.
Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng
Chương 30: Xây dựng
Chiến thắng trước quân Chiêm khiến danh tiếng của Hoàng Anh Kiệt bắt đầu nổi lên như cồn. Nhân dân vô cùng hoan nghênh và dốc lòng ủng hộ, vì thế những sách lược Kiệt muốn triển khai đều vô cùng thông thoáng.
Trước tiên, Kiệt nhờ họ Bùi mua lại đất đai ở mạn nam Châu Nam Bình, tất cả phải có chứng từ hẳn hoi. Xong xuôi, cậu điều dân phu Chiêm tới đó canh tác: trồng lúa, trồng màu, trông mía, trồng cây ăn quả ngắn ngày, làm ao cá,… Tất cả những mảnh đất đó hễ thu được nông sản thì Kiệt lấy và họ Bùi mỗi người thu một nửa. Đây là vụ làm ăn rất tốt, họ Bùi chỉ mất tiền mua đất, còn lại Kiệt chỉ huy hết, nên họ rất sẵn lòng làm. Dân phu người Chiêm hầu hết đều là tầng lớp nô lệ hoặc bần cùng trong xã hội, nên sức khỏe tốt, chăm chỉ, không biết phàn nàn gì, lao động như trâu bò. Kiệt muốn dùng những người này lâu dài, biến họ thành người Bách Việt trong tư tưởng nên đối xử với họ tốt hơn, tăng đãi ngộ: cơm ăn áo mặc, cho lấy vợ và hứa giúp chuẩn bị nhà cửa, hộ tịch để họ sống như dân thường.
Sức lao động kết hợp nền khoa học kĩ thuật đã cho người dân mạn nam Châu Nam Bình, Kiệt và họ Bùi một vụ mùa bội thu. Tất cả những khu đất mà họ Bùi mua cho năng suất vượt trội: thóc gạo, các loại rau củ quả, cá khô, thịt lợn muối, thịt dê muối xếp chật ních trong những chuyền xe đi lên miền thượng cùng các dân phu Chiêm hoặc là ở thuyền buôn của họ Bùi chở đi buôn bán. Nông sản ở thời này quả là mặt hàng dễ bến.
Số nông sản thu được, Kiệt chủ yếu là dùng để ăn. Hơn một vạn dân phu cần cơm ăn, gần 9000 binh sĩ Chiêm cũng phải ăn và toàn bộ Châu Nam Bình cũng phải ăn. Với dân phu, Kiệt cho chuyển họ lên miền thượng để khai hoang, lập thêm tiểu khu. Bây giờ khi quân số đã áp đảo, Kiệt tiến hành dùng chiến tranh để sáp nhập các tiểu vương quốc người thượng lại. Không chỉ là chiến tranh vũ lực mà còn là kinh tế, ngoại giao, xa thân gần đánh. Sau trấn đánh với quân Chiêm vừa qua, việc có một hậu phương không chắc chắn đã gây hậu quả ra sao, Kiệt hiểu quá rõ.
Phải đề phòng đám người thượng đâm sau lưng khiến binh không thể điều quá nhiều, cũng bởi thế Kiệt phải đối mặt với nhiều hoàn cảnh ngặt nghèo do thiếu binh. Dù rằng cuối cùng, việc tuyển mộ quân từ huyện Hồng đã như một mũi tên trúng hai đích: vừa có quân vừa được lòng dân, nhưng đó chỉ là may mắn. Nếu như sau này đi sâu vào đất khác mà chẳng may không được lòng dân, vậy coi như phải rút về không công. Uy tín của Kiệt coi như sẽ hao tổn cực hạn. Vì thế, Hoàng Anh Kiệt cần hậu phương vững chắc.
