CHƯƠNG 45: VĂN ÁN QUYỂN 3
Khánh trúc nan thư chi bích hải thanh thiên (thượng)/ văn án
Ở trong mắt Lan Khánh, hắn nhìn không thấy hiềm ác,
Ở trên người Lan Khánh, hắn chỉ cảm giác được từng điểm từng điểm nhè nhẹ tản phát ra, là quyến luyến dành cho hắn…
Hắn vẫn tưởng đại sư huynh căm ghét hắn, không muốn thấy hắn!
Có thật là như thế?
Hắn cảm thấy bản thân thảm. Lần này thật sự thảm.
Tiểu Thất chỉ có thể cười khổ, như vậy không tốt chút nào,
Ở bên người này rõ ràng bị sai đến sai đi,
Họa sự lớn nhỏ không ngừng tới, vài lần hung hiểm suýt mất tính mạng…
Đến tột cùng, đến tột cùng là lầm lỗi ở đâu,
Lại khiến hắn yêu thương đại ma đầu này…
Khánh trúc nan thư chi bích hải thanh thiên (hạ)/ văn án
Lan Khánh trốn ngục cùng Tiểu Thất điều tra án tử,
Tình tiết khó bề phân tỏ dần dần tra ra chân tướng,
Nhưng thế sự thường thường không thể hoàn toàn như nhân ý,
Lan Khánh nhớ Bách Lý Thất là ai,
Lại đã quên đi một người từng cùng hắn xuất sinh nhập tử, xử án tróc tặc ở Quy Nghĩa huyện,
Người tên Trần Tiểu Kê.
Có lẽ là, hắn đem hết thảy mọi sự ở Quy Nghĩa huyện coi như một giấc mộng.
Hắn từng sống trong một cơn mộng đẹp, nhưng mỹ mộng kia hiện giờ đã tàn.
Người nọ đi rồi, hắn bị bỏ lại.
Rốt cuộc… không thể quay về…
—Ít nhất hắn vốn tưởng là như vậy.
“Trần Tiểu Kê! Ngươi dám lén lút bỏ đi— ngươi không muốn sống nữa có phải không—”
Được rồi, có lẽ Bách Lý Thất hắn cả đời cũng thoát không được danh xưng Trần Tiểu Kê.
Tiền tình đều yếu (tóm tắt tập trước):
Bách Lý Thất ở lại Quy Nghĩa huyện chịu đựng sự hành hạ của đại sư huynh Lan Khánh, mỗi ngày trôi qua trong nước mắt. Sau bởi vì “án Đàm Hoa” mà đắc tội Túc vương đương triều, nha môn cao thấp suýt bị năm nghìn tinh binh Túc vương tiêu diệt. May mắn bát sư đệ “Thần y Triệu Tiểu Xuân” của Bách Lý Thất cùng Lan Khánh xuất hiện đúng lúc, mang theo “Đoan Vương Đông Phương Vân Khuynh”, thuận lợi trợ Quy Nghĩa huyện vượt qua kiếp nạn này. Mà mùa xuân của Bách Lý Thất cũng từ đó từng bước từng bước tiến đến…
Lan Khánh, đại đệ tử Thần Tiên cốc, Ô Y giáo tiền giáo chủ, thiện dụng độc, có danh xưng “Độc thủ trích tiên”, từng ở trên giang hồ dấy lên một mảnh huyết vũ tinh phong, sau bát đại phái vây công Yến Đãng sơn, hắn mất tích trong biển lửa. Tái xuất hiện, vì tẩu hỏa nhập ma tâm thần thất lạc, khi thì lãnh khốc, khi thì điên khùng. Hiện giờ là ái tử của huyện lệnh Thi Vấn, tên Thi Tiểu Hắc, là ngỗ tác Quy Nghĩa huyện nha.
Bách Lý Thất, thất đệ tử Thần Tiên cốc, một tay dịch dung xuất thần nhập hóa, nhân xưng “Quỷ tượng bất tri danh”. Tính tình lười nhác, cũng là cả đời số khổ không được thanh nhàn. Cười rộ lên có hai cái tiểu hổ nha, từng dùng tên giả Lâm Ương, ngồi trên Phù Hoa cung phó cung chủ vị cũng từng dùng tên giả Tô Giải Dung, đảm nhận chức hữu hộ pháp trong ma giáo. Cùng Lan Khánh cả đời dây dưa không rõ, đến chết không rời.
