Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 16: Thăm dò (3)
Lý Huệ Trân ngỏ ý muốn đấu với Kiệt một phen, Kiệt không từ chối. Hai bên lấy vũ khí ra so tài, vẫn là gậy dài và kiếm gỗ. Rút kinh nghiệm từ Triệu Duy Đức, Lý Huệ Trân không cho Kiệt cơ hội để áp sát, dùng thương pháp tinh diệu đánh cho Kiệt tối tăm mặt mũi, trúng mười mấy cú đâm, cuối cùng phải xin thua. Chiêu thức bất ngờ đã lộ, Kiệt cũng khó có cách nào vượt qua ưu thế binh khí để chiến thắng.
- Đã nhường, đã nhường.- Thắng được một trận, Lý Huệ Trân thỏa mãn hư vinh nho nhỏ, liền bắt đầu ra vẻ đại nhân đại lượng
Kiệt không rõ tiếng Hoa hay tiếng Cao Câu Ly lắm, đành đợi phiên dịch nói cho biết ra gì, nhưng trong bụng lúc này đang sầu não vô cùng. Thực là tệ hết sức, bất đồng ngôn ngữ là rào cản quá lớn cho hai bên, Kiệt cũng như bọn Đức, Đồ, muốn thử tiếp cận chú cháu Lý Vĩnh Khuê để xem họ tới đây là gì, nên mới cất công tới tham chiến. Nhưng bây giờ rào cản ngôn ngữ ngăn chặn, biết làm sao.
Đầu của Kiệt nhảy số cực nhanh, quyết định thử liều một phen, hi vọng gây đủ sự chú ý với đối phương, tới mức có thể bỏ qua sự bất đồng ngôn ngữ này. Giống như ngày xưa Kiệt chế ra phương pháp làm muối biển ngon, họ Đỗ bất chấp thân phận tới nói chuyện. Kiệt liền kêu phiên dịch nói lại rằng bản thân cậu ta đã thực sự đã nhường con gái, chứ võ công của Lý Huệ Trân còn kém lắm.
Bị nói như vậy, Lý Huệ Trân làm sao giữ nổi bình tĩnh, nhếch mép khinh bỉ, cho là Kiệt không thể thua nổi đàn bà, nên cứng miệng, thế là ra yêu cầu đấu lại. Kiệt đồng ý ngay. Lần này, cậu ta chủ động hơn, lao thẳng tới chỗ Lý Huệ Trân. Lý Huệ Trân nheo mắt, khẽ cười gằn rồi xuất chiêu, đầu gậy phóng tới. Kiệt vung kiếm gỗ chặt vào, toàn lực lực, lực mạnh tới nỗi không chỉ đánh bật được đầu gậy, còn khiến tay của Lý Huệ Trân run lên và đau.
Đánh bật được đầu gậy, Kiệt không lao tới như là Đức, mà lựa chọn tiếp tục vung kiếm, chặt tiếp vào gậy trên tay Lý Huệ Trân. Đây mới gọi là dùng lực phá xảo, đánh tới khi Lý Huệ Trân phải buông gậy nhận thua thì thôi. Việc này khiến Lý Huệ Trân tức điên người, và quyết tâm chiến thằng càng nâng lên, cô ta nhảy lùi ra sau, thi triển lại đòn rắn hổ mang, đầu gậy xoay tròn, để đối phương không biết sẽ chọc vào đâu.
Kiệt lúc này không liều lĩnh lao tới, mà chuyển qua thủ thế. Cây kiềm gỗ đặt chéo, mũi hướng xuống đất, một khi đối thủ đâm giáo tới, cậu ta sẽ vung kiếm gạt đi. Lý Huệ Trân nhìn chằm chằm, rồi đột ngột xuất chiêu, đầu gậy phóng tới, góc phóng gần như thẳng tới người, khiến Kiệt vung kiếm tới chặn cũng chỉ lệch đi được một đoạn nhỏ, cô ta có thể thoải mái thu hồi thương để đâm liên tiếp.
