Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng
Chương 2: Ý tưởng làm giàu
Hoàng Văn Định về làng, mang theo cô vợ trẻ đẹp, thông minh, khiến cả làng ai cũng thấy khâm phục. Tuy chỉ mang về một tí vốn dắt lưng, nhưng mọi người đều cho là Hoàng Văn Định thắng lớn, vì cô vợ của y mang về đẹp nhất làng, thậm chí mấy huyện gần đây cũng khó ai xinh đẹp bằng. Đã thế, cô vợ của y còn đủ tam tòng tứ đức, lo lắng quán xuyến cho nhà chồng đầy đủ, lại biết chữ nghĩa, khiến người trong cả họ vô cùng kính nể.
Thế rồi Hoàng Anh Kiệt, chắt trưởng nhà họ Hoàng ra đời sau đó một năm, họ Hoàng càng lúc càng thêm vượng. Hoàng Anh Kiệt năm nay 6 tuổi, là chắt trưởng nhà họ Hoàng, được bố mẹ vô cùng chăm bẵm, không chỉ cho con mình ăn uống đủ đầy, Kiệt còn được dạy dỗ vô cùng chu đáo. Bao nhiêu chữ nghĩa Văn Nguyệt biết, cô đều dùng để dạy con mình. Vốn là con gái nhà gia thế, lại từng làm Tổng binh phu nhân, Văn Nguyệt tinh thông đủ cầm,kì, thi, họa, dược, sử. Còn về võ, Hoàng Văn Định đích thân tìm lại tất cả các bài võ cổ của nhà để dạy con.
Có sự dạy dỗ như thế, nên việc Hoàng Anh Kiệt thông minh, được dân làng coi như là đương nhiên. Và với Kiệt, đó cũng là sự may mắn. Hoàng Anh Kiệt, vốn không phải là người ở thế giới này, mà là một kiểm lâm ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ 21. Vốn là một sinh viên cơ điện tử, nhưng rồi vì kế sinh nhai nên đành lên núi rừng làm việc, tại đây, vì cuộc sống mà cậu đã phải học và sử dụng lại kĩ thuật thời đi học, cộng thêm sự sáng tạo để duy trì cuộc sống. Thế rồi bão lũ xảy ra, khiến cậu ta hi sinh trong khi cứu nạn người dân. Có lẽ ông trời thương người, cậu tái sinh ở một thế giới khác.
Thế giới này na ná như Việt Nam thời kháng Minh: hai họ tranh chấp, ngoại bang xâm lược, dân tình khổ sở,… Lúc này, người Việt sở dĩ không nổi loạn, là vì quân Hoa quá giỏi, kiềm chế và phân hóa được các lực lượng võ trang của người Việt, nên dân Bách Việt như đống cát, đạp là đổ. Để tụ họp được một luồng sức mạnh đủ lớn để đánh quân xâm lược, phải có nhiều sự mưu tính sâu xa. Nhưng mà thôi, việc đó chưa phải điều cậu có thể nghĩ, nghĩ là phải nghĩ cái việc trước mắt cái đã.
Nhà của Kiệt, tuy cha mẹ đều cố gắng làm việc, nhưng cả hai đều khó làm giàu, vì làng Băm nghèo quá, không có dịch vụ, không có thương mại, toàn tự cung tự cấp, mà cả nhà cậu chỉ giỏi đánh cá, nên dù mẹ cậu có là người có học, thông minh cũng chẳng thể cải thiện được tình hình. Sống ở trên rừng núi nhiều, Kiệt biết rằng muốn no thì phải cấy cày, muốn làm giàu thì chỉ có buôn bán, nên cậu rất chăm chỉ học thêm về nông- lâm- thủy sản, tuy không chuyên sâu như ngành cơ điện tử, nhưng cũng nhiều chỗ tâm đắc.
Hôm nay, nhân ngày rảnh rỗi, cậu cùng mấy anh em họ lên rừng kiếm củi. Họ Hoàng đông con lắm cháu, đa phần là con nhà võ, nên không cần người lớn đi cùng. Rừng ở xa, mà bọn nhóc đều biết là “ một lần không tốn, bốn lần không xong”, nên ai cũng mang cơm gạo đi, phòng khi phải ngủ lại trong rừng. Nhìn đám anh em họ tay dao tay gậy, mang cả gùi đi, Kiệt khâm phục thật, vì cậu tuy là trưởng, nhưng ông nội sinh bố muộn hơn anh em ông, thành ra dù bố cậu kết hôn không muộn, nhưng Kiệt vẫn nhỏ hơn anh em nhiều lắm. Lần này Kiệt đi, có khi chỉ là đi chơi cho vui thôi.
