Hồng Bào Quái Nhân

Chương 1: Chương 1: Thi Tuyệt Kỹ Cứu Người




Nơi đây từ biệt Yên Đan!

Người xưa đã khuất sông Hàn còn đâỵ Ở phương bắc vào buổi sơ đông băng tuyết đã đóng dầy trên mặt đất, gió lạnh thấu xương. Bóng tịch dương trong buổi chiều tà còn rọi xuống đường cái quan. Một chàng thiếu niên kỵ mã đầu đội nho cân ngồi trên yên ngựa ngâm bài Dịch thủy tống nhân. Tuy chàng còn nhỏ mà dường như đã hiểu sâu xa về tình ý bài thợ Giọng chàng ngâm đầy vẻ thê lương tịch mịch. Chỉ lạc thảo mấy câu mà khiến cho người ta cảm thấy nỗi buồn man mác. Chàng đang ngâm thơ, bỗng phía sau có âm thanh dõng dạc vang lên:

- Hồi sơ đường, Vương Lạc, Lư, Dương tứ kiệt, nhưng thực ra Lạc Tân Vương đáng là người đứng đầụ Thiếu niên ngâm thơ ngoảnh đầu nhìn lại thấy một chàng trai trẻ tuổi hơn mình liền mỉm cười dừng ngựa lạị Gã thiếu niên này mới chừng , tuổi mày thanh mắt sáng gật đầu gọi chàng. Thiếu niên ngâm thơ trong lòng ngấm ngầm kinh hãi nghĩ bụng:

- Chàng kỵ mã này tựa hồ ở trên trời rớt xuống. Gã đã đến sau lưng mình lúc nào mình cũng chưa biết. Chàng nhìn kỹ lại hồi lâu cảm thấy thiếu niên có thể thân cận được. Gã cưỡi con ngựa đen tuyền, khắp mình không lẫn một sợi lông nào khác màụ Thân hình nó vừa vặn, mắt chiếu ra những tia hồng quang chói sáng. Đúng là một con tuấn mã nổi danh. Thiếu niên đến sau nói:

- Dĩ nhiên bài thơ đó là một thiên cổ tuyệt xướng của Lạc Tân Vương nhưng có được huynh đài lĩnh hội sâu xa thì ngâm lên mới khiến cho người ta đứng trước một hoàn cảnh thực sự mà xúc động tâm thần. Thiếu niên ngâm thơ mỉm cười hỏi:

- Huynh đài quá khen khiến tiểu đệ càng thêm hổ thẹn. Xin huynh đài cho tiểu đệ hay cao tánh đại danh được chăng? Thiếu niên nhỏ tuổi vọt ngựa lên ngang hàng thiếu niên ngâm thơ đáp:

- Tiểu đệ họ Nhan tên gọi Bách Bạ Tiểu đệ cũng muốn được thỉnh giáo tôn danh đại tánh!

Thiếu niên ngâm thơ đáp:

- Tiểu đệ là Du Hữu Lượng. Nay được gặp huynh đài thật là may mắn!

Nhan Bách Ba cũng nói mấy câu xã giao đáp lạị Tuy đã còn nhỏ tuổi mà cách cử chỉ đã tỏ ra lão luyện, dường như từng bôn tẩu giang hồ lâu ngàỵ Hai người sóng vai mà đị Nhan Bách Ba đã ăn nói hoạt bát, kiến văn lại rộng rãị Đi được một lúc hai người nói chuyện rất thân mật. Du Hữu Lượng nói:

- Nhan huynh tài ba lỗi lạc học rộng lại nhỏ tuổi, đường lịch duyệt cũng hơn người khiến cho tiểu đệ hết sức khâm phục. Nhan Bách Ba đáp:

- Tiểu đệ nhỏ tuổi học sách không thành phải bỏ theo nghề luyện kiếm. Luyện kiếm cũng không xong thành ra văn dốt võ dát, chẳng nên trò chống chi hết. Lần lữa ngày tháng chẳng làm được việc gì, thật khiến cho huynh đài chê cườị Du Hữu Lượng cười thầm trong bụng:

- Người nhỏ tuổi như thế này mà đã nói những gì mà lần lữa ngày tháng? Thật là lên mặt ông cụ non!

