Kiêu Phong

Chương 14: Q.5 - Chương 14: Chiết gia Phủ Châu




Lục Thất nhìn vẻ mặt kinh ngạc của chưởng quỹ, cười nhạt nói:

- Sao? Ta nói không đúng sao?

Chưởng quỹ quay đầu, cười khổ nói:

- Chắc là không liên luỵ gì đến ngài, nhưng Định Quốc công phủ lại không thể không có biểu thị, chỉ đành hạ giá bán tửu lâu, chỉ mong giảm được lửa giận của đối phương.

- Cùng là Quốc công, không lẽ Định Quốc công lại sợ hai vị Quốc công kia sao?

Lục Thất bình thản nói.

- Không phải chuyện sợ hay không sợ, chỉ là không muốn chuốc phiền phức thôi.

Chưởng quỹ nói với vẻ mặt không vui.

Lục Thất gật đầu. Hắn biết Vệ Quốc công tên Thạch Thủ Tín, nhậm chức Đô chỉ huy sứ của “Thị vệ mã quân ti”, Tiết độ sứ Thiên Bình quân, là một rrong những thống soái cao nhất của cấm quân, có thể nói là quyền cao chức trọng.

Mà Tấn Quốc công cũng là quyền cao chức trọng, tên Lý Quân, là người có công lớn khi Chu quốc khai quốc. Bây giờ y nhậm chức Lưu thủ Thái Nguyên, Tiết độ sứ Chiêu Nghĩa quân, đóng quân tây bắc phòng ngự Hạ quốc, có thể nói y như là phiên soái trấn giữ một phương.

Còn Định Quốc công Dương Nghiệp, cũng là trọng thần Chu quốc chiến công hiển hách, xuất thân ở Lân Châu. Lân Châu thuộc vùng tây bắc, Dương Nghiệp bây giờ ở Định Châu nhậm chức Tiết độ sứ Nghĩa Võ quân, là một trong những đạo quân chủ lực chống đỡ Yến quốc. Nhưng so sánh ra, Định Quốc công Dương Nghiệp, không bằng Vệ Quốc công và Tấn Quốc công thế lớn rễ sâu.

Tiếp sau đây, Lục Thất cùng hàn huyên một lát với ông chưởng quỹ về thương nghiệp của Khai Phong Phủ, cũng như là các thế lực liên quan, thám thính sự phân bố và mâu thuẫn của các thế lực nội bộ Chu quốc một cách gián tiếp. Giả sử như nhờ mua Thanh Phong tửu lâu, Lục Thất biết đượcTấn Quốc công trấn thủ Thái Nguyên, bất hoà một cách nghiêm trọng với Vệ Quốc công. Mà trên thực tế Vệ Quốc công lại là huynh đệ kết nghĩa với Triệu Khuông Dẫn, phong hiệu của Triệu Khuông Dẫn là Võ Quốc công, nhậm chức Tiết độ sứ quân Qui Đức của vùng Tống Châu, Điện tiền Đô kiểm điểm.

Mà Chu quốc không có công thần vương khác họ, công thần khác họ cao nhất cũng chỉ là phong Quốc công, cũng như Thái uý Thái sư gì đó, hoặc thêm cái gì Đồng Bình Chương Sự, Thượng Thư, Thị Lang vân vân. Vả lại, cho dù có phong là Quốc công, cũng không có cái gì mà quyền khai phủ.

Còn Tấn quốc của Lục Thất, từ lúc đầu đã trọng thưởng phong Quận vương và Quốc công, cho phép Quận vương và Quốc công khai phủ xây nha phủ và sở hữu ba ngàn huân vệ, cho dù phong hầu cũng có thể sở hữu một ngàn huân vệ và thực ấp. Đối với Kinh Vương, Việt Vương, Sở Vương đã qui hàng, cũng được đãi ngộ như Quận vương.

Cách làm của Lục Thất, trên thực tế là để nhanh chóng thành lập tầng lớp thống trị của Tấn quốc.Dùng trọng thưởng để lôi kéo các tướng soái thiện chiến, cũng như lôi kéo lòng người qui hàng, có thể trở thành Quận vương, hoặc bảo lưu địa vị và tôn nghiêm của vương, có thể khiến cho người qui hàng cũng như công thần, có được sự thoả mãn về tâm lý. Dưới tâm thái thoả mãn như thế, thì nhất định sẽ cố hết sức bảo vệ nền thống trị của Tấn quốc.

Còn về việc phát triển quá mạnh dẫn đến tạo phản, đó lại là một hoạ ngầm lâu dài khác, lúc đó cần xét đến thủ đoạn thống trị của Hoàng tộc, dùng chính trị và phân hoá binh quyền để các công thần kiềm chế lẫn nhau. Trên thực tế, tạo phản thật sự, phần lớn đều là những tướng soái nắm trọng binh trong tay trong thời gian dài, mà huân quí tạo phản thì không nhiều.