Kiệt quả thực chỉ gạt đầu gậy đi một chút, nhưng cậu ta lại thò tay nắm lấy đầu gậy, tay khác vung kiếm chặt mạnh xuống, lần này, Lý Huệ Trân kêu lên đầy đau đớn, buông tay khỏi gậy, nắm cổ tay nhăn nhó. Kiệt vội đi qua xin lỗi, rồi cho người kêu bác sĩ tới thăm khám cho Lý Huệ Trân. Lý Vĩnh Khuê nhìn toàn cảnh, mắt khẽ nheo lại, một kẻ giàu kinh nghiệm như Lý Vĩnh Khuê tự nhiên đoán ra được, tên Kiệt kia có vẻ muốn tiếp cận họ, cố tình làm ra những việc này để có mối quan hệ. Nhưng Lý Vĩnh Khuê muốn xem một chút, xem kẻ kia có lộ ra điều gì nữa hay không. Lúc xuống thuyền lão đã biết Kiệt và Mnih có thể khiến hương trưởng nghe lời, như vậy chúng mới là kẻ có quyền lực.
Thầy thuốc ở trường tập luôn sẵn cớ, đi tới kiểm tra một hồi, bảo rằng không có vấn đề gì quá nghiêm trọng, chỉ là bong gân, cần nghỉ ngơi một chút, hạn chế tập luyện võ nghệ mấy ngày là ổn. Kiệt liền nói bản thân dù sao trót gây ra vết thương, nên xin đi bồi tội bằng việc mời tiệc.
- Ngươi làm ta bị thương rồi chỉ mời ta đi ăn sao?
- Thầy thuốc đã kiểm tra rồi, không sao hết, vậy tại hạ chỉ còn cách tạ lỗi bằng mời tiệc mà thôi.
- Đã là tiệc chiêu đãi ta để thay lời xin lỗi, vậy thì ta ta phải là nhân vật chính, trong tiệc ta phải được mời rượu tạ tôi!- Lý Huệ Trân đưa ra yêu cầu
- Cái này thì đơn giản mà.
Lý Huệ Trân nghe lời đáp ứng, khuôn mặt hơi cứng nhẹ, liếc nhìn qua chỗ người chú. Vô sự hiến ân cần, mời một người phụ nữ lên ngồi cùng bàn, lại hứa tạ tội bằng rượu, Kiệt e đang mưu cầu một thứ lớn lao đây. Lý Vĩnh Khuê đánh mắt cho cháu gái, ý chỉ muốn vào hang bắt cọp, hai chú cháu nhận lời tới dự tiệc xin lỗi. Đám Đức, Đồ cũng được mời đi ăn chung cho vui.
Là một bữa tiệc tư nhân, lại muốn tăng độ thân thiện, Kiệt tự thân nấu nướng với sự trợ giúp chính từ hai người vợ, Linh và Nhung, người hầu phụ ở bên thôi. Các món ăn cũng dễ làm. Cái làm thức ăn ngon hơn hẳn, chỉ có là do gia vị, không chỉ gia vị trong nước, còn các loại gia vị mua giống từ ngoại quốc, nhất là từ Thiên Trúc, từ các thuyền buôn từ phương xa tới. Kiệt tự vào bếp nấu nướng, Linh và Nhung phụ trợ đem thức ăn ra.
Lý Huệ Trân thấy thức ăn thơm nức mũi, nước miếng túa ra, cho vào miệng ăn thử, thật ngon không tả nổi. Lý Vĩnh Khuê phải hắng giọng để cô cháu gái kiềm chế. Những món ăn được mang đầy ra bàn, Kiệt, Nhung và Linh mang những món cuối ra, rồi ngồi xuống.
- Lý Huệ Trân tiểu thư, vừa rồi giao đấu, có chút hiếu thắng, xin tự phạt một chén!- Kiệt lấy một chén rượu lên uống trước
- Được, tôi chấp nhận lời xin lỗi!- Lý Huệ Trân gật đầu, cần chén bên mình lên uống. Uống vào, có mùi thơm hoa quả, vị rượu dịu nhẹ, kinh ngạc hỏi thăm.
