Kinh Thiên

Chương 54: Chương 54: Tập luyện khí




Ngồi tán dóc trao đổi với Ngô Tích Tú một lát cũng đem lại cho Kinh Thiên rất nhiều thông tin thú vị về thành Vân Long. Chỉ duy nhất một điều là tại sao binh sĩ trong thành lại tuần tra tăng cường với số lượng và tuần suất cao thì anh vẫn chưa rõ.

“Ngươi ở lại tiếp tục giao lưu với những vị công tử và tiểu thư của ngươi đi. Ta có việc cần rời đi rồi”. Kinh Thiên nói với Ngô Tích Tú.

“Tiểu nhị, tính tiền”. Kinh Thiên tiếp tục nói với tiểu nhị.

“Đúng là ăn ở nhà hàng sang trọng có khác. Chỉ mỗi bình rượu với ba món ăn mà hết hơn hai trăm linh ngọc hạ phẩm”. Kinh Thiên lẩm bẩm sau khi thanh toán tiền.

Chỉ một bữa ăn cũng ngốn của Kinh Thiên hai trăm hai mươi hạ phẩm linh ngọc. So với những gì hôm nay anh kiếm được thì nó cũng chẳng đáng là bao. Với cuộc sống nghèo khó trước đây, mỗi lần tiêu tiền đều phải tính toán và luôn trong tình trạng giật gấu vá vai thì một bữa ăn tiêu tốn một khoản tiền lớn khiến anh có chút cảm thán. Với tình trạng tài chính tốt dần lên thì việc tiêu tiền cũng không phải là vấn đề mà Kinh Thiên cần phải cân nhắc nhiều lắm.

Kinh Thiên thanh toán xong bữa ăn của mình liền lập tức rời khỏi ‘Vân Lĩnh Tửu Lâu’. Hôm nay cũng là ngày vất vả giải quyết nhiều việc, lúc này trời cũng bắt đầu về cuối buổi chiều. Kinh Thiên không dự định tiếp tục tham quan thành Vân Long nữa mà thẳng tiến trở về trang viên của mình. Anh có một số dự định cần thực hiện, có lẽ trong một vài ngày tới anh cũng sẽ không ra ngoài.

“Ngươi quen tiểu tử đó ư, hắn là ai vậy?” Hoàng Thế Thanh lên tiếng hỏi Ngô Tích Tú.

Khi Kinh Thiên rời khỏi ‘Vân Lĩnh Tửu Lâu’ thì nhóm bạn cùng đi với Ngô Tích Tú lúc này cũng chuyển sang bàn mà anh đã ngồi. Vị trí mà Kinh Thiên đã ngồi nó rất đẹp để vừa thưởng thức các món ăn, rượu, trà thơm và ngắm khung cảnh bên ngoài.

“Chỉ là một người quen cũ, cũng chẳng giao tình gì”. Ngô Tích Tú lên tiếng trả lời.

“Hắn là người của gia tộc nào, hay là người đến từ thành nào của Cửu Long quốc?” Lúc này Phương Văn Bình lên tiếng hỏi.

“Theo ta biết thì hắn hình như chỉ là một tán tu, không môn, không phái, không thuộc gia tộc nào”. Ngô Tích Tú vui vẻ trả lời.

“Tên nhãi con đó, chỉ là một tán tu mà cũng lên mặt với thiếu gia ta. Nếu không phải cha ta dặn thời điểm hiện tại không được gây sự thì ta đã đuổi theo đập cho hắn một trận thừa sống thiếu chết rồi”. Hoàng Thế Thanh bực tức cằn nhằn.

“Hắn còn ở thành Vân Long, thiếu gì cơ hội”. Phương Văn Bình lên tiếng nhắc nhở Hoàng Thế Thanh.