Chàng thấy Nhan Bách Ba miệng còn măng sữa mà ăn nói với mình thật sành sỏi, chàng không khỏi lấy làm kỳ. Nhan Bách Ba lại nói:

- Du huynh định đi đâủ Tiểu đệ đoán càn là Du huynh xuống Trường An để kịp mùa xuân sang năm vào hội thi!

Du Hữu Lượng gật đầu ầm ừ cho xong chuyện. Nhan Bách Ba mừng rỡ nói:

- Tiểu đệ cũng xuống Trường An đang lo dọc đường tịch mịch, muốn cùng huynh đài kết bạn!

Gã nói tới đây có vẻ ngượng ngùng mặt hơi đỏ lên, mắt ngó trộm Du Hữu Lượng rồi nói tiếp:

- Được kết bạn cùng huynh đài để nghe lời đàm luận của người cao sĩ thì thật thỏa chí bình sinh!

Du Hữu Lượng thấy Nhan Bách Ba là con người khả ái lại cùng đi chung một đường thì trong lòng cũng thấy khoan khoáị Chàng toan nói mấy câu khiêm nhượng. Bỗng phía sau lưng có tiếng gió ngựa dồn dập. Bốn năm người kỵ mã đã vun vút đuổi tớị Du Hữu Lượng dừng ngựa nhường lối đi, nhưng chưa kịp tránh sang bên đường thì tiếng gió phía sau xô tới rất lẹ. Tiếp theo đánh vù một tiếng. Mắt chàng tối sầm. Một người kỵ mã đã vọt lên cao qua đầu chàng. Bỗng thấy Nhan Bách Ba đi bên cạnh buông tiếng cười lạt, Du Hữu Lượng ngẩng đầu nhìn ra thì người cưỡi ngựa vọt qua mình đã đứng ở trước mặt. Người đó không phải đàn ông mà lại là thiếu nữ lối , tuổi, nàng cười hì hì nói:

- Xin lỗi, xin lỗi nhé! Con ngựa này bất kham không được. Chắc nó làm cho người sợ bở víạ Du Hữu Lượng chưa kịp trả lời thì mấy người kỵ mã ở phía sau vọt tới cất tiếng ồm ồm la lên:

- Ngũ muội! Ngũ muội lại tinh nghịch mất rồi! Ta mà biết trước thế này thì Ngũ muội có lăn ra năn nỉ ta cũng không cho đi theọ Du Hữu Lượng quay đầu nhìn lại bốn người ở phía sau thì hai người đã đứng tuổi, còn hai người nữa cũng là thiếu niên. Cả bốn đều lưng đeo trường kiếm ngồi trên mình ngựa, thanh thế hùng dũng. Hán tử vừa nói đó cỡ , tuổi, thân thể cao lớn, tướng mạo đoan chính. Tuy y có điều bất như ý, nhưng vẫn giữ vẻ lịch sự không ra người thô lỗ cục cằn. Du Hữu Lượng khen thầm trong bụng:

- Đúng là một đại hán Yên Triệu rất oai phong!

Chàng thấy đại hán phiền trách thiếu nữ kia mà nét mặt vẫn không ra chiều tức giận. Hiển nhiên là người khí độ ung dung, lại giống như một vị đại ca đối với cô em út nhõng nhẽo, đi đến thái độ đành bó taỵ Thiếu nữ lại nói:

- Xin lỗi nhé!

Tuy nàng xin lỗi Du Hữu Lượng mà mắt lại vè vè ngón Nhan Bách Ba chú ý đến sắc diện gã. Nhan Bách Ba lạnh lùng nói:

- Bản lãnh của Hoa sơn ngũ hiệp thật không phải tầm thường. Tại hạ đã được biết qua!

Đại hán kia ngấm ngầm kinh hãi, vẻ mặt rầu rầu đáp:

- Nhãn lực của huynh đài đây thật là lợi hại! Cô tiểu sư muội này của tại hạ bản tính tinh nghịch, nhưng trong lòng không có ác ý. Nói ra khiến hai vị cười chọ Tại hạ là ca ca của cô cũng không biết bao lần bị cô làm cho bực mình. Ha ha!