- Đây à dùng rượu tầm 40 độ, ngâm với hoa quả tươi, cho vào bình rượu, nắp gắn si, hạ thổ tầm 5 năm. Uống vào chỉ thấy hơi khát nước mà thôi.
Rượu ủ thật lâu, an- đê- hít đã hết, uống vào không còn sợ đau đầu nữa. Rượu cao độ, có hoa quả sẽ hút nước trong hoa quả ra, khiến hương vị trộn lẫn nhau lại, rượu có mùi hoa quả, dễ uống, đồng thời nước quả chảy ra làm rượu giảm độ, chỉ còn tầm 29 độ một chút.
- Đúng là rượu ngon! Ờ này, không biết ở đâu bán thứ rượu này vậy?- Nghe giải thích, Trân biết thứ rượu này ngon và không hại thân thể lắm, muốn mua về biếu ông nội, một là quà của đứa cháu đi chơi xa về, hai là để ông bớt giận
- Thực ra các nhà trong làng đều bán, tuy nhiên, họ chỉ có rượu trắng ủ thôi, phần tôi mới có rượu ủ thêm hoa quả. Nhưng rượu tôi làm chỉ có thể bán cho bậc anh hùng.
- Tôi vừa uống rượu cậu làm đó thôi!
- Đây là rượu tạ lỗi, phải chọn loại ngon. Chưa kể cô là thân con gái, có thể đánh giáo múa thương, cũng là đáng nể rồi. Vợ của tôi dù cũng là nữ trung hào kiệt, cũng chịu không nổi cái khổ luyện võ, cho nên họ chỉ có thể đánh vài bài quyền cơ bản thôi.
- Vợ ư? Hai cô này đều là vợ ấy hả?
- Đúng rồi, nói theo ngôn ngữ, thì đây là chính thê, đây là binh thê. Nhưng đều là thê cả.- Kiệt chỉ vào Linh và Nhung, Linh là chính thê, Nhung là bình thê.
Khác với nhiều người lầm tưởng, Nho giáo cực coi trọng quan hệ chồng vợ, liệt nó vào tam cương ( cùng 2 mối quan hệ là quân thần, phụ tử). Quan hệ hôn nhân lý tưởng theo lý thuyết Nho giáo là “ tương kính như tân” ( tôn trọng nhau như khách). Nho giáo coi là vợ chồng bình đẳng về quyền lợi đề xướng mối quan hệ hôn nhân hòa hợp (so sánh với chủ và khách) và 1 VỢ 1 CHỒNG.Bất luận là thiên tử hay bách tính, vợ và chồng (trên danh nghĩa) đều hưởng quyền bình đẳng. Tuy vậy, do việc thời cổ đại hiểu biết khoa học hạn chế, việc sinh đẻ từ khi mới 13 tuổi, rồi không biết kiến thức khoa học sinh sản, có thể gây nên vô sinh, mà trong thời đại này, cần sức mạnh của đàn ông, cho nên phải tạo ngoại lệ một chút, là thiếp. Thiếp thân phận thấp hơn thê, song cũng không phải nô tì, có thể hiểu như một dạng quá độ. Dẫu vậy, thân phận vẫn thấp. Vì thế, Kiệt nói Nhung là bình thê, chứ không phải thiếp.
- Thế con của mấy người đâu?
- Chúng tôi chưa có con. Hi vọng trong năm nay hoặc năm sau sẽ có.
- Ồ!- Lý Huệ Trân nghe xong làm vẻ mặt cảm thông, lại nâng ly chúc mừng, biểu cảm khiến Kiệt không thoải mái. Lại nhìn qua, thấy Đức và Đồ cũng biểu cảm như vậy, nên không thể nhịn được mà hỏi
- Rốt cục là các người làm sao vậy hả?
- Chà,, bọn này mừng cho gia đình 3 người ấy mà!