Thi Vấn, huyện lệnh Quy Nghĩa huyện , cha của Thi Tiểu Hắc. Cương trực công chính, yêu dân như con. Từng là nhị phẩm kinh quan nhưng vì đắc tội quyền quý nên bị giáng rồi lại giáng chức, cuối cùng giáng xuống thành một tiểu huyện lệnh thất phẩm ở tiểu trấn Tây Nam.
Nam Hương, sư gia Quy Nghĩa huyện, chuyên trách trợ Thi Vấn xử án. Túc trí đa mưu, tâm tế như phát, bề ngoài bộ dáng thư sinh, nhất phái nho nhã. Vì khâm phục thái độ thanh thiên công nghĩa của Thi Vấn, những năm gần đây một đường làm bạn, chưa từng rời đi. (hint :”>)
Tang Lan Hoa, phi tặc Tiểu Lan Hoa. Thuở nhỏ trong nhà gặp tai họa bất ngờ, duy nàng may mắn thoát nạn, lúc sau bái sư học nghệ thiết (trộm) khắp giang hồ, toàn tâm toàn ý tìm hành tung hung thủ năm đó. Từng được Bách Lý Thất cứu, cùng Bách Lý Thất giao hảo.
Đinh Kim, thân hình hơi thấp bé, tính cách khôn khéo, đứng đầu Tứ đại kim cương Quy Nghĩa huyện , bổ đầu nha môn. Người tôn kính nhất là Thi Vấn cùng Thi Tiểu Hắc.
Lý Trung, tính tình nhân hậu thật thà, một trong Tứ đại kim cương Quy Nghĩa huyện, bộ khoái nha môn. Người sùng bái nhất là Thi Vấn cùng Thi Tiểu Hắc.
Trần Báo, thiếu niên lang tiêu sái thân thủ nhanh nhẹn, một trong Tứ đại kim cương Quy Nghĩa huyện, bộ khoái nha môn. Người khâm phục nhất là Thi Vấn cùng Thi Tiểu Hắc.
An Quốc, xử sự lỗ mãng nhưng nghĩa đảm trung can, một trong Tứ đại kim cương Quy Nghĩa huyện, bộ khoái nha môn. Người trọng yếu nhất trong đầu là Thi Vấn cùng Thi Tiểu Hắc.
Triệu Tiểu Xuân, bát đệ tử Thần Tiên cốc, thái tử đương triều, y thuật xuất thần nhập hóa, có danh xưng “Diệu thủ hồi xuân diêm vương địch”. Tính thích lang thang không kiềm chế được, gan góc phi thường, năm đó bước chân vào giang hồ từng nháo ra không ít chuyện, sau ẩn cư Thần Tiên cốc.
Đông Phương Vân Khuynh, tiểu tâm can của Triệu Tiểu Xuân, Đoan Vương, một trong nhiếp chính song vương đương triều. Tính lạnh tình nóng, cả đời chỉ yêu một mình Triệu Tiểu Xuân, cùng hắn ẩn cư Thần Tiên cốc.
Yến Phù Hoa, tứ đệ tử Thần Tiên cốc, cung chủ Phù Hoa cung, hoa dung nguyệt mạo, phú khả địch quốc, dưới kỳ vô số thương hào. Cho rằng người phải dùng tẫn kỳ tài, vật phải dùng tẫn kỳ dụng, thường xuyên thúc ép Bách Lý Thất muốn kỳ thành tài.
Trong Thần Tiên cốc có dược nhân, nhục cốt bổ dưỡng, nghe đồn ăn vào tăng một giáp công lực (60 năm công lực), nhưng vì không người biết nơi này ở nơi nao, thường nhân cũng không có cách nào tiến vào, thần bí ẩn tế. Trong cốc có chín người sinh sống, sư phụ Bách Lý Huyền Hồ là dược nhân, lại có tám vị đệ tử, bát sư đệ Triệu Tiểu Xuân cũng là dược nhân.
Đông Phương Chiên Túc Vương, phong địa Thanh Châu, trường huynh của hoàng đế đương triều. Tay cầm binh quyền trấn quản biên thùy, ngay cả hoàng đế Đông Phương La Khởi đều kị hắn ba phần.
Đông Phương Tề Vũ, Kính Vương trong nhiếp chính song vương, trong nhà đứng hàng thứ bốn, cùng Bách Lý Thất đứng hàng thứ năm giao hảo. Từng thầm mến Triệu Tiểu Xuân.