Đúng là ở trong ‘Vân Lĩnh Tửu Lâu’ mấy vị thiếu gia công tử này không dám làm càn, chứ ở ngoài đường phố thì họ sẽ coi trời bằng vung. Mặc dù thành Vân Long có quy định cấm đánh nhau trong thành, nhưng nó chỉ áp dụng với những người thường thấp cổ bé họng. Còn với những cậu ấm cô chiêu này thì nó chẳng có mấy tác dụng. Nếu xảy ra xô xát có những trận đánh nhau các đội tuần tra khi bắt gặp và nhận ra mấy cậu ấm cô chiêu này thì cũng làm lơ giả vờ như không thấy. Nếu sự việc xảy ra nghiêm trọng thì họ cũng chỉ tham gia vào can ngăn lấy lệ, cho dù có bắt mấy cậu ấm cô chiêu này về trụ sở thì rất nhanh chóng có người cấp cao hơn đến đưa họ ra. Do vậy những cậu ấm cô chiêu này coi những quy định của thành Vân Long chỉ là hình thức và chẳng mấy khi họ quan tâm đến nó. Chỉ cần không đánh chết người thì mọi việc với họ chẳng có gì là to tát cả.

Nhưng trong giai đoạn này thành Vân Long tăng cường tuần tra kiểm soát, siết chặt những quy định hơn những ngày bình thường. Những vị gia chủ và những người đứng đầu của các gia tộc đã nhận được cảnh báo từ thành chủ thành Vân Long, thời điểm này không phải là thời điểm gây chuyện. Nếu gây chuyện trong giai đoạn này bất kể là ai, bất kể gia tộc nào cũng đều sẽ bị nghiêm trị. Do đó các vị ở cao tầng trong các gia tộc đều cảnh cáo các thế hệ trẻ hay ngây chuyện của gia tộc mình, không nên tạo phiền phức cho gia tộc vào lúc này. Đây chính là nguyên nhân mà đám cậu ấm cô chiêu này để yên cho Kinh Thiên tự do rời khỏi nơi đây một cách yên bình.

Bản thân Hoàng Thế Thanh tuy không phải là thiên tài tu luyện của gia tộc, nhưng tài năng của hắn cũng không phải là tệ. Tuổi của hắn cũng lớn hơn Kinh Thiên và Ngô Tích Tú năm nay hắn cũng mười tám tuổi có dư vài tháng. Tu vi của hắn cũng là Nhân vương cảnh tứ giai cao hơn hai tiểu giai đối với tu vi linh lực của Kinh Thiên. Hắn nhìn cũng biết được Kinh Thiên chỉ có tu vi Nhân vương cảnh nhị giai, nên hắn không để Kinh Thiên vào mắt, và hoàn toàn coi thường anh. Tên Phương Văn Bình thì tuổi cũng tương đương với Hoàng Thế Thanh và tu vi thì có tiến bộ hơn một chút là Nhân vương cảnh ngũ giai. Tên này cũng hoàn toàn không để tu vi của Kinh Thiên vào mắt. Chỉ có Ngô Tích Tú là tu vi bèo nhèo nhất mới đạt Hóa cảnh thập nhị giai còn một chút nữa hắn cũng có thể tiến vào Nhân vương cảnh. Tuy nhiên tuổi của hắn còn ít hơn cả người Phương Văn Bình và Hoàng Thế Thanh, nên không gian phát triển của hắn cũng chẳng kém hai người này.

“Chúng ta đừng nhắc đến tên không ra gì đó đi. Hồ Bích Nguyệt tỷ đang ở đây chúng ta nên tiếp đãi tỷ ấy vui vẻ”. Mai Thúy Trinh lên tiếng chuyển chủ đề của cả nhóm.

Cả nhóm công tử tiểu thư này lại bắt đầu thưởng thức ẩm thực và giao lưu với nhau những câu truyện trên trời dưới biển. Chủ yếu là hai vị thiếu gia Hoàng Thế Thanh và Phương Văn Bình cố gắng lấy lòng vị tam tiểu thư Hồ Bích Ngọc. Nhưng vị tam tiểu thư này vẫn ỏng ẹo trêu đùa cả hai vị thiếu gia này. Còn với Ngô Tích Tú thì cũng chẳng quan tâm mấy, thỉnh thoảng tham gia vài câu xã giao cho vui.

Chạy thẳng về trang viên của mình cũng không làm Kinh Thiên mất quá nhiều thời gian. Thả ra Tiểu Bạch để nó tự do tìm nơi nghỉ ngơi và tự tu luyện. Còn anh bắt đầu lôi từ trong túi trữ vật lấy từ Vạn Thương Bảo Các ra để bắt đầu nghiên cứu cái món luyện khí.