Làn nayd đi, không chỉ có đám trẻ con họ Hoàng, mà tất cả trẻ con trong làng đều đi, tiện chiếu cố lẫn nhau. Đường rừng khó đi, may mà đang mùa khô nên không trơn trượt gì, củi khô cũng nhiều, nhặt một lúc đã đầy gánh, mọi người cũng cố tìm xem có măng dại, quả rừng gì không. Đột nhiên một đứa reo to
- Mộc nhĩ chúng mày ơi!
- Đâu! Đâu!
Nghe thấy thế, cả đám trẻ vội ùa lại. Hóa ra ở thân một cây gỗ mục, có một đám mộc nhĩ rất to đang mọc lên. Một đứa định thò tay vào hái, thì đứa khác ngăn lại.
- Mộc nhĩ này do họ Đỗ bọn tao phát hiện ra, bọn còn lại cút!
- Bọn mày đừng tưởng bở nhé, tất cả cùng trông thấy, có gì chia đều!- Một đứa họ Đào lên tiếng.
- - Đừng tưởng họ Đỗ chúng mày đông mà bắt nạt người khác nhé, cả làng này có phải mỗi bọn họ Đỗ chúng mày đâu.
Chẳng mấy chốc, cuộc cãi vã lên đỉnh điểm, nhiều ông trẻ trâu hăng máu, định nhảy vào ăn thua đủ. Cũng may là ăn thua đủ bằng tay chân thôi, chứ không ông nào dám dùng vũ khí cả, trẻ con đánh nhau thôi mà. Thấy chuyện đó Kiệt ngạc nhiên hỏi Đào Thùy Linh, còn gọi là Ngô, cũng là anh em họ bắn đại bác không tới với mình.
- Mộc nhĩ có gì mà bọn nó bu lại giành ghê thế?
- Anh Kiệt không biết đấy thôi, mộc nhĩ là thuốc bổ, trên cụ lang Hài trên huyện Hồng đang mua, 1 xu= 3 lạng mộc nhĩ tươi = 1 lạng khô ( đơn vị tiền tệ và quy đổi: 1 vàng= 10 bạc= 100 tiền= 1 000 xu= 10 000 chinh, giá vật tư thì 3 xu= 1 cân gạo). Thế nên tranh nhau khiếp lắm.
Vừa nghe tới đây, Kiệt nhảy cẫng một cái đồng thời hét toáng lên, khiến ai cũng chú ý. Thấy mọi người chú ý, Kiệt cũng hơi ngượng, nhưng kế sách kiếm tiền hiện ra trước mắt rồi đây: Trồng mộc nhĩ. Ngày xưa ở trên lầm trường, cậu vẫn hay trồng mộc nhĩ, lấy nó làm thức ăn luôn. Cách ấy là tự học, cũng nhờ dân trong lâm trường chỉ.
Thế rồi, kệ cha đám trẻ kia đánh nhau chán, rồi phân chia mộc nhĩ, Kiệt chỉ lẳng lặng đi kiếm lấy giống mộc nhĩ, cẩn thận gói chúng nó lại để đem về trồng. Việc Kiệt làm tuy mọi người cũng thấy, nhưng chả ai hiểu, với cả đang bận chia chác, nên cả bọn mặc kệ.
Về nhà với giống mộc nhĩ, Kiệt nhanh chóng bắt tay vào công tác chuẩn bị. Đầu tiên, cậu xin bố mẹ một mảnh đất nhỏ để trồng, sau đó, xin thật nhiều mùn cưa, gỗ mục. Chọn thứ gỗ mềm, không có nhựa độc, lại kiếm chỗ đấy ít bị nắng chiếu, ẩm nhiều. Nếu ngày trước, còn ở thế giới cũ, khoa học phát triển, dụng cụ đủ đầy, cần là ra chợ mưa, thì ở đây toàn phải tự chế. Vì thế, nếu so với trước, năng suất hay chất lượng e là không bằng.