Để tiêu diệt và sát nhập triệt để vùng thượng, Kiệt thực hiện trên các mặt trận là quân sự, ngoại giao và kinh tế. Trước tiên, về quân sự, cậu tấn công những chỗ từng gây sự khi quân của Kiệt đi vắng hoặc là những tiểu vương quốc hay buôn làng nhỏ, ít quan hệ. Trên mặt trận ngoại giao và kinh tế, cậu dùng nguồn lợi trước mắt để giao thiệp với một số, cô lập một số, khiến họ nghi kị lẫn nhau và mong muốn được Kiệt kết minh cùng để tiêu diệt đối thủ. Sau những chiến thắng lớn trên mặt trận quân sự, Kiệt chủ trương thành lập Liên Minh Bàng- Thượng, làng Bàng và người thượng cùng chia sẻ các thành tựu kĩ thuật để ứng dụng vào đời sống, từ đó cán bộ kĩ thuật và cán bộ tuyên truyền được len vào các cộng đồng này, cố gắng định hướng họ về việc hợp nhất với làng Bàng để có càng thêm nhiều lợi ích về kinh tế. Còn với những miếng xương khó nhằn tức là những tiểu quốc hoặc buôn làng chưa gặp khó khăn về kinh tế để chấp nhận những thay đổi, thì thông gia được coi là phương án tốt. Kiệt đã để rất nhiều người trong làng Bàng nạp thêm thiếp thất về, thậm chí cha cậu cũng cưới bà vợ bé- vốn là con gái một tù trưởng về. Chính trị mà, đôi khi cần nhượng bộ một số thứ để đạt được cái mình muốn.
Với huyện Hồng và Châu Nam Bình, Kiệt cũng không định bỏ qua. Dù biết rõ rằng là chẳng mấy chốc thì quân đội và các ngụy quan của Hoằng Hạo sẽ sớm tìm cách thu hồi lại vùng này và tiêu diệt mình, nhưng những lợi ích có được cũng không phải là nhỏ của nơi đây khiến Kiệt vẫn hi vọng có thể chiếm giữ trong thời gian dài nhất có thể. Trước hết là vấn đề biển, làng Bàng không cạnh biển mà lùi sâu vào rừng, chỉ có chiếm huyện Hồng là cách duy nhất để ra biển. Với số tù binh người Chiêm Thành vừa bắt được, trong đó có hơn 1000 lính thủy binh và nhiều thợ thuyền đi kèm thì việc rèn một đội thủy quân hoặc hải quân cũng không phải sự khó khăn. Nếu không có biển, thì không thể luyện hải quân đã đành, thậm chí thủy binh cũng khó. Không như những con sông ở các Châu phía bắc, Châu Nam Bình sông rất nhỏ hẹp, dốc, hồ thì đều ở giữa những thung lũng, tức là dùng chúng để luyện thủy binh coi như không thể rồi. Không chỉ cần thiết về mặt quân sự, các nguồn lợi từ biển phục vụ yếu tố dân sự, kinh tế cũng hết sức to lớn: sông hẹp, dòng chảy siết, lại chỉ có chiều chảy từ núi ra biển nên vận chuyển đường sông bị bỏ qua, muốn vận chuyển các chuyến hàng lớn nhất định phải dùng đường biển, nhất là các chuyến hang giao dịch với họ Bùi qua cảng Phù Na đã chiếm tới 60% tổng số tiền dùng cho giao dịch của Kiệt. Chưa hết, một loạt các sản vật từ biển mà Kiệt biết ở kiếp trước và cậu chưa có điều kiện khai thác lúc trước như: ngọc trai nhân tạo, bè cá biển, … đều có thể tạo ra được lợi ích kinh tế kinh người.
Thứ hai, đất đai trên miền thượng tuy màu mỡ, nhưng dùng để trồng các cây công nghiệp là tốt nhất, trồng cây nông nghiệp chẳng qua như là không có ngựa thì phải cưỡi lừa thôi. Đất đai ở Châu Nam Bình không quá màu mỡ, nhưng đó là với điều kiện làm nông như hiện tại. Với kĩ thuật và phương tiện canh tác tiên tiến cảu Kiệt mang ra, nông nghiệp ở đây hoàn toàn có thể đạt mức đủ để chu cấp cho toàn dân ở Châu Nam Bình một cuộc sống khá giả dù phải nộp thuế cắt cổ y hệt như Hoằng Hạo đang thu bây giờ.
Cuối cùng chính là dân số, yếu tố quyết định tới nguồn mộ lính, thuế má và sức lao động. Châu Nam Bình dù gì cũng là một châu chính thức, so với các tiểu khu mà bây giờ Kiệt lập nên, dân số trù mật hơn rất nhiều. Dù mạn nam đã bị tàn phá nghiêm trọng do chính sách cướp bóc trắng trợn thì dân ở đây vẫn đông tới hơn 6 vạn, gấp rưỡi lần số dân Kiệt có trên các tiểu khu ( không tính số lính và dân phu người Chiêm vừa thu).