Sau khi Lục Thất làm xong thủ tục áp khế, trở về Thanh Phong tửu lâu, dùng thân phận chủ quán triệu tập tất cả người làm nói chuyện. Phía trước Thanh Phong tửu lâu là tửu lâu, đằng sau có hai gian phòng khách, trên dưới cần tới hơn trăm người làm việc, đồng thời cũng có liên quan đến rất nhiều các ngành nghề buôn bán khác, như là người bán rau, người bán thịt, người bán rượu vân vân.

Lục Thất và Tiểu Điệp tuần hành một phen, đặc biệt đề xuất chỉnh đốn đối với vệ sinh của nhà bếp, cũng yêu cầu thay dụng cụ làm bếp khác tốt hơn; còn nhã gian ăn cơm phải treo một số giấy trắng, để khách có thể tuỳ hứng làm thơ vẽ tranh; sảnh ngoài phải đặt một số thực vật hoặc hòn non bộ để khách ăn cơm có thể thưởng thức. Tấm biển treo bên ngoài của tửu lâu đổi thành “Thanh Phong cư”, do chính tay hắn chấp bút viết, để lại cho tửu lâu này một dấu ấn sâu sắc nhất. Sau cùng, hắn yêu cầu không cần phải làm lễ khai trương, cứ mở quán như thường là được.

Lục Thất dặn dò xong, rồi cùng tất cả người trên dưới tửu lâu ăn một bữa cơm xem như chúc mừng. Hành động này nằm ngoài tưởng tượng của trên dưới tửu lâu, lần đầu tiên được ăn no uống say trên vị trí thực khách. Lục Thất cũng không keo kiệt, cho dù là món ăn bình thường, nhưng món ăn của Thanh Phong lâu, đều thuốc đẳng cấp cao. Một bữa cơm như vậy cũng tốn hết hơn năm trăm quan tiền, quan trọng hơn là người làm ở đây đều rất ăn được, mà Lục Thất không chỉ cho thức ăn ngon mà còn bao ăn no nữa.

Một bữa cơm ăn rất tận hứng. Sau khi tan tiệc, Lục Thất giao tửu lâu lại cho chưởng quỹ toàn quyền phụ trách, rồi rời khỏi tửu lâu. Nhưng hắn cũng có nói là ba ngày sau sẽ tới xem chỉnh đốn ra sao. Chưởng quỹ Dương Hồng liên tiếp nói “vâng! ”, đây cũng là lần đầu tiên y gặp một ông chủ hào phóng đến thế, quả thật là không xem tiền là tiền, nhưng y cũng thấy bội phục từ trong nội tâm, nhìn thì tưởng thiệt thòi, nhưng thực chất lại có được lòng người, xây dựng nền tảng để sau này có thể kinh doanh bình thường, vì dù sao ông chủ ũng là người ngoại địa mà.

Về tới Ngô Vương phủ, Lục Thất tiếp tục an tâm ở ẩn, ba ngày sau mới cùng Tiểu Điệp ra phố Mã Hành du ngoạn. Gần trưa mới đến Thanh Phong tửu lâu, vừa nhìn đã thấy tấm biển đổi thành “Thanh Phong cư”, vả lại người ra kẻ vào cũng rất nhiều, tiểu nhị vừa thấy chủ tới, vội cung kính mời vào bên trong.

Lục Thất đi vào nhìn quanh, cảm thấy rất hài lòng, vừa định đi ra phía sau xem thử, đột nhiên thấy có người đi vào, một âm thanh yêu kiều bang lên:

- Hồng thúc!

Chưởng quỹ đang ở cùng với Lục Thất, vừa nghe tiếng lập tức nhìn qua. Lục Thất cũng ngoái đầu nhìn lại, thấy có rất nhiều người vừa bước vào cửa. Người dẫn đầu là một thiếu nữ xinh đẹp mặc quần áo xanh lục. Bên tay phải của cô còn kéo theo một vị thiếu nữ khác. Ăn mặc của vị thiếu nữ đó khiến Lục Thất hơi ngẩn người, không ngờ là một bộ đồ da, phía sau hai thiếu nữ là năm người đàn ông mặc đồ da.

- Ông chủ, tiểu nhân đi chào hỏi một tiếng.

Chưởng quỹ cúi chào một cái rồi nói.

Lục Thất gật đầu. Chưởng quỹ đi qua bên đó. Cô thiếu nữ áo xanh vui vẻ nói:

- Hồng thúc, mở cho ta một bàn.

- Thập tứ tiểu thư, người qua đây một lát.

Dương Hồng ôn hoà nói, sau đó đi cùng với thiếu nữ áo xanh đến trước mặt Lục Thất.

- Thập tứ tiểu thư, trong phủ đã đem bán nơi này rồi. Vị này là ông chủ mới.

Dương Hồng nói nhỏ cho nàng nghe.

- Bán rồi? Tại sao lại bán rồi?