Khó khăn lớn nhất là tạo bình phun sương để giữ ẩm, vì nếu tưới trực tiếp thì sẽ không tốt chút nào. Mất hơn 10 ngày mới chế được ra một bình bơm nước kiểu phun sương. Dù rất đơn giản gồm một túi bằng da đựng nước, nắp vặn gỗ được chọc thủng mấy lỗ cực nhỏ, khi tưới cứ thế dốc lên đê nước rới xuống, làm cho hiệu quả thì chẳng đâu vào đâu, thế nhưng lại khá khó tạo, phải vắt óc ra nghĩ mãi mới làm xong. Nhưng vẫn còn tốt chán, trong 10 ngày làm chiếc bình, Kiệt phải ngậm nước vào miệng, rồi phun ra tạo nên sương. Khổ vãi đạn. Sau hơn hai tháng, mộc nhĩ đã có thể thu hoạch, nhưng Kiệt không vội đem bán ngay. Thay vào đó, cậu cố gắng tạo thêm giàn trồng, lấy thêm giống đồng thời tìm hiểu giá cả thị trường thông qua họ hàng. Ý của Kiệt là định làm một mẻ khỏe cả đời, lấy vốn đi làm việc khác.
Nhìn những lá mộc nhĩ mịn màng được hái xuống, phơi khô, Kiệt như thấy tiền kêu leng keng bên tai. Ngày ấy cũng đến, theo chân bố mẹ lên chợ huyện mua đồ, Kiệt mang theo toàn bộ số mộc nhĩ đó đi. Trước đó, Kiệt đã mất bao công sức mới làm bố mẹ tin mình trồng được hoàn toàn là nhờ thông minh hơn người, quan sát mà ra( chứ nếu không chẳng lẽ nói thật mình là người trọng sinh):
“Con thấy trên rừng có măng, nhà mình cũng có măng trồng, mà măng trồng thì gần nhà dễ kiếm, sao mộc nhĩ không đem về trồng. Cây đa cổ thụ làng mình, con nghe bảo chỉ lấy rễ về trồng mà vẫn to đùng ra, thế là con lấy ít gốc của mộc nhĩ về ( thực ra lấy giống mộc nhĩ bằng cách nào thì tác giả chịu, chém bừa đấy).
Bố vẫn dạy con rằng mỗi loại cây trồng có cách sống riêng, con cố tình hỏi bọn nó chỗ bọn nó hay tìm mộc nhĩ thì thấy toàn chỗ râm, ẩm,.. nên con làm lại như thế. Còn cái bình tưới này, con làm là để thay mưa phùn thôi. Mộc nhĩ bé quá, nếu tưới mạnh thì trôi mất, dùng bình này tưới không sợ trôi.
Còn tiền, con chỉ xin mấy đồng tiêu vặt. Nhé bố mẹ.”
Những tưởng chỉ được vài xu là cùng, không ngờ bố mẹ Kiệt lại cho cậu cầm hẳn một phần ba số tiền. Tổng số mộc nhĩ Kiệt trồng được, phơi khô đi còn có tới hơn 15 cân= 150 lạng= 150 xu, tức là Kiệt trong tay có tới 50 xu= 17 cân gạo. 17 cân gạo là số gạo ăn trong tháng rưỡi của cả nhà 5 người của Kiệt ( bố mẹ, Kiệt và hai đứa em trai Minh, Hùng của cậu).
Thực ra nghĩ lại thì cũng không lạ gì, vì vốn dĩ ban đầu đây sẽ chỉ là cuộc mua bán một lần kiếm vốn, nhưng Kiệt thay vì vào việc mua bán luôn, lại giả làm khách mua thuốc, dò hỏi hết những việc mua bán ở đây, nên biết không chỉ tiệm thuốc này, mà mấy tiệm ăn đang nhập mộc nhĩ. Nguyên do là mấy huyện này đang biến thành chốn ăn chơi cho bọn con nhà thế phiệt bị đưa về địa phương rèn luyện, mộc nhĩ với khả năng chữa bệnh, lại thơm ngon nên dễ kiếm hàng. Thế là Kiệt xui bố mẹ đi gặp khách hàng thuyết phục họ ký hợp đồng với mình. Dựa theo hợp đồng, năm sau họ phải xuất 5 tạ mộc nhĩ mới ổn. Đây sẽ là một công việc ổn định cho trẻ con họ Hoàng kiếm thêm thu nhập.
Kiệt tiền rủng rỉnh rồi, cũng không vội khoe khoang hay tiêu linh tinh. Tiền này là tiền làm vốn, để làm ăn. Tiền này phải đẻ ra tiền, liên hoàn bất tận. Thứ duy nhất cậu dùng để tự thưởng, chỉ có là một cân mua kẹo mạch nha về để khao tất cả anh em trong họ Hoàng, bất kể nội ngoại.