Lợi thế của Kinh Thiên khi bắt đầu quá trình luyện tập luyện khí là anh có sự hiểu biết cơ sở về trận pháp. Bản thân Kinh Thiên đam mê môn khoa học trận pháp ở thế giới này nên khi nhận được tài liệu về trận pháp của luyện khí sư xui xẻo, anh đã nghiên cứu tương đối kỹ và có được sự hiểu biết nhất định về các loại trận pháp hỗ trợ cho luyện khí này. Cái mà anh còn thiếu là thực nghiệm và ứng dụng của các loại trận pháp vào luyện khí thực tế. Lần này anh cũng bỏ ra một số tiền tương đối để mua một số nguyên liệu luyện khí cấp một. Kinh Thiên dự định bỏ ra chút thời gian để nghiên cứu thêm môn luyện khí này, để chế tạo một số vật dụng cần thiết để anh tự sử dụng.

Luyện khí cũng có điểm tương đồng giống luyện đan là đều cần một lò luyện kim loại hay còn gọi là ‘Khí đỉnh’. Thực ra cái khí đỉnh công dụng của nó là nung luyện các loại kim loại từ thể rắn thành thể lỏng. Chỉ khi nung chảy các loại kim loại thành thể lỏng từ đó có thể dung hợp các loại kim với nhau để tạo ra một loại hợp kim tốt nhất ở một cấp độ nào đó. Việc dung hợp các loại hợp kim với nhau theo những tỷ lệ nhất định và có những công thức riêng cho từng loại hợp kim. Những công thức này đều là những phương thức bí truyền của các luyện khí sư. Giống như đan phương nó chỉ được truyền lại cho các để tử, hoặc cho các thế hệ sau trong gia tộc. Kinh Thiên may mắn thu được ‘Bách kim toàn thư’, trong nó cũng có giới thiệu một số công thức kết hợp một số loại kim loại với nhau. Bởi đây đều là những kim loại cấp thấp nên mức độ quan trọng và bí mật cũng không cao, nên cũng không được bảo lưu quá bí mật. Hầu hết các luyện khí sư đều biết cách tạo ra hợp kim tốt nhất từ cấp một đến cấp ba. Còn nếu kim loại ở cấp độ cao hơn sẽ được các luyện khí tông sư bảo mật rất kỹ và rất khó truyền thụ ra ngoài cho những người không phải thuộc dòng chính của họ.

Trong luyện khí ngoài việc biết cách kết hợp kim loại theo tỷ lệ khác nhau để tạo ra hợp kim tốt nhất ở cấp độ của kim loại thì việc tôi rèn kim loại cũng là bí thuật của các luyện khí sư. Đặc biệt khi đúc xong phôi của một thành phẩm nào đó thì việc tôi luyện thành phẩm sẽ quyết định chất lượng của thành phẩm đó. Cùng một công thức để tạo ra hợp kim giống nhau, nhưng phương pháp tôi rèn khác nhau sẽ cho ra thành phẩm với chất lượng khác nhau. Có những loại kim loại với đặc tính khác nhau cần phải dùng những loại ‘nước’ và phương pháp khác nhau để tôi thành phẩm. Nếu không biết cách và phương pháp thì chất lượng thành phẩm sẽ rất tệ.

Nghiên cứu một hồi về ‘Bách kim toàn thư’ và ‘Luyện khí quyết’ lúc này Kinh Thiên mới biết mình quên mất một điều là không mua ‘Khí đỉnh’. Nhưng giờ chẳng lẽ lại dừng việc luyện tập luyện khí lại.

“Không có khí đỉnh thì ta chế một cái vậy”. Kinh Thiên lẩm bẩm tự nói, và đưa ra quyết định.

Theo quan điểm của Kinh Thiên thì ‘khí đỉnh’ cũng chỉ là cài nồi đựng dung dịch khi kim loại bị nóng chảy ra mà thôi. Nên anh quyết định tự mình chế tạo riêng cho mình một cái ‘Khí đỉnh’.

