Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Ông ta nghĩ bụng con dâu được mua về của nhà chú hai nấu được thì vợ mình cũng thế.
Vậy là ông ta đã cười híp mắt đưa họ đến nhà mình, chỉ vào Phương Lý thị đang hái rau trong sân và bảo đó là con dâu thím Phương.
Phương Lý thị còn chưa hiểu mô tê gì, nhưng thấy cả đám người ăn mặc sang trọng như vậy, thì không ngừng liếc mắt nhìn sang tướng công. Phương Đại Trụ mải lo dẫn khách vào trong sân nhà, mở miệng ra là tự tâng bốc chính mình. Phương Lý thị nghe mãi cũng hiểu ra, đứng dậy ấp úng nói: “Hôm qua mới từ phủ Vương viên ngoại về, hóa ra là nấu cơm cho khách quý. Chẳng trách lại được ít tiền thưởng...”
Người nhà họ Lâm nghe câu này, đã lập tức chốt luôn chuyện vặt vãnh này: “Năm lượng là tiền công, nếu làm tốt, lão gia sẽ thưởng thêm cho.”
Đại phòng nhà họ Lâm vui mừng khôn xiết, luôn mồm dạ vâng đáp lại.
Phía sau sân nhà họ Phương có một con đường mòn dẫn thẳng lên núi. Hàng ngày, từ khi trời còn chưa sáng, hai vợ chồng già nhà họ Phương đã lên núi nhặt củi bằng con đường này, nhưng sau một đêm tuyết rơi, những dấu chân trên đó dù nhiều đến đâu cũng đã bị thổi bay sạch.
Đưa mắt nhìn ra xa, trên cành khô, trên chạc cây, trên mặt đất đều đã bị tuyết phủ kín, ngoài dấu hiệu sống của những vật sống nhỏ bé ra thì chỉ thấy một màu trắng trải ra đến vô tận.
Mũi giày vẽ ra từng lỗ hổng lớn, lao vào trong gió thổi vù vù. Lúc này chân nàng dẫm lên tuyết, tuyết chạm vào ngón chân hóa thành nước ngấm vào trong giày, buốt đến độ chân nàng vừa đau vừa tê. An Lâm Lang rụt cổ lại, mũi gần như sắp đông cứng. Đường không dễ đi, tay nàng cầm dao chặt củi loạng choạng lên núi. Nàng rất sợ sẽ có thứ gì đó nhảy xổ ra, dù gì thì những cánh rừng ô nhiễm như vậy, rất có thể sẽ có chó sói.
Măng Trung Quốc vốn có lịch sử lâu đời, tự xa xưa, trong “Kinh thi” đã viết: “Kỳ tốc duy hà, cấp duẫn hòa bồ“. An Lâm Lang nhìn ngọn măng chúi xuống nửa, chẳng biết người ở thời này có ăn măng hay không, hay là trời lạnh quá chẳng ai lên núi thì nàng sẽ gặp may. Mặc dù măng đông vẫn chưa chín nhưng giá trị dinh dưỡng của măng tươi lại rất cao. Dù không thể coi là đồ bổ nhưng cũng có kha khá giá trị dinh dưỡng.
An Lâm Lang vác dao chẻ củi sau lưng, bò xuống sườn núi. Nàng đã đào được nửa gùi măng.
Sau khi nhét đầy nửa gùi măng tươi, nàng đã an tâm, ít nhất cũng không đi về tay không.
Sườn núi này không quá dốc, đi xuống thì dễ, nhưng đi lên lại hơi khó. Đế giày của nàng đã mòn đến mức không còn lực ma sát, sơ ý là tuột xuống ngay. Nàng sợ ngã lăn xuống khe núi nên cứ một tay giữ chặt nhánh cây bên cạnh từ từ leo lên. Nàng đã lăn lộn đến nỗi tuyết bám đầy người những vẫn chưa hái đủ măng. Nhân lúc trời chưa tối, An Lâm Lang đã bẻ một cành cây làm gậy, đi sâu vào trong núi.
Hôm nay An Lâm Lang cũng khá may. Nàng đi vòng qua đường núi, vào sâu bên trong bằng đường mòn, rồi phát hiện ra một ổ trứng ở ngay trong bụi cây cạnh cây.
Nom độ lớn của trứng, chắc là trứng của chim trĩ. An Lâm Lang tách bụi cây ra nhìn quanh, trong kẽ hở của bụi cây có dấu vết của chim trĩ. Nàng tìm được một cây nấm trường thọ be bé bên dưới tán cây. Loại nấm này phải đến tháng mười hai mới mọc, mùa đông cũng có nấm dại ăn được nhưng không nhiều. Nếu đem nấu canh, cắt thêm ít thịt vào cũng rất ngon rồi.