- Mừng, mừng cái gì? Có gì nói thẳng đi chứ, hứa không giận.
- Được rồi, mừng vì cậu gặp thầy gặp thuốc, chữa được bệnh vô sinh.
- Sao cơ?
- Ba người là vợ chồng, thế mà giờ chưa có con, năm nay mới có thể có, chẳng phải bệnh là gì?- Đức giải thích. Thời đại này, gái 16 đã có con cắp nách, như Lý huệ Trân là đang quá lứa lỡ thì, vì Lý Đại Thủy muốn tìm một mối ngon nghẻ, nhà cũng đủ năng lực nên nuôi được đứa cháu gái này. Đức thì cũng có đứa con với thị thiếp, Đồ cũng có vợ con nơi quê.
- À rồi!- Kiệt hiểu ra, liền giải thích- Chúng tôi chả bệnh tật gì, sở dĩ năm nay hoặc năm sau mới có con là vì tôi muốn thế. Thứ nhất, mấy năm nay là có việc binh đao, rồi bận bịu đủ việc, vợ chồng xa nhau, làm sao có thai được. Thứ hai, là vì muốn mẹ tròn con vuông. Tôi cho rằng phụ nữ chưa đủ 18 tuổi không nên “viên phòng”- làm việc phòng the, và nên tránh việc có thai trước tuổi đó, mà tốt nhất muốn có thai thì phải đợi 20 tuổi mới được phép. Cơ thể phụ nữ 20 tuổi, thậm chí là 22 tuổi mới phát triển toàn diện, đủ khả năng làm mẹ.
- Gì chứ? Ai nói với cậu vậy?- Đức nhìn Kiệt như kẻ dở hoi
- Khoa học.- Kiệt đáp lại.- Đơn giản nhé, mọi người biết phụ nữ hông to thì dễ đẻ, phải không?
- Đúng!- Lý Huệ Trân cũng đồng ý, mấy cô dì cũng từng khen cô có hông lớn, dễ đẻ
- Có ai có chị em gái, à không, hỏi cô nè Lý Huệ Trân, hông của cô từ năm 13 tuổi tới nay có phải nở dần ra không?
- Ờ, hình như thế.
- Chí ít là tới năm 18 tuổi, cái sự phát triển này mới dừng lại và không biến đổi thêm nữa. Như so hông của hai người vợ của tôi với cô của hiện tại, hông họ lớn hơn một chút, cũng tức là càng dễ đẻ hơn. Từ ngay sự thật đơn giản này có thể thấy, tới năm 18 tuổi hơn mới là lúc thích hợp để sinh đẻ. NGhe nói các vị xuất thân từ trong quân, vậy thì nói dễ hiểu là để phụ nữ sinh con sớm, không khác gì cố tình lao vào chiến trận khi địch chưa lộ sơ hở. Trong mọi cuộc chiến, kẻ nào có thể bình tĩnh nhận ra yếu điểm đối phương, đánh một đòn quyết định giải quyết cả trận, thì kẻ đó mới là tướng tài.
- Xem ra mi cũng từng ra chiến trận rồi à?- Lý Vĩnh Khuê lần đầu nói chuyện trực tiếp với Kiệt
- Vâng, cũng không dám giấu, tôi từng ra trận vài lần! Thậm chí 12 tuổi hơn đã biết mùi chiến trận!
Kiệt thuật lại cuộc xâm lăng lần đầu tiên của lũ cướp biển vào làng Hồng Bàng, và tất nhiên giấu việc bản thân chỉ đạo rút lui, chỉ kể lại việc phải chứng kiến làng bị tấn công, rồi nói thêm những trận chiến khác, giảm đi vai trò của bản thân, nhưng thế cũng là quá đặc sắc rồi. Lý Huệ Trân thậm chí còn quên cả ăn đề nghe những câu chuyện, còn Triệu Duy Đức thì trong lòng mong ước được tham gia những trận chiến như vậy để thực chiến một phen.