, rồi vào vị trí. Đại quân của Đặng Toán thì gấp rút lùi đi. Tới tầm mấy canh giờ sau, kẻ địch bắt đầu kéo tới. Viên tiểu tướng được chọn cảm tử chậm rãi xoay người, chậm rãi rút ra trọng kiếm. Phía sau y, năm trăm bộ khúc cũng chậm rãi kết đội hình phòng ngự kiên cố nhất, đội hình tròn.

Ngẩng đầu nhìn phía trước, quân Chiêm đông nghìn nghịt đang giơ cao giáo gươm sắc lạnh, chen chúc mà lao tới, những tiếng bước chân như vũ bão, nghe như tiếng thủy triều lên, chúng cao giọng la hét, giống như tiếng sấm sét. Rất nhiều binh sĩ bị dọa sợ, có chút run rẩy, thậm chí là chính tay tiểu tướng nọ, nhưng rồi hắn lấy lại bình tĩnh, nghĩ về nhiệm vụ của mình và nở một nụ cười lạnh băng, có c ta ở đây, các ngươi đừng hòng xông tới truy kích đại quân.

- Tất cả anh em, kẻ địch ở phía trước, đây là lúc để ta báo đáp công ơn của tướng quân, tất cả, giữ vững trận địa này, báo đáp công ơn của tướng quân.

- Báo đáp công ơn của tướng quân!

Những câu khẩu hiệu hô vang, quân Chiêm thấy địch tuy ít, khí thế không thể xem thường, cho người lên tấn công thử để xem có thể đột phá được không. Hai bên bắt đầu mở màn trận chiến.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.