Ngẫm nghĩ một lát Kinh Thiên bắt đầu hình dùng cái ‘Khí đỉnh’ của riêng mình và bắt tay vào chế tạo. Điều quan trọng nhất của cái ‘Khí đỉnh’ này là nó phải có độ rắn chắc hơn, và có nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với các loại được nung bên trong, còn hình thù thì không quan trọng lắm.

Xem xét lại công thức kết hợp một số hợp kim cấp một để có thể tạo ra một hợp kim tốt nhất Kinh Thiên sắp xếp chúng thành tổ hợp tiêu chuẩn. Vấn đề lại phát sinh từ đây, lấy cái gì để đựng những thứ này khi nung nó nóng chảy.

Thế giới Lạc Hồng, thế giới của tu luyện giả có rất nhiều những điều kỳ diệu. Linh thức của tu luyện giả cũng là một điều kỳ diệu trong số đó. Với luyện khí sư có thể sử dụng linh thức của mình để tạo ra những khuôn đúc vô hình để chứa đựng những hợp chất kim loại nóng chảy và định hình nó theo ý của mình. Một số phương pháp vận dụng linh thức tạo khuôn đúc cũng được ghi chép trong linh thức quyết, Kinh Thiên cũng đã đọc qua và cũng hiểu sơ sơ.

Kinh nghiệm dùng linh thức làm khuôn đúc cũng được Kinh Thiên từng vận dụng khi anh tự mình chế tạo một số trận bàn rút năng lượng từ linh ngọc để tạo thành ngọn lửa dùng cho khinh khí cầu lúc anh còn ở dưới đáy cốc. Lần đó chỉ tạo ra cái trận bàn nhỏ nhỏ nên không tốn quá nhiều sức lực, còn lần này thì là thực sự đi vào con đường luyện khí. Những món đồ anh dự kiến chế tạo lúc này ở một mức độ hoàn toàn khác.

Đả tọa để cho linh lực và linh thức của mình ở trạng thái tốt nhất, Kinh Thiên bắt đầu quá trình luyện khí của mình.

Lấy linh thức tạo ra một cái khuôn chứa vô hình, sử dụng thiên hỏa trong cơ thể tạo ra ngọn lửa với sức nóng cực lớn, Kinh Thiên bắt đầu quá trình đầu tiên của luyện khí là nung chảy một số kim loại để tạo ra hợp kim theo ý muốn. Số lượng kim loại của lần nung chảy này không nhiều lắm, nhưng cũng phải mất một gần ba giờ đồng hồ anh mới có thể làm nóng chảy hoàn toàn số kim loại cần nung chảy. Với thời gian liên tục sử dụng linh lực và thiên hỏa nó gần như làm cho linh lực trong người Kinh Thiên suy kiệt.

Dung hợp nhưng kim loại đã được nung chảy lại với nhau là bước tiếp theo trong quá trình nhiều bước phức tạp. Hoàn tất bước dung hợp Kinh Thiên bắt đầu chuyển toàn bộ số hợp kim nóng chảy đó sang một khuôn đúc vô hình bằng linh thức khác để tạo thành phôi thành phẩm đúc. Khi đã định hình được phôi của sản phẩm bước tiếp theo sẽ là tôi luyện phôi để nó trở lên rắn chắc và kết thúc quá trình đúc chế tạo.

Đưa phôi hợp kim đã định hình thành sản phẩm vẫn còn đỏ rực vào trong thùng nước lạnh để tôi luyện. Xô nước ban đầu còn lạnh giá bỗng chốc sôi sùng sục và bốc lên hơi nước nghi ngút. Sau khoảng gần mười phút Kinh Thiên bắt đầu cầm lên thành phẩm đúc đầu tiên của anh và tương đối hài lòng.

Việc tiếp theo là khắc họa lên trên thành phẩm một số trận pháp nữa để hoàn thiện nó là có thể sử dụng bình thường. Nhưng đến lúc này thì linh lực và linh thức của Kinh Thiên đã gần như sử dụng hết và rất khó để anh có thể hoàn thành bước tiếp theo. Vì cùng lúc phải vận dụng linh thức để tạo khuôn và sử dụng trực tiếp linh lực để tạo ra ngọn lửa với sức nóng cực lớn trong một thời gian dài để nung chảy số hợp kim đã ngốn hết toàn bộ sức lực của anh.