Nguyên trong lòng y vẫn lo lắng, nhưng lúc mở miệng trách cô tiểu sư muội gây sự với người lại thốt ra luận điệu cô là người khả ái rồi bật lên tiếng cười ha hả. Nhan Bách Ba dặng hắng một tiếng rồi quay đầu đị Thiếu nữ kia thấy Nhan Bách Ba không thèm chú ý đến nàng thì trong lòng buồn bực, quay ra nổi nóng với đại hán. Nàng nói:

- Đại ca! Sao đại ca biết tiểu muội không có ác ý? Cái đó mới thật là kỳ!

Nàng dương mắt lên nhìn Nhan Bách Ba ra chiều muốn tỷ đấụ Đại hán xua tay lia lịa, thần sắc rất ngượng ngùng. Du Hữu Lượng hết ngó đại hán lại ngó thiếu nữ. Lòng chàng vừa bi thương vừa đầm ấm. Tình trạng này chàng đã quen rồi, tựa hồ chàng tự đặt mình vào địa vị đại hán. Con ngựa nhỏ của thiếu nữ cười màu hồng thẫm. Thật là một con thần tuấn. Thiếu nữ dáng người xinh đẹp mà lúc tức mình càng khiến cho người ta phải rung động. Đại hán sợ nàng sinh sự, liền tung ngựa lại vỗ vai nàng nói:

- Ngũ muội! Chúng ta lên đường thôi!

Thiếu nữ đang cụt hứng, nghe sư ca nói vậy, hầm hầm nhìn Nhan Bách Ba một lần nữa rồi quất ngựa chạy đị Nhưng ngựa của nàng vừa cất bước, Nhan Bách Ba hô lên:

- Hãy khoan! Cái này trả cho cô nương!

Gã từ từ cầm chiếc mũ nhỏ giơ lên. Chính là cái mũ của thiếu nữ đánh rớt lúc nàng tung ngựa vọt qua đầu Du Hữu Lượng. Thiếu nữ kia ngó thấy không khỏi sửng sốt. Mắt nàng đỏ song miệng la lối:

- Người khinh mạn ta! Người khinh mạn ta!

Rồi giục ngựa như baỵ Bốn vị sư huynh sư đệ cùng đại hán cười ha hả rồi cũng giục ngựa chạy theọ Nhan Bách Ba rung tay một cái liệng mũ ra rớt đúng vào đầu thiếu nữ, tựa hồ như người đội mũ lên cho nàng. Đại hán sợ cô tiểu sư muội phải bẽ bàng, miệng y mỉm cười nhưng không lên tiếng. Thiếu nữ cầm mũ liệng mạnh xuống đất. Đại hán quay lại nhìn Nhan Bách Ba lộ vẻ kinh hãi thầm nghĩ:

- Gã này nhỏ tuổi như vậy mà nội lực đã vào hàng thượng thừạ Ngựa chạy nhanh như vậy cái mũ lại nhẹ tọp mà gã liệng trúng vào đầu tiểu sư muội thì công lực của gã có lẽ còn hơn cả tạ Tiếng vó ngựa mỗi lúc một xa dần. Nhan Bách Ba thản nhiên như không có chuyện gì nói:

- Du huynh! Chúng ta cùng đi thôi!

Du Hữu Lượng gật đầụ Hai người đi chừng một giờ thì trời tối mịt. Bỗng phía trước hiện ra một khu rừng lớn. Du Hữu Lượng ngấm ngầm lo lắng. Chàng chắc đêm này phải ngủ dọc đường. Nhan Bách Ba nói:

- Chúng ta lại đi mười dặm nữa là đến một thị trấn lớn. Bữa nay tiểu đệ xin làm chủ mời huynh trưởng uống mấy chung rượu rồi thắp đèn trò chuyện suốt đêm thâu được chăng? Du Hữu Lượng chỉ cốt sao khỏi ngủ ngoài trời là yên. Còn chuyện ăn cơm uống rượu, chàng chẳng bận tâm. Chàng gật đầu không nói gì rồi giục ngựa vào rừng. Nhan Bách Ba chạy theo sau để chỉ đường. Trong khu rừng này rất nhiều lối đi nhỏ hẹp vòng qua vòng lạị Du Hữu Lượng không nhận được phương hướng, nhưng Nhan Bách Ba trong lòng sẵn có định kiến, tựa hồ gã đã quen thuộc đường lốị Đột nhiên phía trước vẳng nghe tiếng khóc rất bi ai vọng lạị Nhan Bách Ba nói:

- Ra khỏi khu rừng này là đến thị trấn ngaỵ Chúng ta thử lại xem ai khóc đó. Du Hữu Lượng liền cho ngựa đi về phía phát ra tiếng khóc. Đi chẳng bao lâu tiếng khóc càng rõ mồn một, Nhan Bách Ba bỗng ồ lên một tiếng, tiện tay gã bẻ lấy một cành cây khộ Gã dùng ngón tay trỏ và ngón giữa bên mặt kẹp lấy liệng rạ Cách một tiếng, một vật rơi xuống. Nhan Bách Ba nhoai người về phía trước. Du Hữu Lượng rượt theo thì đã thấy một thiếu niên té lăn xuống đất. Cổ gã còn buộc sợ dâỵ Gã đã ngất đi rồị Nhan Bách Ba quay lại nhìn Du Hữu Lượng tủm tỉm cười nói:

- Người này treo cổ tự tử. Vừa rồi tiểu đệ thấy tình thế nguy cấp sợ cứu không kịp, may mà bỗng sinh cấp trí, liệng cành cây khô cho đứt dâỵ Tuy người này bị giáng xuống đất khá mạnh, nhưng con bảo toàn được tính mạng. Dư biết sự thành công của Nhan Bách Ba nguyên là một tuyệt kỹ. Gã chỉ khẽ búng hai ngón tay là cứu được người ở ngoài mười trượng. Nhưng hành động của gã rất lão luyện, nhưng tâm tính thiếu niên không đè nổi sự đắc ý. Du Hữu Lượng nói:

- Bản lĩnh của Nhan huynh thật là tuyệt vời! Dù Hồng tuyến không không ngày trước chưa chắc đã ăn đứt nổi huynh đài!

Nhan Bách Ba thấy chàng tuy miệng thốt lời tán tụng mà mặt không lộ vẻ kinh dị thì nghĩ thầm trong bụng:

- Xưa nay hai đường văn võ ai mà học đến hóa cảnh đều có phong độ như nhaụ Anh chàng nho sinh này thấy ta thi triển công phu tuyệt diệu mà cũng không lộ vẻ sửng sốt, như vậy là người rất trầm tĩnh. Gã nghĩ vậy nên đối với Du Hữu Lượng càng tăng thêm phần hảo cảm. Gã cúi xuống điểm vào người thiếu niên kia mấy chỗ. Thiếu niên dần dần tỉnh lại, dương mắt lên nhìn hồi lâu mới cất tiếng hỏi:

- Chao ôi! Các người cũng treo cổ tự tử cả đấy ử Chốn âm cung thật là tối tăm lạnh lẽo!

Nhan Bách Ba không nhịn được phải bật cườị Bỗng gã đưa tay lên che miệng đưa mắt ngó Du Hữu Lượng, sau đó gã bỗng hỏi:

- Chú ngốc này! Tại sao mà tự tử? Thiếu niên ngơ ngác sờ tay vào đầu dây mới biết là mình chưa chết và đã được hai người này cứu sống. Ở trong cõi chết gã được người lôi ra, trong lòng bâng khuâng tựa hồ con người đã được đổi đờị Trong lúc nhất thời gã không nghĩ ra được vì lẽ gì đã tìm đường chết nên chưa kịp trả lờị Nhan Bách Ba hỏi lại lần nữa, giọng nói của hắn ra chiều nóng nảỵ Thiếu niên kia dần dần tỉnh lại, gã nhớ tới nỗi đau khổ của mình chưa giải quyết được, bất giác nỗi bi ai lại nổi lên, buông tiếng khóc ròng. Nhan Bách Ba nói:

- Chú ngốc kia! Chú khóc phỏng được ích gì! Ta cho chú hay, dù chú muốn chết cũng không được nữa!