Thiếu nữ kinh ngạc hỏi.

- Là quyết định trong phủ, tiểu nhân không dám nói bừa.

Dương Hồng cẩn thận trả lời.

Thiếu nữ gật đầu, nhìn Lục Thất chần chừ một chút, nhẹ giọng nói:

- Ta dẫn khách tới đây, ăn cơm trước có được không? Ta sẽ trả tiền sau, không thiếu của ngươi đâu.

Lục Thất gật đầu, hoà khí đáp:

- Được, mời khách quí lên lầu.

- Cám ơn!

Thiếu nữ vui vẻ nói nhỏ, rồi quay người đi.

Nhìn hàng người đi lên lầu rồi, Lục Thất mới nói:

- Vị tiểu thư áo xanh này chắc là của phủ Định Quốc công phải không?

- Đúng vậy.

- Những người mặc áo da đó, là người ở đâu vậy?

Lục Thất lại hỏi.

- Đó là người của Chiết gia Phủ Châu.

Ông chưởng quỹ trả lời.

- Phủ Châu? Nơi đó chắc là nằm ở phía tây, rất gần với cái gì Hạ quốc đúng không?

Lục Thất hỏi.

- Vâng, chính là chỗ đó.

- Phủ Châu chắc là nơi người Đảng Hạng cư trú. Không lẽ Chiết gia Phủ Châu là người Đảng Hạng?

Lục Thất lại hỏi.

- Chiết gia Phủ Châu là người Đảng Hạng, nhưng là người Đảng Hạng vô cùng thân thiết với chúng ta. Mà người Đảng Hạng kiến lập nên Hạ quốc, vốn cũng rất thân cận với chúng ta, nhưng bây giờ đã trở thà thù địch mất rồi.

Dương Hồng đáp.

Lục Thất gật đầu, hỏi tiếp:

- Chiết gia Phủ Châu được phong quan gì?

- Chiết gia Phủ Châu là An Quốc công, nhậm chức Tiết độ sứ quân Vĩnh An, Thứ sử Phủ Châu, Thứ sử Đại Châu. Thật ra cả vùng tây bắc đó đều do Chiết gia nắm quyền, ngày xưa khu vực Hạ Châu thì do Lý gia nắm quyền, nhưng thừ khi nhà họ Lý lớn mạnh, tự kiến lập Hạ quốc, đối địch với triều đình trung nguyên. Mà Chiết gia thì luôn trung thành với Chu quốc, nên có thể nói là địch thủ đấu sống đấu chết với Hạ quốc ở tây bắc.

Dương Hùng trả lời.

Lục Thất gật đầu, nói:

- Phủ Định Quốc công và Chiết thị Phủ Châu, chắc là thân nhau lắm nhỉ.

- Đó là điều đương nhiên. Ngài Quóc công xuất thân Lân Châu, mà Lân Châu lại tiếp giáp với Phủ Châu, hai bên có mối quan hệ gắn bó thân thiết. Lân Châu lại càng là tiền tuyến chống đỡ Hạ quốc. Vả lại, phu nhân của ngài Quốc công, cũng xuất thân từ Chiết gia Phủ Châu. Hai nhà họ Dương và họ Chiết, cứ như người một nhà vậy.

Dương Hồng tự hào trả lời.

Lục Thất gật đầu, ngập ngừng một lúc mới hỏi:

- Nhân khẩu ở Phủ Châu không nhiều nhỉ?

Dương Hồng ngẩn người, lưỡng lự một hồi rồi mới trả lời:

- Vùng tây bắc rất cực khổ, nhân khẩu cũng không nhiều, mấy châu công lại, cũng chỉ có hơn hai mươi vạn người. Vĩnh An quân của An Quốc công, biên chế là sáu ngàn.

Lục Thất gật đầu, nói tiếp:

- Đất nghèo dân ít, rất khó mà trở nên thịnh vượng.

- Nhân khẩu tuy ít, nhưng người tây bắc vô cùng thiện chiến. Nếu không phải có Chiết gia Phủ Châu đối kháng, Hạ quốc đã sớm không ngừng quấy nhiễu biên cương Đại Chu rồi.

Dương Hồng đỡ lời cho Chiết thị Phủ Châu.

- Thái Nguyên không phải có Tấn Quốc công trấn thủ hay sao? Đáng lẽ Thái Nguyên mới là trọng địa (nơi trọng yếu) phòng ngự Hạ quốc chứ.

Lục Thất tiếp tục lấy thông tin.

- Đúng là Tấn Quốc công phụ trách phòng ngự sự tấn công của Hạ quốc, nhưng chỉ phòng ngự một phần biên giới thôi. Nếu không có sự kiềm chế của Chiết gia Phủ Châu, vậy thì mối đe doạ của Hạ quốc đối với nước ta sẽ mở rộng rất nhiều.

Dương Hồng trả lời.

Lục Thất cười, nói:

- Đi, ta ra phía sau xem thử.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.