“Ài, luyện khí thật sự tốn công và tốn sức hơn so với luyện đan nhiều lần a”. Kinh Thiên cảm thán khi cầm trên tay thành phẩm của lần đúc đầu tiên.

Sản phẩm của lần đúc luyện hợp kim đầu tiên của Kinh Thiên lại sản phẩm có hình dáng giống hết cái mỏ hàn hơi. Đây cũng là cái mà anh đã mất khá nhiều thời gian để cân nhắc khi bắt đầu quá trình luyện khí.

Bởi theo cách luyện khí thông thưởng ở thế giới này thì các luyện khí sư sẽ chế tạo ra ‘Khí đỉnh’. Bên trong khí đỉnh sẽ có trận pháp khống hỏa để tạo ra ngọn lửa có sức nóng cực cao để nung chảy kim loại. Trong quá trình nung chảy kim loại để cho kim loại khi được nung chảy ra không rơi xuống đáy làm hỏng trận pháp, các luyện khí sử vẫn phải sử dụng linh thức của mình để khống chế quá trình này. Việc này sẽ làm cho luyện khí sư hao tổn rất nhiều linh thức trong quá trình luyện khí. Chưa kể đến việc tạo khuôn cho sản phẩm, rèn, tôi…

Chính vì vậy Kinh Thiên nghĩ ra phương pháp khác với các suy nghĩ hiện đại hơn. Anh tạo ra một vật dụng giống với mỏ hàn hơi. Trên nó sẽ được khắc những trận pháp khống hỏa, để có thể điều chỉnh nhiệt độ ngọn lửa. Bên cạnh đó nó cũng có một trận pháp hỗ trợ rút năng lượng từ linh ngọc ra để duy trì cường độ ngọn lửa. Kết hợp với linh lực hỏa chủng từ chính bản thân anh thì việc tạo ra ngọn lửa với sức nóng cực lớn và thời gian duy trì lâu dài mà lại tốn ít linh lực nhất.

Việc tiếp theo là tạo ra một cái nồi chứa kim loại nóng chảy nữa là xong. Lúc đó thì anh chỉ việc ném những kim loại cần nung chảy vào trong cái nồi chứa, cầm cái mỏ khò tạo ra ngọn lửa nung chảy kim loại bên trong nồi là xong. Phương pháp này cũng giúp anh không tiêu tốn quá nhiều linh thức cho quá trình nung chảy kim loại.

Chỉ có việc tạo ra khuôn mẫu cho thành phẩm thì bắt buộc cần phải sử dụng đến linh thức để tạo khuôn. Đây là điều bất khả kháng trong việc rèn đúc của thế giới Lạc Hồng này. Bởi những kim loại ở thế giới này được chia làm nhiều cấp độ khác nhau. Nếu kim loại hoặc vật liệu nào đó làm khuôn đúc mà có cấp bậc thấp hơn kim loại nóng chảy thì khi vào khuôn chưa kịp định hình thì khuôn đúc đã bị phá hủy không thể hình thành thành phẩm được.

Sau khi nghỉ ngơi hồi phục lại tương đối Kinh Thiên bắt đầu quá trình khắc họa một số trận pháp lên cái mỏ hàn mới của anh để hoàn thành sản phẩm đầu tiên của quá trình luyện khí.

Phải mất thêm hơn một giờ đồng hồ nữa để hoàn thiện quá trình khắc họa trận pháp lên cái mỏ hàn. Cầm trên tay thành phẩm đầu tiên, liên tục thử nghiệm công năng của nó, Kinh Thiên cảm thán.

“Cuối cùng cũng hoàn thành, kết quả cũng tương đối ổn. Chỉ có điều cái mỏ hàn này lại lấy năng lượng từ chính bản thân mình. Có thể nói bản thân mình và linh ngọc để trên cái trận pháp này là cái bình chứa đất đèn cung cấp năng lượng cho cái mỏ hàn này hoạt động”.

“Còn vài cái dụng cụ nữa phục vụ cho công việc luyện khí cần chế tạo. Nhưng giờ cũng muộn và mệt mỏi rồi. Để mai tiếp tục vậy”. Kinh Thiên ngước lên nhìn trời lúc này cũng đã gần nửa đêm tự nói với mình.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.