Gã thiếu niên quả nhiên ngừng khóc, hằn học hỏi lại:

- Người bảo saỏ Nhan Bách Ba đáp:

- Mạng người vừa rồi do ta cứu thoát. Người không cần sống từ trước rồị Bây giờ cái mạng đó là của ta, người không thể tùy tiện hủy diệt được nữạ Câu này tuy vô lý, nhưng Nhan Bách Ba nói bằng một giọng nghiêm trang, nên nghe cũng có vài phần ý tứ. Thiếu niên ruột rối như mớ bòng bong, còn tâm tình nào mà suy nghĩ nữạ Gã tức giận mắng liền:

- Người là cái quái gì mà nói vô lý thế? Bây giờ gã tức giận nhiều hơn nên thành ra lấn át nỗi bi aị Gã dương cặp mắt hung dữ lên nhìn hai người đã cứu mạng của gã. Nhan Bách Ba lại hỏi:

- Ta nói cứ vô lý thì saỏ Thiếu niên tức quá la lên:

- Nếu vậy ta phải liều mạng với hai người!

Rồi gã sừng sực xông lạị Nhan Bách Ba khẽ nghiêng mình né tránh, rồi đưa chân móc cho thiếu niên té xuống. Gã lạnh lùng hỏi:

- Người liều mạng với ta làm chỉ Sao không kiếm người khiến người phải uất ức đến tự tử mà quyết sống máỉ Thiếu niên chưng hửng nhận thấy Nhan Bách Ba nói đúng. Gã liền trằn mình đứng dậy toan bỏ đị Nhưng mới đi được mấy bước, lại ngồi phệt xuống vừa khóc vừa nói:

- Ta chết đi hay hơn! Ta chết đi hay hơn!

Nhan Bách Ba thấy gã khóc lóc cực kỳ thống thiết tựa hồ không còn cách nào làm khác được mà chỉ có một con đường chết mới thoát. Gã động mối thương tâm liền dịu giọng hỏi lại duyên cớ. Gã thiếu niên vừa khóc vừa lược thuật chuyện của mình. Phụ thân gã bị giặc bắt giữ đòi chuộc một ngàn lạng bạc, bà mẫu thân gã chạy đến đường cùng mới được sáu trăm lạng. Gã đem bạc đi năn nỉ xin tha cho phụ thân còn khất bốn trăm lạng sau này sẽ bổ túc. Tuy đã biết hành động này rất mong manh, nhưng cũng đành thử coị Gã đi qua một thị trấn lớn, thấy người ta đương đánh bạc thì trong lòng nảy ra một ý niệm cầu may vào đánh, nếu được đủ ngàn lạng thì đêm nay cha con sẽ được đoàn viên. Thế rồi gã tiến vào bàn bạc. Ngờ đâu gã thua hết nhẵn. Gã nghĩ tới mẫu thân phải bán hết đồ đạc cùng tư trang mới được bằng ấy tiền, bây giờ bỗng thành tay không, tiền mất mà chẳng được việc gì đâm liềụ Tiếng bạc cuối cùng thua rồi, gã rất đỗi bồn chồn há miệng cắn vào nhà cáị Nhà cái vung tay áo một cái thì trong tay áo rớt ra một con súc sắc, y liền đập tan bát đĩạ Những con bạc thấy nhà cái lừa bịp, cờ gian bạc lận, liền xúm vào vừa đánh vừa lạ Dè đâu nhà cái quát lên một tiếng thật to vung quyền cước đấm đá loạn xà ngầụ Mọi người bị đánh ngã tơi bời, gã thiếu niên ôm lấy chân nhà cái mà giữ lại, nhà cái liền đập vào sau gáy của gã cho gã chúi xuống rồi bỏ đi băng băng. Thiếu niên chết giấc nằm lăn dưới đất. Đến lúc tỉnh lại thì mọi người đã đi hết cả rồi chỉ còn trơ lại mình gã. Gã càng nghĩ càng căm giận cho đời toàn là người ỷ mạnh hiếp yếụ Gã nghĩ mãi không còn đường lối nào thoát khỏi cảnh ngộ đau khổ liền chạy vào rừng tự tử. Nhan Bách Ba hỏi:

- Có phải nhà cái đó bên má phải có một vết sẹo, cặp mắt lồi trô lố không? Thiếu niên kinh ngạc cất tiếng run run hỏi:

- Sao người lại biết hắn? Nhan Bách Ba mỉm cười đáp:

- Chúng ta cùng đi kiếm hắn!

Thiếu niên vẫn chưa hết kinh ngạc hỏi:

- Ngườị. kiếm hắn làm chỉ Nhan Bách Ba đáp:

- Đi đòi tiền hắn. Người bị thua mất bạc không cần nữa ử Người bỏ mặc gia gia người uổng mạng chăng? Nếu thế thì ngu ngốc thật!

Nhan Bách Ba bật lên tiếng cười khúc khích. Thiếu niên khấn khởi tinh thần nghĩ bụng:

- Gã này biết hắn, có khi đòi lại tiền cho mình thật cũng chưa biết chừng!

Nhan Bách Ba vừa cười vừa lên ngựa, Du Hữu Lượng hỏi:

- Huynh đài đi đâu kiếm người tả Nhan Bách Ba đáp:

- Tiểu đệ biết khá nhiều hảo hán trên chốn giang hồ, và hào kiệt ở Quang Trung. Vậy muốn kiếm hắn không lấy gì làm khó lắm. Thiếu niên kia chạy theo sau hai ngườị Nhan Bách Ba tuy cho ngựa đi thong thả nhưng thiếu niên kia đi bộ thì làm sao theo cho kịp? Cứ đi một khắc lại phải dừng lại để chờ gã. Nhan Bách Ba trong lòng nóng nảy mà trước mặt Du Hữu Lượng không tiện nổi nóng. Du Hữu Lượng nói:

- Con ngựa của tiểu đệ tuy không phải là thần tuấn, nhưng tầm vóc cao lớn có thể chở được hai ngườị Vậy mời nhân huynh lên đây ngồi cho đỡ mỏi chân!

Thiếu niên nhìn chàng bằng cặp mắt cảm kích. Gã run rẩy nhẩy lên ngựa ngồi chung với Du Hữu Lượng. Nhan Bách Ba cười thầm trong bụng miệng lẩm nhẩm:

- Đối với anh chàng ngốc kia mà chàng họ Du cũng hô huynh gọi đệ với gã thì thật là không hiểu việc đờị Chắc y vừa mới ra khỏi cửa lần này là một. Gã thấy thiếu niên lộ vẻ rất cảm phục đối với Du Hữu Lượng thì không khỏi ngơ ngẩn nhìn chàng nghĩ bụng:

- Gã ngốc này có vẻ ngây ngô, chất phác. Chắc gã giận ta là người hẹp lượng không cho cưỡi ngựa chung để cùng đị Chờ lát nữa xem ai đòi tiền cho gã. Hai con ngựa đi rất maụ Chỉ trong khoảnh khắc đã đi ra khỏi khu rừng. Lại đi chừng nửa giờ thì thấy phía xa xa có ánh đèn lửa sáng rực. Thiếu niên hỏi:

- Thằng cha cờ bạc bịp ở trong thị trấn trước mặt kia ử Nhan Bách Ba không nói gì. Đột nhiên trước mặt có bóng người thấp thoáng. Một hán tử chân ngang đá chân xiêu, miệng khé cất tiếng hát nghêu ngao:

Trời là chăn hề đất là giường. Tiền bạc thu hết hề khí ngang tàng. Thế sự buồn teo hề ta mua rượụ Phải uống cho say hề tít cung thang. Ha hạ.!