Để có thể dành được sự ủng hộ tại huyện Hồng và mạn nam của Châu Nam Bình, Kiệt hào phóng đưa ra các phương thức canh tác kiểu mới, đặc biệt là phương thức canh tác kiểu R-V-A-C khá hợp với vùng đất vừa có núi đồi, vừa có đồng bằng lại có nhiều chỗ chiêm trũng như Châu Nam Bình. Chưa hết, cậu còn hướng dẫn họ về các tạo các hợp tác xã, giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn theo phương pháp: gộp lại thì nhiều chia ra sẽ thiếu.
Đồng thời, Kiệt cũng tận lực thành lập các lực lượng dân quân tự vệ, đây là lực lượng vũ trang tạm thời có vài trò đảm bảo an ninh trật tự tại mỗi địa phương, cũng là nguồn lính tương lai. Đồng thời, bất kì toàn phỉ nào hoành hành Kiệt cũng ra tay tiêu diệt không thương tiếc, kẻ nào chịu hàng sẽ được cho về với nhóm của những tên hàng binh ở Động Thạch Hổ, tuyển chọn và đào tạo thành một lực lượng lính đặc biệt, na ná như đặc công vậy. Đi đôi với công tác quân sự, thì công tác chính trị và kinh tế cũng được đẩy mạnh thông qua các cuộc tuyển thêm cán bộ tại chính địa phương để đào tạo, họ sẽ được dạy chữ, truyền nghề và tư tưởng. Những người này sẽ đóng vai trò nòng cốt trong trường họp xấu nhất: Kiệt bị buộc phải lùi khỏi mạn nam Châu Nam Bình. Lực lượng cán bộ kinh tế này khi đó sẽ làm vai trò đấu tranh chính trị, và chừng nào còn có họ, tầm ảnh hưởng của Kiệt tại nơi đây sẽ không bị xóa nhòa. Đây là một bài học Kiệt từng nghe trong VN Youtuber: Vì sao Triều Tiên không thể thống nhất như Việt Nam.
Sự phát triển của Kiệt cố nhiên không tài nào giữ kín được. Ngụy quan Tri Châu Nam Bình là Trần Khảng đã tấu lên trên, và sau khi đã họp với các mưu sĩ, Hoằng Hạo quyết định cần phải bóp nát nguy hiểm từ trứng nước. Kẻ được y giao nhiệm vụ lần này là một vị tướng rất mới có tên Lý Đại Thủy. Điều này làm nhiều người ngạc nhiên, thậm chí nhiều kẻ còn cho rằng lý do Hoằng Hạo chọn một tướng mới là do y đang phải căng mình chuẩn bị cho cuộc chiến đấu với chính quyền trung ương Đại Hoa.
Thậm chí tình báo nhà họ Bùi cũng khẳng định đây là một viên tướng mới được đưa ra, trông cũng khá già dặn, khoảng 50 tuổi nhưng tư lịch cầm quân không có mấy. Có lẽ gã được đưa lên là nhờ chạy chọt gì đó chẳng hạn. Nghe nhận xét đó, Kiệt bắt đầu thấy có điều không ổn. Hoằng Hạo không phải là kẻ ngây thơ, lẽ nào lại chấp nhận mạo hiểm kiểu đó. Hơn nữa thông tin về kẻ được cử đi không có, cũng có nghĩa là cách hắn đánh, giữ, mưu lược của hắn ta sẽ đều được giữ bí mật hoàn toàn. Điều này không khác gì bịt mắt đánh nhau. Chưa hết, quân của Kiệt vừa thắng mấy trận, hầu như đều là những trận lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, quân đang kiêu, mọi người bảo nhau rằng trận này ra quân một trận sẽ đánh tan kẻ địch, tiến đánh mạn bắc Châu Nam Binh.
Ý thức chủ quan kiểu này không chỉ có ở binh sĩ, mà chính các chỉ huy cũng có rất nhiều, Kiệt không đè xuống được. Thậm chí, chú Hưng cũng hết sức khinh thường quân địch, đường lui cũng không hề chuẩn bị dù Kiệt đã liên tục nhắc nhở.