Hán tử vừa đi tớị Người chưa đến đã sặc mùi rượụ Nhan Bách Ba chay mày bắt ngựa tránh sang một bên. Hán tử dường như mượn rượu giả khùng, vươn tay ra nắm lấy đuôi ngựa, lè nhè nói:

- Lão đệ! Đời người khó được ngày say túy lúỵ Lại đây để ta mời uống rượụ Nhan Bách Ba không lý gì đến gã, giục ngựa tiến về phía trước. Ngờ đâu hán tử say khướt mà sức mạnh vô song. Con ngựa bị nắm khấu đuôi giơ hai vó trước lên rồi cứ thế mà đứng không chuyển động được. Nhan Bách Ba quay đầu lại vung hai tay lên vạch thành đường bán nguyệt. Hán tử say rượu đột nhiên buông tay ra, con ngựa nhào về phía trước. Nhan Bách Ba đang tức giận thì hán tử sau rượu khom lưng xá dài:

- Nhan công tử giá lâm mà tại hạ có mắt không tròng. Xin công tử lượng thứ!

Nhan Bách Ba tủm tỉm cười hỏi:

- Tại sao người biết ta họ Nhan? Hán tử say rượu kính cẩn đáp:

- Trong thiên hạ hoặc có người không biết công tử, nhưng chẳng một ai không hay môn Chấn thiên thần công của công tử. Nhan Bách Ba nói:

- Người ta thường nói Túy Lý Thần Liên quanh năm ở chốn làng saỵ Bữa nay được gặp mới biết là đúng. Hán tử say rượu nói:

- Phải chăng công tử xuống Trường An chuyến này để tham gia cuộc anh hùng đại hộỉ Nhan Bách Ba gật đầụ Túy Lý Thần Liên cả mừng nói:

- Đã có công tử xuất giá thì còn lo gì bọn Bách Độc Giáo ở Mân Nam nữă Mân là tỉnh Phúc Kiến). Nhan Bách Ba chau mày hỏi:

- Bọn giáo đồ khắp mình có chất độc đó cũng ngược bắc ử Túy Lý Thần Liên đáp:

- Mấy năm gần đây Bách Độc Giáo ở Mân Nam sản xuất ra nhiều cao thủ. Nhất là giáo chủ bản lĩnh thần sầu quỷ khốc. Hắn hoài bão ý chí mở rộng phạm vi thế lực từ lâụ Chắc chuyến này hắn nhân dịp quần hùng thiên hạ lên bắc phó hội, e rằng hắn sẽ tỷ đấu với bọn hán tử Trung nguyên. Nhan Bách Ba gật đầu trầm ngâm. Du Hữu Lượng thấy Túy Lý Thần Liên sau một khắc nét mặt đã biến đổi thần quang lấp loáng, chẳng có vẻ sau sưa chút nào thì trong lòng không khỏi lấy làm kỳ. Túy Lý Thần Liên lại nói:

- Xin công tử tùy tiện. Tiểu nhân phải đi dọc đường dò la tin tức. Đoạn gã khom lưng thi lễ từ biệt. Nhan Bách Ba ngồi trên lưng ngựa hơi khom mình đáp lễ. Túy Lý Thần Liên thi triển khinh công lạng người đi một cái mau lẹ kinh ngườị Chỉ trong nháy mắt đã mất hút vào trong bóng tốị Nhan Bách Ba nói:

- Du huynh! Gã này suốt ngày uống rượu mà vẫn tỉnh táo như thường. Gã được trời ban cho tư chất khác ngườị Khi nào gã say khướt lại chính là lúc vận trù kế hoạch thần thông. Bề ngoài tuy có vẻ thô hào mà thực ra là một tay hảo hán tinh tế đương thờị Du Hữu Lượng gật đầu đáp:

- Giữa nơi hoang dã thật nhiều hào sĩ. Con người đã có tư chất đặc biệt, mình đâu có thể lấy thường tình mà đo bụng dạ!

Hai người còn đang nói chuyện thì bất giác đã tới thị trấn, vừa đi trên đường phố, thiếu niên bỗng trở vào đám đông, la thất thanh:

- Chính là. ... chính là người ở trước mặt kia!

Nhan Bách Ba sa sầm nét mặt, lớn tiếng gọi:

- Lam lão lục! Hãy đứng lại đã!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.